Thanh toán bằng cách kí phòng Khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà hàng có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt hay thẻ, hoặc có thể “kí phòng”, tức là kí vàohóa đơn tên, số phòng, sau đó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÂN TĂI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHÀ HÀNG LE PARFUM – KHÁCH SẠN LA
RÉSIDENCE HUẾ
NGÔ QUỲNH CHÂU
KHÓA HỌC 2010 - 2014
Trang 2Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và Ban Giám Đốc khách sạn La Résidence đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công tác thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Chiến đã hướng dẫn, góp ý cho chuyên đề tốt nghiệp của tôi; tạo cơ hội, điều kiện để tôi được hoàn thành đúng hạn chuyên đề này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nhân sự Khách sạn La Résidence, các anh chị quản lý và nhân viên Nhà hàng Le Parfum, các anh chị nhân viên của các Bộ phận Bếp, Bộ phận Lễ tân, Bộ phận Buồng, tổ Bảo vệ và các phòng ban khác đã tận tình giúp đỡ và tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp tôi nhanh chóng hòa nhập trong thời gian 3 tháng thực tập tại đây Tôi vô cùng trân trọng khoảng thời gian thực tập tại Nhà hàng Le Parfum (Khách sạn La Résidence) vì tại đây, tôi đã được tạo điều kiện để có những trải nghiệm thú vị về công việc thực tế của một nhân viên phục vụ bàn để tôi có đầy đủ kiến thức thực hiện chuyên đề tốt nghiệp Sự thân thiện
và nhiệt tình của các anh chị nhân viên không chỉ giúp tôi hiểu biết được thêm nhiều
về một lĩnh vực mới lạ hoàn toàn so với ngành học chính của mình, mà còn giúp tôi cảm nhận được phong cách, văn hóa của Khách sạn La Résidence – môi trường sang trọng, hòa hợp với các mối quan hệ lien kết chặt chẽ của những con người đẳng cấp Thời gian thực tập tại quý Khách sạn không chỉ cung cấp cho tôi những kiến thức tôi cần cho bài chuyên đề mà còn mang đến cho tôi cơ hội được tiếp cận với ngành dịch
vụ - du lịch, một sở thích và đam mê tôi chưa có cơ hội học chuyên sâu.
Tôi xin cảm ơn các bạn trainee đến từ các trường, khoa Du lịch đã đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ tôi trong đợt thực tập Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết lòng động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
NGÔ QUỲNH CHÂU
Trang 3GTGT Giá trị gia tăng
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
HĐKD Hoạt động kinh doanh
KTT Kế toán trưởng
LNST Lợi nhuận sau thuế
MTKS Môi trường kiểm soát
Trang 4DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấuc bộ máy tổ chức của khách sạn La Résidence Hôtel & Spa 39
Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lí tại nhà hàng Le Parfum 43
Lưu đồ 2.1 Quy trình order hàng đối với Food item 57
Lưu đồ 2.2 Quy trình nhận hàng đối với Food item 57
Lưu đồ 2.3 Quy trình yêu cầu hàng, nhận hàng đối với Drink item 58
DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 – Các sai phạm có thể xảy ra 19
Bảng 1.2 – Mục tiêu cụ thể của HTKSNB đối với chu trình bán hàng 20
Bảng 1.3 – Mục tiêu cụ thể của HTKSNB đối với phương thức bán hàng thu tiền ngay 21 Bảng 2.1: Tình hình khách của khách sạn trong giai đoạn 2011 - 2013 32
Bảng 2.5 Tỉ lệ đóng các khoản phí bảo hiểm của nhân viên khách sạn 52
Bảng 2.6: Tình hình nhân sự của bộ phận nhà hàng về tuổi và thâm niên làm việc cao nhất và thấp nhất 53
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mẫu Phiếu yêu cầu mua hàng (Requisition Form) gồm 3 liên 62
Hình 2.2 Mẫu Phiếu nhận order của khách hàng (Captain Order) gồm 4 liên 66
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu trình độ học vấn của bộ phận nhà hàng 56
Trang 5Giải thích một số từ thuộc chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn có sử dụng
trong bài
A la Carte hay à la carte (tiếng Pháp) là một trong những kiểu thực đơn dành
cho bữa ăn gọi món lẻ (đặt món) Khách có thể tự chọn lựa bất cứ món ăn nào cótrong thực đơn của nhà hàng để gọi tuỳ theo sở thích của mình
Buffet là một hệ thống phục vụ bữa ăn trong đó thức ăn được đặt trong một khu
vực công cộng, nơi các thực khách thường phục vụ bản thân Buffets được cung cấptại các địa điểm khác nhau bao gồm khách sạn và nhiều sự kiện xã hội
Buffet Bar Quầy Bar tại Nhà hàng, là nơi pha chế các loại đồ uống như trà, cà
phê hay các loại rượu…
Fast food Thức ăn nhanh , là thuật ngữ chỉ thức ăn có thể được chế biến và phục
vụ cho người ăn rất nhanh chóng
Order Order hàng hóa tức là đặt hàng; Order món tức là gọi món
Food item Các mặt hàng thức ăn
Drink item Các mặt hàng nước uống
Công tác training là công tác hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ
Trainee Thực tập sinh
Set up bàn ăn là bày trí bàn ăn theo một chuẩn mực có sẵn bao gồm những vật
dụng cần thiết (như dao, nĩa, muỗng, dĩa, ly, tách…) phù hợp với kiểu ăn mà kháchhàng lựa chọn
Check food là công việc nhân viên nhà hàng nhận món ăn từ Bếp, kiểm tra xem món ăn đó đã đúng với order của khách hay chưa, trình bày đẹp mắt chưa
Thanh toán bằng cách kí phòng Khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà hàng
có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt hay thẻ, hoặc có thể “kí phòng”, tức là kí vàohóa đơn tên, số phòng, sau đó một liên của hóa đơn này sẽ được gửi đến bộ phận lễtân, và khách sẽ được yêu cầu thanh toán toàn bộ chi phí sử dụng dịch vụ tại khách
sạn khi check out
Trang 6MỤC LỤC
Trang 7Phần I – ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay ngành công nghiệp dịch vụ, du lịch ở Việt Nam nói chung và ở thànhphố Huế nói riêng đang trên đà phát triển mạnh Bên cạnh đó nền kinh tế phát triểnđòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp mình Trong các loại hình kinh doanh đang phát triển ở Huế, hoạtđộng kinh doanh nhà hàng, khách sạn mang tính chất của loại hình kinh doanh dịch
vụ, ẩn chứa nhiều rủi ro, dễ xảy ra gian lận và sai sót Vì vậy để đảm bảo được hiệuquả cao và ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinhdoanh nhà hàng, khách sạn thì trước hết, bản thân những nhà hàng, khách sạn đó phảiđưa ra được các biện pháp thực sự hữu hiệu và phù hợp Một trong những biện phápquan trọng đầu tiên là thiết lập Hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ và hiệu quả
Nhà hàng Le Parfum thuộc khách sạn La Residence Huế - một khách sạn chấtlượng năm sao nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới, là một nhàhàng có truyền thống lâu đời và uy tín đối với du khách Đối với thành phố Huế, LaResidence là một khách sạn lớn, mang trong mình nhiều giá trị cả về kinh tế, văn hóa
và lịch sử Nhà hàng Le Parfum lại là một bộ phận không thể thiếu, không thể táchrời của khách sạn Đây là một nhà hàng có quy mô lớn, chu trình được thiết kế baogồm nhiều hoạt động liên kết với nhau, song song bổ trợ nhau với nhiều công đoạn,trình tự phức tạp Một nhà hàng với tiêu chuẩn năm sao như thế cần một hệ thốngKiểm soát nội bộ cực kỳ hiệu quả và chặt chẽ, sẽ là một hệ thống tiêu biểu để nghiêncứu, đánh giá về thực tiễn hoạt động và đưa ra các phương án để hoàn thiện hệ thốngnày
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình là
“Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại nhà hàng Le Parfum” (Khách sạn LaRésidence) với hy vọng vận dụng những kiến thức đã học và những trả nghiệm thực
tế từ khoảng thời gian thực tập để tìm hiểu, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soátnội bộ tại nhà hàng Le Parfum hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp hệ thống
Trang 8này được tốt hơn, hoàn thiện hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinhdoanh của Nhà hàng.
I.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
I.2.1 Mục đích
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong tại nhà hàng thuộc khách sạn năm sao,nhất là đi sâu vào tìm hiểu môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát để đưa ranhững nhận định, đánh giá của bản thân về sự hữu hiệu của các thủ tục này; từ đó cóthể rút gọn hay bổ sung thêm để hoàn thiện các thủ tục kiểm soát của nhà hàng
I.2.2 Mục tiêu
Tiếp cận đơn vị - nhà hàng Le Parfum – để tìm hiểu, phân tích, đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ tại đơn vị, để từ cá nhân đơn vị có thể tìm ra những điểmmạnh, điểm yếu trong hệ thống kiểm soát của nhà hàng, đi sâu tiếp cận môi trườngkiểm soát và các họa động kiểm soát
Tìm hiểu thực trạng các thủ tục kiểm soát tại nhà hàng
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát; rút ra những ưu, nhược điểm và đề xuất một sốgiải pháp hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ tại nhà hàng
I.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau
* Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: thu thập các chứng từ, tài liệu về tình hình khách, tình hình Doanh thu, tình hình lao động trong đơn vị nhờ sự cung cấp của BP Nhân sự.
- Đối với số liệu sơ cấp:
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp quan sát:
Quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn: Đây là hình thức quan sát,
nghiên cứu những tài liệu đã có sẵn hoặc cố định về bản chất trong một khoảng thời gian nhất định Cụ thể trong chuyên đề này, tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích những thông tin có được từ phía khách sạn cung cấp, trên sách, báo, mạng điện tử…
Trang 9Quan sát, nhận thức và ghi lại thái độ của đối tượng: Trong thời gian thực
tập, tôi có cơ hội tiếp xúc và làm việc trực tiếp tại đơn vị nên có cơ hội quan sát, đánh giá được thái độ làm việc, sự trung thực và đạo đức trong ngành của các nhân viên tại nhà hàng Le Parfum; về các mối quan hệ giữa Giám Đốc – Nhân viên, Nhân viên – Nhân viên, Nhân viên – Trainee, Nhân viên – Khách hàng Mức độ thành công của phương pháp này tùy thuộc vào sự nhạy bén của giác quan của người quan sát và sự chính xác, đầy đủ qua các ghi nhận mà tôi đã có.
Quan sát thực tế: quan sát trực tiếp cách thức làm việc, quy trình hoạt động
tại Nhà hàng; cách tổ chức, quản lý, phân công quyền hạn trách nhiệm, giải quyết mâu thuẫn nội bộ hay sự phàn nàn của khách hàng…
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn:
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra.
Phỏng vấn để thu thập thông tin được tôi thực hiện dưới 2 hình thức:
Phỏng vấn cá nhân: cụ thể là tiến hành phỏng vấn riêng lẻ các Supervisor:
chị Ngô Thị Mơ và anh Phạm Tấn Dương về quy trình làm việc, kiểm soát nhân viên của cá nhân các Supervisor và của Ban GĐ nhà hàng để xem xét tính hiệu quả, tuân thủ đúng đắn các quy định.
Phỏng vấn nhóm: tiến hành phỏng vấn một nhóm nhân viên Nhà hàng gồm
6 người Đưa ra một số câu hỏi chuẩn bị trước về sự hài long với chính sách nhân sự và mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, các giá trị đạo đức và yêu cầu làm việc được đặt ra đã phù hợp hay chưa…
* Phương pháp xử lý số liệu
- Sau khi đã thu thập đầy đủ số liệu, cần dựa vào kiến thức về kỹ thuật thu thập bằng chứng và kinh nghiệm thực tế có được để có cái nhìn đầy đủ hơn về
đề tài nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp đối chiếu số liệu, vận dụng kiến thức đã học và thu thập được để đưa ra nhận xét về các kỹ thuật thu thập đã thực hiện.
- So sánh, tìm ra những điểm khác biệt giữa lý thuyết và thực tế của các thủ tục kiểm soát.
Trang 10I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được tập trung vào các vấn đề như: Thực trạng tình hìnhkiểm soát nội bộ tại Nhà hàng Le Parfum, thuộc khách sạn La Résidence Huế Chủyếu đi sâu tìm hiểu về Môi trường kiểm soát, các Hoạt động kiểm soát tại đơn vịtrong các năm gần đây
- Phạm vi nghiên cứu:
* Thời gian nghiên cứu:
Thời gian số liệu nghiên cứu: giai đoạn từ 2011 - 2013
* Không gian nghiên cứu: nhà hàng Le Parfum, khách sạn La Résidence Huế
I.5 Kết cấu của đề tài
Chuyên đề Tìm hiểu về Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Nhà hàng Le Parfum –Khách sạn La Résidence có kết cấu gồm những phần sau
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận – Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại nhà hàng Le Parfum(Khách sạn La Résidence)
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại nhàhàng Le Parfum
Phần III: Kết luân và kiến nghị
Trang 11PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1 Khái niệm về Hệ thống kiểm soát nội bộ
HTKSNB thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan
điểm, nội quy, chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổchức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý Có thể hiểuđơn giản HTKSNB là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để cóđược những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh
Kiếm soát nội bộ theo định nghĩa của COSO (Committee of SponsoringOrganization) được phát biểu như sau: Là một qúa trình do người quản lí, hội đồngquản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối; nó được thiết lập để cung cấp một sựđảm bảo hợp lí nhằm thực hiện ba mục tiêu:
- Tính hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động
- Mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính
- Tính tuân thủ các quy định và luật pháp hiện hành
Mục tiêu thứ nhất đề cập đến việc thiếp lập và thực hiện các mục tiêu hoạt động
cơ bản của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận, bảo vệ và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực
Mục tiêu thứ hai liên quan đến việc xây dựng các phương pháp hạch toán kếtoán để thiết lập các báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và có độ tin cậy cao.Gồm các báo cáo quản trị nội bộ phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc,
và các số liệu công bố trước công luận phục vụ cho bên thứ ba: nhà cung cấp, cơquan thuế, ngân hàng
Mục tiêu thứ ba đề cập đến việc tuân thủ các quy định, luật lệ được áp dụng chodoanh nghiệp
1.2 Sự cần thiết và nguyên tắc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.2.1 Sự cần thiết xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 12Nhờ vào hoạt động kiểm soát giúp nhà quản lí kiểm tra xem xét, đánh giá quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần quản lí các nguồn lực (conngười, tài sản ) có hiệu quả Một thực trạng khá phổ biến hiện nay ở nước ta là phươngpháp quản lý của nhiều doanh nghiệp còn lỏng lẻo, khi các doanh nghiệp nhỏ được quản
lý theo kiểu gia đình, còn những doanh nghiệp lớn lại phân quyền điều hành cho cấpdưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ Từ đó việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộđang trở thành nhu cầu cấp thiết trong quản lý tại mỗi doanh nghiệp
1.2.2 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Các thủ tục kiểm soát được thiết lập phải được dựa trên điều kiện thực tế củamỗi đơn vị hoạt động Chỉ có dựa trên thực tế của đơn vị thì các thủ tục kiểm soátmới có thể phát huy tối đa tác dụng kiểm soát của nó
- Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát phải tuân thủ các nguyên tắc phổ biến nhưnguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc uỷquyền và phê chuẩn
Nguyên tắc Phân công phân nhiệm rõ ràng
Mục đích của việc phân công phân nhiệm là nhằm cách ly về trách nhiệm, ngănngừa các sai sót có thể xảy ravà nếu có thể xảy ra thì cũng dễ phát hiện do tráchnhiệm được phân cho nhiều bộ phận và nhiều người trong bộ phận Mặt khác, việcphân công phân nhiệm rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa trong hoạtđộng và nâng cao hiệu quả công việc
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Mục đích của nguyên tắc này là nhằm tách biệt trách nhiệm đối với một số hành
vi khác nhau trong quá trình quản lý tài sản đồng thời ngăn ngừa các sai số chủ tâmhoặc cố ý
Nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn
Theo sự ủy quyền của các nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyết định
và giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định Quá trình ủy quyềnđược tiếp tục mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo nên một hệ thống phân chia tráchnhiệm và quyền hạn mà vẫn không làm mất tính tập trung của doanh nghiệp
Trang 13- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạtđộng cho đơn vị, vì thế chi phí để duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ phải nhỏ hơn lợiích do hệ thống kiểm soát nội bộ mang lại.
1.3 Mục tiêu khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ:
Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định cácchiến lược cần thực hiện Đó có thể là mục tiêu chung của toàn đơn vị hay mục tiêu
cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị Có thể chia các mục tiêu kiểmsoát đơn vị thành ba nhóm:
- Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc
sử dụng các nguồn lực
- Nhóm mục tiêu về Báo cáo tài chính: đơn vị phải đảm bảo tính trung thực vàđáng tin cậy của BCTC mà mình cung cấp
- Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: đơn vị phải tuân thủ pháp luật và các quy định
1.4 Các yếu tố cấu thành của một hệ thống kiểm soát nội bộ (theo COSO)
Ủy ban các tổ chức bảo trợ của Ủy ban Treadway (COSO) là một tổ chức khuvực tư nhân tự nguyên, được thành lập tại hoa Kỳ, chuyên cung cấp hướng dẫn đểquản lý điều hành và các tổ chức quản lý nhà nước về các khía cạnh quan trọng củaquản trị tổ chức, đạo đức kinh doanh, kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp quản lí rủi ro,gian lận, và báo cáo tài chính COSO đã thành lập một mô hình kiểm soát nội bộ phổbiến đối với những công ty và các tổ chức có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của họ
1.4.1 Môi trường kiểm soát (Control Enviroment)
Thông thường khi một đơn vị phát triển càng lớn thì người chủ sẽ càng gặpnhiều khó khăn hơn trong việc quản lý, giám sát và kiểm soát các rủi ro gian lận Vìvậy thái độ và ý thức kiểm soát của người quản lý ảnh hưởng rất nhiều đến sự kiểmsoát đơn vị Nếu nhà quản lý cấp cao nhận thức kiểm soát là vấn đề quan trọng, thìcác nhân viên khác cũng hết sức tôn trọng các quy trình kiểm soát Ngược lại, nếunhà quản lý không thực sự chú tâm vào vấn đề kiểm soát trong đơn vị thì chắc chắn
hệ thống kiểm soát sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi Để xây dựngHTKSNB cho doanh nghiệp cần tìm hiểu các nhân tố sau
a Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý:
Trang 14Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của nhà quản lý về việcgiám sát các rủi ro trong kinh doanh; phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính vàthái độ của họ trong việc lập báo cáo tài chính và các phương pháp kế toán, sử dụngcác kênh thông tin chính thức hay không chính thức… Sự khác biệt về triết lý quản lý
và phong cách điều hành có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát và tác độngđến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị
b Cơ cấu tổ chức:
Là bộ máy thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu của đơn vị Việc xâydựng cơ cấu tổ chức là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các thành viêntrong đơn vị Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành,kiểm soát và giám sát tất cả các hoạt động của đơn vị
c Phương pháp ủy quyền:
Là cách thức người quản lý ủy quyền cho cấp dưới một cách chính thức.Việc phânđịnh quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức Nó cụ thểhóa quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị Cần
có văn bản ủy quyền để giúp cho công việc tiến hành dễ dàng và tránh sự lạm quyền
d Trình độ và phầm chất của cán bộ nhân viên:
Một tổ chức chỉ có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra nếu nhân viên ở mọi cấpđảm bảo về kiến thức và kỹ năng cần thiết Nhà quản lý chỉ nên tuyển dụng các nhânviên có năng lực và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao Một khía cạnhkhác không kém phần quan trọng là phẩm chất của người nhân viên Nếu thiếu yếu tốnày, các thủ tục dù chặt chẽ đến đâu cũng không thực hiện được trong thực tế
e Các chính sách về nguồn nhân lực:
Là các chính sách về tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt
và khen thưởng cho các nhân viên Chính sách nhân sự ảnh hưởng quyết định đến sựhữu hiệu của môi trường kiểm soát
f Sự trung thực và các giá trị đạo đức:
Để tạo được ý thức này trong đơn vị, các nhà quản lý cấp cao cần xây dựng, banhành và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn về chuẩn mực đạo đức để có hướng dẫn
Trang 15hoặc ngăn chặn nhân viên không tham gia vào các hoạt động gian lận, thiếu đạo đứchoặc phạm pháp Muốn đạt hiệu quả, nhà quản lý phải làm gương cho cấp dưới vềtuân thủ các giá trị đạo đức Ngoài ra cũng cần loại bỏ những động cơ dẫn người nhânviên đó đến sai phạm.
Tóm lại, môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình thựchiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát Một MTKS yếu kém không thể nào tạođược các thủ tục kiểm soát hữu hiệu Ngược lại, một MTKS tốt có thể hạn chế sựthiếu sót của thủ tục kiểm soát Môi trường kiểm soát chính là điều kiện cần cho cácthủ tục kiểm soát phát huy tác dụng
1.4.2 Đánh giá rủi ro (Risk Assessment)
Các nhà quản lý phải đánh giá, phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi
ro cho những mục tiêu, kể cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt độngcủa đơn vị Tất cả các hoạt động đang diễn ra trong mọi đơn vị đều có thể phát sinhnhững rủi ro Vì vậy các nhà quản lý phải vô cùng thận trọng trong khi xác định vàphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho các mục tiêu của đơn vị khôngthực hiện được Việc đánh giá nhận dạng các rủi ro tạo cơ sở để xác định các giảipháp xử lý rủi ro
Những rủi ro có thể xuất phát từ bên trong hay bên ngoài đơn vị Kinh doanh làchấp nhận rủi ro, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn Trong thực tế không thể nàoloại bỏ được hết tất cả các rủi ro Vấn đề là nhà quản lý quyết định mức rủi ro nàochấp nhận được và quản lý chúng thế nào cho phù hợp nhất với mục tiêu của đơn vị
đã đặt ra khi thành lập và trong quá trình hoạt động Để làm được điều này ngườiquản lý cần phải:
- Thiết lập các mục tiêu của tổ chức, thiếp lập mục tiêu riêng của từng hoạt động
để đạt được mục tiêu chung của toàn đơn vị Việc xác định mục tiêu rất quan trọngtrong việc đánh giá rủi ro vì một sự kiện chỉ là rủi ro khi nó ảnh hưởng xấu đến mụctiêu của đơn vị Có những sự kiện có thể là rủi ro đối với tổ chức này nhưng lại là cơhội đối với tổ chức khác
- Nhận dạng và phân tích rủi ro khiến cho các mục tiêu không thể thực hiện
1.4.3 Hoạt động kiểm soát (Control Activities)
Trang 16Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thịcủa nhà quản lý thực hiện.
1.4.4 Thông tin và truyền thông (Information and Communication)
Là hệ thống trợ giúp việc trao đổi thông tin, mệnh lệnh và chuyển giao kết quảtrong công ty, nó cho phép từng nhân viên cũng như từng cấp quản lý thực hiện tốtnhiệm vụ của mình
1.5 Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ:
- Hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro không cần thiết hoặc những thiệt hại khôngđáng có
- Đảm bảo tính liên hoàn, chính xác của các số liệu tài chính, kế toán, thống kêcho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay đầu tư
- Ngăn chặn sớm các gian lận, trộm cắp, tham nhũng, lợi dụng sử dụng nguồnlực của doanh nghiệp
- Tạo ra cơ chế vận hành trơn tru minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lýđiều hành
- Đảm bào cơ chế và tác nghiệp tuân thủ theo quan điểm quản trị điều hành, hệthống quy trình quy chuẩn cũng như quản lý tài chính
- Là nền tảng cho việc vận hành, cải tiến hệ thống quản lý và tác nghiệp khidoanh nghiệp tăng trưởng về quy mô và mở rộng ngành nghề
1.6 Những hạn chế có thể có trong hệ thống kiểm soát nội bộ:
* HTKSNB được tiến hành bởi con người:
Sự xét đoán của con người không bao giờ có thể chính xác hoàn toàn được,thậm chí một sự việc có thể đúng trong trường hợp này nhưng lại là sai trong trườnghợp khác Tốn thất vẫn có thể xảy ra do sự thiếu thận trọng, xao lãng, sai lầm, thiếuchuyên môn trong xét đoán hoặc hiểu sai các hướng dẫn của cấp trên Ngoài ra,
Trang 17HTKSNB do cấp quản lí thiết kế do đó nó không ngăn ngừa được những hành vi cố ýsai phạm của cấp quản lí và thông đồng giữa các nhân viên trong đơn vị với nhauhoặc với bên ngoài.
* Quan hệ giữa lợi ích và chi phí:
Không phải mọi rủi ro đều có những thủ tục kiểm soát tương ứng vì chi phí màđơn vị bỏ ra để ngăn ngừa những rủi ro đó là không hợp lí, vượt quá mức tổn thất dosai phạm nếu có xảy ra
* HTKSNB không bao quát được những rủi ro không lường trước:
HTKSNB được xây dựng trên cơ sở dự tính trước các rủi ro gian lận, sai sót cóthể xảy ra, vì thế khó có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm bất thường Do
đó HTKSNB cần phải thường xuyên được hoàn thiện
1.7 Kiểm soát nội bộ chu trình mua hang và thanh toán:
1.7.1 Các chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán
1.7.1.1 Xử lý các đơn đặt hàng
Phiếu yêu cầu sản phầm hoặc dịch vụ được lập bởi công ty khách hang là điểmkhởi đầu của chu kỳ Mẫu chính xác của bản yêu cầu và sự phê chuẩn quy định phụthuộc vào bản chất của hàng hóa dịch vụ và chính sách của công ty
Sự phê chuẩn đúng đắn nghiệp vụ mua hang là phần chính của chức năng này
vì nó bảo đảm hang hóa và dịch vụ được mua theo các mục đích đã được phêchuẩn của công ty và nó tránh cho việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hangkhông cần thiết
Sau khi nhận được yêu cầu mua hang của các bộ phận trong doanh nghiệp, bộphận mua hàng lựa chọn hoặc tìm kiếm nhà cung cấp để nhằm đạt ba yêu cầu cơ bảnlà: giá cả, chất lượng hàng mua, và sự tin cậy trong bán hàng giao hàng Sau khi lựachọn nhà cung cấp, bộ phận mua hàng đàm phán và lập đơn đặt hàng gửi cho nhàcung cấp đã lựa chọn để xác định các yêu cầu về hàng mua cũng như yêu cầu lienquan tới việc giao hàng Một bản sao của đơn đặt hàng được chuyển cho bộ phậnnhận hàng để làm cơ sở kiểm tra khi nhận hàng
1.7.1.2 Nhận hàng hóa hay dịch vụ:
Khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng có nhiệm vụ kiểm tra số lượng, chất lượnghàng, đối chiếu với giấy gửi hàng của nhà cung cấp và đối chiếu với đơn đặt hàng,sau đó lập Biên bản nhận hàng Bản sao của Biên bản nhận hàng được chuyển đến bộ
Trang 18phận liên quan (bộ phận mua hàng và phòng kế toán) theo quy định Sau khi kiểmnhận, bộ phận nhận hàng lập phiếu nhập kho báo cáo về hàng nhận và hàng được làmthủ tục nhập kho Lúc này, thủ kho kí vào phiếu nhập kho và trách nhiệm quản lýhàng được chuyển giao cho bộ phận kho hàng.
1.7.1.3 Ghi nhận các khoản nợ người bán
Khi nhận được hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, kế toán thanh toán kiểm tratính hợp lí, hợp lệ và tính toán trên Hóa đơn mua hàng Sau đó tiến hành đối chiếucác thông tin (tên hàng, số lượng, quy cách, mẫu mã, đơn giá…) trên Hóa đơn bánhàng với các chứng từ gốc liên quan như Biên bản nhận hàng, Đơn đặt hàng, Phiếunhập kho Hóa đơn và Phiếu nhập kho là cơ sở để ghi tăng hàng hóa dịch vụ mua vào;còn Hóa đơn thì dung để ghi vào tài khoản phải trả người bán (nếu chưa thanh toán).1.7.1.4 Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán
Đối với hầu hết các đơn vị, các biên lai do kế toán thanh toán lưu giữ cho đếnkhi thanh toán Thanh toán thường được thực hiện bằng ủy nhiệm chi hoặc phiếu chilàm thành nhiều bản, mà bản gốc gửi cho người được thanh toán, một bản sao đượclưu lại trong hồ sơ theo người được thanh toán Người kí duyệt chứng từ chỉ phảikiểm tra các chứng từ như: Hóa đơn, Biên bản nhận hàng và Đơn đặt hàng Nhữngchứng từ sau khi đã được sử dụng để thanh toán thì cần được đánh dấu “đã thanhtoán” để đảm bảo các chứng từ không được sử dụng lại Giấy báo Nợ của ngân hànghoặc Phiếu chi là chứng từ dùng để ghi sổ nghiệp vụ thanh toán Trong hầu hết cáctrường hợp, các ngân phiếu thanh toán được ghi vào sổ nhật ký chi tiền mặt, nhưngđôi khi ghi vào một số hồ sơ bằng số của các phiếu chi được lưu trữ có tác dụng nhưmột sổ nhận ký chi tiền mặt
1.7.2 Các gian lận và sai sót thường gặp trong chu trình mua hàng và thanh toán:
- Người không có thẩm quyền vẫn có thể đề nghị mua hàng được
- Gian lận trong việc đặt hàng với nhà cung cấp
- Nhân viên mua hàng có thể thông đồng với nhà cung cấp để nhận khoản hoahồng hoặc chiết khấu thương mại
- Nhân viên nhận hàng có thể nhận sai hàng – chẳng hạn như hàng hóa sai về sốlượng, chất lượng hay quy cách
Trang 19- Nhà cung cấp có thể phát hành và gửi hóa đơn ghi sai số lượng, giá trị hoặcphát hành đơn đúp.
- Khi thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi hoặc bằng phiếu chi tiền mặt có thể cóthanh toán nhầm nhà cung cấp, hoặc với chữ kí được ủy quyền không đúng, hoặc đềxuất thanh toán các khoản giả mạo hoặc cho người giả mạo hoặc hóa đơn bị thanhtoán hai lần liền
- Các nhân viên thông đồng làm giải chứng từ để chuyển tiền vào tài khoảnmang tên một công ty không có thật
1.7.3 Mục tiêu kiểm soát nội bộ trong chu trình mua hàng và thanh toán
1.7.3.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ mua hàng
- Mục tiêu về sự phát sinh và quyền kiểm soát: Các nghiệp vụ mua hàng đượcghi sổ, được phê chuẩn đúng đắn và lien quan đến số hàng đã thực hiện
- Mục tiêu về sự đầy đủ: tất cả hàng đã nhận được trong kỳ đều được ghi số đầy đủ
- Mục tiêu về sự đo lường tin cậy: giá trị hàng mua vào được đo lường dựa trên
1.7.3.2 Mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ thanh toán
- Mục tiêu về sự phát sinh: các khoản chi tiền được ghi sổ là thanh toán chohàng mua đã được phê chuẩn và đã nhận
- Mục tiêu về sự đầy đủ: tất cả các khoản chi thanh toán tiền mua hàng được ghiđúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kì kế toán
1.7.4 Các thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng – thanh toán
1.7.4.1 Các thủ tục kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng
1.7.4.1.1 Các thủ tục kiểm soát tương ứng với các mục tiêu kiểm soát:
a Mục tiêu về sự phát sinh và quyền kiểm soát:
- Đơn đặt hàng được lập dựa trên yêu cầu mua hàng đã được phê chuẩn
- Người ký duyệt Đơn đặt hàng đối chiếu các thông tin trên đơn đặt hàng vớiyêu cầu mua hàng đã được phê chuẩn
- Người nhận hàng đếm, kiểm tra và đối chiếu số lượng, quy cách, mẫu mã…của hàng thực nhận với đơn đặt hàng và yêu cầu mua hàng đã được phê chuẩn
Trang 20- Kế toán kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ và đối chiếu các thông tin trênhóa đơn mua hàng với Đơn đặt hàng và Biên bản nhận hàng trước khi ghi sổ kế toán.
- Quy định thời gian luân chuyển chứng từ mua hàng đến bộ phận kế toán để ghi
sổ kịp thời
c Mục tiêu về sự đo lường tin cậy:
- Lập bảng kê các khoản chi phí được phép tính vào giá gốc của hàng mua vàotheo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có sự phê chuẩn của Kế toán trưởng
- Kế toán kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ làm cơ sở tính giá gốc của hàngmua vào
d Mục tiêu về sự ghi chép chính xác:
- Kiểm tra tính toán trên chứng từ trước khi ghi sổ
- Đối với hàng đã nhập kho thì phiếu nhập kho phải được đính kèm với hóa đơn
- Kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp kiểm tra định khoản trên hóa đơn trướckhi ghi sổ
- Quy định định kì ghi sổ kế toán
- Đối chiếu số liệu về hàng mua vào giữa thủ kho với kế toán chi tiết, và giữa kếtoán chi tiết với kế toán tổng hợp
- Bộ phận độc lập kiểm tra việc chuyển số liệu từ Nhật kí mua hàng vào sổ cái
1.7.4.1.2 Một số rủi ro và thủ tục kiểm soát tương ứng:
* Yêu cầu hàng không đúng nhu cầu thực tế:
- Duyệt kế hoạch mua hàng chi tiết
- Yêu cầu giải thích việc mua hàng ngoài kế hoạch (báo cáo bất thường)
* Mua hàng không đúng quy cách, phẩm chất, mô tả
- Quy trình kiểm tra chất lượng hàng (phê duyệt)
- Bộ phận có nhu cầu tham gia nhận hàng (đối chiếu)
- Chọn nhà cung cấp có uy tín…
* Trả tiền hàng trước khi hàng được chấp nhận
- Chi trả tiền chỉ khi có đủ các chứng từ nhận hàng (Phê duyệt)
* Trả tiền hàng không đúng hạn (quá sớm hoặc quá trễ)
- Phê duyệt cam kết trả tiền
- Theo dõi kế hoạch tiền mặt
Trang 21- Định kỳ báo cáo công nợ phải trả (Kiểm tra và theo dõi)
- Phê duyệt thời điểm trả tiền và số tiền trả
- Người đê nghị mua khác người mua, người nhận hàng, người trả tiền, ngườighi chép nghiệp vụ…
* Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ và báo cáo
- Đối chiếu giữa bộ phận kế toán vói bộ phận mua hàng
- Đối chiếu giữa bộ phận kế toán với Thủ kho
- Đối chiếu giữa bộ phận kế toán với nhà cung cấp
- Luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận trong công ty
* Một số thủ tục kiểm soát khác
- Các báo cáo về các biến động bất thường:
+ Số mua hàng với từng nhà cung cấp
+ Tình hình giao hàng trễ
+ Các đơn hàng chưa thực hiện (Báo cáo bất thường)
- Đối chiếu số mua hàng theo kế toán với số nhận hàng theo thủ kho
- Phân tích tỉ lệ lãi gộp (sử dụng chỉ tiêu)
- Phân tích số ngày trả tiền bình quân (sử dụng chỉ tiêu)
1.7.4.2 Các thủ tục đối với nghiệp vụ thanh toán
1.7.4.2.1 Các thủ tục kiểm soát tương ứng với các mục tiêu kiểm soát
a Mục tiêu về sự phát sinh
- Chứng từ chỉ được lập khi đã có Biên bản nhận hàng; các chứng từ mua hàng
đã được kiểm tra đối chiếu; số tiền trên hóa đơn đã được tính lại và đã được duyệt chi
- Chứng từ chi tiền phải tham chiếu được đến các hóa đơn mua hàng tương ứng
- Thủ trưởng đơn vị trước khi kí chứng từ chi, kiểm tra các chứng từ liên quanđến khoản chi
- Người kí duyệt chi không được đồng thời là người lập chứng từ chi
- Thủ trưởng đơn vị không được kí khống trên chứng từ chi
- Các hóa đơn mua hàng đã thanh toán được đánh dấu “đã thanh toán”
- Các chứng từ chi chưa sử dụng cần phải được bảo quản an toàn
- Ghi định khoản trên chứng từ chi tiền
- Khi ký duyệt chứng từ chi, kế toán trưởng kiểm tra định khoản trên chứng từ
- Bộ phận độc lập kiểm tra việc chuyển số liệu từ nhật ký chi tiền vào sổ cáitài khoản liên quan
1.7.4.2.2 Các thủ tục kiểm soát khác:
Trang 22- Ở bộ phận kế toán nợ phải trả, tất cả các chứng từ cần được đóng dấu ngàynhận và các chứng từ khác phát sinh trong bộ phận này phải được đánh số liên tục đểkiểm soát.
- So sánh số lượng trên hóa đơn với số lượng trên báo cáo nhận hàng mục đích
là để không thanh toán vượt quá số lượng đặt hàng hoặc số lượng thực nhận
- So sánh giá cả chiết khấu trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn để đảm bảokhông thanh toán vượt số lượng đặt hàng hoặc số lượng thực nhận
- So sánh giá cả chiết khấu trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn để đảm bảokhông thanh toán vượt số nợ phải trả người bán
- Đối với việc xét duyệt chi quỹ thanh toán cho người bán do bộ phận tài vụđảm nhận Nhưng phải tách rời giữa hai chức năng:
+ Kiểm tra và chấp thuận thanh toán: do bộ phận kế toán đảm nhận
+ Xét duyệt chi quỹ thanh toán: do bộ phận tài vụ đảm nhận
- Bộ phận tài vụ có nhiệm vụ kiểm tra mọi mặt về nghiệp vụ, sự đầy đủ, hợp
lý hợp lệ của chứng từ Người ký duyệt chi quỹ phải đánh dấu các chứng từ để chúngkhông bị sử dụng để tiếp tục chi quỹ lần 2
- Cuối tháng, bộ phận kế toán nợ phải trả cần đối chiếu giữa sổ chi tiết ngườibán với sổ cái Việc đối chiếu được thực hiện trên bảng tổng hợp chi tiết Bảng nàyđược lưu lại để làm bằng chứng đã đối chiếu, cũng như tạo thuận lợi khi hậu kiểm
- Hàng tháng, kế toán đối chiếu bảng kê của nhà cung cấp với sổ chi tiết để tìmmọi sai biệt nếu có, và sửa chữa sai sót trên sổ sách hoặc thông báo cho nhà cung cấp
1.8 Kiểm soát chu trình Bán hàng – thu tiền
1.8.1 Đặc điểm của chu trình bán hàng – thu tiền trong doanh nghiệp
1.8.1.1 Đặc điểm của chu trình bán hàng – thu tiền trong doanh nghiệp
a Các khái niệm
Bán hàng – thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hóa qua quátrình trao đổi hàng – tiền Trong quá trình tái sản xuất, hoạt động tiêu thụ nhằm thựchiện giá trị của sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ Sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụđược cung cấp cho khách hàng và đơn vị sẽ thu được tiền bán hàng Thông qua quátrình này doanh nghiệp mới thu hồi được vốn đã bỏ ra đồng thời thu được tiền để táisản xuất và mở rộng quy mô sản xuất Kết quả của chu trình bán hàng – thu tiềnkhông chỉ phản ánh riêng kết quả của chu trình mà còn phản ánh toàn bộ kết quả củaquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc thực hiện tốt quá trình này sẽ
Trang 23đẩy mạnh các khâu khác trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần mởrộng quy mô cũng như nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giải thích một số khái niệm liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14):
•Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
•Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn
•Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua hàng do hàng hoá kémphẩm chất, sai quy cách hoặc bị lạc hậu
•Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
•Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua dongười mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng
Điều kiện ghi nhận doanh thu :doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:
•Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
•Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữuhàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
•Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
•Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
b Các chức năng chính của chu trình bán hàng – thu tiền
Bán hàng là một quá trình có mục đích thống nhất song phương thức thực hiệnmục đích này rất đa dạng Mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu chức năng và chứng
từ về bán hàng, thu tiền có đặc điểm khác nhau
•Xử lý đơn đặt hàng; xét duyệt bán chịu; chuyển giao hàng hóa;
Trang 24•Lập hóa đơn GTGT; xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền;
•Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được
c Các chứng từ và sổ sách kế toán liên quan đến chu trình bán hàng thu tiền
Các chừng từ thường được sử dụng: Đơn đặt hàng của khách hàng; Lệnh bánhàng; Hợp đồng kinh tế; Phiếu xuất kho; Chừng từ vận chuyển; Hóa đơn GTGT;Phiếu thu; Giấy báo có của Ngân hàng
Các sổ sách thường được sử dụng: Sổ nhật ký bán hàng; Sổ nhật ký thu tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng; Sổ chitiết khoản phải thu khách hàng…
1.8.1.2 Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền
a Mục tiêu
Theo “Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại Học Kinh tế TP.HCM, 2011,
Kiểm soát nội bộ NXB Phương Đông”, chu trình Bán Hàng – Thu Tiền trong doanh
nghiệp cần phải tuân thủ những mục tiêu sau:
• Tính có căn cứ hợp lý: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền phải có căn cứ
hợp lý, không có các nghiệp vụ “Ma” trong sổ sách kế toán
• Sự phê chuẩn: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền phải được sự phê chuẩn đúng
đắn từ các cá nhân có liên quan tránh tình trạng gây thất thoát tài sản doanh nghiệp
• Tính đầy đủ: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền đã phát sinh đều phải được
ghi sổ Mục tiêu này yêu cầu tất cả doanh thu phát sinh hợp lý phản ánh đầy đủkhông bị bỏ sót Nếu mục tiêu này không được tuân thủ sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tàichính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
• Sự đánh giá và tính toán: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền phải được
đánh giá và tính toán đúng đắn Thể hiện ở khoản tiền thu được đúng với số tiền trênhoá đơn, phiếu thu tiền Phải được kiểm tra, đối chiếu hợp đồng kinh tế hay đơn đặthàng tương ứng
• Sự phân loại: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền đều phải đựơc phân loại
đúng đắn, rõ ràng từng nội dung
• Tính đúng kỳ và kịp thời: Doanh thu phản ánh đúng kỳ, các khoản tiền thu
được phản ánh chính kịp thời tại thời điểm phát sinh
• Quá trình chuyển sổ và tổng hợp: Các nghiệp vụ bán hàng – thu tiền được
Trang 25ghi chép đúng đắn vào các sổ chi tiết đã mở và tổng hợp chính xác.
• Đơn đặt hàng có thể được chấp nhận nhưng không được phê duyệt
• Đồng ý bán hàng nhưng không có khả năng cung ứng
• Ghi sai trên hợp đồng bán hàng về chủng loại, số lượng, đơn giá haymột số điều khoản bán hàng khác Sai phạm này sẽ ảnh hưởng đếncác bước tiếp theo trong chu trình bán hàng – thu tiền, gây ấn tượngkhông tốt cho khách hàng và tác động xấu tới hình ảnh của đơn vị
Giao hàng
• Giao hàng khi chưa được xét duyệt
• Giao hàng không đúng chủng loại, số lượng hoặc không đúngkhách hàng
• Hàng hóa có thể bị thất thoát trong quá trình giao hàng mà khôngxác định được người chịu trách nhiệm
• Phát sinh thêm chi phí ngoài dự kiến trong quá trình giao hàng
Lập hóa đơn • Bán hàng nhưng không lập hóa đơn
• Lập hóa đơn sai về giá trị, tên, mã số thuế, địa chỉ của khách hàng
• Không bán hàng nhưng vẫn lập hóa đơn
Ghi chép doanh
thu và theo dõi
nợ phải thu
khách hàng
• Ghi nhận sai tên khách hàng, thời hạn thanh toán
• Ghi sai niên độvề doanh thu và nợ phải thu khách hàng
• Ghi sai số tiền, ghi trùng hay ghi sót hóa đơn
• Quản lý nợ phải thu khách hàng kém, như thu hồi nợ chậm trễ,không đòi được nợ…
• Khoản tiền thanh toán của khách hàng bị chiếm đoạt
• Xóa sổ nợ phải thu khách hàng nhưng không được xét duyệt
Trang 26• Nợ phải thu bị thất thoát do không theo dõi chặt chẽ.
• Không lập hoặc lập dự phòng phải thu khó đòi không đúng
• Không đánh giá lại nợ phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ vào cuốikỳ
• Không khai báo về các khoản nợ phải thu khách hàng bị thế chấp
c Cơ chế kiểm soát áp dụng
Trong mỗi giai đoạn cụ thể của chu trình, tương ứng mới mỗi mục tiêu kiểmsoát luôn cần những thủ tục kiểm soát tương ứng trong những quy trình kiểm soátnhất định Dưới đây là bảng minh hoạ chi tiết:
Mục tiêu cụ thể của hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng:
Bảng 1.2 – Mục tiêu cụ thể của HTKSNB đối với chu trình bán hàng
Mục tiêu
KSNB Quá trình KSNB chủ yếu Thủ tục kiểm soát
Doanh thu ghi
2 Các hoá đơn bán hàngđược đánh số thứ tự trước vàtheo dõi, ghi chép đúng đắn
1.Xem lại sổ nhật ký bán háng, sổcái tổng hợp, sổ phụ các khoản phảithu đối với các khoản mục lớn, bấtthường
2.Đối chiếu các bút toán trên sổ nhật
ký bán hàng với bản sao hoá đơn bánhàng và các chứng từ vận chuyển.3.Đối chiếu chứng từ vận chuyển vớibút toán của hàng gửi trong sổ sách
Trang 27thức, cước phí vận chuyển,các khoản chiết khấu.
2 Hoá đơn bán hàng đượcđánh số trước và ghi chép
1 Đối chiếu các chứng từ vậnchuyển với các hoá đơn bán hàng
và bút toán vào sổ nhật ký bán hàngcùng sổ phụ các khoản phải thu
2 Ghi chép trọn vẹn chuỗi thứ tựcủa các chứng từ vận chuyển vàcủa các hoá đơn bán hàng
Doanh thu ghi
1.Tính lại thông tin trên các hoáđơn bán hàng
2 Đối chiếu các bút toán trên sổnhật ký bán hàng với các hoá đơnbán hàng
3 Đối chiếu các chi tiết trên hóađơn GTGT với các chứng từ vậnchuyển, danh sách giá và các đơnđặt hàng của khách
2 Gửi đều đặn các báocáo hàng tháng cho kháchhàng
3 Kiểm tra nội bộ
Cộng tổng các sổ nhật ký và theodõi quá trình chuyển sổ vào sổ cáitổng hợp và sổ phụ các khoản phảithu
Mục tiêu cụ thể của hệ thống KSNB đối với thu tiền:
Phương thức bán hàng thu tiền ngay:
Bảng 1.3 – Mục tiêu cụ thể của HTKSNB đối với phương thức bán hàng thu tiền ngay
Trang 28Mục tiêu KSNB Quá trình KSNB chủ yếu Thủ tục kiểm soát
Xem lại sổ nhật ký thu tiền mặt,
sổ cái tổng hợp, sổ phụ cáckhoản phải thu đối với số tiềnlớn nhất và bất thường
2 Sự phê chuẩn của cáckhoản chiết khấu tiền mặt
Các khoản chiết khấu tiền mặt đãphê chuẩn (sự phê chuẩn)
Tiền thực thu đều
phải ghi vào sổ
nhật ký thu tiền
(tính đầy đủ)
1 Cách li trách nhiệm giữangười quản lý tiền mặt vàghi sổ sách
2 Ký tắt trên các phiếu thu
và giấy báo nợ của NH
Tiền thực thu đều phải ghi vào
sổ nhật ký thu tiền (tính đầy đủ)
2 Kiểm tra nội bộ
So sánh ngày ghi trên phiếu thutiền với ngày nộp tiền vào quỹ
2.Kiểm tra nội bộ
Cộng tổng các sổ nhật ký và theodõi quá trình vào sổ cái
1.9 Các khái niệm cơ bản về hoạt động của bộ phận Nhà hàng trong kinh doanh Khách sạn
1.9.1 Khái niệm nhà hàng
Trang 29Có thể định nghĩa nhà hàng như sau: "Nhà hàng là một cơ sở được xây dựngđộc lập hoặc là một khu vực trựa thuộc các loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác,được thành lập và hoạt động kinh doanh ăn uống nhằm mục đích sinh lời theo quyđịnh của Pháp luật, được trang bị đầy đủ tiện nghi vật chất - kỹ thuật để đáp ứngnhu cầu chế biến trực tiếp các món ăn, đồ uống cung cấp cho thực khách và đảmbảo công tác phục vụ khách trong quá trình họ tiêu thụ các sản phẩm ăn uống đó.".
1.9.2 Phân loại nhà hàng
a Cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo Menu:
Nhà hàng Pháp - phục vụ các món ăn Pháp, phục vụ theo kiểu đồ ăn Âu
Nhà hàng Ý - phục vụ món ăn Ý
Nhà hàng Trung Hoa - phục vụ các món ăn Trung Hoa
Nhà hàng Á - phục vụ các món ăn của các nước Châu Á
Nhà hàng Âu - phục vụ đồ ăn Âu
b Phân loại theo hình thức phục vụ:
- Nhà hàng phục vụ À la Carte - ăn chọn món trên thực đơn
- Nhà hàng Fastfood - bán thức ăn nhanh
- Nhà hàng Buffet - ăn tự chọn (Khách tự chọn món ăn, đồ uống trên quầy Buffet)
c Phân loại theo loại đồ ăn chuyên:
- Nhà hàng hải sản/ đặc sản
- Nhà hàng chuyên gà/ bò
- Nhà hàng bia
- Nhà hàng Lẩu
d Phân loại theo quy mô, đẳng cấp:
- Nhà hàng bình dân/ các quán ăn nhỏ/ các quầy thức ăn di động trên đường phố
- Nhà hàng trung - cao cấp
- Nhà hàng rất sang trọng
- Canteen - nhà ăn trong các toài nhà khác như trường học, bệnh viện, công ty
1.9.3 Đặc điểm của nhà hàng trong khách sạn:
- Được trang bị đầy đủ tiện nghi, bố trí hợp lý các thiết bị chuyên dùng trongkinh doanh ăn uống Yêu cầu lao động mang tính chuyên môn cao
- Đa dạng về các loại món ăn, đồ uống Doanh thu nhà hàng thường chiếm tỷ lệcao trong tổng doanh thu của khách sạn
1.9.4 Vai trò và nhiệm vụ của nhà hàng trong khách sạn:
Trang 30b Nhiệm vụ:
- Chế biến thực phẩm từ nguyên liệu của các nhà cung cấp thành những món ăn, đồuống có chất lượng và phục vụ các món ăn, đồ uống cho khách lưu trú tại khách sạn vàkhách vãng lai Tạo không gian thoải mái và hấp dẫn để khách thưởng thức bữa ăn
- Phục vụ khách ăn tại phòng (Room servive) theo yêu cầu
- Tất cả hoạt động của nhà hàng phải nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo chấtlượng dịch vụ ẩm thực và tạo ra lợi nhuận cho khách sạn
Trang 31Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHÀ HÀNG LE PARFUM (KHÁCH SẠN LA RÉSIDENCE)
2.1 Tổng quan về khách sạn La Residence và Nhà hàng Le Parfum
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về khách sạn La Résidence tại Huế
La Résidence Hotel & Spa là khách sạn thanh lịch, một thời là dinh thự củathống đốc Pháp ở Huế những năm 1920
Khách sạn nằm bên bờ sông Hương, ngay tại trung tâm thành phố, được bài trírất công phu và kĩ lưỡng để bảo tồn những tiện nghi và không gian của tòa villa cổthời thuộc địa Nội thất của khách sạn được thiết kế và bài trí đầy tính thẩm mỹ gợilên một vẻ đẹp và phong cách Đông Dương cũ
Khách sạn có 122 phòng khách và phòng căn hộ, với ban công hoặc sân thượng,Spa, bể bơi ngoài trời, sân tennis, trung tâm thương vụ, các tiện nghi phục vụ hội họp,nhà hàng, quầy bar ngoài tiền sảnh, Internet WIFI khu vực hành lang và công cộng
Là khu hoàng gia cũ được phục hồi lại thành khách sạn nghệ thuật sang trọng,
có vị trí trung tâm bên bờ sông Hương, chỉ cách 1km từ nhà ga xe lửa, 17km từ sânbay, thuận tiện đi lại cho du khách quốc tế Khách sạn tự hào sở hữu quang cảnh nhìn
ra Hoàng Thành cổ, một địa điểm tham quan hoàn hảo Nhà hàng khách sạn phục vụhàng loạt những món ăn ngon của địa phương cũng như các món ăn quốc tế, và kháchsạn cũng có các thiết bị phục vụ khách doanh nhân La Résidence Hôtel & Spa là mộtđiểm đến tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một nơi đầy đủ tiện nghi và thuậntiện đi lại
Khách sạn sang trọng La Résidence Hôtel & Spa quản lý bởi tập đoàn Accornằm nép mình bên bờ một dòng sông với cái tên rất lãng mạn “Sông Hương” Kháchsạn thanh lịch này thực sự có được những nét tinh tuý của Huế Được xây dựng tạinơi mà trước đây vốn là khu dinh thự của Chính phủ Pháp tại Miền Trung Việt Nam,toà nhà đặc trưng với nghệ thuật trang trí được xây dựng từ năm 1910
La Résidence Hôtel & Spa mang đến cho khách sự cuốn hút chưa từng có ở Huế
từ trước đến nay Khách sạn nằm trong một khu vườn rộng 1,7 ha Tất cả các phòng
Trang 32đều có ban công hướng ra vườn hoặc Sông Hương Bể bơi rộng, được thiết kế mộtcách thanh lịch ngang bằng với mực nước sông và mang lại cho khách cảm giác đangđược hoà mình vào dòng nước Đây quả thật là một cảnh đẹp quyến rũ khi ngồithưởng thức 1 ly cocktail vào buổi chiều và ngắm cảnh hoàng hôn trên sông.
2.1.2 Vị trí
Tên khách sạn: La Résidence Hôtel & Spa
Địa chỉ: 05 Lê Lợi, TP Huế
2.1.3 Lợi thế, điểm mạnh và nét độc đáo
- Lợi thế tổng công ty:
• CT CP DL Hương Giang
• Tập đoàn Apple Tree Group
• Accor Franchise
- Lợi thế về ý nghĩa lịch sử:
• Được xây dựng bởi người Pháp
• Từng là nơi làm việc của các Chính khách cao cấp
• Từng là nơi đón tiếp các vị khách quí, các Nguyên Thủ quốc gia và quốc tế.(Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn, vua của Thái Lan - vua Bhumipol )
- Lợi thế về vị trí, kiến trúc:
• Vị trí sát bờ sông Hương, có cảnh quan thiên nhiên, sông nước yên tĩnh,đẹpvà thoáng đãng Không xa trung tâm thành phố, không ồn ào, ô nhiễm
Trang 33• Xây dựng bởi người Pháp theo trường phái nghệ thuật Art Deco của Pháp làtrường phái nghệ thuật với các đường nét, hoạ tiết và hoa văn tinh tế rất thịnh hành từnhững thấp kỷ 1920’ đến 1950’.
• Được khôi phục, mở rộng nhưng giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc và đườngnét mỹ thuật Kiến trúc nội thất đã được thiết kế bởi nhà thiết kế mỹ thuật nổi tiếngngười Pháp Bà Brigitte Dumont de Chassart - Công ty BDC Asia Design Ltd tạiParis - Pháp
2.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển:
• Trong thời kỳ Triều Nguyễn: khu vực bờ sông từ số 1 Lê Lợi về đến Đập
Đá là khu vực của lực lượng Thuỷ Quân
• Từ năm 1927 (thời kỳ Pháp thuộc - French Colonial Time): khu làm việc
của Hội Đồng Dân Biểu - Trung Kỳ được xây dựng tại số 3 & số 5 Lê Lợi
• Từ 1935 - 1940: khu vực này được sử dụng làm Trung tâm triển lãm, thương mại.
• Từ năm 1945 - 1954 (Trong thời Quốc Trưởng Bảo Đại): khu nhà số 5 Lê
Lợi trở thành Phủ Thủ Hiến Trung Phần (Thủ tướng Trần Trọng Kim 4/1945 - 8/1945
đã sống và làm việc tại đây) Các Toàn quyền Trung phần - French Governor cũng sửdụng khu nhà làm nơi ở và làm việc
• Từ năm 1955 (Trong thời TT Ngô Đình Diệm): khu nhà được sử dụng làm
Toà Đại Biểu
• Từ năm 1963 (thời kỳ Mỹ chiếm đóng): khu nhà được sử dụng làm Nhà Khách
Chính Phủ, nơi tiếp đón các vị khách cao cấp của chính quyền Miền nam Việt Nam
• Từ năm 1975: khu nhà được sử dụng làm Nhà khách Tỉnh Uỷ, cũng là nơi
tiếp đón các đoàn khách, đại biểu cao cấp của Tỉnh và nhà nước
• Công Ty Liên Doanh Khách Sạn Kinh Thành - La Residence Hotel & Spađược thành lập vào năm 2003, do Công Ty Cổ Phần Du Lịch Hương Giang liêndoanh với Tập đoàn Indochine Developments
• Diện tích khuôn viên khách sạn: 17.138m2 Tổng diện tích sàn xây dựng:63.000m2
• Sau thời gian nâng cấp, hoàn thiện, khách sạn đã bắt đầu mở cửa đón khách
từ tháng 8 năm 2005 và chính thức khai trương vào tháng 12 năm 2005.
• Từ tháng 4 năm 2009 khách sạn được Tổng Cục Du Lịch Việt Nam chính
thức công nhận là khách sạn đạt chuẩn quốc tế 5 sao.
Trang 34• Từ ngày 1 tháng 4 năm 2011, khách sạn đổi tên thành Cty TNHH khách sạn Kinh Thành
• Từ ngày 1 tháng 6 năm 2011, khách sạn hợp đồng thương hiệu MGalleryvới Accor
• Ngày 1 tháng 9 năm 2011, chính thức công bố gia nhập bộ sưu tập các khách sạn độc đáo của MGallery.
• Cuối năm 2011, khách sạn vinh dự đón nhận danh hiệu là một trong 20 khu nghỉ dưỡng hàng đầu Châu Á do độc giả tạp chí Conde Nast Traveler bình chọn.
• Tháng 4 năm 2012 Khách sạn La Residence Hotel & Spa là khách sạn thứ
5 của Việt Nam được chọn và nâng lên hạng các khách sạn liên kết với Signature Travel Network
• Ngoài ra, khách sạn La Résidence Hôtel & Spa là một khách sạn sang trọng
đứng đầu ở Huế trên trang web Trip Advisor Khách sạn nằm trong top 25 khách sạn
có dịch vụ tốt nhất Việt Nam năm 2013 theo Trip Advisor Nhà hàng Le Parfum của khách sạn đã vinh dự đón nhận Bằng khen Xuất sắc năm 2013 - Certificate of Exellence 2013 theo Trip Advisor Thêm vào đó, Spa của Khách sạn đã đạt giải Spa sang trọng nhất - The best luxury boutique Spa do trang Luxury Spa Award bình
chọn Gần đây nhất, trong tháng 8 năm 2013, khách sạn La Résidence Hôtel & Spa đã
vinh dự được trao tặng giải thưởng The Guide Awards 2012 - 2013 do bạn đọc và
Ban biên tập ấn phẩm The Guide thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam lựa chọn
• Tháng 10 năm 2013, Spa của khách sạn được liệt kê vào danh sách Spa tốt nhất trong năm - Spa of The Year ở khu vực Đông Nam Á & Thái Bình Dương
do Asia Spa Award bình chọn
• Tháng 12 năm 2013, khách sạn La Résidence nằm trong danh sách Top 500 khách sạn trên toàn thế giới bởi Travelandleisure.com bình chọn và chỉ có 4 khách
sạn tại Việt Nam được lọt vào danh sách này
• Hiện nay, khách sạn là Khách sạn hàng đầu về chất lượng dịch vụ và hiệuquả kinh doanh của Huế và khu vực miền Trung
2.1.5 Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch khác
a Dịch vụ lưu trú:
Trang 35Khách sạn có 122 phòng, được thiết kế và xây dựng một cách tinh tế theotrường phái kiến trúc Art Deco của Pháp với các đường nét và hoa văn trang trí tinhxảo của những thập kỷ 1920 và 1950.
Các loại phòng, số lượng phòng và giá phòng
• Superior : 63 rooms
• Superior River view : 30 rooms
• Deluxe : 05 rooms
• Deluxe River view : 11 rooms
• Deluxe Colonial : 06 rooms
• Colonial Junior Suite : 03 rooms
• Colonial Suite : 03 rooms
• Resident Suite : 01 room
b Dịch vụ ăn uống (nhà hàng):
• Nhà hàng Le Parfum: sang trọng nhất trong khu vực, phục vụ các món ăn
Việt Nam và Quốc tế, ngoài ra còn có dịch vụ Cooking Class, Cơm Cung đình, Duthuyền (80 ghế bao gồm vip room)
c Một số loại hình dịch vụ khác:
• Quầy Bar Le Gouverneur: Thiết kế đặc sắc theo kiểu French Colonial, khu
vực bên trong ấm cúng, khu vực ngoài trời thoáng, yên tĩnh Được trang bị WifiInternet, TV màn hình rộng, bàn Billiard Phục vụ các loại đồ uống, Cocktail và Cigarcao cấp và thực đơn ăn nhẹ ( 63 ghế )
• Quầy Bar Bể bơi - Pool Bar: Nằm cạnh bể bơi, trong khung cảnh thiên nhiên
sát bờ sông Hương Phục vụ các loại đồ uống, Cocktail và thực đơn ăn nhẹ ( 22 ghế )
• Phòng hội nghị: Gồm hệ thống 3 phòng họp, sức chứa hơn 200 khách (140
ghế) Trang thiết bị nghe, nhìn và dịch thuật hiện đại Phục vụ các loại hình hội họp,tiệc, đám cưới sang trọng
• Các dịch vụ khác: Đa dạng và phong phú, bao gồm: 01 bể bơi, 01 Spa, 01
Fitness Center, 01 Tennis Court, Bicycles, 01 La Boutique (quầy mỹ nghệ), LaGalerie (phòng tranh), Babysitting, Laundry, Travel Desk, Business Center
Trang 362.1.6 Hiệu quả kinh doanh và những thành tích đã đạt được cho đến thời điểm hiện tại
2.1.6.1 Công suất phòng và doanh thu
• Tổng số khách lưu trú: 37118 Quốc tế: 35401 Nội địa: 1717
• Tổng số ngày khách: 64876 Quốc tế: 61876 Nội địa: 2999
• Năm 2012:
• Tổng số khách lưu trú: 37232 Quốc tế: 35472 Nội địa: 1760
• Tổng số ngày khách: 63294 Quốc tế: 60302 Nội địa: 2992
2.1.6.2 Các thành tích đạt được
Liên tiếp trong các năm 2007, 2008 và 2009 Công ty TNHH Khách Sạn Kinh Thành
đã được UBND tỉnh và các cấp ban ngành đánh giá rất cao trong hoạt động và hiệu quảkinh doanh, nộp ngân sách cho Tỉnh nhà và đã được tặng thưởng các thành tích sau
Trang 37- Giấy khen của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế: Đã có thành tích thực hiệntốt chính sách thuế.
Trang 382.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013:
Bảng 2.1: Tình hình khách của khách sạn trong giai đoạn 2011 - 2013
1
35472
6
60302
Lượt khách: Năm 2011, với 37118 lượt khách trong đó có 35401 khách quốc
tế và 1717 khách nội địa Năm 2012, với 37233 lượt khách trong đó có 35472khách quốc tế và 1760 khách nội địa Năm 2013, với 32409 lượt khách trong đó có
28890 khách quốc tế và 3519 khách nội địa Có thể thấy, khách quốc tế luôn lớnhơn khách nội địa rất nhiều, thị trường mục tiêu của khách sạn là khách Anh,Pháp, Mỹ, Úc và chủ yếu đặt qua các hàng Travel agent
Năm 2012/2011, tổng lượt khách tăng 114 khách tức là tăng 0.31%, trong đókhách quốc tế tăng 71 khách (tăng 0.2%) và khách nội địa tăng 43 khách (tăng2.5%) Vậy là lượt khách của năm 2012 so với năm 2011 tăng cả về khách quốc tếlẫn nội địa
Trang 39Năm 2013/2012, tổng lượt khách giảm 4823 khách tức là giảm 12.95%, trong
đó khách quốc tế giảm 6582 khách (giảm 18.56%), khách nội địa lại tăng 1759khách (tăng 99.94%) Vậy là lượt khách của năm 2013 so với năm 2012 giảm vềkhách quốc tế và tăng mạnh về khách nội địa Có thể thấy, lượt khách của kháchsạn giảm và khách của khách sạn đang dần chuyển qua khách quốc tế, dù con sốkhách quốc tế là lớn hơn khách nội địa rất nhiều
Ngày khách: Năm 2011, với 64876 ngày khách trong đó số ngày khách quốc
tế là 61876 ngày và của ngày khách nội địa là 2999 ngày Năm 2012, với 63294ngày khách trong đó số ngày khách quốc tế là 60302 ngày và của ngày khách nộiđịa là 2992 ngày Năm 2013, với 51627 ngày khách trong đó số ngày khách quốc
tế là 45645 ngày và của ngày khách nội địa là 5882 ngày Số ngày khách giảm dầnqua 3 năm, giảm về cả ngày khách quốc tế lẫn nội địa, riêng năm 2013/2012 tăngmạnh về ngày khách nội địa
Năm 2012/2011, tổng ngày khách giảm 1582 ngày (giảm 2.44%), trong đóngày khách quốc tế giảm 1574 ngày (giảm 2.54%) và ngày khách nội địa giảm 7ngày (giảm 0.23%)
Năm 2013/2012, tổng ngày khách giảm 11667 ngày (giảm 18.43%), trong đóngày khách quốc tế giảm 14657 ngày (giảm 24.31%) và ngày khách nội địa tăng
2990 ngày (tăng 99.93%)
Có 2 điều đáng lưu ý là số ngày khách đang giảm qua từng năm, năm2013/2012 giảm mạnh hơn nhiều so với năm 2012/2011 Bên cạnh đó, ngày kháchnội địa năm 2013/2012 lại tăng mạnh
Với thời gian lưu trú bình quân, năm 2011 là 1.8 ngày/khách, năm 2012 là 1.7ngày/khách và năm 2013 là 1.6 ngày/khách Có thể thấy, thời gian lưu trú bình quângiảm theo từng năm, năm 2012/2011 giảm 5.56% và năm 2013/2012 giảm 5.88%
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2011 - 2012