Thực trạng phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh tại Việt Nam a Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu phân biệt các nghiệp vụ ngân hàng thương mại chiết khấu cho thuê tài chính bao thanh toán và bảo lãnh (Trang 28)

e. Ý nghĩa của bảo lãnh

1.4.2. Thực trạng phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh tại Việt Nam a Kết quả đạt được

a. Kết quả đạt được

Đa dạng về chủng loại: Hiện nay, ở Việt Nam, các loại hình dịch vụ bảo lãnh ở các ngân hàng

tương đối phát triển.

Khả năng sinh lời ngày một tăng

Theo xu hướng chung của hoạt động ngân hàng trên thế giới, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây có được sự quan tâm phát triển của NHNN và các NHTM. Và tại các ngân hàng Việt Nam khả năng sinh lợi của hoạt động này ngày một tăng. Điều này được thể hiện ở: doanh thu tăng trưởng nhanh qua các năm; số vụ bảo lãnh tăng cao; qui mô bảo lãnh tăng; tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng đều tăng. Và phải kể đến việc gia tăng các ngân hàng cung cấp dịch này: trước năm 2000, chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh ( như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV….), thì nay có sự tham gia đông đảo các NHTMCP, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước.

Doanh số và dư nợ bảo lãnh của các NHTM Nhà nước liên tục tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt, dư Nợ bảo lãnh tăng mạnh trong vài năm gần đây: Năm 2000 so với năm 1999 tăng 72% , tương đương 797,3 tỷ đồng; năm 2001 so với năm 2000 tăng 69%, tương đương 13131,8 tỷ đồng và năm 2002 tăng 29% so với năm 2001, tương ứng 9310,9 tỷ đồng. Với mức tăng trưỏng trung bình 20%/ năm, tổng dư Nợ nghiệp vụ bảo lãnh của 10 NHTM lớn vào khoảng 43 ngàn tỷ.

Với mức tăng trưởng trung bình 20%/ năm, tổng dư nợ nghiệp vụ bảo lãnh của 10 NHTM lớn vào khoảng 43 ngàn tỷ đồng. Không "ồn ào" như cuộc đua lãi suất nhưng "cuộc chiến" giành thị phần bảo lãnh giữa các NHTM đang ngày một quyết liệt.

Việc BIDV ký được hợp đồng bảo lãnh trọn gói cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho hai tổng công ty lớn là Vinashin với hạn mức tín dụng lên đến 1.200 tỷ đồng và làm đầu mối cho các dự án đồng tài trợ là 2.000 tỷ đồng; và Vinamotor: hạn mức tín dụng 700 tỷ đồng và hạn mức bảo lãnh 200 tỷ đồng, đã khiến không ít đối thủ cạnh tranh mất ăn, mất ngủ. Dịch vụ bảo lãnh đang dần trở thành nguồn thu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Mức độ an toàn được nâng cao

Cùng với việc mở rộng qui mô kinh doanh, các ngân hàng cũng ngày càng chú trọng đến mức độ an toàn. Mức độ an toàn được thể hiện ở số vụ ngân hàng phải trả thay khách hàng là không nhiều, nhiều ngân hàng con số này giảm dù qui mô tăng. Cá biệt, tại nhiều chi nhánh ngân hàng chưa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho khách hàng lần nào, như tại nhiều chi nhánh của BIDV, Vietcombank…. .bên cạnh đó phải kể đến, số hợp đồng bảo lãnh ký quĩ 100% là khá nhiều, với các hợp đồng này thì mức độ an toàn là rất cao.

Điều này có được là do công tác thẩm định khách hàng trong hoạt động bảo lãnh là khá nghiêm ngặt. Nhiều ngân hàng triển khai xây dựng hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ như: BIDV, Vietcombank, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và một số ngân hàng khác đang triển khai thí điểm. Cùng với việc phát triển hệ thống CIC quốc qia góp phần quan trọng trong việc thẩm định khách hàng, đây là khâu vô cùng quan trọng vì việc đánh giá đúng khả năng tài chính, lịch sử tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh, tổ chức nội bộ doanh nghiệp, năng lực cán bộ, cổ đông chiến lược, quan hệ đối tác, khả năng huy động vốn và chiến lược phát triển trong tương lai…sẽ là nhân tố quyết định khả năng thực hiện cam kết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải kể đến môi trường vĩ mô, trước hết là môi trường chính trị - xã hội luôn được duy trì trong nhiều năm qua, Việt Nam được thế giới lựa chọn là điểm đến an toàn. Cùng với đó là hệ thống pháp luật nói chung và cho hoạt động bảo lãnh nói riêng tương đối hoàn thiện: sự ra đời luật doanh nghiệp thống nhất, luật đầu tư thống nhất, sau đó là luật chứng khoán được coi là bước ngoặt quan trọng đưa việt Nam ra nhập sân chơi hội nhập WTO. Bất kỳ một sân chơi nào cũng cần có qui tắc, trong hoạt động kinh tế điều này lại càng quan trọng vì các chủ thể trong các quan hệ kinh tế luôn luôn vì lợi ích mỗi bên, do đó việc có một qui tắc chung cao nhất là luật quốc gia điều chỉnh, giúp tạo sự minh bạch và an toàn cho các bên tham gia. Bên cạnh đó là môi trường kinh tế, kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định góp phần năng cao khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp.

Chất lượng bảo lãnh ngày càng tăng cao

Chất lượng bảo lãnh ngày càng tăng cao. Đặc biệt là trong những năm gần đây không những tăng nhanh về doanh số cũng như thu nhập mà số lượng các khách hàng tham gia hoạt động này cũng ngày một tăng.

Trên bình diện kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhờ có bảo lãnh mà giải quyết được tình trạng thiếu vốn, tận dụng được cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước và đã được các ngân hàng chú trọng phát triển thành nghiệp vụ kinh doanh chính. Doanh số bảo lãnh ngày càng tăng với chất lượng bảo lãnh được nâng cao.

Từ năm 1997 trở về trước, nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu tại các NHTM là bảo lãnh mở L/C trả chậm và phát hành thư bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Từ đầu năm 1998, các NHTM đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng bảo lãnh và cùng với nghiệp vụ bảo lãnh mở L/C trả chậm, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, nghiệp vụ bảo lãnh trong nước cũng phát triển mạnh mẽ. Tỷ trọng bảo lãnh trong nước trong các năm gần đây chiếm khoảng 70% đến 80% trong tổng doanh số bảo lãnh; đặc biệt là bảo lãnh ngân hàng phục vụ lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Số dư bảo lãnh ngân hàng trong đấu thầu thi công, xây lắp như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng... liên tục tăng. Bảo lãnh của ngân hàng đã giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai thi công dự án như vốn ứng trước triển khai công trình, vốn thanh toán, thực hiện hợp đồng xây lắp…

b. Hạn chế

Chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu về bảo lãnh của khách hàng

- Các doanh nghiệp siêu nhỏ không được bảo lãnh vay vốn

- Nhiều DN vừa và nhỏ khó thỏa mãn được các điều kiện của các ngân hàng lớn, trong khi uy tín của các ngân hàng nhỏ thì chưa làm hài lòng cả bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mất đi nhiều lợi ích khi không sử dụng các dịch vụ bảo lãnh

- Chỉ những ngân hàng thỏa mãn điều kiện của Bộ tài chính và được cấp phép mới có quyền cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu, trong khi nhu cầu phát hành trái phiếu để huy động vốn của doanh nghiệp ngày càng cao

- Quy mô bảo lãnh chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, nơi mà giá trị và độ phức tạp của các giao dịch ngày càng cao. Trong khi đó công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng chưa thực sự được chú trọng

- Doanh nghiệp luôn có nhu cầu về những loại hình bảo lãnh mới. Tuy nhiên, những quy định khá ngặt nghèo của ngân hàng về tài sản bảo đảm và phương án kinh doanh khiến ngân hàng không thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các trường hợp đó.

Chưa cân đối về cơ cấu bảo lãnh giữa các loại bảo lãnh, giữa các doanh ngiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực xây dựng

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong khi đó nhiều loại hình dịch vụ bảo lãnh tiềm năng như bảo lãnh vay vốn chưa thật sự phát triển. Việc chiếm ưu thế của bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất phát từ thực tế trong quá trình phát triển kinh tế làm phát sinh cá hợp đồng ngày càng có giá trị lớn, đòi hỏi phải có bảo lãnh ngân hàng để đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự mất cân đối trong cơ cấu các loại hình bảo lãnh có thể khiến hoạt động bảo lãnh nói chung phát triển không bền vững, và đang thể hiện rằng các ngân hàng chưa khai thác hết được tiềm năng ở những loại hình bảo lãnh còn lại.

- Cơ cấu khách hàng chưa thực sự đa dạng, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh. Điều này một phần là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu một số điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh, như tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo… không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng

- Và cũng là do tâm lý các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước quan tâm hơn trong vấn đề bảo đảm thanh toán.

Tỷ trọng thu bảo lãnh trên tổng thu nhập còn nhỏ

Năm 2010, thu nhập từ hoạt động tín dụng của BIDV đạt xấp xỉ 29.614.234trđ, nhưng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh nói riêng chỉ đạt 632.246 trd, và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ nói chung chiếm 2.411.228 trd, chỉ bằng 8,14% thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Quy trình bảo lãnh đôi khi còn phức tạp, gây phiền hà cho khách hàng

Dù tuân thủ chặt chẽ quy trình bảo lãnh, nhiều thủ tục và quy định có phần cứng nhắc, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do đó, các TCTD cũng cần xây dựng một quy trình bảo lãnh linh hoạt, phù hợp với thực tế nhưng vẫn đảm bảo được an toàn trong hoạt động bảo lãnh.

c. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.

- Môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng.

- Trình độ và năng lực quản lý của các DN còn thấp.

Nguyên nhân chủ quan

- Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của ngân hàng còn chưa hợp lý. Đặc biệt các ngân hàng nhỏ do quy mô vốn nhỏ, không được trang bị những máy móc thiết bị hiện đại cần thiết, khiến cho quá trình kiểm tra tình hình công nợ của khách hàng, hay quá trình thu thập thông tin của cấn bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn. Việc đối chiếu giữa các khâu không nhanh gọn, còn mất nhiều thời gian. Đồng thời, việc không trang bị cơ sở hạ tầng tốt có thể làm giảm sự tin tưởng của khách hàng về uy tín của ngân hàng và khách hàng dễ nghi ngờ về khả năng bảo lãnh của ngân hàng.

- Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn chưa hoàn thiện.

Một phần của tài liệu phân biệt các nghiệp vụ ngân hàng thương mại chiết khấu cho thuê tài chính bao thanh toán và bảo lãnh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w