ngân hàng trong năm 2010. Đe thực hiện nhiệm vụ đó, ngành ngân hàng đang triển khai những giải pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên để hỗ trợ cho các giải pháp ngắn hạn này có hiệu quả, có cơ sở đầy đủ cho việc xây dựng các giải pháp điều hành trong dài hạn, bên cạnh sự nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, cũng rất cần thiết phải có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối họp chặt chẽ của các bộ ngành hữu quan trong việc cơ cấu lại thị trường tài chính, giảm dần cho vay với lãi suất ưu đãi, phát triển các thị trường nợ một cách có hiệu quả, tò đó sẽ giảm bớt gánh nặng cho khu vực ngân hàng trong việc cung cấp vốn phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước.
KẾT LUÂN
•
Như vậy, trong những năm gần đây, các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của NHNN cũng như các tổ chức, doanh nghiệp. Giai đoạn 2008-2010 do bị ảnh hưởng lớn từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi sự đổ bộ của cơn bão tài chính này. Trước tình hình đó NHNN đã triển khai những chính sách tiền tệ nhằm đưa nước ta sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Những chính sách điều hành lãi suất của NHNN trong giai đoạn này được coi là công cụ hữu hiệu nhất và chúng thực sự đã phát huy tác dụng.Việc ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các NHTM đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất tương đối ổn định và là minh chứng tốt nhất cho thấy hiệu quả của những chính sách điều hành lãi suất mà NHNN Việt Nam đã đưa ra.
Ngoài ra những chính sách điều hành lãi suất đã có tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và các tổ chức tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù họp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng.
chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các NHTM quan tâm nhằm theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Đó là những vấn đề mà nhóm chúng tôi đã đề cập xuyên suốt trong cả đề tài.
Mặc dù đã giành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề song chắc chắn bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định cả về mặt nhận thức lí luận cũng như tình hình thực tiễn.
Vì vậy, chúng tôi kính mong có được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn để nhận thức của chúng tôi về vấn đề nghiên cứu được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tài liêu tham khảo