2. Bắc Sơn Những dấu ấn về lịch sử thời kì trước cách mạng
3.3. Nghệ thuật tổ chức hành động kịch
Chúng ta thường nói: “Khởi thủy là hành động, con người phải có hành
động”, trong kịch cũng vậy, bởi nó là một hình thức văn học phản ánh những
vấn đề của cuộc sống bằng hành động. Hành động là đặc trưng của kịch, kịch không có hành động thì không phải là kịch…vậy hành động có vai trò như thế nào trong kịch?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi tìm hiểu về hành động kịch, ta phải hiểu hành động là hình thức hoạt động của con người trong xã hội với các mối quan hệ. Hành động của con người rất phong phú và đa dạng, có hành động lớn, hành động nhỏ, có những hành động nổi bật quan trọng có ý nghĩa xã hội nhưng cũng có những hành động bằng phẳng bình thường, chỉ có giá trị đối với cá nhân…
Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật kịch nói riêng đều phản ánh các hiện tượng trong cuộc sống. Đó là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật. Đối với nghệ thuật kịch, không phải bất kỳ hành động nào trong cuộc sống đều có thể trở thành hành động kịch, nếu nó không có đầy đủ những điều kiện do yêu cầu và đặc trưng của nghệ thuật kịch đòi hỏi.
Có khi hành động ấy phải tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc đấu tranh nhất định. Với việc khai thác xung đột lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng hành động của các nhân vật tham gia trực tiếp vào những xung đột ấy. Trên con đường thực hiện khát khao nghệ thuật của mình, Vũ Như Tô đã gặp những khó khăn trở ngại. Vũ nhất quyết không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài cho bọn vua chúa dâm ô hưởng lạc, hành động đó tạo nên xung đột giữa nghệ sỹ với cường quyền, áp bức. Hành động ấy có giá trị trở thành tấm gương cho mọi người soi chung. Hay hành động phản kháng của những người dân Bắc Sơn trước sự đàn áp của thực dân pháp…Vì vậy ta thấy trong các vở kịch bao giờ hành động cũng là hành động đấu tranh.
Nguyễn Huy Tưởng đã tổ chức hành động kịch trong tác phẩm của mình rất thành công, tạo ra những cuộc đấu tranh, những xung đột có gí trị tư tưởng và nghệ thuật. Hành động trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng có kịch tính, người xem chắc hẳn rất ấn tượng với màn V của vở Vũ Như Tô. Trong màn kịch này hành động của nhân vật Vũ Như Tô có hai sự lựa chọn. Nếu nghe theo Đan Thiềm thì chạy trốn, bảo toàn tính mạng còn không thì ở lại sống chết với Cửu Trùng Đài…Bên ngoài là tiếng reo hò của dân chúng, sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
truy tìm của quân phản loạn khiến mâu thuẫn của vở kịch được đẩy lên đỉnh điểm. Điều này cuốn hút người xem hơn những màn trước của vở kịch.
Thông qua việc tổ chức hành động kịch, nhiều nhân vật bộc lộ được tính cách làm thỏa mãn sự hiếu kì, tính tò mò của người xem. Nó kích thích người xem muốn tìm hiểu, khám phá và nhận thức được những bài học bổ ích thông qua các vở diễn. Trong Những người ở lại bác sĩ Thành về sau tích cực tham gia vào kháng chiến vì hai lẽ: một là muốn gặp con trai và hy vọng con mình trở về, hai là bị Ngọc Cẩm phụ bạc. Chính hoàn cảnh thay đổi dẫn đến hành động của nhân vật cũng thay đổi. Nếu cứ như trước kia, có lẽ bác sĩ Thành không thể có được hành động đi theo cách mạng, ông sẽ vẫn là một trí thức bình thường, không có một động cơ nào khiến ông thay đổi. Nhưng hành động kịch đã tiến triển phụ thuộc vào hoàn cảnh mà nhân vật đang rơi vào đó. Bác sĩ Thành thay đổi tư tưởng, đi theo cách mạng, điều này làm người xem hài lòng và có tác động rất lớn đến tinh thần cách mạng của khán giả. Hay hành động đi theo cách mạng của nhân vật Thơm trong Bắc Sơn đã phục vụ trực tiếp chủ đề tư tưởng của cách mạng. Nhân vật Thơm có quá trình chuyển biến tư tưởng rất chậm dãi, có lẽ do hoàn cảnh xuất thân mà nhân vật này đến với cách mạng rất muộn. Hành động làm liên lạc cho Việt Minh của Thơm được tất cả mọi người ủng hộ. Tuy muộn mằn nhưng là bước đi chắc chắn trên con đường đến với cách mạng. Mặt khác trong Bắc Sơn hành động kịch chỉ xoay quanh một nhân vật trung tâm. Ba màn đầu chỉ tập trung vào cụ Phương, nhưng hai màn sau lại tập trung vào Thơm. Chính thế làm cho kết cấu kém chặt chẽ, kém phần thống nhất với hành động. Hai cái chết tương đối quan trọng bằng nhau khiến người đọc không để ý hẳn vào Thơm hay cụ Phương.
Cách tổ chức mọi hành động trong các vở kịch khác của Nguyễn Huy Tưởng về cơ bản là hợp lý. Từ hành động bên trong đến hành động bên ngoài của nhân vật đều thống nhất nhưng nó diễn biến một cách đa dạng và phức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tạp tùy theo từng hoàn cảnh, từng nhân vật và đòi hỏi người viết kịch phải phân tích kĩ càng và tỉ mỉ.
Nắm được vị trí và vai trò của hành động kịch, việc tổ chức trong một tác phẩm nghê thuật không còn là điều khó khăn với Nguyễn Huy Tưởng, ông đã kết hợp được cả hành động bên trong, và bên ngoài khác ở một vở kịch. Tuy nhiên sự kết hợp ấy cần có một tỷ lệ sao cho phù hợp. Ở vở kịch Bắc Sơn
hành động bên ngoài được biểu hiện nhiều hơn, trong khi đó ở Những người
ở lại hành động bên trong lại giữ một vị trí quan trọng.
Hành động bên trong là những suy nghĩ thầm kín, tính toán, cân nhắc, đấu tranh tư tưởng (nhân vật bác sĩ Thành); còn hành động bên ngoài là những việc làm, những ý định hay những hoạt động mà ta có thể nhìn thấy được (việc xây Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô).
Nói khác đi, hành động bên trong giúp người đọc, người xem thấy được thế giới tinh thần bộ mặt tâm hồn của nhân vật. Tạo thành những rung động chiều sâu trong khán giả. Còn hành động bên ngoài lại gắn liền với sự phát triển của cốt chuyện kịch, không có hành động này thì vở kịch sẽ trở thành “bài thơ
trữ tình” của các nhân vật kịch mà không thể nào trình diễn được. Và không có
hành động bên trong vở kịch sẽ trở thành cuộc đụng độ giữa các con rối.
Cái tài của Nguyễn Huy Tưởng là ở việc sử dụng nghệ thuật tổ chức hành động kịch rất nhuần nhuyễn. Nếu chỉ chú tâm khai thác hành động bên ngoài của Vũ Như Tô với những sự việc dồn dập, căng thẳng trên sân khấu thì có lẽ chẳng người xem nào nhớ được nhân vật ấy là ai và vấn đề nêu ra trong vở kịch là gì? Chính Nguyễn Huy Tưởng đã khiến khán giả thấu hiểu được nội dung của vở kịch là thể hiện mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật với lợi ích của nhân dân, người xem sẽ nhớ đến Vũ Như Tô với tư cách là một nghệ sỹ chân chính với khát khao nghệ thuật nhưng không thành công bởi sáng tạo nghệ thuật ấy lại đi ngược với quyền lợi của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thế giới tinh thần của con người cũng là khía cạnh phong phú cần tìm hiểu, qua những sáng tác kịch của mình Nguyễn Huy Tưởng đã gửi gắm đựợc rất nhiều tâm sự, hoài bão về nghệ thuật của mình. Với kịch đời sống con người có thể biểu hiện qua hành động của nhân vật, để nói lên những ước mơ, lý tưởng…con người vẫn phải chủ yếu thông qua hành động mà bộc lộ mình. Yếu tố này tạo nên chiều sâu cho tác phẩm, thể hiện sự uyên bác của nhà văn.
Nếu chỉ có hành động bên trong và hành động bên ngoài thì như thế là chưa đủ cho một tác phẩm hay. Vấn đề là làm thế nào để tổ chức các hành động đó gắn với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, không bị rời xa thành từng mảng và có sức hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối. Trong thực tế, vở
Vũ Như Tô có nhiều hành động kịch có ý nghĩa, có kịch tính, khi xem thấy
rất hấp dẫn, lôi cuốn ấy là do Nguyễn Huy Tưởng đã nắm bắt được những quy luật của việc tổ chức hành động kịch.
Nếu chỉ bê nguyên si những hành động trong đời sống vào kịch thì tất nhiên sẽ trở thành một thứ hổ lốn, trong đó lẫn lộn cả những hành động có ý nghĩa và không có ý nghĩa. Trong Bắc Sơn hành động giác ngộ cách mạng của gia đình cụ Phương là một ví dụ cụ thể ở thời điểm lịch sử đó có rất nhiều người tham gia cách mạng nhưng không phải bất kỳ hành động tham gia cách mạng nào cũng được miêu tả trong tác phẩm. Vấn đề là phải nhằm mục đích gì, có thể hiện được chủ đề tư tưởng hay không? Chính các tư tưởng chủ đề lại chi phối việc tổ chức các hành động trong cuộc sống vào trong kịch. Muốn đưa hành động đi theo cách mạng vào kịch thì phải xem hành động ấy có đóng góp gì cho việc biểu hiện các tư tưởng chủ đề kia. Phải chọn lọc để tránh đưa vào kịch những chi tiết rườm rà…Tóm lại mọi hành động khi đưa vào kịch phải có mục đích rõ rệt, hoặc để làm sáng tỏ thêm vấn đề gì, hoặc để làm cho tính cách nhân vật thêm rõ nét, hoặc để giới thiệu hoàn cảnh, hoặc để gây không khí…Và tất cả lại phải chịu sự chi phối của tư tưởng chủ đề, là cái yêu cầu tối cao của vở kịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nói như thế không có nghĩa cuối cùng chỉ còn trơ lại một hành động chủ yếu, biểu hiện được tư tưởng chủ đề mà thôi. Không cuộc sống này vô cùng phong phú và phức tạp. Một vở kịch không thể chỉ có một tuyến hành động duy nhất xoay quanh một chủ đề, người viết kịch phải biết tổ chức hành động của các nhân vật thành một hệ thống thống nhất, có đầu có đuôi, mạch lạc. Điều này được Nguyễn Huy Tưởng chứng minh bằng chính những tác phẩm kịch của mình. Trong Bắc Sơn hành động của các nhân vật thống nhất, tồn tại nhiều dạng hành động, đảm bảo vở kịch có kết cấu chặt chẽ và đem lại thành công nhất định, hoàn chỉnh. Các phần của vở kịch cân đối nhau, tương xứng theo yêu cầu của việc biểu hiện tư tưởng chủ đề của tác giả và còn rất nhiều vở kịch đỉnh cao khác, tất cả đã làm nên một “Nguyễn Huy Tưởng người nghệ sỹ của công dân”.