Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
797,31 KB
Nội dung
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) Mã chứng khoán: VNM Học viên: Bùi Thị Bích Hoa Lớp: Phân tích tài chính K68 Tháng 4/2012 I. TÓM LƯỢC THÔNG TIN VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm. - Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. - Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK) với số vốn 1.590 tỷ đồng. - Ngày 19/01/2006: Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. - Tháng 09/2010: Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách 200 công ty vừa và nhỏ tốt nhất Châu Á của Forbes. - Tháng 09/2010: Thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD lần thứ 9. Vốn điều lệ là 3.530.721.200.000 đồng. - Tại thời điểm 27/12/2011, vốn điều lệ của công ty là 5.561.147.540.000 đồng. 2. TÓM LƯỢC THÔNG TIN - Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Tên tiếng Anh: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company - Trụ sở: Tòa nhà VINAMILK TOWER số 10 , đường Tân Tạo, p. Tân Phú. Quận 7, TP.HCM - Website: vinamilk@vinamilk.com.vn - Sàn giao dịch: HOSE - Mã cổ phiếu: VNM - Tổng cộng tài sản: 15.582.671.550.751 đồng - Vốn chủ sở hữu: 5.561.147.540.000 đồng - Tổng số cổ phiếu lưu hành: 555.816.744 cổ phiếu 3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Thị trường đầu ra: 30% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường quốc tế còn lại 70% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường nội địa. Vinamilk chiếm hơn 50% thị trường cả nước, mạng lưới phân phối rất mạnh với 1400 đại lý phủ đều trên 64/64 tỉnh thành. Cụ thể, sản phẩm sữa chua và sữa đặc, sữa nước, sữa bột lần lượt chiếm hơn 80%, hơn 50% và 30% thị phần nội địa. Riêng đối với sản phẩm sữa nước đạt mức tăng khá lớn (chiếm hơn 50% thị phần, con số này chỉ dừng lại ở mức 40.9% năm 2010 và 21.4% năm 2008. Đây là bước tiến lớn khẳng định giá trị ngày một tăng của Vinamilk. Ngoài ra, Vinamilk cũng đạt mức tăng trưởng khá tốt trong mảng xuất khẩu sản phẩm sang các nước Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc Năm 2011, công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu sữa sang Thái Lan với trị giá khoảng 10 triệu USD. Thị trường đầu vào: Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty. Tuy nhiên, do điều kiện môi trường và khí hậu không thuận lợi, tính đến thời điểm 31/12/2011, Vinamilk chỉ có 5 trang trại với khoảng 7.000 con bò sữa. Công ty đã và đang đưa ra những giải pháp nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo Vinamilk, chi phí sản xuất sữa tươi tại các nước như New Zealand và Australia thường thấp hơn tại Việt Nam nhờ môi trường thuận lợi và sản lượng sữa thu được khá cao. Do đó, bên cạnh việc đầu tư vào các trang trại trong nước, công ty sẽ tính đến việc phát triển một số trang trại, xây dựng nhà máy chế biến sữa tai các nước nói trên. Dự án đầu tư vào Công ty TNHH Miraka (nhà cung cấp sản phẩm sữa cho Vinamilk) là một trong những bước tiến của Vinamilk nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào với trữ lượng ổn định và giá cả hợp lý. Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. VNM đang sở hữu 10 nhà máy sữa, 2 xí nghiệp kho vận, 1 phòng khám đa khoa, 3 chi nhánh đặt tại các tỉnh và thành phố lớn. Sản phẩm của Vinamilk được chia thành các nhóm: sữa nước, sữa bột, sữa đặc, sữa chua ăn và uống, kem, phai, nước trái cây. Sản phẩm của Vinamilk xuất khẩu sang hơn 16 quốc gia trên thế giới, các thị trường chủ yếu gồm Trung Đông, Campuchia, Philipine, Thái Lan… Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 178.000 điểm bán lẻ và 232 nhà phân phối trên toàn quốc (chiếm 39% thị trường cả nước). Hiện nay, Vinamilk có 1 nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand và 10 nhà máy sản xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam và đã chạy hết 100% công suất. Công ty sẽ có thêm 3 nhà máy mới hoạt động từ năm nay với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính: - Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. - Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; - Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; - Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; - Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. - Phòng khám đa khoa. Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng khác Danh sách công ty con/ công ty liên kết hiện nay của Vinamilk: Stt Tên công ty Ngành nghề kinh doanh chính Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tỷ lệ sở hữu của Vinamilk (%) 1 Công ty TNHH một thành viên bò sữa Việt Nam Chăn nuôi bò sữa 840 100 2 Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa và nước giải khát 80 100 3 Công ty TNHH một thành viên đầu tư bất động sản quốc tế Kinh doanh bất động sản (chưa hoạt động) 160 100 4 Công ty TNHH một thành viên sữa Dielac Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa 146 100 5 Công ty cổ phần nguyên liệu thực phẩm Á Châu- Sài Gòn (AFI) Sản xuất bột Crème dùng cho thực phẩm 114 15.79 6 Công ty TNHH Miraka (Newzealand) Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa 55 triệu Đô New Zealand 19.3 4. VỊ THẾ CÔNG TY: - Năm 2010, Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách 200 công ty vừa và nhỏ tốt nhất châu Á của Forbes. Theo Forbes trong 12 tháng năm 2010, doanh thu của Vinamilk đạt 575 triệu USD, xếp thứ 16 trong số 200 công ty. Lợi nhuận ròng là 129 triệu USD, đứng thứ 18 và giá trị thị trường đạt 1,56 tỷ USD đứng thứ 31. Năm 2011 mức doanh thu vượt móc 1 triệu Đô la Mỹ và trở thành một trong những doanh nghiệp lớn của Châu Á Thái Bình Dương. - Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm. Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. - Vinamilk nắm giữ 39% thị trường sữa Việt nam. Với 10 nhà máy sữa đặt tại các tỉnh và thành phố lớn, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 540 nghìn tấn/năm. Các sản phẩm của Công ty được chia thành các nhóm: sữa nước, sữa bột, sữa đặc, sữa chua ăn và uống, kem, phai, nước trái cây và cà phê. Thị phần của Vinamilk cho từng dòng sản phẩm chính: sữa đặc chiếm khoảng 75%, sữa tươi 53% (tính trên 36 thành phố lớn), sữa chua các loại 90% và sữa bột 25% (tính trên 6 thành phố lớn). So sánh với các công ty cùng ngành: Hàng tiêu dùng Mã Công ty +/- 1 tuần P/E P/B Chia cổ tức (%) LN / DT (%) ROE(%) AGC Công ty Cổ phần Cà phê An Giang 0,00 -0,17 -0,48 0,00 -84,73 -630,57 BBC Công ty Cổ phần Bibica -2,13 7,80 0,62 521,74 4,68 8,29 BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 10,00 4,48 1,14 909,09 5,35 28,17 CAN Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 3,14 5,09 1,42 0,00 3,90 30,83 DBC Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam 10,22 3,08 0,86 806,45 7,78 22,10 DBF Công ty Cổ phần Lương thực Đông Bắc 0,00 15,94 1,29 451,61 0,00 8,27 DNF Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng 0,00 63,82 0,33 0,00 0,00 0,50 HHC Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà -17,96 8,09 0,92 746,27 3,17 13,21 HNM Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội -4,94 61,05 0,73 0,00 0,79 1,19 IFS Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế 21,82 -4,05 2,33 0,00 -6,81 -54,12 KDC Công ty Cổ phần Kinh Đô 1,19 18,65 1,47 282,35 7,09 7,24 KSC Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa 0,00 4,37 0,54 1818,18 15,85 12,46 KTS Công ty Cổ phần Đường Kon Tum 2,61 2,06 1,25 847,46 21,27 74,94 LAF Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An -4,49 21,24 0,94 0,00 1,16 4,28 LSS Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn -4,66 3,23 0,96 563,91 20,47 32,11 MCF Công ty Cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm 20,22 3,61 0,94 463,55 2,25 30,76 MSN Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San -0,85 30,67 3,80 0,00 35,50 14,89 NHS Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa 14,41 2,89 0,93 740,74 10,28 31,67 NKD Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 0,00 0,00 0,00 0,00 8,46 33,06 S33 Công ty Cổ phần Mía đường 333 0,00 3,20 1,06 0,00 7,57 30,28 SAF Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm SAFOCO 5,30 7,46 1,75 786,16 3,77 28,09 SBT Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh 14,53 4,80 1,40 507,61 26,61 30,86 SEC Công ty Cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai 1,43 3,75 1,72 1032,86 16,93 48,34 SGC Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang 10,81 4,38 1,74 696,86 20,05 45,80 TAC Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An 9,42 29,71 2,13 405,06 0,57 6,99 THV Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam -12,12 -0,85 0,43 0,00 -17,51 -40,10 TNA Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam -2,08 3,75 0,65 1063,83 3,81 17,77 VCF Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa -1,69 14,60 4,25 68,97 13,59 32,37 VHF Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 0,00 25,71 1,33 0,00 0,00 4,01 VLF Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long -8,39 4,27 0,85 0,00 1,79 19,97 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam -1,64 11,75 4,01 444,44 19,50 41,27 (Nguồn: www.ssi.com.vn) 5. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH (SWOT): Điểm mạnh (Strength): Vinamilk là công ty sản xuất sữa có qui mô hàng đầu Việt Nam và là một trong những thương hiệu hàng tiêu dùng uy tín trong thị trường nội địa. Đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, am hiểu thị trường và có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Công ty không ngừng đổi mới sản phẩm, tập trung phát triển những chiến lược kinh doanh hợp lý và luôn tập trung vào ngành nghề cốt lõi. Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Vinamilk có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và là một trong số ít các công ty thực phẩm và nước uống trang trí tủ mát cho đại lý. Điểm yếu (weakness): Hoạt động sản xuất của Vinamilk phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện tại, công ty phải nhập khẩu khoảng 70%-75% lượng sữa bột, do đó, công ty sẽ chịu ảnh hưởng mạnh từ sự biến động giá cả của mặt hàng này trên thế giới cũng như chịu rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ. Hiện tại, nhà nước đang nắm giữ 45.1%, các tổ chức-cá nhân nước ngoài sở hữu 49%, chỉ còn lại 5.9% cổ phiếu do các thành viên hội đồng quản trị và các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài nắm giữ. Số lượng 5.9% này cũng ít được giao dịch dẫn đến tính thanh khoản của Vinamilk hiện nay không cao. Cơ hội (Opportunity): Việc hoàn thành và đưa thêm 3 nhà máy mới vào hoạt động sẽ mang lại nguồn thu dồi dào cho công ty trong thời gian sắp tới. Sự phát triển của ngành sữa luôn đi liền với sự phát triển của nền kinh tế. Đời sống của người dân Việt Nam hiện nay đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu sử dụng sữa là thức uống hàng ngày cũng tăng đáng kể. Đây là điều kiện tốt cho ngành sữa phát triển trong thời gian sắp tới. Hiện tại, sản phẩm sữa nội địa chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu tiêu dùng trong nước, đây là thị trường khá lớn để Vinamilk khai thác. Thách thức (Threat): Với việc nâng cao đáng kể năng lực sản xuất, công ty phải tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm Vinamilk của khách hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Đông thời, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng cũng là một thách thức lớn đối với công ty. Thị trường sữa đang bắt đầu xuất hiện những công ty có vốn đầu tư khá lớn (cụ thể như Công ty cổ phần sữa TH), Vinamilk cần có những chiến lược tốt để giữ vững vị thế hiện tại của mình. Một lượng lớn người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn sản phẩm sữa ngoại (Abbott, Dutch Lady,…) mặc dù giá các sản phẩm này tương đối cao. Vinamilk cần tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các công ty sữa lớn trên thế giới. 6. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới. Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Xây dựng thương hiệu. Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp, mở rộng hệ thống phân phối, tăng độ bao phủ phân phối sản phẩm. Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cận. Đầu tư mở rộng nhà máy nhằm tăng công suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của thị trường: tối đa và tối ưu hóa công suất của các nhà máy hiện hữu, đầu tư xây dựng nhà máy mới với công nghệ tiên tiến nhất thế giới nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bò sữa: đầu tư tăng số lượng bò sữa tại các trang trại bò sữa hiện có và tìm kiếm phát triển thêm các trang trại bò sữa mới trong và ngoài nước. 7. PHÂN TÍCH RỦI RO: Biến động về giá cả: Nguồn nguyên vật liệu của Công ty được lấy từ ha nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chiếm khoảng 25% và nguồn sữa bột ngoại nhập. Đời sống càng phát triển nhu cầu dùng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng ngày càng cao do đó nguồn cung bị hạn chế dẫn đến nguồn sữa bột ngoại nhập ngày càng tăng (chiếm tỷ trọng 60% - 70% giá thành sản phẩm). Cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nước và nước ngoài về mẫu mã, chất lượng và giá thành. Lĩnh vực hoạt động của Vinamilk là ngành thực phẩm chịu sự quản lý và kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng, nguồn nguyên liệu và vệ sinh thực phẩm. Công ty Cổ phần sữa TH với sự hỗ trợ từ Ngân hàng TMCP Bắc Á đã bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi với công suất 500 triệu lit sữa/năm, trị giá 148 triệu USD. TH Milk đã bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2011, sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty trong thời gian sắp tới. II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU 1. THÔNG TIN CỔ PHIẾU: VNM Index INDEX GIÁ TRỊ Thấp nhất 52 tuần 79,50 Cao nhất 52 tuần 144,00 Vốn hóa (tỷ VND) 50023,5 Số cổ phiếu lưu hành 555.816.744 Cổ tức gần nhất VNĐ 2.000 Ngày chốt quyền 06/04/2012 Ngày trả cổ tức 25/04/2012 INDEX GIÁ TRỊ EPS(VND) 7.662 ROA(%) 32,01 ROE(%) 41,27 Đòn bẩy tài chính 1,25 P/E 11,75 Beta 0,35 KL Trung bình 10 ngày 70.389 (Nguồn: www.ssi.com.vn) Biê ̉ u đồ : VNM va ̀ VnIndex Biểu đồ VNM và VNIndex cho thấy cổ phiếu Vinamilk luôn giao dịch ở mức khá ổn định trong khi VNIndex có mức giảm tương đối lớn. Đây là sự khác biệt của cổ phiếu VNM so với toàn thị trường chứng khoán nói chung và với từng loại cổ phiếu trên thị trường nói riêng. Bên cạnh đó, VNM là một trong số ít những cổ phiếu luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao và duy trì mức sở hữu tối đa được phép (49%). Năm 2011 Vinamilk đã phát hành riêng lẻ thành công 10,7 triệu cổ phiếu với giá bình quân cao hơn giá thị trường 32% (khoảng 119.400 đồng/cp). Qua đó, công ty đã thu về khoản thặng dư 1.277 tỷ đồng. 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH: Thông tin tài chính cơ bản (Nguồn: www.ssi.com.vn) CHỉ Số 2008 2009 2010 2011 Doanh thu Thuần(tỷ VND) 8208,98 10613,77 15752,87 21627,43 EBITDA( Tỷ VND) 1.576,71 2.972,09 4.547,51 5.407,52 EBIT(Tỷ VND) 1.398,28 2.738,01 4.257,38 4.992,93 Lãi/(Lỗ) từ HĐTC(tỷ VND) 67,19 255,11 295,33 433,80 EPS Cơ bản VND 7116,08 6763,24 6508,32 7585,09 EPS Pha loãng VND 7116,08 6763,24 6508,32 7585,09 P/E Cơ bản Lần 12,79 13,46 13,98 12,00 P/E Pha loãng Lần 12,79 13,46 13,98 12,00 Gía trị Sổ sách VND 26619,29 18377,77 22557,54 22436,39 PB Lần 3,42 4,95 4,03 4,06 Lợi nhuận Thuần từ HĐKD 1315,09 2595,40 3642,66 4750,58 Lợi nhuận thuầ n sau Thuế TNDN (tỷ VND) 1248,70 2376,07 3615,49 4218,18 Ghi chú: Căn cứ theo báo cáo thường niên của VNM năm 2011, hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2011 tăng trưởng rất tốt. Tổng doanh thu tăng bình quân 35%, lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 51%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu từ năm 2007-2011 được cải thiện rõ rệt, lần lượt đạt 14%, 16%, 25%, 26% và 23%. Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) luôn đạt mức rất cao 28% (năm 2007, 2008), 43% (năm 2009), 50% (năm 2010) và năm 2011 là 41% . Đặc biệt, năm 2011 là năm đầu tiên Vinamilk đạt doanh số hơn 01 tỷ Đô la Mỹ (22.071 tỷ đồng), đạt sớm hơn một năm so với mục tiêu cho kế hoạch 3 năm 2011-2013. Cột móc này đã đưa Vinamilk lên vị thế mới, là một trong những doanh nghiệp lớn của Châu Á Thái Bình Dương. Công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2012 tăng 30% so với 2011. Doanh thu và Lợi nhuận Biểu đồ EPS Chỉ sô tài chính trong 4 quý gần nhất CHỉ Số ĐịNH GIÁ P/E Cơ bản 11,75 P/E Pha loãng 11,75 P/E trước Thu nhập khác 12,26 Price/Cash Flow 20,55 P/tangible BV 4,09 EV/Doanh thu 2,17 EV/EBITDA 8,67 EV/EBIT 9,39 Vốn hóa(tỷ VND) 50.024 (+) Vốn vay(tỷ VND) 0,00 (-) Tiền(tỷ VND) 3156,52 (=) Giá trị DN (EV)(tỷ VND) 46.867 CHỈ SỐ LỢI NHUẬN Tỷ lệ Lãi gộp 0,30 Tỷ lệ EBITDA/EV 0,25 Lãi trước Thuế/ DT 0,23 Lãi sau Thuế/DT 0,20 HIệU QUả QUảN LÍ ROCE 0,48 ROE 41,27 ROA 32,01 Doanh thu/Vốn hóa 43,23 (Nguồn: www.ssi.com.vn) [...]... doanh của công ty tính tới thời điểm hiện tại và kế hoạch hoạt động giai đoạn 2012-2016 chúng ta có thể định giá cổ phiếu VNM như sau: Phương pháp FCFF Giá (đồng/cp) 80.006 P/E 117.858 P/BV 129.625 Giá trị bình quân cố phiếu VNM 109.163 Giá trị công ty VNM (triệu đồng) 60.707.277 (Xem chi tiết trong bảng tính Excel đính kèm) Tóm lươc hiệu quả kinh doanh và xu thế giá cổ phiếu: Qua phân tích tổng... giao dịch cổ phiếu cho thấy mức giá VNM ở hiện tại (giao động quanh mức 90.000 đồng/cp) thấp hơn 18% so với giá cổ phiếu tính theo giá trị doanh nghiệp Với những chiến lược kinh doanh rất tốt trong thời gian sắp tới (phấn đấu trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017), VNM là cổ phiếu rất đáng được cân nhắc đầu tư Một điều đáng lưu ý, VNM luôn là cổ phiếu được... tăng đạt 57% Năm 2011, công ty đã phát hành thêm 203.042.634 cổ phiếu trong đó: Phát hành riêng lẻ thành công 10.7 triệu cố phiểu với mức giá khoảng 119.400 đồng/cp tăng vốn điều lệ (cao hơn 32% so với giá thị trường tại thời điểm phát hành) và thu về khoản thặng dư vốn cố phần 1.277 tỷ đồng; phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân viên (7.053.430 cp) và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo... trưởng CAGR 20% 13% 10% (Nguồn: Nghị quyết ĐHCĐ Vinamilk 2012) - Theo ban lãnh đạo công ty, kế hoạch trên hoàn toàn có thể đạt được do công ty thường xây dựng kế hoạch ở mức thấp Trong lịch sử hoạt động, công ty luôn vượt kế hoạch đặt ra - Cổ tức năm 2012 là 30% (3.000 đồng/cp) Tuy nhiên, Vinamilk sẽ xem xét tăng mức cổ tức chia cho cổ đông sau khi công ty hoàn thành và đưa vào vận hành 2 nhà máy lớn... thị trường khá lớn để Vinamilk khai thác (2) Nhà máy Dielac số 2 với công suất chế biến khoảng 54.000 tấn sữa/ năm (tương ứng với 8% tổng sản lượng của Vinamilk tại thời điểm 31/12/2010 (Nguồn:Báo cáo phân tích của SSI) - Đồng thời, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, Vinamilk sẽ cân nhắc đến việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông V XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CÔNG TY Căn cứ vào các thông... đối tốt III PHÂN TÍCH VẾ TÌNH HÌNH GIÁ CỔ PHIẾU 1 Nhận xét về EPS, P/E và giá cổ phiếu đầu quý II/2012 - EPS của công ty luôn duy trì ở mức ổn định từ 6.500đồng/cp-7.600 đồng/cp qua các năm 20082011 Năm 2011 EPS đạt khoảng 7.600 đồng/cp (tăng 17% so với 2010) - P/E qua các năm 2008-2011 không giao động nhiều, duy trì ở mức từ 11lần đến 14 lần Điều này cho thấy VNM luôn được giao dịch ở mức giá khá ổn... sàng mua vào khi “hở” room Điều này cho thấy VNM thực sự là cổ phiếu rất tốt với nền tảng phát triển vững chắc và khả năng sinh lợi tốt Căn cứ vào kết quả hoạt động năm 2012, công ty sẽ cân nhắc tăng tỷ lệ trả cổ tức (hiện tại duy trì ở mức 30%/năm) và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông Nếu kế hoạch này được thực hiện, cổ đông của Vinamilk sẽ thu được một khoảng lợi nhuận khá tốt (tùy theo mức... như sau: (1) Năm 2010 công ty có nguồn thu đột biến (384 tỷ đồng-Net) từ việc chuyển nhượng nhà máy Café Saigon cho Trung Nguyên Nếu loại trừ khoản thu này, lợi nhuận thuần của công ty chỉ đạt mức tăng trưởng 28.9% (YoY) (2) Lợi nhuận có mức tăng thấp là do Vinamilk phải áp dụng chương trình bình ổn giá thị trường của Chính phủ đưa ra trong năm 2011 Công ty phải giữ nguyên mức giá bán từ quí 2/2011... Bình Dương dự kiến vận hành từ năm 2013 với công suất trong giai đoạn 1 là 400 triệu lít sữa/ năm (tương ứng với khoảng 60% tổng công suất sản xuất của công ty trong giai đoạn 31/12/2010- Tổng trữ lượng đạt 677.150 tấn) Giai đoạn 2, công suất sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/ năm Nhà máy này chủ yếu cung cấp sản phẩm sữa cho thị trường nội địa Hiện tại, các sản phẩm sữa nội địa chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu... thành một trong những công ty lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương Doanh thu 3 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 6.051 tỷ đồng (tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm 2011 và là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay).Chiến lược của Vinamilk trong thời gian sắp tới là phấn đấu trợ thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017 VI ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VINAMILK Căn cứ vào kết . PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) Mã chứng khoán: VNM Học viên: Bùi Thị Bích Hoa Lớp: Phân tích tài chính. thực phẩm. - Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. - Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK) với. 28,17 CAN Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 3,14 5,09 1,42 0,00 3,90 30,83 DBC Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam 10,22 3,08 0,86 806,45 7,78 22,10 DBF Công ty Cổ phần Lương