Nghiên cứu trên bảng 3.27 cho ta kết quả các trẻ suy dinh dưỡng có tỷ lệ tiêu chảy 21,5%, nhóm các trẻ bình thường, tỷ lệ tiêu chảy là 11,1%. Suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và ỉa chảy là mô hình khép kín bệnh lý của trẻ em. Suy dinh dưỡng là yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy do suy giảm miễn dịch, dễ bị viêm ruột, nhung mao ruột bị teo, các men tiêu hoá giảm, kém hấp thu và dễ
bị tiêu chảy. Ngược lại, khi bị tiêu chảy nếu chăm sóc không đúng mức thì nguy cơ suy dinh dưỡng cũng dễ xảy ra. Do đó, khi trẻ tiêu chảy, ngoài việc điều trị phải chú ý chăm sóc đề phòng suy dinh dưỡng bằng cách duy trì chế độ ăn uống, bù lại phần dưỡng chất đã bị mất; sau khi hết tiêu chảy, nên cho trẻ ăn thêm một bữa/ ngày so với ngày thường, kéo dài trong 2 tuần để bù vào thời gian bị bệnh.
4.3.4. Liên quan giữa thực hành sử dụng hố xí hợp vệ sinh và tiêu chảy
Kết quả ở bảng 3.28, không tìm thấy mối liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tiêu chảy của trẻ. Tỷ lệ tiêu chảy của trẻ chiếm 11,4% ở gia đình không có hố xí hợp vệ sinh và 24% trẻ bị tiêu chảy là gia đình có hố xí hợp vệ sinh (24%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đây là một điều tra ngang do vậy tìm yếu tố liên quan là có tính chất gợi mở cho các nghiên cứu sau. Nhưng ở đây tỷ lệ hố xí không hợp vệ sinh chiếm 75% cũng đã thể hiện yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chảy của trẻ.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đưa ra những dự kiến kết luận sau:
1. TỶ LỆ MẮC TIÊU CHẢY: 14,5%
2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ TIÊU CHẢY CỦA BÀ MẸ2.1. Kiến thức 2.1. Kiến thức
- Hiểu biết về sử dụng dung dịch tại nhà khi trẻ tiêu chảy: Nước đun sôi để nguội: 54,5%, ORS: 44,5%, nước cháo muối 0,5%
- Hiểu biết về xử trí tại nhà khi trẻ mắc tiêu chảy: Đưa đến trạm y tế: 96%, 2% uống ORS, 1% uống thuốc nam, 1% đến bác sĩ tư
- Hiểu biết chung về tiêu chảy: Tốt: 46%, không tốt: 54%2.2. Thái độ 2.2. Thái độ