Vai trò điều tiết lãi suất của NHTƯ

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 38 - 54)

nền kinh tế, chủ động tác động đến lãi suất thị trường, nhằm hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trên thực tế, sự tăng lên của lãi suất chính thức của NHTƯ có thể có ảnh hưởng mạnh đến giảm lạm phát khi sự thay đổi lãi suất chính thức của NHTƯ có tác động nhanh, mạnh đến sự thay đổi lãi suất trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái. Điều này càng đúng hơn trong nền kinh tế có hệ thống tài chính mở và cạnh tranh hơn, khi đó nhiều hợp đồng được ký kết trên cơ sở lãi suất thả nổi hơn là trên cơ cở lãi suất cố định, lúc đó những thay đổi trong lãi suất chính thức càng có ảnh hưởng đến lãi suất khác và tỷ giá. Mặt khác, sự tăng lên của lãi suất NHTƯ có thể có ảnh hưởng nhanh hơn trong việc giảm lạm phát và dẫn đến sản lượng giảm chút ít trong ngắn hạn khi: Kỳ vọng tiền lương và giá cả nhạy cảm hơn với những thay đổi trong lãi suất chính thức và tiền cung ứng( độ nhạy cảm này sẽ tăng lên nếu chính sách có độ tin cậy); hoặc tiền lương nhạy cảm với những thay đổi của sản lượng và việc làm ( sự nhạy cảm này tăng lên khi thị trường lao động linh hoạt); khi tỷ giá là linh hoạt; và khi giá cả trong nước nhạy cảm với những thay đổi trong tỷ giá (sự nhạy cảm này phụ thuộc vào những thay đổi của giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá, theo đó cũng phụ thuộc vào những nhà xuất khẩu nước ngoài không thay đổi lợi nhuận cận biên của họ, và phụ thuộc vào ảnh hưởng của những thay đổi giá nhập khẩu lên giá cả trong nước. Mức độ ảnh hưởng càng lớn khi nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn trong GDP, như đối với những nước nhỏ, mở cửa hơn là những nước lớn mà đóng cửa).

Đối với Việt Nam, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển, song mức độ phát triển còn thấp, thị trường còn có sự phân đoạn, vốn luân chuyển chưa thông

suốt, giữa các thành viên thị trường thiếu sự gắn kết chặt chẽ, rủi ro đạo đức nhiều... do vậy mà sự phản ứng chính sách còn méo mó, thiếu đồng thuận. Thêm vào đó, năng lực giám sát thị trường tài chính của các cơ quan quản lý còn hạn chế.

Cú sốc trên thị trường tiền tệ vào cuối tháng 2/2008 càng minh chứng cho sự yếu kém của các thành viên thị trường. Do vậy việc điều tiết lãi suất thị trường của NHNN là rất khó khăn. Mặc dù, NHNN đã từng bước đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, bước đầu hình thành hành lang dao động cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, trong đó lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần thành lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được điều chỉnh làm lãi suất sàn. Cùng với khung lãi suất trên, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được NHNN sử dụng để định hướng lãi suất thị trường. Thực tế cho thấy các lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ (thắt chặt hay nới lỏng) thời gian qua có tác động hạn chế đến lãi suất thị trường. Trong thời gian qua, các lãi suất trên chưa thực sự phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường, mối quan hệ giữa các lãi suất của NHNN và lãi suất thị trường còn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ. Sự thay đổi các lãi suất của NHNN có tác động hiệu ứng hạn chế đến sự thay đổi lãi suất thị trường tiền tệ (xem đồ thị).

Biểu l:Diễn biến lãi suất năm 2007 và Ql/2008

Đồ thị trên cho thấy lãi suất chỉ đạo của NHNN thấp hơn lãi suất thị trường, đây là một điều rất phi lý. Đối với thị trường tiền tệ phát triển, lãi suất huy động ngắn hạn từ các TCKT và dân cư của các NHTM phải thấp hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng xoay quanh mức lãi suất chỉ đạo của NHTƯ.

Việc lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở hiện nay thấp hơn lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ, nên khi các ngân hàng thiếu vốn đều muốn tiếp cận nguồn vốn từ NHNN. Điều này dễ dẫn đến tình trạng lợi dựng các kênh hỗ trợ vốn từ NHNN, làm cho NHNN xác định tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng của các NHTM qua hoạt động thị trường mở là khó khăn.

Tuy nhiên, từ tháng 5/2008, NHNN đã thay đổi cơ chế điều hành lãi suất lãi suất cơ bản là cơ sở để các NHTM định lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản theo qui định của Độ luật dân sự. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường mở là lãi suất định hướng liên ngân hàng.

Với qui định như vậy, trong bối cảnh thị trường như hiện nay, lãi suất cơ bản đã thực sự là lãi suất tham chiếu của các NHTM trong cho vay nền kinh tế, và các mức lãi suất chỉ đạo khác đang đóng vai trò là lãi suất định hướng thị trường liên ngân hàng.

Vấn đề ở đây là để phát huy cao hiệu quả cơ chế lãi suất này trong bối cảnh thị trường hiện nay, thì việc phối kết hợp các công cụ CSTT để bơm ra (hút tiền vào) ở mức độ để đảm bảo không tạo ra sức ép tăng lãi suất (giảm quá lãi suất) so với mức lãi suất mục tiêu. Đồng thời với việc đổi mới này, cần tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành của các thành viên thị trường, nâng cao kỷ luật thị trường, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của NHNN đối với các NHTM và NHNN xác định mức lãi suất chỉ đạo phù hợp với cung, cầu vốn trên thị trường cũng như khả năng chịu đựng được của nền kinh tế.

Chưtmg II

DIỄN BIẾN LÃI SUẤT VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐIÈU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHNN VIỆT NAM TỪ GIAI ĐOẠN

2000 ĐẾN NAY

Phân tích các chính sách lãi suất trước và trong khủng hoảng, gỉaỉ đoạn 2000-2008:

2ẳlẳl.Chính sách lãi suất giai đoạn 2000 đến tháng 6/2002 Tình hình chung về lãi suất trong thòi gian này

Điểm nổi bật trong chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam trong giai đoạn này là việc thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ theo đó Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.

các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Theo cơ chế lãi suất này cho thấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới.

Định hướng điều chỉnh lãi suất cơ bản

Cùng với Quyết định trên Ngân hàng Nhà nước còn qui định các mức lãi suất ưu đãi cho vay phục vụ người nghèo (0,8%/tháng) cho vay với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao 0,5 - 0,6%/tháng, cho vay học sinh sinh viên 0,7%/tháng, lãi suất nợ quá hạn 150% mức trần lãi suất cho vay cùng loại. Qui định lãi suất tiền gửi ngoại tệ tối đa của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng không kỳ hạn là 1,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng 4%/năm, kỳ hạn trên 6 tháng là 4,5%/năm. Ngân hàng Nhà nước ra Quyết dinh 309/QĐNH1 điều chỉnh lãi suất tiền gửi và cho vay bằng USD ban hành ngày 10/9/2000 theo đó lãi suất cho vay là 7,5%/năm, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,5%/năm, lãi suất kì hạn 6 tháng là 3%, kỳ hạn trên 6 tháng là 3,5%/năm.

Do tác động của thị trường thế giới và một số nhân tố khác: tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2000 đã giảm thấp (5,8%), sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình trên đạng tạo ra một sức ép rất lớn đòi hỏi phải giảm lãi suất cho vay. Do đó ngày 29/1/2001, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị số 01/CT - NHNN1 theo đó kể từ ngày 1/2/2001 trần lãi suất cho vay tối đa thông thường bằng VNĐ của các Ngân hàng Thương mại quốc doanh đối với khách hàng khu vực thành thị giảm xuống còn 1,1%/tháng của loại cho vay ngắn hạn; 1,15%/tháng với loại cho vay trung và dài hạn. Mức giảm lãi suất của mỗi loại cho vay đều là 0,1%/tháng so với trước đó. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng khác và ở các vùng khác vẫn giữ nguyên theo Quyết định số 39/QĐNHNN ban hành ngày 17/01/2000.

Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, từ tháng 6/2001, NHNN đã bỏ cơ chế khống chế theo biên độ lãi suất (lãi suất SIBOR 3tháng= 1%/năm đối với cho vay ngắn hạn và lãi suất SIBOR 6 tháng = 2,5%/năm đối với vay dài hạn) chuyển sang cơ chế tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ. Theo đó, các tổ chức tín dụng được tự do ấn định lãi suất cho vay ngoại tệ trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng ngoại tệ trong nước. Việc NHNN thực hiện tự do hoá ngoại tệ trong nước với thị trường tiền tệ thế giới và từng bước hội nhập quốc tế.

Riêng đối với lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại các tổ chức tính dụng, NHNN vẫn qui định khống chế ở mức thấp để hạn chế găm giữ USD trên tài khoản, hạn chế đô la hoá trong điều kiện tỷ lệ kết hối giảm xuống mức 40%. Ngoài ra, phù hợp với xu hướng giảm lãi xuất trên thị trường quốc tế. Tháng 12 năm 2001, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn của tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước tại NHNN xuống 1,7%/năm.

2ề7.7.2ề ưu và nhược điểm

ễZ7ií điểm

+ Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế thị

trường tiền tệ, tín dụng trong nước thời kỳ 2000-2001; Cơ chế điều hành lãi suất mới vừa có yếu tố quản lý Nhà nước, do lãi suất cơ bản có liên hệ trực tiếp với lãi suất thị trường tiền tệ trong nước và phản ánh cung-cầu vốn, nên lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng gắn tương đối chặt với lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước.

+ Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản không gây biến động làm tăng mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế so với cơ chế trần lãi suất trước đây; đồng thời tạo khuôn khổ linh hoạt hơn cho các tổ chức tín dụng trong việc ấn định lãi suất huy động và cho vay phù họp với đặc điểm của từng vùng, từng đối tượng khách hàng, góp phần khuyến khích huy động vốn, mở rộng tín dụng, giải toả vốn ứ đọng, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế.

Do vậy đến cuối năm 2001: “...sổ dư tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng 18%, dư nợ cho vay tăng 25% so với cùng kỳ năm 2000

+ Lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ và các loại ngoại tệ khác phù hợp với lãi

suất quốc tế, gắn với thị trường tiền tệ trong nước và thị trường tiền tệ trong khu vực và trên thế giới. Cơ chế lãi suất thả nổi đã khuyến khích cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là cho vay trung, dài hạn bằng ngoại tệ, kết quả là: “Dư nợ cho vay ngoại tệ đến cuối năm 2001 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm

2000, trong đó dư nợ cho trung và dài hạn tăng 5,5% so với cùng kỳ ” 1

+ Biên độ lãi suất cho vay được quy định đủ rộng đối với cho vay bằng đồng Việt Nam, không phân biệt biên độ giữa các khu vực và các loại hình tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) mà chỉ có sự phân biệt biên độ giữa lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn.

Biên độ trên bao gồm cả các khoản phí liên quan đến khoản vay, tránh việc các tổ chức tín dụng lợi dụng thu phí vượt biên độ cho phép, không còn tình trạng vi phạm về lãi suất cho vay như quy định trần lãi suất trước đây.

Việc quy định biên độ lãi suất như thời gian qua khuyến khích cho vay trung và dài hạn, vừa đảm bảo vai trò kiểm soát của ngân hàng Nhà Nước đối với lãi suất cho vay.

•Nhược điểm

+ về thực chất, cơ chế lãi suất cơ bản vẫn có sự can thiệp hành chính của Nhà nước, thể hiện ở việc khống chế biên độ lãi suất. Trên thực tế, lãi suất cho vay và huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành thị về cơ bản đã thực hiện theo thoả thuận; đối với địa bàn nông thôn, lãi suất cho vay đã sát biên độ được cho phép, làm cho lãi suất nhiều khi không phản ánh đúng cung cầu vốn tín dụng trên thị trường, các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc huy động và cho vay vốn.

phản ánh kịp thời để phòng tránh rủi ro về lãi suất và thanh khoản khi lãi suất thị trường tiền tệ trong nước và ngoài nước có biến động, chênh lệch về lãi suất huy động và cho vay bị thu hẹp do lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay không thể tăng được nữa.

+ Do có sự chênh lệch lãi suất giữa đông nội tệ do đó mà thiếu VND để phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho tình trạng đô la hoá của nền kinh tế càng trầm trọng.Cuối năm 2000 đầu năm 2001 các NHTM đã đưa ra các mức lãi suất tiền gửi như nhau đối với VND và USD. Việc mặt bằng lãi

suất của VND và USD bằng nhau như vừa qua đã khuyến khích thêm quá trình USD hoá và về lâu dài có thể dẫn tới việc VND bị lấn át hoàn toàn.

Thành công và hạn chế •Thành cống

-Chính sách lãi suất, với tư cách là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã góp phần tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát. Trong những năm qua lãi suất thực đã thực sự góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và hoạt động của ngành Ngân hàng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước như việc đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn mà Đảng đã đề ra (đó là đẩy mạnh xuất khẩu, sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng) nhằm giải quyết nhu cầu về vốn, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của đất nước, chúng ta có thể thấy điều này qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kỉnh tế qua các năm

Năm 2000 2001 2002

Lạm phát 9.2 0.8 0.6

- Thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô, tăng cường động lực cho guồng máy kinh tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước.

- Xoá bỏ chế độ kiểm soát cứng nhắc trước đây. Các mức lãi suất quy định cụ thể theo mục đích và ngành kinh doanh, xoá bỏ để dành quyền tự chủ cho các ngân hàng trong một mức độ linh hoạt nhất định khi thực hiện chính sách lãi suất. - Góp phần củg cố và phát triển hệ thống ngân hàng thông qua việc tạo ra một lợi nhuận hợp lý để các ngân hàng có thể bù đắp được mọi chi phí hoạt động, các rủi ro đồng thời tạo công bằng xã hội. Do đó lãi suất thể hiện vai trò kinh tế và xã hội của nó.

Như vậy chúng ta thấy lãi suất có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 38 - 54)

w