một số kinh nghiệm xây dựng đề cương môn học theo cdio

9 841 5
một số kinh nghiệm xây dựng đề cương môn học theo cdio

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm xây dựng đề cương môn học theo CDIO Hồ Bảo Quốc, Lê Hoài Bắc Khoa Công Nghệ Thông Tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. Email: {hbquoc, lhbac} @fit.hcmus.edu.vn. Trong bài báo này chúng tôi trình bày một cách tổng hợp các bước thiết kế một đề cương môn học theo các tiêu chuẩn của CDIO thông qua kinh nghiệm thực tế của chúng tôi trong việc thiết kế một đề cương môn học cụ thể. Chúng tôi mong muốn chia sẻ các vấn đề gặp phải trong quá trình xây dựng đề cương môn học cũng như các kinh nghiệm mà chúng tôi có được qua triển khai thực tế. I. Giới thiệu Việc xây dựng đề cương môn học là một việc làm quá quen thuộc đối với mọi giảng viên. Lâu nay chúng ta vẫn xây dựng các đề cương cho các môn học mình được phân công phụ trách và giảng dạy theo (hay không theo?) các đề cương đó. Một cách tiếp cận gần như tự phát và hiển nhiên là chúng ta chú trọng vào nội dung kiến thức khoa học – kỹ thuật mà chúng ta nắm rõ và muốn trình bày để hình thành đề cương môn học. Có thể, chúng ta tham khảo một đề cương có sẵn nào đó (chẳng hạn có trên internet) và hiệu chỉnh cho phù hợp với bản thân người dạy (người soạn). Có thể nhận định không quá chủ quan rằng, đề cương môn học của chúng ta thể hiện cái mà chúng ta muốn dạy, cái chúng ta hiểu và tâm đắc và thường chúng ta chỉ chỉ chú trọng vào các kiến thức khoa học và kỹ thuật. Cách tiếp cận này không sai, nhưng có vẻ như không còn phù hợp. Chúng ta hãy thử nhận diện lại sản phẩm đào ra mà chúng ta muốn đạt được: một kỹ sư hoàn hảo. Một người kỹ sư hoàn hảo phải hội tụ 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ [1]. Kiến thức khoa học – kỹ thuật liên quan đến ngành nghề được trang bị khá tốt nhưng hình như chúng ta đã thiếu quan tâm đến hai yếu tố tiếp theo đó là các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, các kỹ năng mềm liên quan và càng có lẽ thiếu trầm trọng nội dung giảng dạy để hình thành một thái độ nghề nghiệp đúng đắn của người kỹ sư. Thế giới cũng đã nhận ra tình huống tương tự và chính và vì vậy mà đã dẫn đến một đề xuất qui trình đào tạo CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate): hình thành nhận thức (conceive), thiết kế (design), triển khai (implement) và vận hành (operate). Người kỹ sư phải được đào tạo để có đủ tri thức và kỹ năng để hình thành nhận thức về sản phẩm cần xây dựng, có khả năng thiết kế và triển khai sản phẩm đó cũng như vận hành nó (sản phẩm, hay qui trình, hay hệ thống). Vì vậy ngoài kiến thức khoa học – kỹ thuật họ phải được đào tạo các kỹ năng phân tích, nhận diện vấn đề, khả năng thuyết minh bảo vệ thiết kế và tích hợp trong tất cả các bước là thái độ (hay tiêu chẩn đạo đức nghề nghiệp và các thái độ phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội…). Áp dụng CDIO cũng phải theo đúng qui trình CDIO, chúng ta cũng phải thực sự nhận thức được các yêu cầu của sản phẩm đầu ra mà chúng ta cần đạt được (những người kỹ sư hoàn hảo) từ đó xác định các chuẩn đầu ra phù hợp, chúng ta cũng phải thiết kế khung chương Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-3/1 trình, đề cương môn học …và triển khai cách thực hiện các thiết kế đó, vận hành chúng để có thể đạt được các chuẩn đầu ra đã xác định. Trong báo cáo này, chúng tôi không trình bày về các chuẩn đầu ra được CDIO đề xuất, chúng tôi chỉ tập trung vào yếu tố thứ hai của qui trình CDIO, đó là, xây dựng khung chương trình và đi đến đề cương môn học chi tiết của một môn học trong chương trình tổng thể. Cách làm như vậy không tránh khỏi hạn chế là chúng ta sẽ chỉ bàn về một công đoạn cụ thể và khá trễ trong qui trình CDIO. Chúng tôi giả định rằng chuẩn đầu ra của chương trình đạo tạo đã được xác định để đảm bảo cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp và thái độ phù hợp đủ để sinh viên có thể hình thành nhận thức, thiết kế, xây dựng và vận hành các sản phẩm (qui trình, hệ thống) của nền công nghiệp hiện đại. Từ đó chúng tôi xây dựng khung chương trình và xây dựng đề cương môn học. Việc trình bày cũng sẽ cố gắng sao nêu bật được các nhận thức và kinh nghiệm của chúng tôi khi thực hiện việc chuyển đổi chương trình cũ sang chương trình phù hợp với tinh thần CDIO. Bài báo này gồm các phần chính như sau, trong phần II chúng tôi sẽ việc xây dựng đề cương môn học trong quan điểm chương trình tích hợp (integrated curriculum/program) của CDIO, tiếp đến chúng tôi trình bày qui trình xây dựng đề cương ở phần III. Phần IV tình bày một cấu trúc chung cho một đề cương môn học. Trong phần V chúng tôi sẽ trình bày và phân tích các kinh nghiệm chúng tôi có được qua quá trình xây dựng một đề cương môn học cụ thể. Cuối cùng là một số kết luận của chúng tôi. II. Xây dựng đề cương môn học theo CDIO Cách tiếp cận CDIO đề xuất hai thành phần chính: Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Learning outcomes) và các đề cương (syllabus) để đạt được các chuẩn đầu ra đã nêu. Các chuẩn đầu ra của CDIO được chia thành 4 lớp lớn: 1. Kiến thức và phương pháp suy luận. 2. Các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng và thái độ cá nhân. 3. Các kỹ năng giao tiếp: làm việc theo nhóm, truyền thông. 4. Hình thành nhận thức, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh của doanh nghiệp và xã hội. Từ các chuẩn đầu ra này chúng ta sẽ phải xây dựng một chương trình học tích hợp (integrated curriculum) để bảo đảm đạt được các chuẩn đầu ra đã nêu. Một chương trình học tích hợp gồm nhiều môn học (Course) liên hệ với nhau chặt chẽ để cung cấp tri thức, kỹ năng, thái độ theo từng mức độ khác nhau (cấu trúc chương trình), theo một thứ tự nhất định và từng môn trong chuỗi thứ tự điều được xác định các chuẩn đầu ra cục bộ, để cuối cùng có thể đạt được các chuẩn đầu ra toàn cục của cả chương trình đã nêu. Việc xây dựng một chương trình học tích hợp có thể thực hiện theo hai cách: 1. Từ trên xuống (top-down): với giả định từ các tiêu chuẩn đầu ra, chúng ta xác định khối lượng tri thức, kỹ năng và thái độ cần chuyển đển sinh viên và rồi phân các khối tri thức trong một dây chuyền tích hợp các môn học. Như vậy chúng ta đã từ chuẩn đầu ra chung của cả chương trình học để xác định cấu trúc của chương trình đào tạo, từ đó xác định các chuẩn đầu ra cho từng môn học và từ đó sẽ xây dựng đề cương chi tiết cho từng môn học. 2. Từ dưới lên (bottom up): với hiện thực chúng ta đã có chương trình đào tạo cũ, với các đề cương của các môn học cũ, nhưng sự liên kết giữa các môn chưa được xác định rõ, chuẩn đầu ra của từng môn cũng chưa rõ, chúng ta phải xác định lại các chuẩn đầu ra của B-3/2 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 từng môn trong sự đối sánh với chuẩn đầu ra chung của cả chương trình, xác định chuổi tích hợp các môn để từ đó hiệu chỉnh đề cương môn học cũ để hình thành đề cương mới. Thông thường chúng ta gặp cách tiếp cận theo kiểu từ dưới lên, nghĩa là chúng ta đã có một chương trình đào tạo sẵn có với các mục tiêu đào tạo rõ ràng nhưng có thể không theo đủ và đúng các tiêu chuẩn của CDIO. Một đặc điểm quan trọng của chương trình học theo CDIO là một chương trình học tích hợp (integrated ciriculum), có nghĩa là trong chương trình học các môn liên kết hỗ trợ cho nhau để đạt được các tiêu chuẩn CDIO, các môn phải bảo đảm thể hiện được các kiến thức khoa học kỹ thuật cần thiết và các nội dung để đào tạo kỹ năng và thái độ cho sinh viên. Chúng tôi xin được nhắc lại về một số điểm chính của một chương trình tích hợp. 1. Tính tích hợp trong đề cương môn học theo CDIO Thông thường quan điểm của người dạy là khác nhau về việc làm sao kết hợp việc dạy kiến thức khoa học - kỹ thuật và việc dạy các kỹ năng và thái độ. Có giảng viên cực đoan cho rằng việc dạy kỹ năng và thái độ không phải là nhiệm vụ của họ, họ chỉ cần bảo đảm truyền đạt đầy đủ và chính xác kiến thức khoa học - kỹ thuật, việc hình thành kỹ năng và thái độ là tự phát theo cách nhận thức của sinh viên. Và dĩ nhiên họ vẫn có được những sinh viên rất xuất sắc về kiến thức khoa học - kỹ thuật và cũng tự đạo tào được kỹ năng và thái độ phù hợp. Nhưng không phải là số đông sinh viên. Vậy để bảo đảm đại đa số sinh viên có thể đạt được cả 3 yếu tố trên, theo tinh thần CDIO, chương trình học phải chú trọng kết hợp việc giảng dạy kiến thức khoa học - kỹ thuật kết hợp với việc đào tạo các kỹ năng và thái độ cho sinh viên. Đặc biệt trong phần kỹ năng là kỹ năng thực hành thiết kế, sinh viên phải được dạy để có kỹ năng hình thành nhận thức về bài toán (sản phẩm), kỹ năng thiết kế, kỹ năng triển khai và vận hành khai thác. Theo kinh nghiệm tại khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thì chương trình cũ của chúng tôi không có một quan điểm và yêu cầu tổng thể về việc đào tạo kết hợp ba yếu tố trên. Cụ thể trên từng môn có thể có giáo viên chú trọng giảng dạy các kỹ năng cá nhân, kỹ năng cộng đồng và thái độ thông qua các bài tập thuyết trình, thông qua các bài thu hoạch … nhưng đa số là mang tính cá nhân của từng giảng viên. Để hình thành chương trình mới theo qui trình CDIO, chúng tôi đã phải xem xét lại vấn đề tích hợp này. Tích hợp ở đây gồm 2 ý chính - Tích hợp giữa đào tạo kiến thức khoa học, kỹ thuật với đào tạo kỹ năng và thái độ - Tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành Chương trình của chúng tôi hiện nay đáp ứng được khía cạnh tích hợp thứ hai, nhưng chưa đạt được khía cạnh tích hợp thứ nhất. Vấn đề là làm sao để xác định các kỹ năng và thái độ nào là cần thiết cho một kỹ sư ra trường ? Điều này chỉ có thể có được khi chúng ta khảo sát các nhu cầu từ các nhà tuyển dụng, từ các cựu sinh viên và những bên sử dụng sản phẩm được đào tào của chúng ta. Quá trình xây dựng tổng thể chương trình đào tạo (Curriculum) có thể được làm trước khi bắt tay xây dựng đề cương chi tiết cho từng môn học trong chương trình đó, hay cũng có thể được thực hiện song song và tương tác qua lại lẫn nhau. Trong trường hợp cụ thể tại khoa chúng tôi, khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, chúng tôi đã chọn tiếp cận tương tác giữa hai bên, nghĩa là vừa hoàn thiện tổng thể chương trình đào tạo vừa xem xét lại các tiêu chuẩn đầu ra của từng môn học đã có trong mối tương quan Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-3/3 với các chuẩn đầu ra mới theo CDIO, để từ đó hiệu chỉnh nội dung môn học nếu cần và đồng thời hoàn thiện tổng thể chương trình đào tạo. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập chi tiết đến qui đình xây dựng đề cương chi tiết cho từng môn học cụ thể III. Qui trình xây dựng đề cương môn học 1. Xác định mục tiêu môn học: xác định mục tiêu tóm tắt của môn học. 2. Xác định sự tương quan giữa môn học đang xét với các môn khác trong chuỗi các môn học của tổng thể chương trình Nhằm xác định các môn tiên quyết, các môn nên được học trước cũng như các môn sẽ sử dụng kiến thức được giảng dạy ở môn đang xét. Mỗi môn học được xem như một hộp đen, chúng tôi sẽ xác định các môn phải học trước môn này để bảo đảm một số chuẩn đầu vào cho môn học đang xét (Input) và các môn sẽ thừa kế hay sử dụng các chuẩn đầu ra của môn học đang xét (Output). 3. Xác định chuẩn đầu ra theo 3 phần i. Kiến thức khoa học, kỹ thuật. ii. Kỹ năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp. iii. Thái độ. Thông thường nội dung về kiến thức khoa học, kỹ thuật mà sinh viên phải nắm được sau khi học xong môn học là dễ xác định, nhưng các kỹ năng cần thiết phải đạt được cũng như các thái độ phải được xây dựng sẽ khó xác định hơn. 4. Xác định sự tương quan giữa các chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo 3 tiêu chí i. Sử dụng (Utilize). ii. Dạy (Teach). iii. Giới thiệu (Introduction). Việc xác định sự tương quan giữa các chuẩn đầu ra của môn học với các chuẩn đầu ra của cả chương trình để bảo đảm rằng chuỗi các môn học bảo đảm thực hiện được các chuẩn đầu ra của cả chương trình và nó cũng giúp chúng ta phát hiện các bất thường của chương trình như việc thiếu các môn học để bảo đảm đạt được một hoặc vài chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Một công cụ được sử dụng tốt cho bước này là bảng tổng hợp I,T,U (hình 1) của các môn học theo các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Bảng này giúp phát hiện sự không nhất quán giữa việc giới thiệu, sử dụng hay dạy liên quan đến các chuẩn đầu ra. Bảng này cũng sẽ giúp xác định chính xác hơn thứ tự giảng dạy các môn trong chương trình cũng như sự (mức độ) đóng góp của các môn trong việc hình thành các chuẩn đầu ra. B-3/4 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-3/5 1,1 1,2 1,3 2,1 2,2 S T T Học phần 1 . 1 . 1 1 . 1 . 2 1 . 1 . 3 1 . 2 . 1 1 . 2 . 2 1 . 2 . 3 1 . 3 . 1 1 . 3 . 2 1 . 3 . 3 1 . 3 . 4 1 . 3 . 5 2 . 1 . 1 2 . 1 . 2 2 . 1 . 3 2 . 1 . 4 2 . 2 . 1 2 . 2 . 2 2 . 2 . 3 2 . 2 . 4 1 Tin học cơ sở U T I I I 1 Nhập môn lập trình U T I T T T 2 PP Lập trình HĐT U T U I T T T U T U 3 KTMT &HN U U U U U I T T T T 4 CTDL & GT U T U T T T 5 Lý thuyết đồ thị T U T U T U T U I I T T 6 CSDL U U T I T 7 MMT T U T U 8 HĐH U T U U U T U I T T T T Hình 1. Một phần ví dụ của bảng I,T,U 5. Xác định các phương pháp giảng dạy cho từng phần của môn học, các phương pháp đánh giá để bảo đảm thực hiện được các chuẩn đầu ra đã nêu của môn học. Phương pháp giảng dạy phải bảo đảm sự tích hợp được việc dạy các kỹ năng cá nhân, kỹ năng cộng đồng, hình thành thái độ vào việc dạy các kiến thức khoa học, kỹ thuật (nội dung chính của môn học). Hình 2. Các bước xây dựng đề cương môn học IV. Cấu trúc của một đề cương môn học 1. Tên môn học. Tên của môn học sẽ được mô tả chi tiết 2. Các môn tiên quyết. Các môn phải được dạy trước môn này 3. Mục tiêu môn học. Mục tiêu tổng quát mà môn học cần đật được 4. Tiêu chuẩn đầu ra. Các tiêu chuẩn mà một sinh viên cần phải đạt được sau khi học môn này. So khớp với các chuẩn đầu ra liên quan của cả chương trình đào tạo 5. Nội dung. Nội dung các phần, chương, bài của môn học được trình bày với 3 yếu tố thông tin: i. Nội dung kiến thức giảng dạy. ii. Phương pháp giảng dạy. iii. Liên hệ với chuẩn đầu ra. 6. Yêu cầu và cách đánh giá Cách đánh giá sinh viên khi theo học môn này 7. Tài liệu tham khảo chính. Tài liệu tham khảo chính cho môn học Một ví dụ: đề cương môn: “Cơ sở dữ liệu”. Tên môn học : Cơ sở dữ liệu Các môn tiên quyết: Sinh viên nên có kiến thức về tổ chức dữ liệu, tổ chức tập tin. Kiến thức này có thể được dạy ở môn Cấu trúc dữ liệu & giải thuật Mục tiêu môn học: 1. Trình bày về sự cần thiết của cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp và trong các loại hình tổ chức khác. Cung cấp sự hiểu biết về nguyên lý của các hệ thống cơ sở dữ liệu, tập trung vào cơ sở dữ liệu quan hệ. 2. 3. Cung cấp kỹ thuật, công cụ và kỹ năng để sinh viên có thể thiết kế , thao tác với có sở dữ liệu thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. 4. Giới thiệu các hướng phát triển của các hệ thống cơ sở dữ liệu. Các chuẩn đầu ra: STT Kết quả mong muốn đạt được Mục tiêu Chuẩn đầu ra của chương trình A. Xác định được vai trò của CSDL trong các doanh nghiệp hay các loại hình tổ chức (1) 1.3.5, 3.1.1 B-3/6 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B. Trình bày được khái niệm căn bản về cơ sở dữ liệu. (2) 1.3.5 C. Thiết kế được mô hình thực thể kết hợp ở mức cơ bản. (2) 2.1.1, 2.1.2 D. Thiết kế được mô hình CSDL quan hệ. (2) 1.3.5,2.1.2,2.1.4 E. Biết cách chuyển đổi từ mô hình thực thể kết hợp sang mô hình CSDL quan hệ. (2) 1.3.5 F. Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ truy vấn dữ liệu quan hệ: Đại số quan hệ, phép tính quan hệ, SQL. (3) 1.3.5, 5.1.2 G. Khai thác được một số hệ quản trị CSDL quan hệ như : MS SQL Server, … để có thể khai báo lược đồ CSDL quan hệ và khai thác dữ liệu qua ngôn ngữ truy vấn SQL (3) 5.1.2, 5.4.2 H. Phát hiện và khai báo được ràng buộc toàn vẹn trong một lược đồ CSDL quan hệ. (3) 1.3.5,5.1.2 I. Phân loại được các khái niệm về phụ thuộc hàm và dạng chuẩn (3) 1.3.5, 2.3.4 J. Đánh giá được chất lượng của một lược đồ CSDL quan hệ và có thể tinh chỉnh lược đồ đạt chất lượng tốt để sử dụng (dựa trên một số quy tắc đơn giản). (3) 2.3.4, 6.3.1 K. Hiểu được các hướng phát triển của các hệ CSDL (4) 1.3.5 Nội dụng: (trích) Nội dung Phương pháp giảng dạy & đánh giá Chuẩn đầu ra Chương I. Giới thiệu tổng quan về CSDL 1.1 Giới thiệu CSDL - Ví dụ mở đầu Định nghĩa dữ liệu, CSDL, hệ quản trị CSDL, hệ CSDL - - Ví dụ cụ thể một CSDL 1.2 Quá trình phát triển - Tiếp cận theo hướng tập tin Giáo viên giảng tương tác với sinh viên (A)(B) Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-3/7 - Tiếp cận theo hướng CSDL 1.3 Các đặc trưng của CSDL 1.4 Người sử dụng CSDL 1.5 Giới thiệu hệ quản trị CSDL 1.6 Mô hình dữ liệu 1.7 Một số ứng dụng CSDL Chương 2 : Mô hình thực thể kết hợp 2.1 Giới thiệu mô hình dữ liệu cấp cao 2.2 Tập thực thể 2.3 Thuộc tính 2.4 Mối kết hợp - Mối kết hợp một – một - Mối kết hợp một – nhiều - Mối kết hợp nhiều – nhiều - Bản số - Thuộc tính trên mối kết hợp - Vai trò - Mối kết hợp tổng quát hóa 2.5 Khóa 2.6 Thực thể yếu 2.7 Các nguyên tắc thiết kế - Giảng viên giảng lý thuyết - Làm bài tập theo nhóm tại lớp - Hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm - Yêu cầu nhóm trình bày kết quả trước lớp (rèn luyện kỹ năng thuyết trình) (C) ……. Đánh giá điểm cuối môn: - Bài tập giữa khóa : làm ở nhà theo nhóm (20%) - Điểm thực hành : Thi tại Lab (30%) - Điểm thi cuối khóa : Thi trên giấy (50%) Tài liệu tham khảo: 1. Hector Garcia-Molina, Jeffrey D. Ullman, Jennifer Widom, Database Systems: The Complete Book, Prentice Hall, 2000. Abraham Silberschatz, Henry F. Korth, S. Sudarshan, Database system concepts, McGraw-Hill, 2002. 2. Ramez Elmasri, Shamkant B. Navathe, Fundamentals of Database Systems, Addison Wesley, 2004 3. V. Một số kinh nghiệm Qua quá trình xây dựng đề cương chi tiết của một môn học cụ thể là môn “cơ sở dữ liệu”, chúng tôi có một số kinh nghiệm như sau: 1. Trước hết là việc xác định mục tiêu môn học: mục tiêu môn học thường dễ bị đồng hóa với các chuẩn đầu ra của môn học. Theo chúng tôi, mục tiêu môn học là các mong B-3/8 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 muốn đạt được của môn học nhưng được thể hiện ở mức tổng quát qua một vài ý lớn về nhiệm vụ của môn học 2. Chuẩn đầu ra của môn học là sự cụ thể hóa các kết quả cần đạt được với mục tiêu tổng quát đã đề ra. Chuẩn đầu ra của môn học phải được xác định rõ ràng cho cả 4 nội dung: kiến thức khoa học và kỹ thuật, kỹ năng cá nhân để có thể thực hiện quá trình CDIO (nhận thức được vấn đề, thiết kế, triển khai, vận hành), kỹ năng giao tiếp và kỹ năng truyền thông, thái độ cần có được. Như phần trên cũng đã có đề cập, chúng tôi cũng đã gặp khó khăn trong việc xác định các chuẩn đầu ra cụ thể cho môn học theo nội dung kỹ năng và thái độ. Đa phần các kỹ năng và thái độ không được dạy tường minh trong môn học, nó thường ẩn tàng trong các hoạt động nhằm giúp sinh viên nắm rõ nội dung nghề nghiệp của môn học và đánh giá sự hiểu biết của sinh viên về nội dung nghề nghiệp muốn truyền đạt của môn học. Đa phần các môn học hiện nay của chúng tôi các kỹ năng và thái độ không được giảng dạy (teach) một cách tường minh. Vấn đề tích hợp giảng dạy kỹ năng và thái độ vào giảng dạy nội dung nghề nghiệp thực sự là một vấn đề khó khăn 3. Việc xác định sự tương quan giữa chuẩn đầu ra của môn học với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo gặp một số khó khăn nhât định. Các giảng viên có trách nhiệm xây dựng đề cương môn học không hiểu hết hoặc hiểu đúng cac tiêu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo vì vậy sẽ rất khó đánh giá sự tương quan. Ngay khi xác định được sự tương quan thì việc xác định theo 3 mức: giới thiệu (Introdure), dạy (teach) hay sử dụng (utilize) là khá khó khăn bởi vì việc phân định giữa việc giới thiệu và việc dạy không được rõ rành. Hơn nữa khi xác định là “dạy” thì việc “dạy” này cũng mong muốn những mức độ kết quả khác nhau từ sinh viên. 4. Một khó khăn nữa chúng tôi gặp phải là việc xác định các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng phần của môn học, xác định các tài nguyên, công cụ cần cho phương pháp giảng dạy đó. Điều này nảy sinh từ cả hai phía: một phía từ nhà trường: điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức lớp học và tổ chức không gian thực nghiệm của chúng chưa được tốt và từ phía giảng viên chúng ta cũng chưa quen với các phương pháp giảng dạy mới, chưa quen hay chưa nhận thức rõ việc giảng dạy tích hợp kiến thức nghề nghiệp với đào tạo kỹ năng và xây dựng thái độ đúng đắn cho sinh viên. VI. Kết luận Trong bài báo này chúng tôi mong muốn chia sẻ các hiểu biết và kinh nghiệm của chúng tôi trong việc xây dựng đề cương môn học theo tiêu chuẩn CDIO. Việc xây dựng đề cương môn học không thể xem xét cục bộ, rời rạc mà phải được đặt trong tổng thể một chương trình đào tạo tích hợp để có thể đạt được các tiêu chuẩn của CDIO. Chúng tôi cũng đã chỉ ra các khó khăn trong quá trình triển khai thực tế. Việc xây dựng được một đề cương môn học theo tiêu chuẩn CDIO là một công việc không đơn giản nhưng việc thực hiện được đề cương đó trong thực tế với điều kiện của chúng ta hiện nay cần phải có nhiều nỗ lực từ nhiều phía. Tài liệu tham khảo 1. Edward Crawley, Johan Malmqvist, Soren Ostlund, Doris Brodeur. Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach. © 2007 Springer ScienceBusiness Media, LLC. 2. Syllabus design. Copyright © 2010 Center for Educational Excellence – ( www.cee.hcmus.edu.vn). Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-3/9 . kiến thức khoa học, kỹ thuật (nội dung chính của môn học) . Hình 2. Các bước xây dựng đề cương môn học IV. Cấu trúc của một đề cương môn học 1. Tên môn học. Tên của môn học sẽ được. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập chi tiết đến qui đình xây dựng đề cương chi tiết cho từng môn học cụ thể III. Qui trình xây dựng đề cương môn học 1. Xác định mục tiêu môn học: xác định. các vấn đề gặp phải trong quá trình xây dựng đề cương môn học cũng như các kinh nghiệm mà chúng tôi có được qua triển khai thực tế. I. Giới thiệu Việc xây dựng đề cương môn học là một việc

Ngày đăng: 08/11/2014, 21:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Giới thiệu CSDL

  • 1.2 Quá trình phát triển

  • 1.3 Các đặc trưng của CSDL

  • 1.4 Người sử dụng CSDL

  • 1.5 Giới thiệu hệ quản trị CSDL

  • 1.6 Mô hình dữ liệu

  • 1.7 Một số ứng dụng CSDL

  • Chương 2 : Mô hình thực thể kết hợp

    • 2.1 Giới thiệu mô hình dữ liệu cấp cao

    • 2.2 Tập thực thể

    • 2.3 Thuộc tính

    • 2.4 Mối kết hợp

    • 2.5 Khóa

    • 2.6 Thực thể yếu

    • 2.7 Các nguyên tắc thiết kế

    • …….

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan