Sự phối hợp giữa các ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 117 - 134)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.2.4. Sự phối hợp giữa các ngành

Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và chính quyền dƣới sự chỉ đạo tập trung thống nhất, tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành liên quan từ hoạch định chính sách đến thực thi dự án cụ thể trong kinh doanh du lịch.

Kết hợp với các ngành liên quan đảm bảo trong việc vận chuyển, tiếp nhận khách, tổ chức triển lãm, giới thiệu quảng bá, tổ chức các sự kiện thu hút khách, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch về các thủ tục xuất nhập cảnh và các thủ tục đi lại, thủ tục hải quan trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, địa phƣơng.

4.2.5. Về đầu tư và huy động vốn đầu tư

Thu hút đầu tƣ phát triển du lịch: Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nƣớc và tình hình thực tế của địa phƣơng, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến với Quảng Ninh. Xây dựng của "cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tƣ" và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

4.2.6. Giải pháp về truyền thông, thông tin (quảng bá thu hút du khách)

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch cùng với việc nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch, tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, sở thích của du khách đối với từng loại hình sản phẩm du lịch, qua đó xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đặc trƣng đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ của Quảng Ninh.

4.2.7. Đa dạng hoá loại hình và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Tập trung nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm mới cho du lịch Quảng Ninh. Nên có chính sách ƣu đãi về thuế và các cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm du lịch mới.

4.2.8. Đào tạo nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cấp chất lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về trình độ ngoại ngữ, trình độ giao tiếp, ứng xử, cần có các dự án đào tạo ngoại ngữ, nâng cao kiến thức làm rõ nguồn lợi cho cộng đồng, cho dân cƣ địa phƣơng.

Tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, định hƣớng chính sách, hình thành khung pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực du lịch, đồng thời cần tăng cƣờng liên kết đào tạo về du lịch với các trƣờng và tổ chức quốc tế nhằm đƣa chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch tiến kịp với tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế.

Ngoài ra, cần tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, áp dụng phƣơng pháp mới trong đào tạo, phát triển nhân lực du lịch, từng bƣớc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch; phối hợp giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp du lịch trong giảng dạy, đảm bảo kiến thức lý thuyết phù hợp với thực tế làm việc. Các doanh nghiệp cần đặt ra các yêu cầu cụ thể liên quan đến các kỹ năng về ngoại ngữ và chuyên môn của ngƣời lao động đối với các cơ sở đào tạo.

4.2.9. Giải pháp về liên kết vùng, liên kết quốc tế

Đẩy mạnh, tăng cƣờng sự liên kết các vùng, miền du lịch trong tỉnh cũng nhƣ sự liên kết giữa các tỉnh, thành du lịch trong cả nƣớc để tạo thành những tuyến du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Đồng thời liên kết chặt chẽ với hệ thống Di sản thế giới, câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, các trung tâm du lịch biển hàng đầu thế giới...tổ chức giao lƣu, hội nhập, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý, khai thác, phát huy các giá trị và thƣơng hiệu Di sản thiên nhiên thế giới và tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ du lịch tiên tiến của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

4.2.10. Phát triển đi đôi với bảo tồn và phát huy các giá trị bền vững

Tập trung bảo tồn các giá trị thẩm mỹ, giá trị địa chất đã đƣợc UNESCO đƣa vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới: Chống phá hoại cảnh quan các đảo đá, hang động, chặt phá cây xanh, thảm thực vật, không xây dựng các công trình phi tự nhiên.Bảo vệ các giá trị sinh học: Bảo vệ môi

trƣờng nƣớc, môi trƣờng sinh thái cho các loài động, thực vật trên Vịnh Hạ Long. Quản lý thật tốt các hoạt động tác động tiêu cực đối với môi trƣờng vịnh (các hoạt động công nghiệp sản xuất than, điện, xi măng, đóng tàu, cảng biển, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, đầu tƣ xây dựng, phát triển đô thị, hoạt động du lịch, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị...)

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Cần có sự phối hợp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nhằm bình ổn thị trƣờng trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh. Đẩy mạnh công tác thẩm định, phân hạng cơ sở lƣu trú du lịch; quản lý tốt hoạt động lữ hành - vận chuyển du lịch; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn môi trƣờng cảnh quan tại các khu, điểm du lịch.

Cần tạo điều kiện và khuyến khích các nhà cung ứng dịch vụ du lịch áp dụng mô hình quản lý chất lƣợng theo ISO. Tăng cƣờng tuyệt đối về vấn đề quản lí chất lƣợng dịch vụ, việc tăng cƣờng quản lí này khiến cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch không thể không quan tâm đến vấn đề chất lƣợng và có nhận thức đúng đắn về chất lƣợng. Cần kiểm tra, giám sát chất lƣợng dịch vụ du lịch và có biện pháp chống hiện tƣợng phá giá để đảm bảo mức giá ổn định và tránh hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Tích cực chuẩn bị và tổ chức tốt các hoạt động, các sự kiện có ý nghĩa trên cả nƣớc, tạo điều kiện thu hút khách du lịch tăng nguồn thu cho ngành

Tổ chức nhiều cuộc thi để nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên trong ngành du lịch, nhằm tạo ra và khẳng định uy tín và chất lƣợng dịch vụ tốt.

Làm tốt công tác dự báo du lịch, giúp cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cóó thể nắm bắt đƣợc thị trƣờng khách trong tƣơng lai của mình từ đó có

thể chuẩn bị tốt các công đoạn trong qui trình đón tiếp và phục vụ khách đƣợc chu đáo.

Tập trung vốn hạ tầng du lịch của Nhà nƣớc đầu tƣ kết cấu hạ tầng cho các trọng điểm du lịch tạo điều kiện khai thác hiệu quả các dịch vụ du lịch tại mỗi địa phƣơng.

4.3.2. Kiến nghị với UBND và Sở Văn hóa TT và Du lịch tỉnh Quảng Ninh

Đầu tiên,Tỉnh Quảng Ninh cần tạo môi trƣờng du lịch ổn định và an toàn bằng các biện pháp: bảo vệ an ninh, an toàn cho khách, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, cảnh quan du lịch để khách du lịch đến với Quảng Ninh đông hơn nữa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn.

Thứ hai, Tỉnh cần hoàn chỉnh chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời có quy chế sử dụng và bố trí nhân lực hợp lý.

Thƣ ba, cần đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống đƣờng giao thông đến các điểm du lịch, hệ thống các cơ sở phụ trợ nhƣ: các cơ sở y tế, hệ thống cung cấp điện nƣớc… tạo điều kiện thoả mãn tối đa các nhu cầu thiết yếu của du khách. Tiếp tục quan tâm và đầu tƣ hơn nữa cho ngành du lịch qua các chính sách nhƣ: cho vay vốn để đầu tƣ phát triển , mở rộng loại hình kinh doanh du lịch mới, tạo điều kiện về mặt bằng để có thể mở rộng qui mô kinh doanh...

Thứ tƣ, cần cải tiến và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt là cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp, có chính sách ƣu đãi về vốn, quỹ đất và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để chủ đầu tƣ các doanh nghiệp triển khai tốt các dự án của mình.

KẾT LUẬN

Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cũng nhƣ hình ảnh và vị thế ngày càng cao trên trƣờng quốc tế, Việt Nam đang và sẽ trở thành một địa điểm có hoạt động chính trị - ngoại giao, kinh tế với nhịp độ sôi động hơn bao giờ hết trong khu vực. Điều này dẫn tới sẽ có những thay đổi đáng kế trong xu hƣớng phát triển của du lịch Việt Nam. Thay vì chỉ chú trọng tới số lƣợng khách du lịch trong xu hƣớng phát triển những năm trƣớc đây, thì hiện nay xu hƣớng phát triển du lịch là quan tâm đến chất lƣợng khách du lịch với đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, chất lƣợng dịch vụ đảm bảo.

Tuy nhiên, hiện nay chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh mới chỉ đáp ứng đƣợc phần nhỏ nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy để du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng tầm du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là việc đƣa Trung tâm Du lịch Hạ Long trở thành một thƣơng hiệu du lịch mang đẳng cấp quốc tế, đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, thì ngay từ bây giờ, ngành du lịch tỉnh phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch phục vụ khách. Chất lƣợng sản phẩm du lịch có đƣợc cải thiện, môi trƣờng du lịch thân thiện và an toàn mới thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch có chi tiêu cao đến với Quảng Ninh. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Ninh là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch mà còn cả đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, cộng đồng ...

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh thông qua các đối tƣợng khách du lịch và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phƣơng, đặc biệt tại 03 khu vực ( Hạ Long, Móng Cái và Uông Bí) đại diện cho 03 loại hình du lịch điển hình tại Quảng Ninh. Luận văn đã đạt đƣợc mục đích nghiên cứu là đề xuất các nhóm giải pháp và các kiến nghị

cụ thể nhằm góp phần thiết thực triển khai phát triển du lịch, từng bƣớc đƣa ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn diện và bền vững.

Các kết quả nghiên cứu cơ bản mà luận văn đã đạt đƣợc bao gồm: - Trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập đƣợc trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2011, luận văn đã phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của ngành du lịch Quảng Ninh từ quan điểm phát triển, tổ chức hoạt động đến thị trƣờng khách trong nƣớc và quốc tế, các nguồn lực và kết quả kinh doanh.

- Vận dụng các lý luận và thực tiễn phát triển du lịch, luận văn đã khái quát sự phát triển và đánh giá sự phát triển du lịch tại Quảng Ninh, xử lý và phân tích các số liệu thống kê thu thập đƣợc từ các cuộc điều tra. Đƣa ra kết luận và một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng về loại hình và chất lƣợng dịch vụ du lịch. Từ mỗi nội dung đánh giá, phân tích cụ thể luận văn đã rút ra đƣợc những kết luận có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để làm cơ sở đề xuất ra nhóm giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh.

- Luận văn đã đƣa ra đƣợc các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh. Bao gồm các giải pháp trƣớc mắt nhƣ: nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động; tăng cƣờng hệ thống cơ sở vật chất; tăng cƣờng quản lý nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch; phát triển và đa dạng các dịch vụ; xúc tiến quảng bá, phát triển thị trƣờng du lịch. Và một số giải pháp lâu dài nhƣ: Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, tìm kiếm và xây dựng mô hình phát triển phù hợp cho du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị cần thiết đối với các Ban Ngành hữu quan nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo môi trƣờng và sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, đó là:

- Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh. - Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Kiến nghị đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch.

Trong mỗi nhóm kiến nghị trên bao gồm nhiều nội dung cụ thể gắn liền với những vấn đề hết sức cần thiết đang đặt ra nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh một cách hiệu quả và bền vững.

Đồng thời sự thành công của luận văn cũng giúp cho tác giả rất nhiều trong công việc giảng dạy của mình với những định hƣớng và nghiên cứu tiếp theo.

Tác giả cũng hy vọng luận văn này có thể là một chia sẻ với đồng nghiệp, sinh viên chuyên ngành du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh ở một vị trí nhƣ tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập và công việc kinh doanh của mình.

Nhƣ vậy, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra và góp phần thiết thực triển khai phát triển du lịch, từng bƣớc đƣa ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn diện và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Quyết định, báo cáo

1. Thủ tƣớng Chính phủ ( 2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/

7/ 2002 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010

2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch( 2012), Chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL ngày 06/02/2012 Chỉ thị V/v tổ chức triển khai thực hiện “ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

3. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2001), Quyết định số 4991/2001/QĐ-UB ngày 28/12/2001 phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010

4. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2011), Quyết định số 716/2011/QĐ-UB ngày 15/3/2011 quyết định V/v quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long

5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2011), báo cáo quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ( Dự thảo)

Tài liệu sách

1. ADennis L.Foster (1999), Giới thiệu về ngành Kinh doanh Khách sạn, Hà Nội (NXB Quốc tế McGRAW-HILL).

2. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của Du khách trong quá trình Du lịch, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

3. Trịnh Xuân Dũng (2005), Quản trị Kinh doanh Khách sạn, Nhà xuất

bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Đặng Đức Dũng, Lại Đức Cân (1995), Quản lý chất lượng sản phẩm,

5. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2000), Quản trị doanh nghiệp khách sạn - du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, Trƣơng Tử Nhân (2008), Giáo

trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đính (2007), Nghiệp vụ Lữ hành, Nhà xuất bản Đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 117 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)