1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần nhựa Bình Minh – Mã chứng khoán: BMP

26 6,5K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

“Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” là đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Sản xuất - Xuất Nhập khẩu Nhựa - Bộ Công nghiệp nhẹ tiền thân của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam - VINA

Trang 1

Đề tài:

Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần nhựa

Bình Minh – Mã chứng khoán: BMP

Giảng viên : TS Phan Trần Trung Dũng

Học viên : Đào Thu Trang – STT 78

Lớp : 19D Tài chính & ngân hàng

Trang 2

1

MỤC LỤC

I Tổng quan doanh nghiệp 2

1 Thông tin cơ bản 2

2 Lịch sử hình thành và phát triển 3

3 Lĩnh vực Kinh doanh 4

4 Vị thế công ty 5

5 Chiến lược phát triển và đầu tư 5

II Phân tích cơ bản về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh - BMP 6

1 Phân tích môi trường kinh doanh (SWOT) 6

1.1 Điểm mạnh (Strength) 6

1.2 Điểm yếu (Weakness) 7

1.3 Cơ hội (Opportunity) 7

1.4 Thách thức (Threat) 8

2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP Nhựa Bình Minh 8

2.1 Tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp 8

2.2 Các chỉ tiêu và hệ số tài chính cơ bản 10

2.3 So sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản của BMP với các doanh nghiệp khác cùng ngành 12

3 Phân tích Dupont (theo 3 thành phần và 5 thành phần) 13

III Định giá cổ phiếu BMP 15

1 Một số giả định 15

2 Các phương pháp áp dụng 16

2.1 Phương pháp P/E 16

2.2 Phương pháp DDM 17

2.3 Phương pháp DCF 19

3 Kết quả tổng hợp các phương pháp định giá 23

IV Nhận định đầu tư 23

TÀI LIỆU THAM KHÁO 25

Trang 3

2

I Tổng quan doanh nghiệp

1 Thông tin cơ bản

Tên giao dịch: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh

Địa chỉ : 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, Tp Hồ Chí Minh

Ngành nghề : Nhựa xây dựng

Mã chứng khoán : BMP - Sàn giao dịch : HOSE

Ngày giao dịch đầu tiên : 11/07/2006

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 45,48 triệu - Vốn thị trường : 3206 tỷ đồng

Các công ty con và công ty liên kết :

Vốn góp của Công

Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm dân dụng,

kỹ thuật và công nghiệp từ chất

Trang 4

3

Cơ cấu cổ đông hiện tại của BMP

Cơ cấu cổ đông của BMP khá đặc biệt khi các tổ chức nước ngoài nắm đến 49%,

cổ đông nhà nước SCIC nắm 29.6% vốn cổ phần Cổ phiếu BMP ở mức thanh khoản khá cao

“Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh” trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ

Năm 1990 : Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 86/CNn-TCLĐ về việc thành lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” trên cơ sở thành lập lại “Nhà máy

Trang 5

4

Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh” “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh”

là đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Sản xuất - Xuất Nhập khẩu Nhựa - Bộ Công nghiệp nhẹ (tiền thân của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam - VINAPLAST) với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào ngành gia công chất dẻo, tổ chức sản xuất thực nghiệm các loại sản phẩm mới

Ngày 24 tháng 03 năm 1994 Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 842/QĐ-UB-CN về việc quốc hữu hoá Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 03 tháng 11 năm 1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số TCLĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nhựa Bình Minh, tên giao dịch là BMPLASCO trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam với ngành nghề kinh doanh là sản xuất các sản phẩm chính là ống nhựa, bình phun thuốc trừ sâu, dụng cụ y tế, các sản phẩm nhựa kỹ thuật

1434/CNn-Ngày 28 tháng 01 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 125/QĐ-TTg

về việc giải thể Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (VINAPLAST) và chuyển Công ty Nhựa Bình Minh về trực thuộc Bộ Công nghiệp, đồng thời tiến hành cổ phần hoá Công ty Nhựa Bình Minh trong năm 2003

Ngày 04 tháng 12 năm 2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN

về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

Ngày 02 tháng 01 năm 2004 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần

Năm 2006 : Công ty niêm yết tại TTGDCK TP HCM ngày 11/07/2006 Đến tháng 11/2006 Công ty tăng vốn điều lệ từ 107.180.000.000 đồng lên 139.334.000.000 đồng

3 Lĩnh vực Kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao

su

Trang 6

5

- Thiết kế kinh doanh khuôn mẫy ngành nhựa, ngành đúc

- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, cấp thoát nước

- Quảng cáo

- Vận tải hàng hoá bằng ô tô loại khác

Sản phẩm chính:

- Nhóm sản phẩm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa các loại và keo dán ống

- Bình phun thuốc trừ sâu và mũ bảo hộ lao động

4 Vị thế công ty

Sản phẩm chủ lực của Công ty là sản phẩm ống nhựa Với ưu thế về bề dày thương hiệu trên 35 năm, tên tuổi đã được khẳng định, chất lượng sản phẩm cao, máy móc thiết bị hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng lẫn chất lượng Nhựa Bình Minh hầu như đã chiếm vị thế độc tôn trong thị trường ống nhựa từ khu vực miền Trung trở vào Cụ thể, Nhựa Bình Minh chiếm thị phần 20% cả nước và 50% thị trường toàn miền Nam

Hiện tại có khoảng hơn 20 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa tương tự như Bình Minh nhưng chỉ có không quá 10 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với Bình Minh Nhựa Bình Minh là một thương hiệu lớn, được nhiều người tiêu dung biết đến, hệ thống công nghệ sản xuất vào loại hiện đại nhất thị trường Việt Nam hiện nay, chất lượng sản phẩm thuộc loại tốt nhất trên thị trường theo các tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM nên khả năng cạnh tranh của Công ty là rất cao

5 Chiến lược phát triển và đầu tư

Công ty đang cố gắng củng cố thị trường phía Nam và từng bước phát triển thị trường phía Bắc thông qua việc thành lập Chi nhành, nhà xưởng sản xuất tại miền Bắc Mục tiêu trong tương lai xây dựng thương hiệu nhựa Bình Minh được tất cả người tiêu dung Việt Nam biết đến

Trang 7

6

Ngoài ra, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh như xây dựng, cho thuê văn phòng…nhằm khai thác tối đa tiềm năng về những bất động sản mà Công ty hiện đang quản lý và phân tán ngành nghề kinh doanh để chia sẻ rủi ro

II Phân tích cơ bản về công ty cổ phần Nhựa Bình Minh - BMP

1 Phân tích môi trường kinh doanh (SWOT)

1.1 Điểm mạnh (Strength)

Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi xây dựng thương hiệu tốt : Công ty cổ phần nhựa

Bình Minh (BMP) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam với bề dày truyền thống hơn 35 năm Liên tục trong nhiều năm được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, duy trì vị thế trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh : CTCP nhựa Bình Minh cung cấp các sản

phẩm đa dạng bao gồm ống nhựa và các sản phẩm phụ tùng nhựa, keo dán nhựa, mũ bảo

hộ lao động… phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng

Tiềm lực tài chính mạnh : CTCP Nhựa Bình Minh có hệ thống công nghệ sản xuất

tiên tiến, hiện đại hàng đầu Việt Nam Với hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ thuộc thế hệ tiên tiến nhất từ các nước Ý, Đức, Canada; được trang bị đồng bộ tại ba nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hưng Yên; hằng năm, nhựa Bình Minh có khả năng cung cấp cho thị trường 80.000 tấn sản phẩm và dự kiến trong tương lai, khi Nhà máy 4 tại Long An được đưa vào vận hành sẽ nâng tổng công suất lên gấp 3 lần hiện nay

Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp : Nhựa Bình Minh chiếm phần lớn

thị trường miền Trung và miền Nam và đang có cơ hội mở rộng ra thị trường miền Bắc Với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước bao gồm 800 cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của Công ty và hơn 90% cửa hàng bán lẻ ống nhựa trên toàn quốc có kinh doanh sản phẩm Nhựa Bình Minh, thương hiệu nhựa Bình Minh không những được người tiêu dùng trong nước biết đến mà sản phẩm còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác như Lào, Campuchia, Úc, Mỹ, Đan Mạch, Bỉ, Pháp…

Trang 8

1.2 Điểm yếu (Weakness)

Ngành ống nhựa xây dựng là nguyên liệu cho ngành xây dựng - bất động sản do

đó diễn biến tình hình phát triển của thị trường bất động sản ảnh hưởng rất nhiều đến ngành ống nhựa Trong giai đoạn 2006 – 2011, ngành ống nhựa luôn đạt mức tăng hết sức ấn tượng với mức tăng trung bình của cả giai đoạn là 28% Tuy nhiên, sang năm

2012, ngành bất động sản gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án xây dựng bị tạm dừng triển khai, do đó, mức tăng trưởng của năm 2012 của ngành bị chậm lại

Thứ hai, giá bán của sản phẩm phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào Trong khi

tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất ống nhựa chiếm khoảng 80% Giá của các loại ống nhựa PVC và HDPE luôn biến động sát với giá dầu Giá dầu của Việt Nam phụ thuộc vào giá dầu thế giới, do đó doanh nghiệp khó mà kiểm soát được giá nguyên liệu đầu vào Điều này làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm khi mà giá của nó luôn biến động theo giá của các nguyên liệu đầu vào

1.3 Cơ hội (Opportunity)

Việc hoàn thành và đưa thêm nhà máy thứ 4 tại Long An vào hoạt động sẽ làm tăng sản lượng sản xuất của công ty lên gấp 3 lần hiện tại

Trang 9

8

Hiện tại công ty chủ yếu đang hoạt động tại thị trường miền Nam, tuy nhiên trong thời gian sắp tới khi mà mở rộng hoạt động ra thị trường miền Bắc, đây là thị trường lớn

và nhiều tiềm năng phát triển

Việt Nam đang trong lộ trình gia nhậpWTO, điều này sẽ giúp cho công ty có cơ hội lớn mở rộng thị trường ra nước ngoài

Nước ta đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển do đó nhu cầu sử dụng các loại ống nhựa và các sản phẩm khác từ nhựa dùng trong xây dựng sẽ rất lớn và ngày một tăng, đây là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp phát triển

1.4 Thách thức (Threat)

Với việc nâng cao đáng kể năng lực và quy mô sản xuất, mở thêm nhà máy mới, công ty phải tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng mới Đồng thời, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng cũng là một thách thức lớn đối với công ty

Đối thủ cạnh tranh mới: Cùng với việc gia nhậpWTO, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự gia nhập thị trường của các đối thủ mới từ nước ngoài Nhựa Bình Minh cần phải tìm giải pháp hiệu quả để tăng chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng và đa dạng từ các đối thủ mới này

2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP Nhựa Bình Minh

2.1 Tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp

Trang 10

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất BMP 2008-2012

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của BMP từ 2007 - 2012

Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, BMP vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hết sức ấn tượng trung bình doanh thu hằng năm tăng 24%/năm từ 2008 – 2012, lợi nhuận tăng trưởng

Trang 11

2.2 Các chỉ tiêu và hệ số tài chính cơ bản

a Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

Khả năng thanh toán :

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của BMP trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 tăng nhanh và luôn giữ ở mức khá cao cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp từ tài sản ngắn hạn tốt, công ty hoàn toàn có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất tốt, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra Mặc dù công ty có mở rộng thêm nhà máy sản xuất và đầu tư thêm trang thiết bị nhưng vẫn chủ động được nguồn vốn và ít phải vay nợ bên ngoài

Đánh giá hiệu quả kinh doanh:

- Chỉ số ROE của BMP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2009 từ 21% lên 43% Đến năm 2010 giảm xuống còn 36% và 2011, 2012 duy trì ở mức 31% Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, con số này vẫn là kết quả đáng ghi nhận

Trang 12

11

- Các chỉ số ROA và ROI có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2008 với mức ROA là 18% và ROI là 15%, đến năm 2012 hai chỉ số này đều ở mức 28% Điều này cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả

Trang 13

12

xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến năm 2012 Việc vòng quay các khoản phải thu có

xu hướng giảm dần chứng tỏ thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng tăng, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp Nguyên nhân một phần là do trong hai năm gần đây thị trường bất động sản đóng băng, các công ty xây dựng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trong đó có BMP

2.3 So sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản của BMP với các DN khác cùng ngành

Hiện nay có 22 doanh nghiệp cùng hoạt động trong Ngành Nhựa – bao bì:

Trang 14

3 Phân tích Dupont

Cơ sở lý thuyết mô hình Dupont 3 thành phần:

= Lợi nhuận ròng biên * Vòng quay tài sản * Đòn bẩy tài chính

Theo mô hình Dupont trên thì ROE của doanh nghiệp được cấu thành bởi ba yếu

tố là lợi nhuận ròng, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có ba sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên

Thứ hai, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản Hay nói cách khác là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có

Trang 15

14

Thứ ba, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đầu tư Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả

Phân tích Dupont BMP:

ròng biên

Vòng quay tài sản

Đòn bẩy tài chính

Năm 2009, ROE tăng gần gấp đôi chủ yếu là do lợi nhuận ròng cận biên tăng từ 11,659% lên 21,626% Điều này nguyên nhân là do việc mở rộng sản xuất kinh doanh của BMP từ các năm trước đã bắt đầu đem lại thu nhập cho công ty Cụ thể là lợi nhuận sau thuế của BMP trong năm 2009 đã tăng 156,12% so với năm trước Ngoài ra, năm

Trang 16

do tác động của cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Năm 2011 và 2012, ROE của BMP đều ở mức 31% dù lợi nhuận ròng cận biên của năm 2012 là 18,763% cao hơn 15,92% của năm 2011 là do năm 2011 doanh nghiệp

sử dụng tài sản có hiệu quả hơn , vòng quay tài sản của năm 2011 là 1,589 lần trong khi năm 2012 chỉ ở mức 1,352 lần Bên cạnh đó, đòn bầy tài chính của năm 2012 cao hơn

2012 một chút là do chi phí lãi vay của năm 2012 cao hơn năm 2011

Như vậy, chính sách kinh doanh của BMP là khá an toàn khi doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính mà chủ yếu tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ việc tăng hiệu quả sử dụng tài sản và đặc biệt là tăng doanh thu , giảm chi phí

Cơ sở lý thuyết mô hình Dupont 5 thành phần:

x Vòng quay tài sản

x Hệ số

nhân VCSH

Trang 17

- Giả định BMP hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2013 – 2018 theo dự kiến

- Thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, không có sự biến động mạnh bởi các yếu tố bất thường

Có 2 giả định đưa ra:

Thứ nhất, lợi nhuận trên cổ phiếu EPS tăng trưởng theo mức tăng chung của công

ty Theo báo cáo của ĐHĐCĐ của công ty trong năm 2013, công ty có mức EPS năm

2012 là 7.927,7 Tỷ lệ tăng trưởng của công ty trong 2 năm 2013 và 2014 dự tính lần lượt

là 10,8% và 7,12% Vậy EPS của 2 năm 2013 và 2014 lần lượt là 8.783,89 và 9.409,3

Thứ hai, giả định về chỉ số P/E Hiện tại, chỉ số P/E của BMP là 8,6 Vậy giả định chỉ số này sẽ ở khoảng từ 8 đến 9 trong năm tiếp theo để tính khoảng giá của cố phiếu

Vậy giá cổ phiếu BMP trong giai đoạn 2013-2014 sẽ là:

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w