Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 134)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích

2.2.3.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế - xã hội

Tổng giá trị sản xuất (GO) của từng ngành kinh tế. Tổng giá trị sản xuất (GO) sẽ đƣợc nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh, từng ngành kinh tế.

Ngoài chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu về hiện vật, các loại sản phẩm và khối lƣợng các loại dịch vụ cũng đƣợc nghiên cứu sử dụng nhằm phản ánh kết quả sản xuất của từng ngành, từng đối tƣợng.

Các chỉ số về phát triển xã hội nhƣ: Mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là một chỉ số gắn liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, cơ sở hạ tầng...

Qua đó làm rõ mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố (khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất phục vụ trong kinh doanh du lịch...) và các tác động qua lại của hoạt động du lịch tới môi trƣờng xung quanh (kinh tế - xã hội, môi trƣờng tự nhiên, văn hóa xã hội...)

2.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh phân bổ nguồn lực

Chỉ tiêu nguồn lực lao động phân bố cho các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Các chỉ tiêu chi phí vật chất và dịch vụ đƣợc sử dụng trong phát triển du lịch. Vốn đầu tƣ cơ bản bao gồm toàn bộ giá trị các tài sản và dịch vụ đầu tƣ để xây dựng các công trình, các cơ sở hạ tầng và mua sắm tài sản cố định. Diện tích đất phân bố cho các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế cũng là chỉ tiêu đánh giá phân bổ nguồn lực.

2.2.3.3.Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội

Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là chỉ tiêu đƣợc xem xét để phản ánh hiệu quả phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động xã hội, mức tăng thu nhập của ngƣời dân (thu nhập/ngƣời/năm), giá trị tăng thêm trên một ngƣời sẽ phản ánh phần thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên một lao động sẽ phản ánh hiệu quả sản xuất về sử dụng nguồn lực. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả biến đổi phát triển du lịch và kinh tế - xã hội giữa thời kỳ nghiên cứu cuối và đầu thời kỳ nghiên cứu nhƣ sự thay đổi tỷ trọng giá trị các ngành sản xuất, giá trị tăng thêm của các sản phẩm chủ yếu, của các ngành, của các vùng và các thành phần kinh tế - xã hội.

2.2.3.4. Chỉ tiêu về số liệu hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh

Chỉ tiêu về lƣợng khách du lịch tới Quảng Ninh đƣợc tính theo lƣợt khách đến hàng năm, phân bổ theo 02 đối tƣợng khách: khách Quốc tế và khách Nội địa. Cơ cấu khách du lịch Quốc tế đến Quảng Ninh, phân theo quốc tịch khách

Chỉ tiêu số liệu về khách lƣu trú lại, khách đi tham quan Vịnh Hạ Long qua đó nắm bắt đƣợc công suất sử dụng buồng phòng và doanh thu đối với từng loại hình kinh doanh trong du lịch thuộc tỉnh

Thống kê số liệu các cơ sở kinh doanh lƣu trú, tàu du lịch phân theo số lƣợng cơ sở đã đƣợc xếp hạng sao và số lƣợng cơ sở đạt tiêu chuẩn, đƣợc phép kinh doanh trên địa bàn.

Thống kê số liệu lao động trong ngành du lịch hàng năm, phân loại theo trình độ đào tạo.

2.2.4. Phương pháp phân tích

* Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo từng ngành, từng loại hình kinh doanh, từng đối tƣợng khách du lịch) để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tƣợng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu đƣợc đúng đắn, cũng nhƣ giúp cho việc phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

* Phương pháp dự báo thống kê

Dự báo là việc xác định các thông tin chƣa biết có thể xảy ra trong tƣơng lai của hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ: Số lƣợng khách du lịch, thị trƣờng khách du lịch, số lƣợng buồng lƣu trú, nhu cầu lao động trong ngành du lịch, nhu cầu vốn đầu tƣ cho ngành du lịch…

Công việc dự báo hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ chúng ta phải nói trƣớc những điều chƣa biết, sự chính xác trong các kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một phƣơng án. Để kết quả của các dự báo tƣơng đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tƣơng lai, điều quan trọng là phải có phƣơng pháp dự báo hợp lý.

Dự báo xu hƣớng phát triển du lịch Quảng Ninh phải căn cứ vào chiến lƣợc phát triển, quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh dựa vào số liệu thống kê đã thu thập đƣợc trong thời gian qua.

Thực tế cho thấy, để đƣa ra các giải pháp có tính thực tiễn và có sơ sở, yêu cầu phải dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Khi nói đến sự phát triển của toàn ngành du lịch đó chính là sự đánh giá kết quả và sự tác động tổng hợp của các ngành, các loại hình kinh doanh du lịch khác nhƣ: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, tham quan….bởi theo Krapf:“ Một khách sạn không làm nên du lịch” (Trần Ngọc Nam( 2001), Marketing Du lịch)

* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Qua phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc các thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định về quy luật phát triển của du lịch. Kết quả này sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

- Lấy ý kiến từ các lãnh đạo tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn. - Từ các quan điểm, định hƣớng chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan tới sự phát triển của du lịch Quảng Ninh.

- Từ định hƣớng phát triển của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngành du lịch. - Từ mục tiêu phát triển của du lịch Quảng Ninh.

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh với tổng diện tích là 620km², có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Ðịa hình đƣợc chia ra thành các vùng đồi núi, vùng trung du đồng bằng và vùng biển đảo. Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc). Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dƣơng, phía nam giáp Hải Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mƣa, gió đông bắc.

Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lƣợng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/cm²). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 21°C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Từ đó lƣợng mƣa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400 mm, số ngày mƣa hàng năm từ 90-170 ngày. Mƣa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mƣa khoảng 150 đến 400 mm.

Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà nhiệt độ có khi xuống dƣới 0°C. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hƣởng lớn của bão tố. Bão thƣờng đến sớm (các tháng 6, 7, 8) và có cƣờng độ khá mạnh, nhất là ở vùng đảo và ven biển. Tuy nhiên do diện tích lớn lại nhiều vùng địa hình nên khí hậu giữa các vùng lại khác nhau. Huyện địa đầu

Móng Cái lạnh hơn lại mƣa nhiều: Nhiệt độ trung bình năm là 22°C, lƣợng mƣa trung bình năm tới 2.751 mm. Huyện Yên Hƣng ở tận cùng phía nam, nhiệt độ trung bình năm là 24°C, lƣợng mƣa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt, mỗi năm thƣờng có 20 ngày sƣơng muối và lƣợng mƣa hàng năm thấp. Cũng là miền núi nhƣng Bình Liêu lại có mƣa lớn (2.400 mm), mùa đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo lại không phải là nơi mƣa nhiều nhất, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/ năm, nhƣng lại là nơi rất nhiều sƣơng mù về mùa đông

3.1.1.3. Dân tộc, tôn giáo

Về dân tộc, Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc, ngƣời Việt (Kinh) chiếm 89% tổng số dân. Cũng nhƣ các địa phƣơng khác, cƣ dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngƣỡng để tôn thờ là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, thờ cúng tổ tiên và một vài tín ngƣỡng dân gian khác. Về tín ngƣỡng dân gian phổ biến nhất đối với cƣ dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tƣớng lĩnh nhà Trần có công với nƣớc, các vị thành hoàng, các vị thần (Sơn thần, Thổ thần, Thuỷ thần) và thờ các Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thƣợng Ngàn, Mẫu Thoải).

3.1.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081.3 ha, trong đó 75.370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chƣa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh, thành phố

trong cả nƣớc không có đƣợc nhƣ: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…

Than đá: Có trữ lƣợng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an - tra - xít, tỷ lệ các - bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.

Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… Trữ lƣợng tƣơng đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thị xã Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

Các mỏ nƣớc khoáng: Có nhiều điểm nƣớc khoáng uống đƣợc ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn nƣớc khoáng không uống đƣợc tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh.

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%.

Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chƣa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

3.1.1.7. Tài nguyên biển

Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngƣ trƣờng khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lƣợng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng

nông ven bờ, là môi trƣờng thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu.

Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nƣớc sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà.

3.1.1.8. Tài nguyên nước

Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nƣớc khá phong phú và đặc sắc. Nƣớc mặt: Lƣợng nƣớc các sông khá phong phú, ƣớc tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lƣu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mƣa lớn. Cũng nhƣ lƣợng mƣa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9 có lƣợng nƣớc chiếm 75-80% tổng lƣợng nƣớc trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lƣợng nƣớc chiếm 20 - 25% tổng lƣợng nƣớc trong năm.

Nƣớc ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lƣợng nƣớc ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3

/ngày.

Lợi dụng địa hình, Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nƣớc lớn với tổng dung tích là 195, 53 triệu m3, phục vụ những mục đích kinh tế - xã hội của tỉnh nhƣ hồ Yên Lập (dung tích 118 triệu m3), hồ Chúc Bài Sơn ( 11,5 triệu m3), hồ Quất Đông (10 triệu m3). Nếu cộng tất cả, Quảng Ninh có từ 2.500 đến 3000 ha mặt nƣớc ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.1.9. Tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Thắng cảnh

Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nƣớc, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng nhƣ Vịnh Hạ Long - 2 lần đƣợc Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên và mới đƣợc công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới.

Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên rất có giá trị và nổi tiếng thế giới đƣợc tạo thành bởi cấu trúc hình thể, cấu tạo địa chất, cảnh quan địa hình đá vôi, đa dạng sinh học, có giá trị bảo tồn lớn, có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện khoa học và bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên.

Vịnh Hạ Long là thắng cảnh độc đáo, có giá trị lớn về nhiều mặt, trong đó giá trị thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo là nổi bật, ngoại hạng và có ý nghĩa toàn cầu. Với những giá trị nổi bật về thiên nhiên và văn hóa, với tính độc đáo, đa dạng các loại hình du lịch, là đối tƣợng du lịch quan trọng nhất, đã tạo ra và làm tăng giá trị du lịch của tỉnh, là niềm tự hòa chính đáng của Quảng Ninh nói riêng và việt Nam nói chung.

Bên cạnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng, ở Quảng Ninh còn có 28 thắng cảnh khác, trong số đáng chú ý hơn cả là các thắng cảnh Yên Tử, hồ và đồi thông Yên Trung, thác Lựng Xanh (Uông Bí), hồ và đồi thông Yên Lập (Hoành Bồ), thác Mơ (Quảng Yên), các hang động huyền bí, kỳ vĩ và các bãi tắm dài rộng, đẹp và thơ mộng.

- Hang động, bãi tắm

Các hang động ở Quảng Ninh rất phong phú, đa dạng muôn hình muôn vẻ và có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, tiêu biểu là các hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Luồn, Động Thiên Cung...

Quảng Ninh có bài biển Trà Cổ thoải, nông và rộng nhất trong cả nƣớc, ngoài ra còn nhiều bãi tắm đẹp, cát mịn, nƣớc biển trong xanh và tĩnh lặng nằm dƣới chân các đảo đá Ba Trái Đào, bãi tắm Titop...., đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng...đây là những bãi tắm lý tƣởng cho khách du lịch trong hành trình thăm Vịnh Hạ Long.

- Nước khoáng:

Quảng Ninh có nhiều điểm nƣớc khoáng dùng để uống và điều trị đƣợc phát hiện ở Quang Hanh(Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên)....đặc biệt nguồn

nƣớc khoáng ở Quang Hanh có trữ lƣợng cao, có vị hơi mặn, độ khoáng cao có tác dụng điều trị một số bệnh).

- Các hệ sinh thái đặc biệt:

Quảng Ninh có nhiều hệ sinh thái đa dạng, nguyên sinh với nhiều giống loại động thực vật quý hiếm. Đó là các hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới với thảm thực vật thƣờng xanh quanh năm trên các đảo, các rừng ngập mặn với

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)