VIÊT NAM HIÊN NAY tiêu và nhiêm vu:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 81 - 89)

phép các NHTM cho vay thỏa thuận, chính thức làm lãi suất cho vay tăng lên mức 15- 16%, có nơi 18%/năm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sau khi trần lãi suất huy động 10,5% được gỡ bỏ, thay bằng mức 11,5%/năm. Mức lãi suất huy động mới giúp việc huy động vốn của NHTM trở nên dễ dàng hơn, với nguồn vốn dồi dào hơn, NHTM sẽ sẵn sàng cho vay ở mức lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, hiện nay lãi suất cho vay khó có thể giảm xuống dưới mức 13-14%/năm.

Chương III

ĐINH HƯỚNG PHÁT HUY TÁC ĐÔNG TÍCH CƯC CỦA CHÍNH • • • SÁCH LÃI SUẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ Ở VIÊT NAM HIÊN NAY

3.1. Định hướng chính sách lãi suất của NHNN cho năm 2010 3ếlẳlẳ Muc tiêu và nhiêm vu: và nhiêm vu:

• • •

Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 20% và tín dụng khoảng 25%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý.

Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại văn bản số 624/TB- NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Văn phòng Ngân hàng Nhà nước về y kiến chỉ đạo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2010.

Tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch hành động về triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng tại nghị quyết số 03/NG-CP của chính phủ ngày 15 tháng 1 năm 2010 về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2010, Nghị quyết số 18/NQ-CP của chính phủ ngày 06 tháng 4 năm 2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010( kèm theo chỉ thị này).

nhiệm vụ củã mình tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thưc hiên muc tiêu, nhiêm vu năm 2010 và các biên pháp:

Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù họp với mục tiêu phát triển và điều kiện kinh thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và ngân hàng; điều tiết lãi suất thị trường giảm giần để tạo điều kiện phát triển hoạt động sản xuất-kinh doanh; đổi mới nâng cao chất lượng công tác thống kê, thông tin và dự báo về kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; thực hiện biện pháp cần thiết để xử lý các hiện tượng có nguy cơ gây mất ổn định thị trường tiền tệ; nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; ban hành văn bản hướng dẫn và triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật; tổ chức triển khai Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn khi Chính phủ ban hành và sửa đổi các cơ chế liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng để tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tiếp cận vốn tín dụng.

Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá kinh doanh trong mối quan hệ với lãi suất, lạm phát, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác nhằm giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý ngoại hối và quản lý thị trường ngoại hối theo quy định của pháp luật, phối hợp với các bộ, ngành để nâng cao chất lượng lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế.

Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện các thể chế về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, nhà nước với quy định của pháp luật, thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều kiện của nền kinh tế và thị trường tiền tệ nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó trọng tâm là hoàn thiện dự án luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) và Luật tổ chức tín dụng(sửa đổi), ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

Cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng; giám sát thường xuyên và chặt chẽ chất lượng tín dụng, khả năng thanh

toán và rủi ro hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện biện pháp khả thi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phù hợp quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và điều kiện cụ thể hiện nay; tiếp tục hoàn thiện thể chế và phát triển công nghệ tin học ngân hàng; triển khai dự án “hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng” (FSMIMS) có hiệu quả và đúng tiến độ.

Theo dõi và cập nhật tình hình kinh tế và tiền tệ quốc tế để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta; tăng cường họp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; phối hợp với các Bộ ngành liên quan để triển khai các chương trình vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á; hoàn thành tốt công việc tổ chức hội nghị Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN tại Việt Nam trong năm 2010 mà NHNN Việt Nam đảm nhận vai trò chủ trì; phối họp có hiệu quả với các tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tổ chức quốc tế.

Cung ứng kịp thời và đủ số lượng tiền mặt theo cơ cấu hợp lý ,đảm bảo an toàn kho quỹ, tiền và tài sản do ngành Ngân hàng quản lý.

Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ, làm tốt công tác thông tin và truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng, coi đây là yếu tố quan trọng để chính sách tiền tệ được vận hành có hiệu quả.

Phối họp chặt chẽ với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam để triển khai có hiệu quả các biện pháp điều hành chinh sách tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước chi nhánh tình ,thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng củã mình, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 và các biện pháp:

Triển khai kịp thời các chinh sách , cơ chế về tiên tệ, tín dụng và hoạt động của Ngân hàng, trong đó, triển khai có hiệu quả và đúng qui định của pháp luật các cơ chế hỗ trợ lãi suất áp dụng trong năm 2010.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra các hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, xử lý đúng và kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền,

nắm chắc tình hình kinh tế xã hội và hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc Ngân hàng nhà nước về biện pháp quản lý hoạt động và mạng lưới tổ chưc tín dung, sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế.

Thực hiện các biện pháp phù hợp để tổ chức tín dụng tập trung vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng nhu cầu vốn chi phí sản xuất kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3ếlẳ4ẳ Các tổ chức tín dụng bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 và thực hiện biện pháp

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2010 trên cơ sở bám sát và thực hiện chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện đúng qui định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động của Ngân hàng.

Mở rộng tín dụng và hoạt động kinh doanh, trên cơ sở khả năng huy động vốn và nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng, đi đôi với chuyển dịch mạnh cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất, địa bàn thành thị và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tập trung vốn cho vay chi phí sản xuất - kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu , doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đối vời hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo đúng qui định của pháp luật.

Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu theo hướng tập trung ngoại tệ cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu trong sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được, hạn chế việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, thực hiện các biện pháp để giám sát việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo đúng qui định của pháp luật.

Tiếp tục cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng an toàn, bền vững, xây dựng hoạt động chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện nền kinh tế thời kỳ hậu khủng

hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, tiếp tục hoàn thiện các qui định nghiệp vụ về quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nâng cao năng lực và chất lượng quản trị rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh, kiện toàn mô hình tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bổ sung hoàn thiện các văn bản chế độ liên quan đến hoạt động kiểm ưa thường xuyên để đảm bảo an toàn của hệ thống.

Niêm yết công khai các mức lãi suất huy động, cho vay và các loại phí phù hợp với qui định của pháp luật.

Chú trọng phát triển mạng lưới chi nhánh ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn, gắn mục tiêu và hoạt động kinh doanh của chi nhánh để phục vụ cho việc phát triển kinh tế địa phương, nơi mở chi nhánh.

Cung cấp đủ, kịp thời, chính xác các thông tin hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật và yêu cầu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

3ếlế Các gỉảỉ pháp cho chính sách lãi suất củã Việt Nam hiện nay Chủ trưoug của Chính phủ

Chính phủ hiện đã có chỉ đạo thực hiện đồng bộ 6 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp lớn để khôi phục phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát cao. Các bộ, ngành đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất điều hòa cung cầu, tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, kiểm ưa kiểm soát thị trường... Thực tế cho thấy, trong năm 2010, để kiềm chế tốt lạm phát, ổn định và nâng cao chất lượng phát triển kinh tế, Việt Nam cần chú ý hơn đến các trọng tâm chính sách sau:

Thứ nhất, cần đảm bảo yêu cầu cạnh tranh kinh tế thị trường có quản lý Nhà nước về giá cả.

Cần thúc đẩy thiết lập và hoàn thiện cơ chế thị trường cạnh tranh đầy đủ có sự kiểm soát một cách hiệu quả đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chưa tự do hóa. cần thực sự cho cạnh tranh thị trường đầy đủ trong việc cung cấp và định giá hàng hoá và dịch vụ

theo thị trường. Nói cách khác, phải cho cạnh tranh đầy đủ trên thị trường rồi nhà nước mới buông giá, để bàn tay vô hình của thị trường làm đúng chức năng của mình. Nếu chỉ trả giá cả về cho thị trường, mà không trả sự cạnh tranh cần thiết về cho thị trường trong việc hình thành giá cả, là dễ tạo ra sự lạm dụng và mang lại lợi ích độc quyền kép cho các doanh nghiệp đang hoặc gần như độc quyền kinh doanh các mặt hàng này.

Trước mắt, cần cân nhắc hợp lý hơn thời điểm và mức tăng giá các mặt hàng điện, than...đồng thời, nâng cao năng lực và hiệu quả trên thực tế của chính phủ trong công tác giám sát, kiểm soát và xử lý sự độc quyền và các vi phạm về giá từ phía các doanh nghiệp và các bên có liên quan.

Thực tế cho thấy, cần tăng cường công tác kiểm toán giá và các chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp độc quyền hoặc gần như độc quyền để giảm thiểu các chi phí không hợp lý, làm giảm giá thành đầu ra của các sản phẩm cuả chúng, từ đó giúp giảm giá đầu vào của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần hạ mức giá chung và nâng cao sự lành mạnh của thị trường và sự bình đẳng của xã hội, ngăn chặn hiện tượng lạm dụng trục lợi cá nhân, thậm chí biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, phường hội và phe nhóm...

Thứ hai, linh hoạt và phối hợp đồng bộ các công cụ và hoạt động quản lý, giữa yêu cầu thắt chặt với nới lỏng tài chính-tiền tệ, đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư.

Trước hết, cần đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật về cho vay, đảm bảo tỷ lệ an toàn kinh doanh, quản lý ngoại hối.

Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và chuyển dịch mạnh cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực, địa bàn thành thị và nông thôn, kỳ hạn và khách hàng vay, đáp ứng vốn cho các nhu cầu vay để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó tập trung các nguồn vốn cho vay sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản, doanh nghiệp thu mua nông sản, chế biến và xuất khẩu, cân bằng hơn giữa cho vay đầu tư xuất khẩu với cho vay phát triển thị trường trong nước; hạn chế cho vay các nhu cầu vốn thuộc các lĩnh vực phi sản xuất.

Đồng thời, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý lãi suất tiền vay và tiếp tục cho vay mới đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất bị thiệt hai do thiên tai, bão lụt.. .để khách

hàng vay có điều kiện sản xuất, kinh doanh phù họp với quy định của pháp luật về cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, thúc đẩy sự phát triển dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh chung của đất nước, của ngành và đơn vị mình theo nguyên tắc thị trường, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện và tăng cường việc kiểm tra, giám sát, thanh tra thực hiện các quy định về cho vay và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh về hoạt động tín dụng, cần có sự phối họp liên ngành chủ động, ăn khớp và thường xuyên, cũng như cần có sự đồng bộ, nhất quán hơn giữa việc ban hành, triển khai, giám sát, kiểm ưa và chế tài hiệu quả các vi phạm chính sách trên thực tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, dự trữ ngoại hối và chính sách thuế, chính sách nợ chính phủ. Chính phủ cần có nhiều chế tài đối với các vi phạm về giá đủ sức răn đe. Tăng cường quản lý nợ công, coi trọng hiệu quả vay và sử dụng các khoản nợ. Đẩy mạnh chống tham nhũng và lãng phí trong chi tiêu công.

Cần nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh nhạy cảm của năm 2010, việc ngăn chặn các tin đồn liên quan đến chính sách tỷ giá và thị trường tài chính- tiền tệ ở Việt Nam sẽ có ý

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w