Nghệ thuật khai thác xung đột lịch sử

Một phần của tài liệu đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 77 - 86)

2. Bắc Sơn Những dấu ấn về lịch sử thời kì trước cách mạng

3.1.Nghệ thuật khai thác xung đột lịch sử

Trong nghệ thuật lịch sử kịch thì vấn đề xung đột kịch là một vấn đề quan trọng. Cơ sở của xung đột kịch chính là mâu thuẫn, mâu thuẫn từ đâu mà có, đó chính là từ đời sống của con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta quan niệm mâu thuẫn là một hiện tượng phổ biến, tồn tại trong mọi sự vật, mâu thuẫn là động lực phát triển của mọi sự vật, quá trình vận động của sự vật chính là quá trình phát triển và giải quyết mâu thuẫn, mâu thuẫn là phổ biến, thống nhất là cái tạm thời... Vì vậy mâu thuẫn là cái vấn đề tồn tại và giữ vai trò cho sự thúc đẩy xã hội phát triển, trong cả cuộc sống sau này. Tính chất của những mâu thuẫn sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, cho nên, chúng ta sẽ phạm sai lầm nếu chúng ta phủ nhận việc phản ánh mâu thuẫn trong nghệ thuật hoặc coi mâu thuẫn là cái gì đó xấu xa, một cái gì đó không nên phản ánh, không nên trình bày bằng nghệ thuật. Với cách nhìn ấy, một số vở kịch đã không chú ý phản ánh những mâu thuẫn cơ bản, có ý nghĩa to lớn, trong đời sống, nên bức tranh xã hội miêu tả trong tác phẩm thường mờ nhạt sơ lược, thiếu hẳn sức mạnh thuyết phục và giáo dục người xem.

Đối với những cái xấu, cái tiêu cực do xã hội cũ để lại, là những mặt đối lập, trái ngược với bản chất tốt đẹp của xã hội chúng ta, văn nghệ cần phản ánh và đấu tranh chống lại chúng. Đây chính là nhiệm vụ của văn nghệ sĩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong mọi thời đại, việc phản ánh những mâu thuẫn ấy trong tác phẩm nghệ thuật không phải là chuyện đơn giản. Nó đòi hỏi những người viết kịch phải có trình độ tư tưởng, chính trị đúng đắn, một quan điểm, lập trường vững chắc, một cái nhìn sâu sắc, nhạy bén, một sự phân tích sáng suốt và chính xác những hiện tượng mâu thuẫn trong đời sống.

Với tất cả sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Huy Tưởng được chúng ta nhắc đến là một nhà viết kịch chân chính nhất. Ông đã lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tạo, được sinh ra và chứng kiến một giai đoạn oanh liệt và hào hùng với các sự kiện long trời lở đất, làm thay đổi vận mệnh dân tộc. Đó như là nguồn cảm hứng vô tận, một miền đất hứa trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, và ông đã đạt được khát vọng, sáng tạo của mình. Chọn đề tài lịch sử là cảm hứng sáng tạo, bằng cảm quan lịch sử và vốn tri thức sâu rộng, Nguyễn Huy Tưởng viết về đề tài lịch sử nhưng không hề bị lệ thuộc vào lịch sử. Ông đã sáng tạo và tạo cho mình một phong cách riêng biệt, phong cách ấy khác hẳn với những nhà văn cùng thời. Bằng lương tâm nghệ thuật và trách nhiệm công dân, nhiều vở kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã trường tồn vĩnh viễn trong lòng mỗi bạn đọc ở mọi thế hệ.

Một trong những yếu tố cấu thành nên vở kịch bất tử đó là việc người nghệ sĩ đã khai thác những xung đột trong xã hội ấy như thế nào? Vốn nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng, khi sáng tác ông đã lấy những xung đột lịch sử, hư cấu, tưởng tượng sáng tạo để làm nên những trang viết tâm huyết.

Là người có ý thức với ngòi bút của mình, ông đủ tự tin để nhận thức được những yêu cầu khắt khe của công việc mình theo đuổi, lấy nguồn cảm hứng và sự trải nghiệm của bản thân từ lịch sử của dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng xác định yếu tố quan trọng hàng đầu cho một vở kịch là biểu hiện những xung đột, mâu thuẫn của xã hội. Vậy, tại sao kịch lại phải có xung đột? Đây chính là nhiệm vụ của văn nghệ nói chung. Do yêu cầu về thể loại khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biệt và tính chất của sự phản ánh, kịch lại càng không thể không lấy xung đột mâu thuẫn làm nội dung phản ánh.

Bản thân kịch là một loại hình phức tạp và có nhiều yêu cầu khắt khe, nên ta thấy nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh lịch sử trong một quá trình nhất định, ở một trạng thái khách quan, một giai đoạn lịch sử cụ thể và dưới dạng trực tiếp sinh động như đang diễn ra trong mắt người xem. Nó khác hẳn với các ngành nghệ thuật khác như: điêu khắc, hội họa phản ánh nghệ thuật qua hình khối và màu sắc, còn âm nhạc phản ánh nghệ thuật qua giai điệu.... và lấy tâm tư tình cảm của một người nào đó làm nhiệm vụ chủ yếu. Chính những tính chất đặc trưng ấy buộc nghệ thuật kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung kịch, nghĩa là kịch phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động của nó. Mà nhắc đến vận động thì không thể không nói đến mâu thuẫn, xung đột như Ăngghen đã viết: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản mà sở dĩ có thể thực hiện được cũng chính là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ duy nhất lại vừa không

ở chỗ đó”[23].

Chính quy luật này đã được thực tiễn sân khấu chứng minh một cách hùng hồn, thông qua rất nhiều tác phẩm có giá trị, khi chúng ta xem các vở kịch cổ điển, ta dễ dàng nhận thấy sự phản ánh cuộc sống qua các mâu thuẫn xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo tính chất của các mâu thuẫn đó là mâu thuẫn đối kháng hay mâu thuẫn nội bộ nhân dân. Ví dụ trong các vở tuồng cổ như: Sơn hậu; Tam nữ đồ vương; Đào tam xuân loạn trào... ,

Chèo cổ; Xúy Vân; Quan âm thị kính... chúng ta thấy nổi bật tính chất xung

đột của những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hòa được trong xã hội cũ được phản ánh khá tập trung trong những hình tượng đối lập nhau dữ dội đến mức độ một mất một còn... Và tập trung các vở kịch tiêu biểu của nền nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuật hiện thực ngày nay, chúng ta cần thấy rõ sự phản ánh mâu thuẫn của xã hội mới. Chính trong các tác phẩm lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã biểu hiện rất rõ ràng vấn đề này.

Đến với Vũ Như Tô bạn đọc dễ dàng nhận biết một xung đột lịch sử được Nguyễn Huy Tưởng khéo léo dàn dựng một cách sáng tạo qua màn kịch V hồi ấy. Mâu thuẫn chính của Vũ Như Tô đó là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp thống trị độc ác. Mâu thuẫn này đã có từ trước, bởi một đất nước không thể phát triển được khi có một tên vua dâm ô cai trị. Dân chúng oán tên vua Lê Tương Dực nên việc hắn cho xây Cửu Trùng Đài lại là một ngòi nổ cho mọi hành động nổi dậy của quần chúng. Ở hồi V chúng ta thấy mâu thuẫn đã được giải quyết triệt để, tên vua dâm ác ấy bị giết, những cung nữ chuyên xu nịnh vua bị nhục mạ... Từ một xung đột có thật trong lịch sử Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, để tác phẩm của mình xứng đáng có giá trị nghệ thuật toàn vũ, đó chính là việc ông tiếp tục khai thác xung đột thứ hai của lịch sử, xung đột này gắn liền với một tuyên ngôn về nghệ thuật, đó chính là xung đột nghệ thuật với quyền lợi của nhân dân. Nhân vật Vũ Như Tô muốn chống lại cường quyền nhưng lại xây Cửu Trùng Đài để phục vụ cho giai cấp thống trị. Công trình vĩ đại ấy đã điểm tô cho đất nước muôn phần xinh đẹp hơn, một công trình để lại cho đời sau chiêm ngưỡng, tự hào nhưng người dân lâm vào đói khổ, họ dồn sự căm hận vào Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Muốn xây dựng một công trình vĩ đại cho đất nước nhưng không biết rằng chính điều đó đã đi ngược lại lợi ích củac dân tộc. Phải chăng bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch những người nghệ sĩ đang tách rời nghệ thuật với vận mạng của quần chúng lao khổ. Cuối cùng Vũ và Đan Thiềm bị giết, Cửu Trùng Đài bị đập phá, thiêu hủy... xung đột kịch cũng tới hồi đỉnh điểm mà mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Khi bàn về vở kịch Vũ Như Tô, giáo sư Phong Lê cũng đặt vấn đề xung đột trí thức với khát vọng sáng tạo, mục đích tạo ra sản phẩm tinh thần là góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phần làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Nhưng quan trọng là sản phẩm đó có quan hệ thế nào với đất nước, phục vụ gì cho nhân dân. Đây cũng là điều trăn trở trong vấn đề nghiên cứu kịch Nguyễn Huy Tưởng của nhiều nhà nghiên cứu. Nỗi niềm ấy không chỉ của riêng Nguyễn Huy Tưởng sau khi gửi gắm tất cả vào Vũ Như Tô mà đó còn là niềm khát khao về sự bất tử của nghệ thuật, về sự thăng hoa những khả năng sáng tạo của con người. Hay nói cách khác, nếu nghệ thuật không phục vụ cho quần chúng thì lúc ấy xảy ra mâu thuẫn trong xã hội.

Mâu thuẫn vốn xảy ra và phổ biến trong vạn vật, nhưng không phản ánh bất kỳ mâu thuẫn nào có trong tự nhiên hoặc từ xã hội cũng đều trở thành cơ sở của xung đột nghệ thuật, những mâu thuẫn ấy chỉ được phản ánh qua nghệ thuật khi nó có ý nghĩa xã hội rộng lớn mà qua những mâu thuẫn ấy người nghệ sĩ bằng khả năng sáng tạo của mình có thể trình bày cho chúng ta thấy rõ những mặt bản chất của đời sống qua đó góp phần cải tạo xã hội... Còn những mâu thuẫn khác, thì hoặc không thể trở thành nội dung phản ánh của nghệ thuật (những mâu thuẫn trong các hiện tượng tự nhiên) hoặc tuy cũng được sử dụng trong nghệ thuật nhưng chỉ là một trong những yếu tố cấu tạo thành hình thức nghệ thuật, chứ không thể là cơ sở của nội dung trong một tác phẩm cụ thể.

Ở đây, chúng cần lưu ý tới vấn đề ý nghĩa xã hội rộng lớn của xung đột trong kịch. Với sở trường là viết về đề tài lịch sử và cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lịch sử theo lối riêng của mình, khai thác những sự kiện trong thời điểm xảy ta những biến cố dữ dội của cả dân tộc Việt Nam. Nếu

Như Tô được hoàn thành trước khi Nguyễn Huy Tưởng có ý thức về cách

mạng thì BắcSơn xứng đáng là “Vở diễn mở màn sâu khấu cách mạng”. Được trải nghiệm và gắn bó với lịch sử dân tộc qua những trang viết giàu tâm huyết, Nguyễn Huy Tưởng luôn có ý thức tôn trọng những sự thực lịch sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bắc Sơn đã được viết ra trong sự tích tụ và bừng sáng của nhiệt tình cách

mạng và cảm hứng công dân. Ngay từ lúc mới công diễn, Bắc Sơn đã được công chúng hân hoan đón nhận bởi nó đã dựng lại không khí của một cuộc khởi nghĩa lịch sử của quần chúng trong quá trình đấu tranh của dân tộc. Vở kịch lấy chính cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn làm nền và thông qua các mâu thuẫn trong một gia đình, và cho ta thấy được những bước chuyển của cuộc cách mạng, từ lúc phong trào đang lên đến khi phong trào cách mạng bị khủng bố và tương lai của một cuộc cách mạng đang nhen nhóm trở lại. Xung đột kịch chủ yếu được xây dựng trên hai tuyến đối lập rõ rệt: giữa lực lượng cách mạngvà phản ánh cách mạng.

Trong gia đình cụ Phương, có cụ Phương, anh Sáng (con trai cụ) và Thơm (con gái cụ) đã và đang hoạt động cho cách mạng. Những nhân vật này đại diện cho cả quần chúng lúc bấy giờ đã giác ngộ lí tưởng của Đảng và tin tưởng vào Việt Minh, còn Ngọc (con rể cụ Phương) đại diện cho phe chống phá cách mạng. Chính hắn đã giết những người thân yêu trong gia đình, đốt nhà, làm tay sai cho giặc,…Mâu thuẫn này là mâu thuẫn đối kháng, nó diễn ra rất gay gắt. Chính sự xung đột gay gắt trong một gia đình đã gây nên bão táp ở nhân vật trung tâm là Thơm, đẩy Thơm đến với cách mạng, thể hiện lòng tin và sự giác ngộ của quần chúng với cách mạng...

Viết Bắc Sơn Nguyễn Huy Tưởng muốn giãi bày lòng tin chắc chắn của mình: nghệ thuật và cuộc sống không thể tách rời nhau, nghệ thuật phải hòa vào cuộc sống... Mặc dù còn có một số hạn chế về nghệ thuật viết kịch, nhưng với Bắc Sơn chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa đó là “ Vở kịch Bắc Sơn xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay và ông Nguyễn Huy

Tưởng phải làm chúng ta đặt hi vọng về nghệ thuật viết kịch của ông”[23].

Viết kịch không phải công việc chỉ cốt để phản ánh một câu chuyện nào đó ngoài cuộc đời, một câu chuyện vô thưởng, vô phạt, mà chính là để góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phần nâng cao tư tưởng tình cảm của con người, góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra trước mắt chúng ta, công việc của một “kỹ sư tâm hồn” không phải chỉ là sự phản chiếu cuộc đời của một tấm gương, hoặc ghi lại cuộc sống một cách máy móc như một máy chụp hình. Đã có không ít vở kịch xây dựng trên những mâu thuẫn vụn vặt hoặc bằng những chuyện hiểu lầm vu vơ, chẳng có được ý nghĩa giáo dục tư tưởng và tình cảm, không phải người viết kịch không dựa vào mâu thuẫn nào để viết kịch mà những mâu thuẫn đó rất mỏng manh, gần như không đáng kể, hoặc do tác giả chưa biết đào sâu, khai thác ý nghĩa xã hội ẩn sau những sự việc.

Thực tiễn đã chứng minh rằng đã có những vở kịch vượt qua mọi thử thách của thời gian và không gian, giữ được sức mạnh kích động, cổ vũ khán giả hàng nghìn năm sau. Tại sao lại như vậy? Ấy là vì nội dung của vở kịch đã phản ánh một vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Vấn đề ấy có thể là vấn đề kêu gọi mọi người dũng cảm đấu tranh bất khuất chống lại cường quyền áp bức, hay là vấn đề chế độ phong kiến hà khắc đang bóc lột, đè nén người phụ nữ...

Đối với những người viết kịch, để lựa chọn được mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội cho kịch bản cần phải có trình độ tu dưỡng về nhiều mặt, cả về tư tưởng, vốn sống lẫn nghề nghiệp. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm phải có tác dụng và ý nghĩa với người thưởng thức, ở mọi lứa tuổi.

Như chúng ta đã biết, văn học nghệ thuật là một vũ khí sắc bén trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và nâng cao nhận thức cho quần chúng. Đối với nghệ thuật kịch thì tác dụng giáo dục và nhận thức đó chỉ thông qua việc phản ánh những xung đột cơ bản, lớn lao của thời đại trong từng giai đoạn cụ thể. Việc lựa chọn những mâu thuẫn trong đời sống làm cơ sở cho việc xây dựng xung đột kịch phải phản ánh được những vấn đề chủ yếu, cơ bản đang đặt ra trong đời sống, mà việc giải quyết những mâu thuẫn ấy sẽ góp phần giải đáp những vấn đề mà mọi người quan tâm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với các vở kịch lịch sử, người viết kịch lịch sử không phải là người minh họa lại lịch sử. Giá trị tư tưởng của một vở kịch lịch sử chính là ở chỗ tác giả của nó khai thác được hay không, những bài học lịch sử có tác dụng

Một phần của tài liệu đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 77 - 86)