chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt.
Bước sang năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục lan rộng, đẩy kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái, đã tác động nhanh, trực tiếp đến nền kinh tế nước ta trên các lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, du lịch, đầu tư nước ngoài... Do đó, hệ thống ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trước tình hình đó, để góp phần chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế ở mức hợp lý, bền vững bảo đảm an sinh xã hội, NHNN đã điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh
2.2ẳlẳ Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2009:
Có thể nói giai đoạn này được bắt đầu từ khi có Quyết định số 131/QĐ- TTg ngày 23/1, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm 2009, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Trong quyết định này có đề cập đến nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các các ngân hàng thương mại cho vay các nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất - kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo NHNN để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.
Theo đó, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2/2009 - 31/12/2009. Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định nêu trên; khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay.
Cũng trong ngày 23/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 8,5%/năm xuống 7%lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo đó giảm từ 12,75%/năm xuống 10,5%/năm.
Cùng với việc giảm lãi suất cơ bản, cùng ngày Thống đốc NHNN cũng ban hành Quyết định số 173/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tô liên ngân hàng và cho
lãi suất tái chiết khấu giảm tò 7,5%/năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 9,5%/năm xuống 8%/năm.Thống đốc còn ký ban hành Quyết định số 174/QĐ- NHNN về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng. Theo đó, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng giảm từ 8,5%/năm xuống 3,6%/năm.
NHNN cho biết, mục đích của việc điều chỉnh giảm lãi suất nêu trên là triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
Thực hiện Quyết định số 131/QĐ - TTG ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 3/2/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-NHNN quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh (gọi tắt là hỗ trợ lãi suất). Trong thông tư,những thông tin cơ bản về đối tượng được vay, mức hỗ trợ, những khoản vay nào không được hỗ trợ được tóm lược như sau:
•về đối tượng và phạm VÍẾ áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất:
Các tổ chức tín dụng cho vay vốn đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thực hiện việc hỗ trợ lãi suất, bao gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương (dưới đây gọi chung là ngân hàng thương mại). Còn về phía các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng được hỗ trợ
Trong đó, Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009.
Theo đó thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng kể từ ngày giải ngân và chỉ áp dụng trong năm 2009. Các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009 chỉ được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian vay của năm
Các khoản quá hạn, được gia hạn nợ vay không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả.
Kết quả của những chỉnh sách của NHNN qua những chỉnh sách điều chỉnh lãi suất trên:
Có thể nói Quyết định số 131/QD-TTg và Thông tư số 02/2009/TT- NHNN đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn thanh toán.
Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, ý kiến của các bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp và người dân cho thấy cơ chế hỗ trợ lãi suất đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Có thể nói, đây là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác động thiết thực đối với các tổ chức và cá nhân trong việc khắc phục khó khăn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng hỗ trợ cho các NHTM khắc phục khó khăn ứ đọng vốn, tạo điều kiện mở rộng tín dụng. Để triển khai thực hiện, các NHTM đã khẩn trương ban hành cơ chế nghiệp vụ, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về cơ chế hỗ trợ lãi suất, bố trí đủ vốn cho chương trình tín dụng kích cầu, hạch toán kế toán, thống kê, theo dõi chi tiết các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất nhằm phục vụ cho việc kiểm toán nội bộ và báo cáo NHNN,
ngân được 144.311 tỷ đồng số tiền vay cho các đối tượng được hỗ trợ lãi suất, trong đó NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 114.536 tỷ đồng, NHTM cổ phần 26.837 tỷ đồng, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh 2.938 tỷ đồng.
Ngoài ra, NHNN đã và đang triển khai các giải pháp nhằm giám sát các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất, để đảm bảo cơ chế hỗ trợ lãi suất được thực hiện đúng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và nhanh chóng đi vào cuộc sống, có tác động tích cực đối với các tổ chức và cá nhân khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình kích cầu của Chính phủ. Theo đó, các giải pháp cụ thể là:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến công khai, minh bạch cơ chế hỗ trợ lãi suất, nhất là đối tượng thụ hưởng, thủ tục và quy trình thực hiện
Thành lập tổ công tác triển khai Thông tư số 02/2009/TT-NHNN và duy trì đường dây nóng của NHNN để tiếp nhận, xử lý thông tin, khiếu nại tố cáo của doanh nghiệp và người dân liên quan đến việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất
Chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc thực hiện hỗ trợ lãi suất...
về kết quả hoạt động của các TCTD cho thấy hoạt động ngân hàng tương đối ổn định, huy động vốn và tín dụng tiếp tục được mở rộng, lãi suất thị trường có xu hướng giảm; các NHTM đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả ngắn hạn lớn hơn 100%; vốn khả dụng đảm bảo thanh toán thường xuyên lớn hơn số tiền dự trữ bắt buộc; chấp hành tốt các quy định của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn kinh doanh, không có NHTM nào gặp khó khăn về khả năng
nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh.
về nguyên tắc hỗ trợ lãi suất, ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty tài chính cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế theo quy định, khi thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Công ty tài chính giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ cho khách hàng vay.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất sẽ được thực hiện đến hết năm 2009.
Thông tư 05/2009/TT-NHNN được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh thì nhóm ngành xây dựng công trình cao ốc văn phòng cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán sẽ không được hỗ trợ lãi suất là các khoản vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam.
Thông tư này quy định có 9 nhóm ngành, lĩnh vực kinh tế được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể gồm: nông nghiệp và lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán); thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; và hoạt động
bình quân đầu vào của các NHTM 8,2%/năm, lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 10,04%/năm (so với cuối năm 2008, lãi suất huy động tăng 1%/năm, lãi suất cho vay giảm 3,5%/năm).
Bảng 2.3: Lãỉ suất tiền gửi tạỉ một sổ ngân hàng
Sau 6 tháng đầu năm, bằng việc ban hành nghị quyết và thông tư về việc điều chỉnh và thực hiện các chính sách lãi suất đã thu được những thành công nhất định thể hiện qua các thống kê từ ngân hàng nhà nước Việt Nam:
về tình hình thực hiện Cử chế hễ trợ lãi suất:
Từ tháng 2/2009 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các cơ chế hỗ trợ lãi suất các khoản vay bằng đồng Việt Nam và giao cho các ngân hàng thương mại, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, công ty tài chính, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cho vay theo cơ chế thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn (Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009), vay trung
LẦt SUẤT TIÊN Gớí VND TẠI MỌT so NGẨN HÀNG
Kỵ hạn DongA EXIM SACOM ACB
(%)/nãm BIDV <%ynăm VCB 1 íhầng 7,50 6,96 7,404 7,30 7,20 6JQ 3 tháng 7.98 7.56 7.8ỮQ 7.55 7.40 7.30 6 thảng ạ 16 7.80 8.088 8.05 7.56 7\5Ũ 9 tháng ạ 34 7.92 8,004 8,10 7.66 7,60 Í2 tháng a 55 7.98 8,340 3,15 8.00 7,70
khu vực nông thôn (Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009). Kết quả cho vay đến cuối tháng 5/2009 là 319.075 tỷ đồng, trong đó:
Sau 04 tháng triển khai, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg là 305.763 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch dư nợ đến cuối năm 2009 (583.000 tỷ đồng); sau 02 tháng triển khai, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn theo Quyết định số 443/QĐ-TTg là 11.842 tỷ đồng, đạt gần 20% kế hoạch dư nợ đến cuối năm 2009 (70.000 tỷ đồng); sau gần 01 tháng triển khai, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất để mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và yật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định số 497/QĐ-TTg là 1.468 tỷ đồng, mức đạt được thấp do có một số vướng mắc về ban hành danh mục máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, việc xác nhận khoản vay của UBND xã, phường, thị trấn, làm căn cứ cho các NHTM cho vay hỗ trợ lãi suất, Bộ Công thương đang phối hợp với các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố xử lý.
Dư nợ cho vay phân theo loại khách hàng: Cho vay doanh nghiệp nhà nước là 50.956 tỷ đồng, chiếm 16% và có 3.376 doanh nghiệp vay vốn; cho vay doanh nghiệp ngoài nhà nước, chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa là 210.748 tỷ đồng, chiếm 66% và có 58.438 doanh nghiệp vay vốn; cho vay hợp tác xã và hộ sản xuất là 57.369 tỷ đồng, chiếm 18% và có 864.314 khách hàng vay vốn.
Dư nợ cho vay phân theo vùng: Cho vay vùng Đồng bằng Sông Hồng là 84.618 tỷ đồng (các tỉnh, thành phố có dư nợ cao là Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên); cho vay vùng Đông Bắc Bộ là 19.144 tỷ đồng (các tỉnh có dư nợ cao là Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang); cho vay vùng Tây Bắc Bộ là 3.446 tỷ đồng; cho vay vùng Bắc Trung Bộ là 16.815 tỷ đồng; cho vay vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 23.898 tỷ đồng (các tỉnh, thành phố có dư nợ cao là Bình Định và Đà Nằng); cho vay vùng Tây Nguyên là 17.198 tỷ đồng (các
Nai và Bình Dương); cho vay vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 61.326 tỷ đồng (các tỉnh có dư nợ cao là cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp).
Theo tài liệu báo cáo của các Thành viên Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ tại các địa phương, báo cáo của 45 tỉnh, thành phố và các NHTM đánh giá về tình hình thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131/QĐ-TTg như sau:
+ Cơ chế hỗ trợ lãi suất là giải pháp phù hợp, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cấp uỷ và chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân; tạo lòng tin và động lực cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì sản xuất kinh doanh,