1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần hóa dược việt nam

67 4,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 852,5 KB

Nội dung

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần hóa dược việt nam

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT LỜI NÓI ĐẦU 2 Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3 1. Lịch sử thành lập 3 6. An toàn lao động 4 Phần II. PHÒNG KỸ THUẬT 9 II.1. CHỨC NĂNG 9 II.2. NHIỆM VỤ 10 II.3. QUYỀN HẠN 11 II.4. TRÁCH NHIỆM 12 Phần III. PHÒNG KIỂM NGHỆM 13 III.1. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT THUỐC TỐT (GMP) 13 III.2. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 15 III.2.1. Tổ chức 15 III.2.2. Nhân sự 16 III.3. PHÒNG KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG 16 III.3.1. Hệ thống chất lượng 17 III.3.2. Quy trình thao tác chuẩn 18 III.3.3. Cơ sở vật chất 18 III.3.4. Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh phân tích 19 III.3.5. Hồ sơ và tài liệu 21 III.3.6. An toàn trong phòng kiểm 23 A: QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIẢO CỔ LAM 25 3.1 Tổng quan về terpin Hydrat: 34 3.2. Nguyên liệu: 36 a. Dầu thông: 36 3.3. Nguyên tắc phản ứng: 37 PHẦN V. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT 51 2. Thuyền róc 56 6. Thiết bị cô đặc hoạt động ở áp suất thường (nồi cô hở) 63 Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 1 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT KẾT LUẬN 66 LỜI NÓI ĐẦU Để giúp những sinh viên năm thứ 4 nhận thức được cơ bản về nội dung công việc trong tương lai sau khi ra trường, khoa công nghệ hóa học và bộ môn Hóa Dược và Hóa chất bảo vệ thực vật đã liên hệ với công ty cổ phần hóa dược Việt Nam (địa chỉ 273 Tây Sơn Hà Nội), cho phép sinh viên lớp hóa dược K53 đến thực tập tại công ty . Là một đơn vị có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất tá dược và thuốc, công ty là địa điểm thực tập của các lớp hóa dược từ khóa 45 đến khóa 53 năm nay. Đợt thực tập đã cung cấp một cái nhìn thực tể và triển vọng phát triển về ngành hóa dược đang còn non trẻ của Việt Nam. Trong quá trình thực tập với sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ kĩ thuật, các chú tổ trưởng và các anh chị công nhân chúng em đã được tìm hiểu nhiều phân xưởng của công ty. Trong thời gian thực tập có phân xưởng chỉ sản xuất một loại mặt hàng như phân xưởng sản xuất tecpin hidrat, phân xưởng sản xuất canxi cacbonat, muối tiêm, do thiết bi sản xuất rất đặc thù và lượng sản xuất lớn. Đồng thời cũng có phân xưởng sản xuất từ 2 đến 3 mặt hàng nối tiếp nhau như phân xưởng sản xuất giảo cổ lam do yêu cầu sản xuất các mặt hàng này ít và có thể sản xuất trên cùng một hệ thống thiết bị. Sau đây em xin trình bày bản báo cáo thực tập về 4 sản phẩm của công ty. Đó là :  Sản xuất Terpin hidrat. Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 2 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT  Sản xuất Canxi Carbonat.  Sản xuất Muối tiêm.  Sản xuất Giảo cổ lam. Do thời gian thực tập không dài và hiểu biết của bản thân còn có nhiều hạn chế, báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, mong các thầy cô giáo trong bộ môn góp ý. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh và cô Lê Thi Thùy, cùng toàn thể các cán bộ kỹ thuật, và các công nhân tại công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Sinh viên: Phạm Thị Kim Anh Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1. Lịch sử thành lập Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam với tiền thân là Xí nghiệp thủy tinh Hóa Dược Hà Nội được thành lập ngày 23/9/1966. Sau đó được tách thành hai xí nghiệp là: xí nghiệp Thủy Tinh và xí nghiệp Hóa Dược Hà Nội. Xí nghiệp Hóa Dược Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất các nguyên liệu ban đầu làm thuốc và sản xuất một số sản phẩm thuốc đơn giản với khoảng hơn 40 mặt hàng, do nhà nước cung ứng và bao tiêu. Là đơn vị sản xuất nguyên liệu làm thuốc duy nhất ở Đông Dương, nhưng với qui mô sản xuất nhỏ, cơ chế hoạt động bao cấp, xí nghiệp hầu như không phát triển. Đến năm 2004, bộ trưởng Bộ Y Tế đã phê duyệt phương án cổ phần hóa, và ngày 8 tháng 12 năm 2004, quyết định số 4420/QĐ- BYT được kí, Xí nghiệp chính thức có tên giao dịch mới là Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế : VIET NAM CHEMICO-PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY. Tên viết tắt : VCP Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 3 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT Sau khi thành lập Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007195. Đăng ký lần đầu ngày 29 tháng 03 năm 2005. Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 17 tháng 07 năm 2006. 2. Cơ sở vật chất, đất đai, nhà xưởng: Địa điểm : số 192 Đức Giang – Gia Lâm (Cách Hà Nội 12km) Diện tích đất : 14.141 m 2 . Nhà sản xuất : 380 m 2 Điện thoại: 043.8533396/5639852. Fax : 04.8534148 3. Cơ cấu tổ chức: - Ban giám đốc và hội đồng quản trị. - Tổng số cán bộ nhân viên : 194 người - Công nhân trực tiếp sản xuất : 91người - Các phòng ban chức năng gồm : Phòng TC – HC, Phòng KH – CT, Phòng KT – NC, Phòng KN. - Phân xưởng sản xuất : 02 phân xưởng. + Phân xưởng Hóa dược : gồm 3 tổ sản xuất và tổ cơ điện, nồi hơi. + Phân xưởng bào chế : gồm 2 tổ sản xuất (Dập viên và Đóng gói). 4. Trình độ công nghệ: Hầu hết các máy móc thiết bị đều đã sử dụng từ nhiều thập niên trước đây nên đã xuống cấp, lạc hậu. Phần lớn các công nghệ, dây chuyền sản xuất là do cán bộ công ty tự nghiên cứu, thiết kế, triển khai lắp đặt các thiết bị nhập khẩu không đồng bộ hoặc chế tạo trong nước. Quy mô sản xuất nhỏ, năng suất sản xuất còn thấp. 5. Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu trong nước: Chủ yếu là các loại quặng, muối khoáng, axit, kiềm, các loại muối vô cơ cũng như các loại dược thảo đã phơi khô. Nguồn nguyên liệu ngoại nhập :Quan trọng nhất là các loại hóa chất hữu cơ cơ bản và trung gian. Do ngành công nghiệp hóa chất trong nước chưa đáp ứng được nên nguyên liệu này chủ yếu nhập khẩu. Phần lớn là từ Trung Quốc, Pakistan. 6. An toàn lao động 6.1. Nội quy làm việc tại xưởng sản xuất: Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 4 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT - Khi sử dụng thiết bị,dụng cụ và vật tư kỹ thuật trong xưởng sản xuất, người lao động phải nắm vững nguyên lý vận hành thiết bị. Khi có sự cố xảy ra phải báo ngay cho phụ trách đơn vị biết, phải bảo quản tốt tài sản của xưởng. - Khi làm việc tại phân xưởng sản xuất, người làm việc phải được trang bị bảo hộ lao động đúng theo quy định của công ty. - Không được vào xưởng sản xuất khi chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết như: Quần áo bảo hộ, mũ, găng tay, khẩu trang. Chỉ những người đã được học quy trình sản xuất và được phụ trách đơn vị phân công thì mới được phép làm việc tại xưởng sản xuất. - Khi tinh chế phải tuân thủ đúng theo quy trình đã được huấn luyện, nghiêm cấm việc cắt bỏ, bớt xén quy trình sản xuất. Nếu có hiện tượng bất thường trong quá trình sản xuất thì phải kịp thời báo cho phụ trách đơn vị biết. - Các thiết bị, dụng cụ sử dụng cho quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Sản phẩm tạo thành phải được bảo quản tốt, tránh để nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. - Nghiêm cấm việc tự ý đưa thiết bị, dụng cụ, hóa chất và các tài sản khác ra khỏi xưởng khi chưa có sự đồng ý của phụ trách đơn vị. Tại xưởng sản xuất không được để các chất dễ nổ, độc hại quá mức quy định. Đối với các chất độc hại phải có quy định nghiêm ngặt về bảo quản và xuất nhập. Tất cả các hóa chất đều phải có nhãn rõ ràng. - Trong quá trình sản xuất phải có sổ pha chế ghi chép đầy đủ ngày tháng, các bước thực hiện, số mẻ sản xuất, số lượng nguyên liệu đã sử dụng, người thực hiện. Khi cần làm việc ngoài giờ quy định phải báo cáo và được sự đồng ý của phụ trách đơn vị. - Không được tiếp khách lạ trong xưởng sản xuất. Không được ăn uống, nói chuyện tán gẫu, làm việc riêng hay rời vị trí khi đang trong dây chuyền sản xuất. - Hết ca làm việc phải vệ sinh nhà xưởng, xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ đã sử dụng. - Phải có sổ giao ca, ghi chép đầy đủ thời gian, quá trình tiếp theo để người ca sau nắm rõ. Trước khi ra về phải kiểm tra lại nhà xưởng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và ngắt cầu dao điện. Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 5 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT - Sau mỗi tháng làm việc hoặc sau mỗi lần chuyển sang pha chế mặt hàng khác phải vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chung. - Phụ trách đơn vị phải có trách nhiệm đôn đốc mọi người thực hiện bản nội quy trên. 6.2. Nội quy an toàn nhà kho: a. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp hàng ● Dùng kệ để kê và định vị chắc chắn khi bảo quản thành phẩm. ● Thành phẩm nên xếp riêng theo từng loại và theo thứ thự thuận tiện cho việc bảo quản, sử dụng, phải có biển báo đối với từng mặt hàng. ● Bảo quản các chất gây cháy, chất dễ cháy, axit. b. Các quy tắc an toàn khi làm việc trong kho ● Thủ kho được giao nhiệm vụ quản lý kho phải được sự phân công của phụ trách đơn vị, nếu là kho thuốc người thủ kho phải có trình độ về ngành dược. Thủ kho nhất thiết phải được trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. ● Chỉ được đi lại ở các lối đi dảnh riêng cho người đã xác định. Không đi lại trong khu vực có người làm việc bên trên hoặc có vật treo ở trên. ● Không bước, dẫm qua thành phẩm. Khi có chướng ngại vật trên lối đi phải dọn ngay để thông đường. ● Những người làm việc có liên quan đến kho, khi vào kho phải có sự đồng ý của thủ kho hoặc thủ trưởng đơn vị. Những người không có nhiệm vụ thì không được và kho. ● Luôn giữ kho sạch sẽ, dụng cụ, thành phẩm được xếp gọn gàng. ● Khi phát hiện thấy có hiện tượng bất thường không an toàn cho kho hàng thì phải báo ngay cho phụ trách đơn vị kịp thời giải quyết. ● Trước khi ra về phải kiểm tra lại kho hàng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và ngắt cầu dao điện. 6.3. Nội quy an toàn khi tiếp xúc với chất độc hại: ● Cần phân loại, dán nhãn và bảo quản chất độc hại ở nơi qui định. ● Không ăn uống, hút thuốc lá ở nơi làm việc. ● Sử dụng các dụng cụ bảo hộ ( quần áo chống hóa chất, găng tay…), dụng cụ phòng hộ trong khi làm việc,vận chuyển, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 6 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT ● Những người không liên quan không được vào khu vực chứa hóa chất độc. Trước khi ra về phải kiểm tra lại hàng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và ngắt cầu dao điện. Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống. 6.4. Quy tắc an toàn bộ phận cơ điện: a. Các quy tắc an toàn với dụng cụ thủ công: ● Đối với dụng cụ thủ công như dùi, đục, cần sửa khi phần cán bị tòe, hoặc thay mới, khi lưỡi bị hỏng, lung lay. ● Sau khi sử dụng nên bảo quản dụng cụ ở nơi qui định. ● Khi bảo quản cần bịt phần lưỡi dùi, đục và xếp và hòm các dụng cụ có đầu sắc nhọn. ● Sử dụng kính bảo hộ khi làm việc ở nơi có vật văng bắn. b. Các quy tắc an toàn điện: ● Chỉ có những người có chứng chỉ chuyên môn mới được sửa chữa điện. ● Khi phát hiện hỏng hóc cần báo ngay cho người có trách nhiệm. ● Tay ướt không được sờ vào thiết bị điện. ●Tất cả các công tắc cần có nắp đậy. ● Không phun hoặc để rơi chất lỏng lên thiết bị điện, như công tắc, môtơ, hòm phân phối điện. ● Kiểm tra định kì độ an toàn của dây dẫn điện. ● Không treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, dụng cụ điện. ● Không để cho dây chạy vắt qua góc sắc hoặc máy có cạnh sắc nhọn. ● Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục. 6.5. Sơ cứu người bị bỏng Axit Sunfuric và Xút: Trong khi đang làm việc với axit và xút, nếu xảy ra tai nạn bị bắn axit hoặc xút vào người, phải nhanh chóng xử lý như sau:  Trường hợp bị bỏng axit: - Dội rửa nhiều bằng nước. - Đắp bằng dung dịch NaHCO 3 5%. - Rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. - Sau khi sơ cứu ban đầu, đưa nạn nhân đi bệnh viện điều trị.  Trường hợp bị bỏng xút: - Rửa bằng nước nhiều lần. Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 7 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT - Đắp bằng dung dịch axit boric 3%. - Sau khi sơ cứu ban đầu, đưa nạn nhân đi bệnh viện điều trị. - 6.6.Phương pháp cấp cứu người bị điện giật:  Nguyên tắc : cấp cứu nhanh, kiên trì, tại chỗ, chính xác và liên tục.  Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện : - Tìm các biện pháp đỡ ngã cao trước khi cắt điện. - Cắt cầu dao điện. - Dùng các vật cách điện để đỡ nạn nhân. - Nắm quần áo nạn nhân kéo ra khỏi nguồn điện.  Cấp cứu : - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng. - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp và ngửa về sau. - Nếu nạn nhân bị chết giả tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp lồng ngực, làm liên tục cho tới khi cán bộ y tế tới. - Cử người đi gọi cho y tế cơ quan. - Gọi điện thoại cấp cứu 115. - Nghiêm cấm đưa nạn nhân đi bệnh viện khi trên đường đi không có thiết bị hà hơi thổi ngạt. 6.7. Nội quy phòng cháy chữa cháy: Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và trật tự an ninh trong cơ quan, Giám đốc quy định nội quy phòng cháy và chữa cháy như sau: Điều 1. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, kể cả những người khách đến quan hệ công tác. Điều 2. Cấm được sử dụng lửa, đun nấu, hút thuốc trong kho và nơi cấm lửa. Điều 3. Cấm được câu, mắc, sử dụng điện tùy tiện, hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt đèn quạt và các thiết bị điện khác trước khi ra về. Không:  Dùng các vật liệu dẫn điện khác thay cầu chì.  Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.  Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện và dây dẫn điện.  Để xăng, dầu và các chất dễ cháy trong phòng làm việc.  Sử dụng bếp điện bằng dây may-so, thắp hương trong phòng làm việc. Điều 4. Sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, để tiện kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết. Điều 5. Khu vực để ô tô, xe máy phải gọn gàng, có lối đi lại, khi đỗ xe phải hướng đầu xe ra ngoài. Điều 6. Không để các chướng ngại vật trên các lối đi lại, hành lang, cầu thang. Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 8 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT Điều 7. Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng theo quy định, không ai được lấy sử dụng vào việc khác. Điều 8. Cán bộ công nhân viên thực hiên tốt quy định này sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm sẽ tùy thuộc mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Phần II. PHÒNG KỸ THUẬT II.1. CHỨC NĂNG Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 9 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo dưỡng, kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường. II.2. NHIỆM VỤ 1. Lập kế hoạch áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Xây dựng các phương án phát triển Tổng công ty, tư vấn cho Tổng giám đốc chọn phương án đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất theo mục tiêu kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn của Tổng công ty. 3. Tham gia việc xét duyệt các dự án đầu tư mở rộng sản xuất của Tổng công ty và các dự án liên doanh với nước ngoài do các đơn vị tư vấn hoặc hồ sơ chào thầu của các nhà cung cấp thiết bị thực hiện. Tham gia đánh giá kết quả chạy nghiệm thu các dự án phát triển sản xuất của Tổng công ty. 4. Xây dựng, rà soát sửa đổi ban hành và giám sát các quy trình công nghệ, quy trình an toàn lao động - vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sản phẩm đầu vào, đầu ra cho phù hợp với công nghệ sản xuất. Kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho ngành. 5. Biên soạn và ban hành các quy trình phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào, đầu ra và bán sản phẩm trong quá trình sản xuất; nghiên cứu áp dụng các phương pháp thử mới phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty và tiến bộ kỹ thuật của ngành. 6. Phân tích kiểm tra một số thông số kỹ thuật của bán sản phẩm trên dây chuyền sản xuất các đơn vị hạch toán báo sổ của công ty. 7. Lên yêu cầu mua sắm dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; tiếp nhận, bảo quản, pha chế và cấp phát hóa phẩm cho các tổ hóa nghiệm các đơn vị hạch toán báo sổ của công ty. 8. Tổ chức triển khai các hoạt động kiểm tra, phân loại sản phẩm trước khi nhập kho. Lập báo cáo chất lượng sản phẩm theo định kỳ và đề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện tốt các quy định trong pháp lệnh chất lượng hàng hóa. Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 10 [...]... máy móc, thiết bị các đơn vị hạch toán báo sổ của Tổng công ty II.3 QUYỀN HẠN Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 11 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc;... chì, arsen - Các hóa chất độc, ăn mòn, cháy nổ, các acid, base mạnh phải được vô hiệu hóa, làm loãng hoặc trung hòa trước khi thải PHẦN IV CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ A: QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIẢO CỔ LAM 1.1 Tổng quan Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 25 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT Giảo cổ lam là một sản phẩm mới của công ty mới được đưa vào sản xuất trong thời gian gần đây Giảo cổ lam là một cây thuốc... Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 12 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT Phần III PHÒNG KIỂM NGHỆM III.1 TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT THUỐC TỐT (GMP) Với diện tích 10.000 m2, đây là một dự án lớn trong ngành dược Việt Nam Việc thiết kế nhà máy được tiến hành căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng và vệ sinh của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp và... tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ... trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point) - Tiêu chuẩn này do tổ chức NQA, Vương quốc Anh xác thực Bố trí phòng kiểm nghiệm Khu bào chế Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 13 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT E D C F A B A – Phòng kiểm nghiệm 1 – Giá đựng hóa chất – Bàn kiểm nghiệm 5 - 1 số thiết bị: Dụng cụ sắc ký, Cân kỹ 2 – Hóa chất chuẩn độ thuật, Máy khuấy... định của công ty và pháp luật của Nhà nước; phối hợp với tổ chức công đoàn xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh tại các đơn vị trong công ty 11 Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và quản lý công tác bảo hộ lao động cho các đơn vị trong công ty Tổ chức đo kiểm tra môi trường lao động theo quy định 12 Thực hiện việc khai báo, đăng ký và tổ chức khám nghiệm kỹ thuật các thiết bị máy móc,... CNHC Hóa Dược K53 Page 20 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT b- Tên nhà sản xuất, loại thiết bị, số lô sản xuất hoặc mã số khác c- Kết quả thẩm định xác nhận thiết bị đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật d- Vị trí đặt thiết bị e- Các hướng dẫn của nhà sản xuất ( nếu có) hoặc địa chỉ nhà sản xuất f- Ngày, kết quả, bản sao các báo cáo và chứng nhận hiệu chỉnh, giới hạn cho phép và ngày hiệu chỉnh kế tiếp g- Các công việc... phòng kiểm nghiệm Hiện tại phũng kiểm nghiệm gồm cú 10 nhõn viờn thực hiện cỏc cụng việc kiểm soỏt, kiểm nghiệm, pha húa chất và quản lý chung III.3 PHÒNG KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 16 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT III.3.1 Hệ thống chất lượng 1 Hệ thống chất lượng được đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động của phòng kiểm nghiệm tuân theo các nguyên tắc Thực hành tốt phòng kiểm... phẩm 1.7 Cô hở có khuấy Mục đích: Tạo dạng thuốc bào chế - Cao đông dược, đạt đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật Tiến hành: Sau khi cô chân không xong, dịch được đưa vào thiết bị cô hở có khuấy được gia nhiệt bằng hơi Tại đây nước sẽ bị bay hơi một phần Quá trình này có kết hợp khuấy Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 28 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT trộn để làm tăng sự bay hơi nước đồng thời sản phẩm đạt... vết thương, mắt, niêm mạc mũi Dung dịch 3,5-10% dùng ngoài để đắp, rửa vết thương có mủ, thuốc sát trùng, thuốc nôn, thuốc tẩy… Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 29 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT - Trong công nghiệp thực phẩm: bảo quản thức ăn - Trong công nghiệp tẩy rửa: sản xuất xà phòng - Trong khoa học, được trộn với nước đá để tạo hỗn hợp làm lạnh tốt - Trong nhuộm vải, làm bền màu thuốc nhuộm . nghệ hóa học và bộ môn Hóa Dược và Hóa chất bảo vệ thực vật đã liên hệ với công ty cổ phần hóa dược Việt Nam (địa chỉ 273 Tây Sơn Hà Nội), cho phép sinh viên lớp hóa dược K53 đến thực tập tại công. các công nhân tại công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Sinh viên: Phạm Thị Kim Anh Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1. Lịch sử thành lập Công ty cổ phần Hóa Dược Việt. COMPANY. Tên viết tắt : VCP Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 3 BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT Sau khi thành lập Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 09/11/2014, 14:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w