1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tiến trình quản trị của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

22 627 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 118,9 KB

Nội dung

Tổng hòacác yếu tố đó tạo nên môi trường kinh doanh và cũng chính là môi trường để cácnhà quản trị thực hiện chức năng của mình đối với hoạt động kinh doanh.. Các yếu tố môi trường bên n

Trang 1

Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu

Lí do lựa chọn đề tài

Ngày nay không ai có thể phủ nhận vị trí quan trọng của ngành sữa trong nềnkinh tế, vì sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho xã hội,nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người

Đối với các nước đang phát triển kinh tế, ngành sữa cũng đang tăng cao vàdần dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Công ty sữa Việt Nam(Vinamilk) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Nghiệp, được thànhlập từ năm 1976 Công ty đã hoạt động trong cả hai cơ chế điều hành của nền kinhtế: nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa, bao cấp và nền kinh tế thị trường dưới sự điềutiết của chính phủ Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranhnghiệt ngã, công ty vẫn tiếp tục phát triển với một số thành tích nhất định Chẳnghạn sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, chất lượng, bao bì ngàycàng được cải tiến, uy tín của sản phẩm càng được biết đến trong đại đa số ngườitiêu dùng Việt Nam

Trong hơn 30 năm qua, công ty đã chọn cho mình con đường phát triển đúnghướng, các sản phẩm của công ty không những có thể cạnh tranh được với các sảnphẩm cùng loại trong nước, mà một số mặt hàng còn cạnh tranh được với nướcngoài trên thị trường xuất khẩu

Thiết nghĩ ngoài các lí do khác, nghệ thuật quản trị là hoạt động quan trọngnhất để khẳng định sức sống và phát triển vượt trội như vậy Để phân tích về tácđộng của môi trường quản trị, chính xác là môi trường vĩ mô đến hoạt động quản trịnhóm chúng tôi đã chọn công ty Vinamilk làm điểm dừng tham quan nhằm tìm đếncâu trả lời thực tiễn cụ thể và sinh động hơn

Phương pháp nghiên cứu

Môi trường quản trị là nền tản để nghiên cứu nghệ thuật quản trị Trong đó gồm nhiều yếu tố nhưng trong khuôn khổ một bài tiểu luận, nhóm chúng tôi xin được chọn môi trường vĩ mô làm đề tài trọng tâm với những phân tích cơ bản nhất Trong bài có sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thu thập số liệu, tổng hợpcác tài liệu tham khảo…với sự hợp tác làm việc của cả nhóm

Trang 2

Lời mở đầu

Quản trị là sự tương tác của những con người trong tổ chức, doanh nghiệptuy nhiên như thế vẫn chưa đủ vì toàn bộ quá trình đó lại chịu ảnh hưởng của hàngloạt các yếu tố không những bên trong mà còn bên ngoài doanh nghiệp Tổng hòacác yếu tố đó tạo nên môi trường kinh doanh và cũng chính là môi trường để cácnhà quản trị thực hiện chức năng của mình đối với hoạt động kinh doanh Các yếu

tố môi trường bên ngoài là những yếu tố rất dễ thay đổi mà tác động rộng lớn và sâusắc, liên tục không ngừng và đến tiến trình hoạt động của doanh nghiệp, do đó quátrình quản trị thường xuyên chịu chi phối lớn của môi trường này

Môi trường vĩ mô là một bộ phận quan trọng trong môi trường bên ngoàidoanh nghiệp bởi lẽ đó là môi trường biến động phức tạp của các yếu tố cấu thànhbên trong nó Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa – xãhội, môi trường khoa học công nghệ, các nhóm áp lực xã hội…Sự tác động của cácyếu tố môi trường có thể tạo thuận lợi hay khó khăn cho chiến lược kinh doanh,đem đến những kết quả hoạt động khác nhau trong điều kiện các nguồn lực và nỗlực của từng doanh nghiệp Nắm vững những ưu tiên do các yếu tố ấy mang lại,doanh nghiệp càng có thêm động lực để tiến đến mục tiêu nhanh hơn, hiệu quả hơn.Mặt khác biết được những rào cản mà chúng gây ra, các nhà quản trị sẽ đưa doanhnghiệp vượt qua sự cản trở đó mà đến với mục tiêu mong đợi

Công ty Vinamilk, công ty sữa uy tín ở Việt Nam, đã và đang khẳng địnhđồng thời từng bước nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường kinh doanhkhông những trong nước mà còn vươn xa trên trường quốc tế Như vậy chắc hẳnkhâu quản trị của họ đã đạt được nhiều thành công và hiệu quả vì quản trị tốt mớiđem đến sức sống cho doanh nghiệp Đi sâu tìm hiểu sự điều phối kinh doanh vàtiến trình quản trị của Vinamilk trong sự nghiên cứu về tác động của các yếu tố củamôi trường vĩ mô với đề tài: “Nghiên cứu tiến trình quản trị của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk”, chúng ta sẽ có cái nhìn bao quát và cụ thể hơn

về môi trường kinh doanh – môi trường quản trị doanh nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu 1

Lời mở đầu 2

Mục lục 3

Nội dung I Môi trường vĩ mô - môi trường quản trị 4

1 Môi trường quản trị 4

2 Môi trường vĩ mô 4

II Sự tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô 5

1 Các yếu tố kinh tế 5

1.1 Sự tăng trưởng kinh tế 5

1.2 Các chính sách kinh tế quốc gia 7

1.3 Chu kì kinh tế 7

1.3.1 Thời kì phát triển 8

1.3.2 Thời điểm cực đại 8

1.3.3 Thời kì suy thoái 8

1.3.4 Thời điểm cực tiểu 8

1.4 Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế 9

2 Các yếu tố chính trị - pháp luật 9

2.1 Lực lượng chính trị 10

2.2 Pháp luật 13

3 Các yếu tố văn hóa – xã hội 4 Các yếu tố khoa học kĩ thuật và công nghệ 16

4.1 Biểu hiện 16

4.2 Giải pháp 17

5 Các yếu tố thiên nhiên 18

6 Các nhóm áp lực xã hội 19

Lời kết 21

Danh mục các tài liệu tham khảo 22

Trang 4

I MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ – MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

1 Môi trường quản trị

Quá trình quản trị không hoạt động độc lập với chính bản thân nó mà đượcđặt trong môi trường tự nhiên và xã hội con người Theo đó môi trường hoạt đôngcủa tổ chức, doanh nghiệp là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội mà ở đó tổchức doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển Như vậy đối với các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì môi trường quản trị là sự kết hợp của cả môitrường bên trong và bên ngoài Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng làmôi trường quản trị doanh nghiệp vì kinh doanh nhất thiết phải có sự quản trị.Chúng là một tồn tại song song

2 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô thuộc môi trường bên ngoài các doanh nghiệp bao gồmcác yếu tố mang tầm vĩ mô, tác động của nó mang tính gián tiếp mà rộng lớn giúpdoanh nghiệp vạch ra hướng đi cơ bản trong kinh doanh

Tất cả các loại hình doanh nghiệp, các loại tổ chức thuộc các ngành, có quy

mô lớn hoặc nhỏ trong nền kinh tế mỗi quốc gia đều hoạt động trong một cộng đồng

xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nằmngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, nhiều yếu tố của môi trường này tácđộng đan xen lẫn nhau và ảnh hưởng đến quản trị chiến lược của công ty, vàVinamilk cũng không phải là ngoại lệ

Vì vậy, nhà quản trị cần phải xem xét tính chất tác động của từng yếu tố, bảnchất và thời điểm ảnh hưởng nhằm xử lý tình huống một cách linh hoạt, đồng thời

có giải pháp hữu hiệu để tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn kịpthời các nguy nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tổn thất trong quá trình quảntrị chiến lược Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố:

- Các yếu tố kinh tế

- Các yếu tố chính trị - pháp luật

- Các yếu tố văn hóa và xã hội

- Các yếu tố thiên nhiên

- Các yếu tố khoa học kĩ thuật và công nghệ

Trang 5

- Các nhóm áp lực xã hội

II SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YỂU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Tác động của mỗi yếu tố trong môi trường vĩ mô là khác nhau đối với từngdoanh nghiệp, từng lĩnh vực, từng thời điểm kinh doanh khác nhau, do đó mỗidoanh nghiệp phải xây dựng cho mình một cách “sống” riêng trong môi trường ấy

Sự tác động ấy như thế nào, ở mức độ ra sao là câu hỏi mà chúng ta cần phải khámphá

1.Các yếu tố kinh tế

Những biến động của các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng sâusắc đến quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế, songchúng ta cần tập trung xem xét các yếu tố chủ yếu sau:

1.1 Sự tăng trưởng kinh tế

Sự tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốcgia trong một giai đoạn nhất định Hay nói cách khác là việc mở rộng tiềm năngkinh tế để sản xuất ra nhiều sản phẩm dịch vụ hơn phục vụ cho tiêu dung trực tiếp

và tái sản xuất mở rộng Hiệu quả của sự tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng bachỉ tiêu: mức gia tăng sản lượng theo đầu người và mức tăng mức sống của các cánhân điển hình trong dân cư, mức gia tăng năng suất lao động xã hội cao và ổn định,

sự tăng trưởng kinh tế không để lại những nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế trongtương lai

Cần phân biệt sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh

tế và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ độc lập nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơvới nhau Phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng sảnxuất và đời sống của nền kinh tế- xã hội nhằm đạt đến sự thỏa mãn các nhu cầu cácmục tiêu xã hội đặt ra; còn tăng trưởng kinh tế là khả năng sản xuất ra hàng hóadịch vụ nhằm nâng cao mức sống của toàn xã hội đồng thời quá trình phát triển nàykhông để lại những di hại lâu dài cho nền kinh tế xã hội, cho môi trường tự nhiên

Trang 6

dù năm 2008 và 2009 nền kinh tế Việt nam đi xuống theo xu hướng chung của kinh

tế thế giới nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng đều đặn Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa Thu nhập được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và sẵn sàng gia tăng chi tiêu cho các lọai thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa, dẫn đến lượng khách hàng tiêu thụ sữa ngày càng gia tăng Như vậy tăng trưởng kinh tế giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sữa cho các công ty trong đó có Vinamilk.

Ngoài ra còn các yếu tố kinh tế khác như:

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tác động đến nhu cầu của gia đình, doanhnghiệp, nhà nước GDP tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như: hoạchđịnh, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định

 Yếu tố lạm phát ảnh hưởng tới tâm lý và tiêu dùng của người dân Việc dựđoán chính xác yếu tố là rất quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh

 Tỷ giá hối đoái và lãi xuất ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu Lãisuất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và việc tiêu dùng củangười dân

 Tiền lương và thu nhập tác động tới giá thành và nguồn nhân lực của doanhnghiệp

Những yếu tố này sẽ có những tác động tích cực hay tiêu cực đối với doanhnghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động vềkinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố

Trang 7

để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằmtận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa Khi phântích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanhnghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, cácdiễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn

1.2 Các chính sách kinh tế quốc gia

Các chính sách kinh tế quốc gia thể hiện quan điểm, định hướng cho sự pháttriển nền kinh tế của quốc gia đó Thông qua các hoạt động quản lý nhà nước vềkinh tế của Chính phủ đưa ra các quyết định chứa đựng trong đó có hoặc không ưuđãi khuyến khích đối với một số lĩnh vực ngành nghề kinh tế nhất định Chính phủqui định lãi suất cao đối với doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có hại đến sứckhỏe của con nguời như thuốc lá, rượu bia; áp dụng thuế suất thấp đối với ngànhsản xuất dược phẩm, chế biến thực phẩm… Hoặc nhà nước độc quyền quản lý cácngành kinh tế then chốt

Một chính sách kinh tế có lợi cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp khi nàochính sách kinh tế đó thật rõ ràng, minh bạch, ổn định và cởi mở Nó có khả năngtạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn, thuận tiên nhất cho sự hoạt động của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước

Một ví dụ điển hình về chính sách kinh tế quốc gia là chính sách của nhànước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc đẩy được phát triển sữa nộiđịa Cần có chính sách thích đáng khuyến khích các công ty chế biến sữa Việt Namgiảm dần lượng sữa bột nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi sản xuất trongnước Tuy nhiên, Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách thuế đểkhuyến khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có những chínhsách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn nguyên liệu từ sữa tươi sảnxuất trong nước tối thiểu phải đáp ứng được trên 40% nhu cầu sữa nguyên liệu

1.3 Chu kì kinh tế:

Chu kì kinh tế là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải của nền kinh tếtrong những giai đoạn nhất định Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗigiai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế đều tác động khác nhau đến doanh

Trang 8

nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình Chu kìkinh tế bao gồm:

1.3.1 Thời kì phát triển: thời kì nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và

mở rộng về quy mô Hàng hóa của các doanh nghiệp tiêu thụ nhanh, sản xuất mởrộng, giá cả- lương- lãi suất- lợi nhuận đều tăng Do đó, các doanh nghiệp thườnggia tăng đơn đặt hàng, huy động thêm vốn, thuê thêm nhan công, gia tăng đầu tưnhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường

1.3.2 Thời điểm cực đại: là thời điểm nền kinh tế đã đạt đến mức phát triển

cao nhất của nó, đạt mức toàn diện về tiềm năng và bắt đầu đi vào giai đoạn suythoái Tại thời điểm này, các doanh nghiệp không nên đầu tư mở rộng sản xuất, nêntận dụng tối đa để gia tăng lợi nhuận

1.3.3 Thời kì suy thoái: là thời kì nền kinh tế có mức tăng trưởng chậm và kì

sau thấp hơn kì trước Hàng hóa ế ẩm, tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều Do đó, cácdoanh nghiệp thường giảm quy mô sản xuất, số lượng đơn đặt hàng, ngừng tuyểnnhân công mới, giả quyết nhân công dôi dư, không huy động thêm vốn, giá cả-lương- lợi nhuận đều giảm

1.3.4 Thời điểm cực tiểu: là thời điểm suy thoái của nền kinh tế đã xuống

đến mức thấp nhất trong thời điểm này các hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển

từ suy thoái sang thời kì phát triển mới của chu kỳ kinh tế tiếp theo

Chu kỳ kinh tế có thể dài ngắn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố : tổng mức đầu

tư, GDP, GNP,…Chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quyết địnhquản trị và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong từng giaiđoạn phải đưa ra quyết định phù hợp Tại các quốc gia phát triển, trong những giaiđoạn suy thoái có thể có hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản

Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế Giai đoạn 1996-2006, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2% Tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020 Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với

Trang 9

những năm đầu thập niên 90 Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa

sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu nhập bình quân)

1.4 Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế:

Nền kinh tế đang trong giai đoạn quốc tế hóa hết sức mạnh mẽ Một sảnphẩm có thể được sản xuất bất cứ nơi nào mà chúng có giá thành thấp nhất và đượctiêu thụ trên khắp thế giới Xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng gia tăngkèm theo những nét văn hóa khác nhau cũng làm ảnh hưởng đến hành vi con ngườitrong đưa ra quyết định trong kinh doanh và quản trị

Tuy nhiên, các nhà quản trị rất lo ngại về mặt trái của toàn cầu hóa mang lại:cán cân xuất nhập khẩu của quốc gia Khi nền kinh tế bị nhập siêu, các doanhnghiệp trong nước bị cạnh tranh gay gắt, có thể phá sản, nhiều công nhân mất việclàm, dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực xã hội Vì vậy, chính phủ áp dụng các chínhsách bảo vệ mậu dịch bằng hàng rào thuế quan, quy định về hạn chế ngạch nhậpkhẩu, các biện pháp hành chính khác để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước Tuynhiên, các biện pháp này sẽ gây thiệt hại đến quyền được hưởng giá thấp của ngườitiêu dùng

Tóm lại, để thành công trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phảiđổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động

Ví dụ: Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược lớn trong và ngoài nước: tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới Fonterra , Hoogwegt International, Perstima Bình Dương, Việt Nam,…là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô, không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh Hiện nay, các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng

do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO

2 Các yếu tố chính trị - pháp luật

Doanh nghiệp là một bộ phận của đời sống kinh tế nói riêng và đời sống xãhội nói chung của một quốc gia Nằm trong tầm kiểm soát và quản lí trên lãnh thổmột nước, hoạt động của doanh nghiệp bị chi phối và điều tiết bởi nhiều yếu tố

Trang 10

trong đó không thể bỏ qua các yếu tố chính trị Điều này cũng dễ hiểu như bạn làcông dân một nước thì bạn phải tuân thủ theo chế độ chính trị và pháp luật của nước

đó vậy Cùng với các yếu tố khác, yếu tố chính trị tạo nên môi trường kinh doanhcho doanh nghiệp Đó là các lực lượng chính trị và pháp lí bao gồm hệ thống cácquan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các

xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khuvực và trên toàn thế giới Doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định về thuêmướn, thuế, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi

trường…

Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộcphần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tạihay không Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật

pháp và các chính sách của chính phủ nước đó Trong những điều kiện thời điểm

khác nhau các yếu tố này sẽ có những trạng thái nhất định đòi hỏi sự điều chỉnhkhác nhau của các doanh nghiệp, và người quản trị là người phải nắm rõ những tácđộng này nhằm đưa doanh nghiệp đi đến mục đích kinh doanh cuối cùng với sự tốithiểu hoá các tác động tiêu cực của những yếu tố trên

2.1 Lực lượng chính trị

Quản trị doanh nghiệp là cả một quá trình với sự tạo dựng, vận hành hoạtđộng doanh nghiệp Là lực lượng sản xuất nòng cốt của nền kinh tế hiện đại, cácdoanh nghiệp tạo nên sức sống cho nền kinh tế đó Tuy nhiên, khi nào vẫn còn sựtồn tại của chế dộ chính trị thì khi đó vẫn còn phải giải quyết mối quan hệ hữu cơgiữa kinh tế và chính trị Chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế phát triển vàngược lại kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định.Mặt khác thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối chính sách kinh tế.Với tính chất cưỡng chế tuân theo của các lực lượng chính trị, doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế và nghĩa

Trang 11

kinh doanh đúng mực Tuy nhiên những yếu tố chính trị này mang tầm vĩ mô do đóchúng thay đổi thường xuyên theo từng thời kì phát triển và định hướng của Đảng,chính phủ.

Là vấn đề mang tính hai mặt tích cực và tiêu cực, những quyết sách có thểđem đến cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng cũng có thể đó là thách thức chodoanh nghiệp khác

Tích cực:

- Sự ổn định về chính trị: Nằm trong mối quan hệ hữu cơ với nhau, chính trị vàkinh tế hỗ trợ nhau cùng phát triển, chính trị có ổn định thì nền kinh tế mới bềnvững được Chính trị ổn định mang lại nhiều lợi nhuận cũng như giúp các doanhnghiệp không những trong nước mà còn là nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn vớithị trường kinh doanh mà mình đã chọn

- Thái độ chính phủ của nước nhập khẩu thu hút đầu tư nước ngoài hay không.Nhiều quốc gia không hạn chế mà khuyến khích nhập khẩu hàng hóa các quốc giakhác bằng những ưu đãi về đầu tư như các chính sách giảm thuế hay lựa chọn địađiểm đầu tư….Điều này không chỉ có lợi cho nước nhập khẩu mà có tác động tíchcực đến các nước tham gia đầu tư và kinh doanh quốc tế

- Các hoạt động, chính sách khuyến khích kinh doanh của chính phủ:

 Diễn đàn doanh nghiệp tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân tham giavào lĩnh vực cơ sở hạ tầng Đây là cơ hội trỗi dậy của các doanh nghiệp tưnhân trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và các nhà đầu tư bất động sảncũng như kiến trúc công trình…

 Khuyến khích tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc thi nhà kinhdoanh trẻ, các giải thưởng xướng danh khích lệ doanh nhân Việt Nam

 Hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất ưu đãi

 Khuyến khích kinh doanh trên các lĩnh vực có liên quan

Cụ thể là công ty Vinamilk: Nhà nước ta có những chính sách khuyến khích chăn nuôi bò sữa đối với bộ phận sản xuất nông nghiệp Điều này tạo nên tiềm lực,

cơ hội cho Vinamilk về nguồn nguyên liệu ngay trong nước, tiết kiệm được chi phí giá nguyên liệu đầu vào, vận chuyển.

Ngày đăng: 06/11/2014, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w