e. Ý nghĩa của bảo lãnh
1.4.3. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Việt Nam a Nhóm giải pháp vĩ mô
a. Nhóm giải pháp vĩ mô
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Do một số chính sách không đồng bộ nên việc thực hiện bảo lãnh chưa phát huy hết tác dụng của nó. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách cần phải xem xét điều chỉnh kịp thời và ban hành 1 số chính sách đồng bộ,chặt chẽ và phù hợp với nhu cầu phats triển, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Việc nghiên cứu cho ra đời các bộ luật quy định cụ thể về bảo lãnh như: nội dung,phạm vi điều chỉnh, các hình thức xử phạt,thủ tục kiện tụng..sẽ tạo điều kiên cho nước ngoài tham gia đầu tư tại VN, các đơn vị trong nước hiểu rõ hơn, hạn chế việc nhiễm luật điều chỉnh của nước ngoài.
b. Nhóm giải pháp vi mô
Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn
Trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở VN không chỉ ngành ngân hàng mà tất cả mọi thành phần kinh tế ở mỗi giai đoạn khác nhau của nên kinh tế đều có những đặc điểm và những thay đổi khác nhau,chúng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo lãnh của NH. Vì vậy, trên cơ
sở chính sách và đường lối,chủ chương của Đảng và NN trong mỗi thời kỳ mà hoạt động bảo lãnh NH phải xây dựng 1 kế hoạch phù hợp. Các kế hoạch cần chỉ rõ được vị trí cũng như cơ cấu của các loại hình trong giai đoạn đó ví dụ như loại bảo lãnh nào nên thu hẹp,nên duy trì và nên tập trung phát triên làm sao cho vừa đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh của NH vừa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và xã hội. Để có 1 kế hoạch cụ thể NH cần đưa ra các bước tiến hành thực hiện kế hoạch trong điều kiện cân đối về nguồn lực và phát huy được thế mạnh của NH trong hoạt động bảo lãnh
Mở rộng hoạt động bảo lãnh
- Đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh: Hiện nay khi các mối quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và
phức tạp thì nhu cầu của các doanh nghiệp về dịch vụ bảo lãnh sẽ càng tăng nhanh về số lượng và hình thức, các NH cần nắm bắt được đặc điểm này của thị trường để có thể thiết kế ra các gói sản phẩm phù hợp. Bên cạnh những loại hình bảo lãnh đang được cung cấp các NH cần nghiên cứu và phát triển các loại hình mới.
- Mở rộng thị trường cho hoạt động bảo lãnh: Thực tế hiện nay cho thấy các KH của dịch vụ bảo
lãnh chủ yếu là DN vừa và nhỏ với những món bảo lãnh nhỏ lẻ. Chính vì vậy, các NH cần tăng cường đối tượng KH là DN lớn vì họ là những ngừoi có nhu cầu bảo lãnh với giá trị lơn. Các NH cũng cần mở rộng phạm vi hoạt động của dịch vụ bảo lãnh hơn nữa,lan sang cả các lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp đầy triển vọng thay vì chỉ quá chú trọng vào lĩnh vực thương mại như hiện nay
- Thực hiện tốt công tác marketing, tăng cường thông tin đến các khách hàng và mở rộng hoạt động bảo lãnh: Thực tế đã chỉ ra rằng mọi loại hình kinh doanh nếu không thực hiện tốt công tác
marketing thì không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Thực hiện công
tác marketing thực chất là việc NH cần quan tâm đến nghiên cứu thị trường bao gồm các vấn đề: đặc
điểm,thị hiếu của khách hàng, nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh, các NH cạnh tranh…..NH cần tiến hành phân đoạn thị trường để có thể xác định đoạn thị tường mục tiêu cũng như chính sách phù hợp với mỗi đoạn thì trường
- Nâng cao uy tín của NH với các NH khác để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh: Với các khoản
bảo lãnh vượt quá khả năng thực hiện của 1 ngân hàng thì việc đồng bảo lãnh là điều cần thiết. Vị trí của NH trong ngành NH sẽ quyết định đến khả năng hợp tác để tham gia đồng kiểm soát cũng như những lợi ích thu được từ hoạt động đồng kiểm soát. Nếu NH không có uy tín và vị thế thì việc mời các NH lớn tham gia đồng kiểm soát là khó khăn và bị động,quan trọng hơn NH sẽ hầu như không có cơ hội tham gia đồng kiểm soát nếu như họ không chủ động nắm bắt được các dự án lớn.
Các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh
- Nâng cao chất lượng thẩm định KH trong công tác bảo lãnh: Nghiệp vụ bảo lãnh thực chất là
một hình thức của nghiệp vụ tín dụng nhưng quan hệ vay mượn ở đây chỉ thực sự phát sinh khi NH phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh. Việc bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh sẽ buộc NH có trách nhiệm bồi thường và khoản bồi thường đó sẽ được thu hồi từ bên được bảo lãnh. Xác suất mà bên đưuọc bảo lãnh không thanh toán là lớn nên rủi ro của bảo lãnh cao. Chính vì vậy công tác thẩm định trước khi chấp nhận bảo lãnh là cơ sở đê NH giảm thiểu rủi ro. Cán bộ thẩm đinh nên sử dụng thông tin đa chiều để không gặp rủi ro thông tin bất cân xứng.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ
- Đưa công nghệ vào phục vụ hoạt động bảo lãnh để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và yêu thích dịch vụ của NH hơn là các NH khác
KẾT LUẬN
So với nghiệp vụ cho vay truyền thống, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD nhanh và đơn giản hơn vì đã có sẵn các chứng từ nhận chiết khấu, giấy tờ có giá làm tài sản đảm bảo; Doanh số cho thuê tài chính của các NHTM ngày càng tăng nhanh; Nghiệp vụ BTT cơ bản đã hình thành và đang dần phát triển theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp hơn; Nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cũng như giúp đa dạng hoá sản phẩm của NHTM. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên, các NHTM vẫn còn gặp phải những vướng mắc và hạn chế trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ này tại Việt Nam hiện nay. Cần thực hiện nhiều bài nghiên cứu hơn về các nghiệp vụ này nhằm thúc đẩy được sự phát triển của chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận văn “Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thah toán tại các NHTM Việt Nam”. 2. TS. Nguyễn Minh Kiều,(2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê 3. Th.S Trần Vũ Hải, Pháp luật cho thuê tài chính – một số vấn đề cần hoàn thiện.. 4. Website: www.sbv.gov.vn
5. Website: http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong-mai/hoat-dong- cho-thue-tai-chinh-tai-cac-ngan-hang-thuon.html