1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của nguyễn huy tưởng

108 597 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 597,61 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, 2011 Trang bìa phụ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Phan Trọng Thƣởng THÁI NGUYÊN, 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN ! Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS Phan Trong Thưởng - Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo - Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Văn trường Văn Hoá 1 - Bộ Công An - Lương Sơn - TP. Thái Nguyên, bè bạn, đồng nghiệp cùng những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ i Lời cảm ơn ii Mục lục i PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 9 Chƣơng 1. ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 9 1.1.Những quan niệm khác nhau về đề tài lịch sử. . 9 1.2. Đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam. 19 1.3. Đề tài lịch sử trong văn học thế giới… 19 1.4. Đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. 28 Chƣơng 2. CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 37 2.1. Cảm hứng lịch sử qua Vũ Như Tô. 37 2. 2. Bắc Sơn - Những dấu ấn về lịch sử thời kì trước cách mạng. 49 2.3. Những người ở lại và cảm hứng về lịch sử cách mạng hiện đại. 64 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 72 3.1. Nghệ thuật khai thác xung đột lịch sử. 73 3.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách. 82 3.3. Nghệ thuật tổ chức hành động kịch. 89 3.4. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ kịch. 94 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn nổi tiếng, chiếm một vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám (1945). Trong quá trình sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng đến với nhiều thể loại như: truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết và đặc biệt là thể loại kịch. Đối với nền văn học hiện đại Nguyễn Huy Tưởng là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài lịch sử. Dựa vào “những dòng viết ngắn ngủi và hóa thạch” của chính sử và bằng tài văn vốn có, Nguyễn Huy Tưởng đã xác lập được vị trí của mình trên văn đàn dân tộc. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nhưng đề tài lịch sử trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Xuất phát từ lòng yêu thích khi được tiếp xúc với những vở kịch lịch sử đầy cuốn hút như: Vũ Như Tô; Những người ở lại; Bắc Sơn; Cột đồng mã viện…và do ít nhiều đã cảm nhận về lịch sử dân tộc qua cốt cách lịch lãm của văn phong Nguyễn Huy Tưởng. Trân trọng và ngưỡng mộ tài năng của nhà văn, chúng tôi chọn đề tài này với mục đích muốn có một cái nhìn bao quát về cảm hứng chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác nói chung và đề tài lịch sử nói riêng của Nguyễn Huy Tưởng, góp phần khẳng định vai trò và vị trí của một nhà văn lớn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Đó là lý do gợi dẫn chúng tôi tiếp cận với đề tài: “Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng”. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử và cách mạng trong sáng tác kịch của Nguyễn Huy Tƣởng: Nhà văn Tô Hoài đã từng coi Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút sử thi hết sức hùng tráng. Đọc những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 này, ông đã nhận xét: “Anh thèm có những tài năng nào đó đem được cả nghìn năm lịch sử dựng nước biến thành bộ truyện chói lọi hàng trăm, hàng trăm nhân vật anh hùng. Từ lòng mong muốn đưa tâm hồn các em tới những đỉnh cao đẹp trong tư tưởng tình cảm, Nguyễn Huy Tưởng chọn chủ đề truyền thống theo lối riêng của mình thể hiện qua những đề tài cổ tích và lịch sử. Trong văn học thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ, chưa có ai chuyên và thành công như Nguyễn Huy Tưởng”[6;221]. Trong chuyên khảo Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ đã nhận định: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một cách nghiêm túc và sáng tạo. Riêng Nguyễn Huy Tưởng, trong tác phẩm của mình đã tỏ ra khá trung thành với tinh thần của những thời đại quá khứ xa xưa. Để xây dựng những vở kịch và tiểu thuyết lịch sử của mình Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý tìm tòi nghiên cứu những tài liệu lịch sử, những tác phẩm của các nhà văn quá khứ”[6;315]. Trên cơ sở đó, hai nhà nghiên cứu khẳng định sự sáng tạo của nhà văn: “Nguyễn Huy Tưởng đã có công nghiên cứu lịch sử nhưng anh không nô lệ tài liệu lịch sử Nguyễn Huy Tưởng đã đi sâu vào đời sống nội tâm, vào đời sống riêng của nhân vật, chứ không phải chỉ trình bày nhân vật trong lúc mang quân phục lịch sử để diễu hành”[6;125]. Hà Minh Đức trong cuốn sách giới thiệu về các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh đến cảm hứng chủ đạo của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng như sau: “Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho tác phẩm của mình từ dòng lịch sử của dân tộc với bao trang hào hùng rực rỡ chiến công chống xâm lược. Lịch sử được cảm nhận sâu sắc trong những ngày đen tối của cuộc đời hiện tại. Hiện tại không chỉ liên hệ với quá khứ theo dòng thời gian mà nhiều khi là điểm xuất phát và là cảm hứng trực tiếp để khai thác đề tài lịch sử”[6;212]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên trong bài viết Nguyễn Huy Tưởng - Khát vọng một đời văn đã nhận xét: “Đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài lịch sử”. Dẫn lời nhà văn Nguyễn Minh Châu, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định trong bài viết này rằng: “Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn đồng thời cũng là một nhà văn hóa”, cái nhìn của ông về lịch sử, là cái nhìn từ góc độ văn hóa học. Nhận định về các vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng, hai nữ tác giả viết: “Ngòi bút sử thi mang màu sắc lịch sử kết hợp với phong vị lãng mạn, trữ tình là đặc điểm cơ bản trong kịch Nguyễn Huy Tưởng”. Nhà sử học Lê Văn Lan trong bài viết “Nguồn sáng ở một nhà văn đi trước” đã công nhận những ảnh hưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tới mình như sau: “Trong khoảng hai mươi năm làm truyện lịch sử cho thiếu nhi, dưới ảnh hưởng của Nguyễn Huy Tưởng, điều mà tôi học được, chủ yếu là qua những truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của anh - kể cả học mà chưa hành được - là tính khoa học, tính văn học - văn nghệ, tính văn học thiếu nhi, đều ở mức cao”[13;186]. Trong bài Khắc khoải một đời văn nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh có viết: “Đọc Nguyễn Huy Tưởng, ai cũng nhận ra một cảm hứng lịch sử dồi dào bao trùm phần lớn các tác phẩm. Cái nguồn dồi dào ấy đủ sức phân nhánh ra nhiều thể loại: kịch lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi và làm nên nét đặc sắc của văn ông”[6;102]. Viết về “Những trăn trở và khát khao sáng tạo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”, Mai Hương nhận xét: “Những suy nghĩ sâu sắc ấy về lịch sử về dân tộc đã góp phần khơi gợi nguồn mạch riêng cho ngòi bút Nguyễn Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Tưởng để rồi lịch sử dân tộc mãi gắn bó và trở thành dòng mạch dào dạt, xuyên chảy suốt cả đời viết văn của ông, đến như thành một nỗi ám ảnh, một sự đam mê”[6;151]. Qua một vài ý kiến tiêu biểu nhận xét như đã dẫn ở trên có thể khẳng định đề tài lịch sử là phần tâm huyết nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và ở đó người đọc có thể nhận thấy một phong cách tài hoa lịch lãm của một nhà văn hóa lớn đầy tâm huyết với lịch sử dân tộc và những khát khao sáng tạo. 2.2 Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử trong ba vở kịch: Vũ Nhƣ Tô, Bắc Sơn, Những ngƣời ở lại. * Vũ Như Tô Vũ Như Tô thuộc trong số tác phẩm đầu tay của nhà văn “trẻ” Nguyễn Huy Tưởng lúc này đã vào tuổi 30. Và không phải chỉ riêng ở thời điểm kịch vở ra đời. Suốt từ năm 1942 cho đến khi qua đời - năm 1960, qua nhật ký của nhà văn, chúng ta biết “ám ảnh” của Vũ Như Tô đối với ông thật dai dẳng. Có thể nói Nguyễn Huy Tưởng đã dồn hết tâm lực của mình vào hai nhân vật chính của kịch là kiến trúc sư Vũ Như Tô và cung nữ Đan Thiềm. Cặp tri âm tri kỷ này nói nhiều với ta về những khát vọng lớn lao của con người; khát vọng đó đã được thực hiện ở những người có chí có tài, nhưng lại phải ở vào những tình cảnh trớ trêu, bất hạnh. Họ đã thật sự quên mình cho một sự nghiệp lớn hơn bản thân họ. Đan Thiềm vì tri kỷ với Vũ Như Tô đã một lần khuyên Vũ nên nhận xây Cửu Trùng đài; và tiếp đó, khi Vũ Như Tô bị truy nã lại khuyên ông bỏ trốn; và do Vũ Như Tô không chịu bỏ trốn, và lo cho người tài của đất nước bị bỏ mạng, nên nàng đã nhận chết thay cho ông Vũ Như Tô, vì tri kỷ với Đan Thiềm mà lao vào một sự nghiệp rồi sẽ bị thiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 cháy; trong sự nghiệp đó, người nghệ sĩ lớn ngay từ đầu đã dứt khoát: “Xây Cửu Trùng đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm bia miệng cho người đời được”; nhưng rồi nghe theo lời Đan Thiềm, ông đã nhận lời và hăng hái nhập cuộc. Cho đến khi bị điệu ra pháp trường, ông vẫn còn ngơ ngác: “Ta tội gì? Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm cho đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng đài có phải đâu để hại nước!”[2;101]. Bi kịch lớn là ở đây. Ở một sự nghiệp muốn được sống vĩnh cửu theo thời gian, muốn là biểu tượng vẻ vang của xứ sở, nhưng lại phục vụ cho cường quyền. Là kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ, nhưng lại được thực hiện trên mồ hôi, xương máu của nhân dân. Giải quyết mâu thuẫn và bi kịch này như thế nào, đó là cả một câu hỏi lớn. Nguyễn Huy Tưởng phải để cho nhân vật chết trong lửa hận của quần chúng; nhưng cái niềm phân vân, và giằng co chưa thể giải toả trong quan niệm nghệ thuật, ông đem đặt vào lời đề từ của tác phẩm: “ Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Kịch Vũ Như Tô có vóc dáng vạm vỡ của một tượng đài. Nói đúng hơn, một nhóm tượng đài, với cuồn cuộn lửa khói và đám đông hò reo, với thấp thoáng bóng dáng sầu muộn của Đan Thiềm và gương mặt vừa rạng rỡ, vừa quằn quại, đau khổ của Vũ Như Tô khi thấy Cửu Trùng Đài bốc cháy. Cũng chính vì sự phân vân này mà cả một thời gian dài, suốt hai thập niên, dẫu đã trải nhiều lần sửa chữa, Vũ Như Tô vẫn chưa thể đưa in. Nó là cả một nỗi niềm của tác giả. * Bắc sơn Nguyễn Huy Tưởng phản ánh chân thực phần nào cuộc vùng dậy vĩ đại của quần chúng cách mạng trong cuộc đấu tranh lớn lao. Vở kịch Bắc Sơn đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 khiến chúng ta sống một phần nào cái không khí bừng bừng của cuộc cách mạng đang lên (màn I) rồi cái lớn lao, đau đớn của cuộc cách mạng tan vỡ (màn III) và cái hi vọng cuộc cách mạng nhóm trở lại (màn V). Kịch Bắc Sơn đã vẽ được bằng những nét mạnh dạn, sinh động, một vài nhân vật cách mạng: Người cán bộ, người dân cày, người thanh niên, ông lão, người đàn bà… kịch Bắc Sơn đã cho ta thấy cả sự tiến triển, biến động trong tâm hồn những nhân vật ấy nhờ cuộc cách mạng như thế nào. Sau hết, kịch Bắc Sơn đã khiến ta hiểu phong trào Bắc Sơn với những ưu điểm và khuyết điểm của nó. Kịch Bắc Sơn thuộc loại kịch tuyên truyền, biểu dương tinh thần chiến đấu bất diệt của dân chúng Bắc Sơn. Suốt năm màn kịch, ta thấy tác giả đã cố gắng nhiều. Vì thế nghệ thuật không hề bị làm hại, và mục đích tuyên truyền tuy phải xếp hàng hai nhưng cũng ghi được ấn tượng trong óc người xem. * Những người ở lại Với sự am hiểu và kiến thức uyên thâm của mình, Nguyễn Huy Tưởng lại tiếp tục thuyết phục người đọc bằng những phút hồi hộp mà đồng bào Thủ Đô đã trải qua ngay hôm nổ súng. Ghi lại khoảnh khắc, đời sống tâm hồn, ý tưởng, hành vi của những người vì hoàn cảnh mà phải ở lại thủ đô có lẽ chỉ cho Nguyễn Huy Tưởng mới làm được điều đó và cho ra đời một tác phẩm có giá trị thêm cho đề tài kịch lịch sử và cách mạng: Những người ở lại (1948) là một tác phẩm như thế. Vở kịch Những người ở lại ra đời được mọi người hết sức hoan nghênh vì tác giả đã chọn một đề tài đặc sắc có thể an ủi phần nào niềm nhớ nhung của mọi người đang mang trong mình hình ảnh thủ đô yêu mến và mong mỏi trở về thủ đô giữa quang cảnh tưng bừng và khúc khải hoàn vang dậy. Cốt truyện phức tạp của vở kịch đã đòi hỏi rất nhiều công phu cấu tạo. Tác giả đã khéo chọn những trường hợp giữa bác sỹ Thành với Sơn, cũng như giữa trường hợp bác sỹ Thành với Ngọc Cẩm, giữa Ngọc Cẩm với [...]... 2: Cảm hứng lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng Chƣơng 3: Đặc điểm nghệ thuật kịch về đề tài lịch sử và cách mạng của Nguyễn Huy Tƣởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 1.1 Những quan niệm khác nhau về đề tài lịch sử Sự bất đồng trong quan niệm về đề tài lịch sử của các nhà... những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong tương quan với tiểu thuyết, quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu, độ lùi quá khứ gần xa đến mức độ nào… đề tài lịch sử trong văn học hiểu theo nghĩa chung nhất, là kịch văn học viết về đề tài lịch sử Sự có mặt của lịch sử trong kịch nảy sinh những mâu thuẫn: thứ nhất, lịch sử đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ còn kịch cho phép hư cấu, vậy lịch sử trong. .. lịch sử đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả Trên đây là những ý kiến về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam mà tôi trình bày và tầm quan trọng trong sự mở rộng cách nhìn của ta về đề tài lịch sử, về sự hiểu biết những con người trong lịch sử để có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật lịch sử chân thật hơn, sinh động hơn 1.4 Đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng Nguyễn. .. 1986, của người Hà Nội, đã đưa Nguyễn Huy Tưởng lên địa vị người viết tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 thuyết lịch sử hàng đầu của nền văn học mới và là “Nhà viết sử bằng văn chương” xuất sắc nhất trong lịch sử văn xuôi Việt Nam hiện đại Những nhà nghiên cứu văn học quan tâm tới đề tài lịch sử, tới tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trước Cách mạng. .. lịch sử xã hội - Phương pháp so sánh - Phương pháp đối chiếu - Phương pháp hệ thống - Vận dụng lý thuyết thi pháp tác phẩm và thi pháp thể loại 6 Những đóng góp của luận văn - Tìm hiểu đề tài lịch sử trong thể loại kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Miêu tả, phân tích, chỉ ra đặc điểm của thể loại kịch của Nguyễn Huy Tưởng - Đóng góp thêm một cái nhìn mới có tính chất hệ thống và hoàn thiện hơn về đề tài lịch. .. kịch và ở trong bài viết này nội dung đề cập tới là đề tài lịch sử trong tác phẩm kịch Đề tài lịch sử đòi hỏi một sự tiếp cận có văn hóa, có suy nghĩ và có hiểu biết Và chỉ có thể tạo ra những tác phẩm kịch lịch sử có giá trị trên nền tảng sự hiểu biết sâu sắc không chỉ riêng về lịch sử mà cả về hiện tại Đòi hỏi này có khả năng thúc đẩy sự nâng cao chất lượng văn học trên thế giới 1.3 Đề tài lịch sử. .. nói toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ở thời kỳ trước cách mạng tháng Tám dành cho đề tài lịch sử Nguyễn Huy Tưởng không khai thác lịch sử theo quan điểm phục cổ, sùng bái và thêu dệt quá khứ Ông tìm hiểu và thể hiện lịch sử theo quan điểm tiến bộ Những sự kiện và tình huống lịch sử được khai thác theo những yêu cầu tư tưởng tích cực Phê phán bản chất xấu xa, tàn ác và dâm loạn của bọn vua quan phong... nên “quá bình lặng so với hiện thực” Mà bản chất của kịch là tái hiện những xung đột xã hội Do đó, kịch sau Cách mạng tháng Tám ưu tiên cho đề tài hiện đại hơn đề tài lịch sử Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những tác phẩm viết về đề tài lịch sử như: Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng; Đề Thám của Lưu Quang Thuận và Thế Lữ; Tiếng trống Hà Hồi của Hoàng Như Mai; Nguyễn Huệ (Thanh Tịnh); Quang Trung (Trúc Đường)... những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông Tìm hiểu về đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng với mong muốn có cái nhìn khách quan và khoa học về vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó ghi nhận những đóng góp và khẳng định vị trí của nhà văn với sự phát triển thể loại kịch 4 Phạm vi và giới hạn đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu ba tác phẩm kịch: - Vũ Như Tô (1943) -... thiện hơn về đề tài lịch sử trong sáng tác nói chung và sáng tác kịch nói riêng của Nguyễn Huy Tưởng - Góp thêm một tiếng nói hữu ích trong việc nghiên cứu sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, có thể làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học văn học trong các trường Trung học Phổ thông 7 Cấu trúc của luận văn Phần nội dung được triển khai trong 3 chương: Chƣơng 1: Đề tài lịch sử trong sáng tạo nghệ . với đề tài: Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng”. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử và cách mạng trong sáng tác kịch của Nguyễn Huy Tƣởng:. thế giới… 19 1.4. Đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. 28 Chƣơng 2. CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 37 2.1. Cảm hứng lịch sử qua Vũ Như Tô. 37. nghệ thuật. Chƣơng 2: Cảm hứng lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng. Chƣơng 3: Đặc điểm nghệ thuật kịch về đề tài lịch sử và cách mạng của Nguyễn Huy Tƣởng. Số hóa bởi Trung

Ngày đăng: 09/11/2014, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w