sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay - trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

75 4.3K 10
sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay - trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tại địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận với đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”. Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học cũng như ban lãnh đạo khoa Lịch sử đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện chuyến thực tập bổ ích này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Lê Thị Kim Dung, người đã rất nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình giảng dạy cũng như thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể chính quyền và nhân dân xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình đón tiếp và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình thực tập, thực tế tại địa phương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do hạn chế về mặt thời gian cũng như về năng lực nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót rất mong thầy, cô đóng góp ý kiến để khóa luận này có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 18/5/2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thương 1 1 1. Lý do chọn đề tài Xã hội Việt Nam ngày xưa có một thời kỳ dài sống trong chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, người phụ nữ trong gia đình có quyền quyết định tất cả. Thời gian dài sau đó nhu cầu hình thành gia đình hạt nhân, do phải đi làm ăn xa, đặc thù của công việc ngày càng hiện đại, người đàn ông dần chiếm ưu thế và chế độ phụ hệ hình thành. Qua các giai đoạn lịch sử, do thay đổi về hoàn cảnh chính trị, sự phát triển của công nghệ hiện đại, vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội cũng thay đổi. Người nam giới ngày càng được coi trọng, là người chủ trong gia đình, được tham gia các công việc cộng đồng, không ngừng nâng cao địa vị xã hội. Còn người phụ nữ gắn liền với công việc nội trợ, chăm sóc con cái, sự tiến thân trong xã hội là điều ít được biết đến.Tư tưởng nho giáo trọng nam khinh nữ phổ biến trong quần chúng nhân dân, người phụ nữ bị bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới. Ngày nay, khi đất nước chuyển từ nền kinh tế cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội kéo theo sự thay đổi mới tư duy trên mọi lĩnh vực, điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội và cùng với đó có sự thay đổi của phân công lao động theo giới trong gia đình. Nghị quyết hội nghị Trung ương V đã đặt vấn đề gia đình là một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển mọi mặt của đất nước. Đó là “phải giữ gìn phát huy những đạo đức tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam nhằm tạo ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội”. Trong đó mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường sự tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đúng vai trò và khả năng của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, Người chỉ ra rằng: “Non song gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [7, tr. 204]. Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của người phụ nữ 2 2 không chỉ trong thời bình mà ngay trong thời chiến mưa bom bão đạn họ cũng có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thông cảm và bênh vực cho quyền lợi cho người phụ nữ, Người xác định giải phóng phụ nữ, giành quyền bình đẳng cho phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng Chủ Nghĩa xã hội chỉ một nửa” [8, tr. 186]. Đây là tư tưởng vừa thể hiện sự kế thừa, vừa phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đó thể hiện quan điểm nhân đạo thực hiện nam nữ bình đẳng. Quan điểm “nam, nữ bình quyền” của Đảng và Bác Hồ xác định ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930. Trong gia đình nông thôn từ thời xa xưa trong những câu ca dao tục ngữ đã hàm chứa sự phân công lao động theo giới trong gia đình “Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”. Theo đó, sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn người đàn ông vẫn là trụ cột trong gia đình, đảm nhận những công việc nặng nhọc, tạo ra của cải vật chất, người phụ nữ làm những công việc nhẹ nhàng hơn và giáo dục chăm sóc các thành viên trong gia đình. Ngày nay, do tác động của nền kinh tế cho nên người phụ nữ cũng tham gia vào việc tạo ra của cải vật chất, họ dùng sức lao động của mình kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình, họ có thể kiếm thêm thu nhập bằng những công việc gia đình của họ như chăn nuôi gia súc, Tuy nhiên, những đóng góp của người phụ nữ vẫn không được công nhận là người tạo ra của cải vật chất cho gia đình mà họ được coi là người phụ giúp người đàn ông xây dựng kinh tế, những suy nghĩ ấy vẫn còn mờ nhạt đối với người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ nông thôn, họ ít có điều kiện để tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong cộng đồng, mà điều này chỉ giành cho người nam giới. Theo tổ chức lao động Thế giới (ILO) năm 2002, nền kinh tế thế giới đã bỏ qua 11 tỉ USD từ thu nhập của người phụ nữ do họ làm những công việc gia đình. Sự thay đổi về giới làm cho cả nam và nữ tự nhận thức được vai trò của bản thân mình, tự điều chỉnh và thích nghi với nhau trong cả suy nghĩ và hành động. Công việc gia đình giờ đây không chỉ là bổn phận của người phụ nữ, đồng thời việc kiếm tiền nuôi sống gia đình cũng như việc tham gia các quan 3 3 hệ xã hội bên ngoài gia đình không còn là khoảng trời riêng của nam giới. Người vợ tham gia vào công việc rộng lớn hơn, ngược lại người chồng phải chia sẻ bổn phận và trách nhiệm đối với công việc nhà, ngay cả trong công việc nội trợ. Sự phân công lao động hợp lý trong gia đình là một vấn đề mang tính cấp thiết, thiết thực, không những là chìa khóa để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam và nữ về mặt xã hội mà còn giúp cải thiện dần địa vị của mỗi giới, đặc biệt là người phụ nữ. Là một xã đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, lấy công bằng xã hội làm trọng tâm, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng trong phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới. Hiện nay, người phụ nữ ở xã Hùng Tiến vẫn còn hạn chế trong việc nâng cao địa vị ngoài xã hội. Họ vẫn còn phải gắn với công việc nội trợ trong gia đình, ít có tham gia các công việc cộng đồng, dòng họ, họ bị hạn chế trong việc tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực từ gia đình và cộng đồng mang lại. Như vậy, chúng ta hãy nghiên cứu có những thay đổi nào trong phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình. Có hay không cơ hội như nhau trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển giữa phụ nữ và nam giới. Liệu có những đánh giá công bằng công lao động đóng góp trong việc nuôi sống gia đình. Với những lý do trên tôi chọn đề tài khóa luận là “Sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay - Trường hợp nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”. Qua khảo sát để thấy được quan niệm, suy nghĩ của người dân nơi đây về vấn đề phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới cũng như tình hình thực tế đang diễn ra trên địa bàn. Từ đó cho chúng ta thấy có hay không sự bất bình đẳng trong phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn, có cái nhìn đúng hơn về người phụ nữ trong gia đình. Từ đây đề ra những biện pháp và khuyến nghị để nâng cao vai trò người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của người nữ giới góp phần xây dựng một xã hội ngày càng công bằng, văn minh. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1 Ý nghĩa lý luận 4 4 Nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay”, qua nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sử dụng những phương pháp đặc thù nhằm làm rõ thực trạng sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình hiện nay, quyền quyết định các công việc trong gia đình giành cho ai. Đồng thời làm rõ một số lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn của gia đình. Từ kết quả đạt được từ nghiên cứu, tôi hy vọng đóng góp vào cơ sở lý luận của các chuyên ngành Xã hội học gia đình, Xã hội học giới,… trong việc khẳng định tầm quan trọng của nghiên cứu về vai trò giới trong gia đình. Đặc biệt nhấn mạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của vợ và chồng trên cơ sở phân tích, nhìn nhận lý giải các vấn đề phân công lao động trong gia đình. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế hộ gia đình phát triển, vai trò của từng thành viên trong gia đình ngày càng nặng nề hơn. Đặc biệt, đối với gia đình nông thôn đang trong quá trình xây dựng chương trình nông thôn mới toàn thể nhân dân đang ra sức thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình, vì vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng có sự thay đổi. Người phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc gia đình và xây dựng quê hương đất nước. Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay” trường hợp nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của các thành viên trong mỗi gia đình về sự bình đẳng trong phân công lao động, xóa bỏ đi những suy nghĩ, định kiến không đáng có mà xã hội giành cho những người phụ nữ, góp phần giải phóng người phụ nữ, giúp họ nâng cao địa vị ngoài xã hội. Hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, những người quan tâm về vấn đề phân công lao động dưới góc độ giới, xây dựng những chính sách phù hợp, có cái nhìn đúng đắn hơn và có những giải pháp thiết thực góp phần cải thiện đời sống chị em phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đất nước. 3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5 5 So với các nước trên thế giới, Việt nam có hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới tương đối đầy đủ và tiến bộ. Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các Công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, trong đó quan trọng nhất là Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ,… Trong hệ thống luật pháp đều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới cùng phát triển tiến bộ và bình đẳng. Gần đây nhất, năm 2006, Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua và triển khai trong thực tế, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong nỗ lực phấn đấu vì bình đẳng giới ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đang thu hút sự quan tâm và tranh luận của toàn xã hội nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận trong phương hướng giải quyết như vấn đề phân công lao động theo giới trong gia đình. Phân công lao động theo giới là một vấn đề mang tính cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của các nhà chức trách, báo giới và các nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này rất công phu và giá trị. Những nghiên cứu ấy đã xây dựng nên những nền móng cơ bản cho sự mở rộng, phát triển các nghiên cứu về giới sau này. Những đề tài nghiên cứu đó đã có đóng góp quan trọng làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là gia đình nông thôn. Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này chủ yếu là những nghiên cứu xã hội học về giới. Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Báo cáo: “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói” (Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng Thế Giới, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 2001). Báo cáo nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vấn đề giới, chính sách và sự phát triển góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới. Báo cáo đề xuất một chiến lược 3 phần để nâng cao sự bình đẳng giới. Báo cáo đề cập đến việc phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới thông qua việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế và chính sách xã hội. Đề tài nghiên cứu “Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế nông thôn” được nghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm 1995. Đề tài đã đề cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân 6 6 trong quá trình chuyển đổi kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xung quanh mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng giới từ sự phân công lao động đó. Công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Thi “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳng định mục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phân công hợp lý giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao động sản xuất ở các nghành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái. Ở tất cả các hoạt động đều cần đến trí tuệ của cả hai giới, phù hợp với những đặc điểm và khả năng của họ góp phần tạo nên tính hài hòa trong từng gia đình. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị nói về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình như: - “ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21” trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB khoa học xã hội 1995. - “ Nghiên cứu về đào tạo giới ở Việt Nam” NXB khoa học xã hội 1998. - “Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học và xã hội 1991. Nhìn chung, bức tranh phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới được dựng lên khá rõ nét ở nhiều góc độ và hình thức khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ tập trung đến vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động kinh tế chứ chưa làm nổi bật được sự bình đẳng trong phân công lao động theo của cả hai giới. Kinh tế hộ gia đình đang ngày càng phát triển, vai trò của phụ nữ và nam giới cũng thay đổi theo nhịp độ phát triển ấy, vì thế trong các công việc trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều có sự kết hợp, phân chia hài hòa để tạo nên một môi trường xã hội phát triển bền vững. Trong khóa luận này, người viết cố gắng phân tích, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ quan điểm của phụ nữ và nam giới trong việc xem xét sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay. Nhằm thấy được sự tham gia của cả hai giới trong các công việc gia đình, tìm ra những ảnh hưởng, nguyên nhân đến sự tham gia các công việc gia đình của cả hai giới. Giúp chúng ta rút ra kết luận có hay không sự bất bình 7 7 đẳng trong phân chia công việc trong gia đình nông thôn hiện nay. Từ đó đưa ra những hướng giải quyết hướng tới sự phát triển hài hòa, toàn diện của phụ nữ và nam giới trong công việc gia đình, và ngoài xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.2. Đối tượng nghiên cứu Sự phân công lao động theo giới trong các gia đình nông thôn hiện nay. 4.3. Khách thể nghiên cứu Hộ gia đình tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 4.4. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Vấn đề được nghiên cứu năm 2014. 5. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay” tôi mong muốn khảo sát về sự phân chia công việc cụ thể giữa phụ nữ và nam giới diễn ra như thế nào trong đời sống nông thôn, tìm hiểu những nhìn nhận của cộng đồng nơi đây về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và sự bình đẳng trong phân công lao động theo giới. Để thấy được có hay không sự bất bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình. Từ đó tuyên truyền làm thay đổi những suy nghĩ thiếu tích cực để người phụ nữ có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, lợi ích của gia đình và cộng đồng. Tìm hiểu những biến đổi vai trò vị thế giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay, những nguyên nhân làm thay đổi vấn đề bình đẳng trong phân công lao động theo giới. Giúp cho người phụ nữ được tiếp cận các lợi ích, nguồn lực bình đẳng như nam giới. Nhân viên công tác xã hội là một trong những đội ngũ có thể làm hạn chế vấn đề bất bình đẳng trong phân công lao động theo giới, thông qua tác động trực tiếp và gián tiếp bằng các phương pháp giáo dục truyền thông. Với vai trò là nhà Công tác xã hội, những người làm công tác xã hội cần sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ tiêu cực của người dân, thổi một làn gió mới với những tư tưởng tiến bộ khi nói về vai trò của người phụ nữ. Để từ đó, trong tiềm thức của mỗi con người, đặc biệt là người dân nông thôn họ đều đánh giá cao vai trò, địa vị của người phụ nữ, không chỉ trong gia đình mà còn ngoài cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội hành động để cân bằng phân công lao động theo giới trong gia đình, phân chia công việc một cách hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho người phụ nữ có cơ hội giải 8 8 phóng bản thân về cả thể chất và tinh thần, có điều kiện tham gia các hoạt động cộng đồng, tiếp cận với các dịch vụ, nguồn lực và lợi ích mà xã hội mang lại cho họ, đồng thời khẳng định địa vị của bản thân. 6. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đề tài cần nghiên cứu cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau: - Đề tài tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới đang diễn ra trên địa bàn nghiên cứu, thực trạng này đang đi theo xu hướng tích cực hay là tiêu cực. Làm rõ thái độ, nhận thức và suy nghĩ của chính người dân nơi đây về phân công lao động giữa nam và nữ, xem trong từng suy nghĩ của người dân còn tồn tại những quan niệm lạc hậu nữa hay không, để từ đó cò những phương pháp làm thay đổi những suy nghĩ tiêu cực ấy theo một hướng tích cực, tốt đẹp hơn. Sau quá trình nghiên cứu về thực trạng phân công lao động theo giới, đề tài rút ra được kết luận rằng trên địa bàn còn tồn tại những bất bình đẳng trong phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình hay không?. - Từ những thực trạng đang diễn ra đề tài cần nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân trực tiếp và sâu xa nào dẫn đến thực trạng ấy, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau như từ phía quan niệm, phong tục lạc hậu còn tồn tại trong địa phương, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chính suy nghĩ, nhận thức của từng người dân, hay chính vấn đề kinh tế của gia đình mang lại,… Vì vậy, đề tài cần tìm hiểu cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Từ thực trạng và nguyên nhân tìm hiểu được, đề tài sẽ phân tích những hệ quả có thể xảy ra và ảnh hưởng đến người dân trên địa bàn, đặc biệt là những người phụ nữ. - Qua nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và hệ quả của vấn đề phân công lao động theo giới trên địa bàn xã Hùng Tiến, đề tài nghiên cứu sẽ phân tích và đưa ra những giải pháp, hướng giải quyết cho vấn đề, nhằm xóa bỏ bất bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình, cân bằng và thúc đẩy sự phân chia hợp lý các công việc gia đình và công việc xã hội giữa nam và nữ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Khóa luận đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như một phương pháp luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu. 9 9 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khi xem xét, đánh giá mỗi hiện tượng – sự kiện xã hội phải đặt nó trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng – sự kiện khác. Ngoài ra phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá về một vấn đề để tránh cách nhìn phiến diện. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu, xem xét vấn đề theo quan điểm tôn trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp, tích cực của lịch sử, bên cạnh đó xóa bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với sự biến đổi và phát triển của xã hội. Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của xã hội học Mác xít nhằm giải thích sự vận động, biến đổi và phát triển của việc phân công lao động, nhất là vấn đề phân công lao động theo giới. Đề tài nghiên cứu vận dụng các lý thuyết như: Lý thuyết xã hội học về giới, lý thuyết tương tác biểu trưng của giới, lý thuyết xã hội hoc gia đình, vai trò giới, lý thuyết chức năng giới,… Bên cạnh đó khóa luận còn vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng cho phụ nữ và bình đẳng trong phân công lao động theo giới. Cùng với đó khóa luận cũng vận dụng những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước, những văn kiện đổi mới, về giải phóng phụ nữ được ban hành, những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 7.2.1.1. Thông tin thứ cấp Khóa luận sử dụng những báo cáo tổng kết hằng năm của Ủy ban nhân dân xã Hùng Tiến, báo cáo tổng kết của Hội liên hiệp phụ nữ xã Hùng Tiến. Những công trình nghiên cứu đã có từ trước như đề tài: Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học và xã hội 1991. Những tác phẩm nghiên cứu về phụ nữ và giới của giáo sư Lê Thi để làm nên khóa luận này. 7.2.1.2. Thông tin sơ cấp - Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, trong quá trình tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tôi tiến hành quan 10 10 [...]... cho sự tồn tại chứ không hề có những ước mơ cao xa Tuy nhiên, với xu thế phát triển như ngày nay thì mức nhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn ngày càng được nâng cao, đáp ứng một cách toàn diện, hoàn mỹ nhất 32 32 CHƯƠNG 2 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI XÃ HÙNG TIẾN, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông. .. trong gia đình nông thôn hiện nay tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 2.2.1 Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc nội trợ của gia đình Công việc nội trợ trong gia đình là một khái niệm chưa thật sự rõ ràng, khi nghe khái niệm này gợi lên hàng loạt những công việc không tên Để thực hiện hết công việc nội trợ con người cần phải thực hiện hơn 200 hoạt động khác nhau Công. .. đẳng trong phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay 11 11 Sau khi tham gia thảo luận nhóm đã đưa ra những công việc chính trong gia đình mà họ thường làm, như sau: 12 12 Bảng 1 Bảng phân tích phân chia các công việc giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay Xóm Đông Sơn, Xã Hùng Tiến Người thực hiện 1 2 3 4 7.2.1.3 Ngày 23/4/2014 Phụ nữ Nam giới Nhóm:... mình Trong xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua sự phân chia khu vực lao động nghề nghiệp Mặt khác, sự phân công lao động theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức đời sống gia đình Hơn nữa, phân công lao động theo giới không đơn thuần là dựa vào sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ và quan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã. .. công lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội, cùng có mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóa lao động mà thực chất là quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội Phân công lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việc gia đình. .. của nam giới có chức năng tư duy và hành động giải quyết nhiệm vụ Điều quan trọng là sự phân công lao động theo giới không đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ và quan điểm vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam – nữ trong xã hội và gia đình Phân công lao động. .. chính sách phù hợp về quyền bình đẳng giới, những nghiên cứu về giới và xây dựng quyền cho phụ nữ Bên cạnh đó đề tài còn làm nền tảng cho những báo cáo, những khóa luận sau này khi nghiên cứu về giới và sự phân công lao động theo giới CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 1.1.1 Điều... người phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay 1.3.1 Vai trò của người phụ nữ Từ bao đời nay, vai trò của người phụ nữ trong gia đình vô cùng quan trọng và không thể thay thế được, người phụ nữ có tác động đến hầu hết các thành viên còn lại trong gia đình và trong các lĩnh vực kinh tế của gia đình Vai trò ấy càng quan trong hơn đối với những gia đình nông thôn, cuộc sống đang còn nhiều khó... động theo giới như Mác và Ănghen đã 23 23 nhận xét trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và Nhà nước”: Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu chỉ có sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động. .. gia đình nông thôn hiện nay trên cả nước Từ thời xa xưa cho đến nay sự phân công lao động theo giới trong gia đình vẫn được duy trì theo những khuôn mẫu nhất định Người phụ nữ vẫn là người đảm nhận công việc nội trợ, giáo dục con cái nên người, chăm sóc người già,… Còn nam giới gánh vác công việc nặng nhọc trong gia đình, là người chịu trách nhiệm xây dựng kinh tế Sự phân công lao động theo kiểu này . nghiên cứu Hộ gia đình tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 4.4. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Vấn đề được nghiên cứu. tài 2.1 Ý nghĩa lý luận 4 4 Nghiên cứu đề tài Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay , qua nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sử dụng những phương. tập, nghiên cứu và thực tập tại địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận với đề tài Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam

Ngày đăng: 06/11/2014, 09:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Ý nghĩa của đề tài

  • 3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

  • 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Mục đích nghiên cứu

  • 6. Mục tiêu nghiên cứu

  • 7. Phương pháp nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Tổng quan về xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

  • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

  • 1.1.2. Điều kiện kinh tế

  • Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Hùng Tiến giai đoạn 2010 - 2013.

  • 1.1.3. Điều kiện văn hóa - xã hội

  • 1.1.4. Điều kiện dân cư

  • 1.2. Các khái niệm liên quan

  • 1.2.1. Khái niệm giới

  • 1.2.2. Khái niệm bình đẳng giới

  • 1.2.3. Khái niệm gia đình

  • 1.2.4. Khái niệm lao động

  • 1.2.5. Khái niệm phân công lao động theo giới

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan