- Giới tính của trẻ
4.2.1.1. Hiểu biết chung
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, trong số 200 bà mẹ được điều tra thì có 46 bà mẹ không thể xác định như thế nào là tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 12,0%. Đa số các bà mẹ đã xác định được tiêu chảy nhưng không đầy đủ theo định nghĩa tiêu chảy của Tổ Chức Y Tế Thế giới, trong số đó chỉ có 92 bà mẹ xác định đủ 2 tiêu chuẩn hoàn chỉnh mà thôi chiếm tỷ lệ 24,0%. Vậy tiêu chảy là một bệnh phổ biến nhưng để xác định một cách chính xác là một việc không phải dễ, điều này không hẳn sẽ dẫn đến việc bà mẹ không biết được khi nào con của họ bị tiêu chảy vì tiêu chảy được xem là một bệnh phổ biến nhất hiện nay. 4.2.1.2. Hiểu biết về sử dụng dung dịch tại nhà khi trẻ tiêu chảy
Theo kết quả của bảng 3.8, cho thấy tỷ lệ bà mẹ sử dụng dung dịch ORS tại nhà khi con bị tiêu chảy chiếm 44,5 %, nước đun sôi để nguội chiếm 54,5,0%, một số bà mẹ sử dụng nước cháo muối hoặc nước muối đường 0,5%. Số bà mẹ dùng nước giải khát chiếm một tỷ lệ thấp 0,5%. Qua kết quả này, phản ánh sự nhận thức của bà mẹ về tầm quan trọng của gói ORS đối với bệnh tiêu chảy, thể hiện rõ chiến lược của chương trình Quốc gia phòng chống tiêu chảy về bù dịch bằng đường uống khi trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. Ngoài ra, các bà mẹ đã nhớ đến dung dịch thay thế(cháo muối, nước đun sôi để nguội) khi không có ORS. Đồng thời, các bà mẹ cũng thấy việc có hại khi cho con sử dụng nước giải khát, nó sẽ làm cho trẻ dễ rối loạn nước điện giải hơn và tiêu chảy sẽ nặng hơn. Đây là hệ quả tương đối khả quan của hoạt động chương trình phòng chống tiêu chảy Quốc gia (CDD). Tuy nhiên, với tỷ lệ 0,5% là không lớn nhưng nhắc nhở cho các cán bộ y tế và các cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe cần phải lưu tâm.