Kế toán thanh toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tùng lâm

61 839 3
Kế toán thanh toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tùng lâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. Vai trò của kế toán thanh toán trong công tác quản lý kinh tế nói chung và tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm nói riêng. Kinh tế là một hoạt động chủ yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ trong nước mà còn giao thương với nước ngoài. Vì vậy công tác hạch toán kế toán cũng đã có sự đổi mới tương ứng để có sự phù hợp kịp thời với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với các đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế ở nước ta. Các hoạt động mua hàng và tiêu thụ hàng hóa ngày càng đa dạng và phức tạp. Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán, tài chính của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp. Một trong những điều quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là phải tổ chức tốt các nghiệp vụ kế toán về thanh toán, phân tích tình hình và khả năng thanh toán của chính bản thân doanh nghiệp để từ đó nắm vững và làm chủ tình hình tài chính của mình, thông qua đó có những biện pháp tích cực xử lý tình hình công nợ của doanh nghiệp. Công ty cổ phần xây dựng xuất nhập khẩu Tùng Lâm là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất phụ kiện xây dựng: gia công cơ khí, sửa chữa máy công cụ, sản xuất cửa nhựa lõi thép queen window, mua bán vật liệu xây dựng kinh doanh vận tải hàng hoá … Trong các phần kế toán, kế toán thanh toán tại doanh nghiệp được thực hiện khá chặt chẽ. Doanh nghiệp cũng đã đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của kế toán thanh toán, tuy nhiên, trong công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm hiện nay vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện. 1 Chính vì vậy, trong quá trình học tập chuyên ngành kế toán tại trường cao đẳng kinh tế và công nghệ Hà Nội, em quyết định lựa chọn đề tài thực tập: “Kế toán thanh toán tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm”. 2. Sự cần thiết của việc nghiên cứu Trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, quá trình chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, thiết lập và thúc đẩy nền kinh tế thị trường ổn định và phát triển. Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh trong cơ chế đòi hỏi các doanh nghiệp phải lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi. Để thực hiện yêu cầu đó các đơn vị phải tổ chức kinh doanh hợp lý tất cả các khâu của quá trình SXKD để đảm bảo phát triển đồng vốn bỏ ra đầu tư với mục đích tăng thu nhập cho người lao động và cho doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM 1. Tổng quan về công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm 1.1. Tên gọi, địa chỉ công ty - Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm - Tên và địa chỉ ngân hàng giao dịch: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phúc Yên. Số tài khoản: 0361001805450 - Mã số đăng ký kinh doanh : 2500399604 - Vốn điều lệ : 8.000.000.000 ( Tám tỉ đồng chẵn ) - Địa chỉ : số 156 đường Trần Phú, phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm tiền thân là 1 công ty thương mại chuyên bán vật liệu xây dựng. Sau đó do nhu cầu của khách hàng về cửa nhựa lõi thép gia tăng ngày càng nhiều công ty quyết định đầu tư máy móc dây chuyền và nhân lực để bước đầu đi vào sản xuất. 2 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm bắt đầu sản xuất gia công cơ khí từ những đơn hàng nhỏ lẻ của khách hàng như mái tôn, nan hoa sắt bảo vệ, cổng nhà… từ đó Tùng Lâm mạnh dạn nhận sản xuất những đơn hàng từ các công ty trong khu công nghiệp như: giá kệ để hàng, để công cụ, vật tư, vách ngăn kho, xe đẩy hàng hoá… Trong thời gian qua Tùng Lâm đã tạo dựng được một hệ thống khách hàng thân thiết. Công ty đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, chuyên dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất, thi công chính xác cao, an toàn, tiết kiệm thời gian tiện ích kinh tế. Với mong muốn mang lại lợi ích thiết thực cho chủ đầu tư, phát triển quảng bá thương hiệu Tùng Lâm, tất cả các cán bộ công nhân viên công ty cùng bắt tay nhau học tập làm việc và tâm niệm rằng chỉ có thể phát triển lơn mạnh bằng cách đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp và chất lượng cao. 1.3. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm - Sản xuất xe đẩy chuyên dụng, Jig, giá kệ và lắp dựng mái vòm nhà xưởng - Sản xuất và mua bán mặt hàng bao bì, giấy vệ sinh, đồ bảo hộ lao động - Xuất nhập khẩu và mua bán các nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành công nghiệp - Sản xuất và mua bán văn phòng phẩm, máy móc thiết bị phục vụ văn phòng - Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng thay thế máy móc và các thiết bị công nghiệp Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm được thành lập nhằm mục tiêu thực hiệnviệc đảm bảo đáp ứng nhu cầu về dịch vụ các ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh phúc. 1.4. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất các nguyên vật liệu phụ trợ cho nghành công nghiệp, do đó việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp cũng có nhiều đặc điểm riêng phù hợp. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc, tiếp theo là Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc và cuối cùng là các phòng ban: 3 Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH SX & TM Tùng Lâm Phó piám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kỹ thuật Phân xưởng sản xuất Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận: - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý chung về mọi hoạt động của toàn Công ty, trước người lao động và tất cả các vấn đề liên quan đến Công ty như: đối nội, đối ngoại, ra các quyết định, định hướng phát triển của Công ty, lập các kế hoạch, và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Phó Giám đốc : giúp Giám đốc công ty chỉ đạo về các hoạt động của công ty, phụ trách công tác hành chính, công tác đời sống, an ninh trật tự trong công ty, có các quyết định đối với tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty sau đó báo cáo với Giám đốc công ty 4 Giám đốc Nghiệp vụ Vật tư Kho Thiết kế Giám sát Tổ hàn nguội Tổ bào + Phòng tài chính - kế toán: thực hiện tổ chức hạch toán, phân tích và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý,điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty + Phòng kế hoạch - kỹ thuật: có chức năng tổ chức thực hiện quản lý kỹ thuật công nghệ và môi trường, chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo dưỡng, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường. + Phân xưởng sản xuất : phụ trách về việc sản xuất, vận hành máy móc, quy trình sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tình hình sản xuất, chất lượng, các sự cố xẩy ra trong quá trình sản xuất, định kỳ báo cáo cho Phó Giám đốc giám đốc sản xuất về tình hình sản xuất trong kỳ. 1.5. Tình hình lao động của công ty Trong những năm gần đây, số lao động tại công ty có những thay đổi khá lớn. Để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng hoạt động, hàng năm công ty đều tổ chức tuyển dụng lao động, đặc biệt là các lao động có trình độ. Công ty đã rất chú trọng tới công tác đào tạo, đó là một cách đầu tư vào nguồn nhân lực để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, công ty đã tổ chức thường xuyên cho cán bộ công nhân viên chủ động luyện tập nâng cao tay nghê, kiểm tra tay nghề đảm bảo cho công nhân viên nắm bắt tốt quy trình công nghệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Dưới đây là bảng tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 thể rõ việc đầu tư vào lao động, chính sách tuyển dụng của công ty: 5 Bảng 1.1: Tình hình lao động của công ty từ năm 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số LĐ (Người) Cơ cấu (%) Số LĐ (Người) Cơ cấu (%) Số LĐ (Người) Cơ cấu (%) Số LĐ (Người) Cơ cấu (%) Số LĐ (Người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 45 100 48 100 43 100 3 6,67 (5) (10,42) 1. Theo giới tính - Lao động nam 40 88,89 42 93,33 39 90,70 2 5,00 (3) (7,14) - Lao động nữ 5 11,11 6 6,67 4 9,30 1 20,00 (2) (33,33) 2. Theo trình độ - Đại học 5 11,11 7 14,58 8 18,60 2 40,00 1 14,29 - CĐ, TC, học nghề 36 80,00 38 79,17 35 81,38 2 5,56 (3) (7,89) -Chưa qua đào tạo 4 8,89 3 6,25 1 0,02 (1) (25,00) (2) (66,67) (Phòng tổ chức lao động) 6 Nhận xét: Nhìn vào bảng tình hình lao động trong ba mốc thời gian trên ta có thể thấy sự thay đổi đáng kể về tổng số lượng cũng như chất lượng người lao động trong Công ty cụ thể: Về cơ cấu lao động theo giới tính: Cơ cấu lao động theo giới tính giúp ta thấy được tỷ lệ lao động nam và lao động nữ trong công ty. Lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động của công ty. Qua bảng tình hình lao động ta thấy số lao động nữ trong toàn công ty chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2010 số lao động nữ là 5 người, chiếm 11,11%, năm 2011 là 6 người chiếm 6,67%, năm 2012 là 4 người chiếm 9,30% tổng số lao động. Về chất lượng lao động: Trình độ lao động được thể hiện qua trình độ học vấn và trình độ tay nghề của người lao động. Từ năm 2010 đến năm 2012 số lao động có trình độ đại học và cao đẳng luôn được bổ sung. Đây là lực lượng lao động đắc lực của công ty. Lao động có trình độ đại học năm 2010 là 5 người, năm 2011 là 7 người, tăng 2 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 40% so với năm 2010. Lao động có trình độ đại học năm 2012 là 8 người tăng 1 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,29% so với năm 2011. Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và học nghề cũng có sự thay đổi. Số lượng lao động qua đào tạo cao đẳng, trung cấp và học nghề năm 2010 là 36 người chiếm 80% tổng số lao động, năm 2011 là 38 người chiếm 79,17% tổng số lao động, năm 2012 là 35 người chiếm 81,38% tổng số lao động. Qua đó có thể thấy, lao động tại doanh nghiệp có sự biến động không chỉ về số lượng mà chất lượng cũng được doanh nghiệp quan tâm trong vấn đề tuyển dụng, chứng tỏ rằng Công ty đã quan tâm tới việc tinh giảm biên chế, trình độ lao động ngày càng được nâng cao, đầu tư phát triển theo chiều sâu, trang bị máy móc hiện đại nhằm giảm hao phí lao động, nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng công trình, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao trong thị trường giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển ổn định. Công ty đã rất chú trọng tới công tác đào tạo, đó là một cách đầu tư vào nguồn nhân lực để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, công ty đã tổ chức thường xuyên cho cán bộ công nhân viên chủ động luyện tập nâng cao tay nghê, kiểm tra tay nghề đảm bảo cho công 7 nhân viên nắm bắt tốt quy trình công nghệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy đã làm cho kết quả HĐSXKD của công ty rất thuận lợi và tăng lên rõ rệt. 8 1.5. Kết quả đạt được của công ty trong thời gian vừa qua Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010,2011,2012 Chỉ tiêu Năm 2010 (đồng) Năm 2011 (đồng) Năm 2012 (đồng) So sánh 2011/2010 2012/2011 Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Tổng doanh thu 3.194.990.961 19.873.255.912 28.988.266.257 16.678.264.951 522,01 9.115.010.340 45,86 2. Tổng chi phí 3.160.736.353 19.864.732.971 28.705.076.887 16.703.996.618 528,48 8.840.343.910 44,50 3. Lợi nhuận trước thuế 34.254.608 8.522.941 (283.189.370) (25.731.667) (75,12) (291.712.311) (342,27) 4.Thuế TNDN 8.563.652 1.491.514 - 7.072.138 82,58 (1.491.514) (100) 5. Lợi nhuận sau thuế 25.690.956 7.031.427 (283.189.370) (18.659.531) (72,63) (290.220.797) (412,75) (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) 9 Qua bảng trên ta thấy: Tổng doanh thu năm 2010 đạt 3.194.990.961 đồng, năm 2011 đạt 19.873.255.912 đồng, năm 2012 đạt 28.988.266.257 đồng. Ta thấy tổng doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 16.678.264.951 đồng tương đương với tỷ lệ 522,01 %, tổng doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 9.115.010.340 đồng tương đương với tỷ lệ 45,86 %. Tổng chi phí năm 2010 là 3.160.736.353 đồng, năm 2011 là 19.864.732.971 đồng, năm 2012 là 28.988.266.257 đồng. Ta thấy tổng chi phí năm 2011 tăng so với năm 2010 là 528,48 % tương ứng với số tiền là 16.703.996.618 đồng, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 44,50 % tương ứng với 8.840.343.910 đồng. Lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2010 là 25.690.956 đồng, năm 2011 là 7.031.427 đồng, năm 2012 là (283.189.370) đồng. Ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 giảm 18.659.531 đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 72,63 %, năm 2012 so với năm 2011 giảm 290.220.797 đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 412,75 %. Nhận xét: Nhìn chung, tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, riêng năm 2012, tỷ lệ tăng của tổng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của tổng chi phí do đó lợi nhuận sau thuế của năm 2012 là âm (lỗ) nên năm 2012 không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự biến động của các chỉ tiêu đã thể hiện được sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của đơn vị, tuy vậy kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm lại cho thấy lợi nhuận sau thuế đang ngày càng giảm, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách mở rộng quy mô sản xuất trong giai đoạn này để có những quyết định phù hợp nhất với điều kiện của công ty cũng như phù hợp với sự biến động của thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất và mở rộng, phát triển trong tương lai. 10 [...]...2 Tổ chức kế toán thanh toán tại công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tùng Lâm 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán Từ khi thành lập cho đến nay, bộ máy quản lý của công ty đã có nhiều thay đổi để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán của doanh nghiệp Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thanh KT vốn bằng tiền toán Kế toán Kế toán tiền tổng hợp lương - Bộ máy... Hệ thống tài khoản kế toán tại công ty cũng được mở chi tiết cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam, thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thường xuyên cập... các tài sản CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM 1 Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán thanh toán tại công ty 1.1 Khái niệm Thanh toán là một thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao phương tiện tài chính từ bên này sang bên khác Quan hệ thanh toán được hiểu là một quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan hệ mua bán và có sự... hành về kế toán sẽ tự động vào sổ đối với các dữ liệu được nhập Cuối kỳ báo cáo, kế toán viên tiến hành việc kiểm tra, đối chiếu và tiến hành kết xuất các báo cáo, sổ cái, sổ chi tiết… Phần mềm kế toán thường có thể xuất ra đầy đủ các 15 loại sổ thuộc các hình thức kế toán Hiện tại, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm in, kết xuất các loại sổ sách theo hình thức Nhật ký chung Công ty sử dụng... công ty: + Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN) 13 + Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 - DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN) + Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DN) - Hình thức kế toán áp dụng: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thuận tiện cho công việc kế toán, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm lựa chọn hình thức kế toán. .. - Kế toán vốn bằng tiền: làm nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, thủ tục thu chi tiền mặt và thanh toán các khoản tạm ứng, công nợ rồi vào sổ chi tiết, theo dõi và kê khai tính thuế mà Công ty phải nộp - Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày 2.2 Hình thức kế toán - Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng. .. chung Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy Misa Đây là một phần mềm kế toán khá phổ biến hiện nay Các máy tính trong phòng kế toán được cài đặt phần mềm và được kết nối với nhau Các kế toán viên được phân công tại các vị trí khác nhau sử dụng phần hành kế toán có liên quan tới công việc của mình Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra,... định về sổ kế toán ghi bằng tay 2.3 Chế độ kế toán - Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, mẫu biểu, hệ thống báo cáo theo quyết dịnh số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006 và và các văn bản sửa đổi bổ xung, các văn bản pháp lý khác có liên quan + Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch + Kỳ kế toán: Mỗi kỳ kế toán tương ứng... nghiệp được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, tất cả các công việc kế toán đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán: Phân loại chứng từ, định khoản, hạch toán chi phí + Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên: - Kế toán trưởng: với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính của doanh nghiệp - Kế toán tổng hợp: theo dõi, tổng... sử dụng giá tạm tính dể ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán 2 Nhiệm vụ của kế toán thanh toán tại công ty TNHH sản xuất và TM Tùng Lâm 22 Công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: - Ghi chép đầy đủ kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết và tổng hợp của phần hành các khoản . tài sản. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM 1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán thanh toán tại công ty 1.1. Khái niệm Thanh. Hình thức kế toán áp dụng: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thuận tiện cho công việc kế toán, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm lựa chọn hình thức kế toán là hình. đắn tầm quan trọng của kế toán thanh toán, tuy nhiên, trong công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Lâm hiện nay vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện.

Ngày đăng: 06/11/2014, 20:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan