Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong các hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay - trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

động kinh tế

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc xây dựng kinh tế trong gia đình thực sự quan trọng nhằm duy trì cuộc sống gia đình. Trong hoạt động kinh tế gia đình không chỉ riêng nam giới mà phụ nữ cũng có những đóng góp tạo ra của cải vật chất trong gia đình thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, và các công việc nội trợ hằng ngày. Chính điều này mà vị thế của người phụ nữ cũng được thay đổi, nâng cao hơn nhiều, điều này thể hiện qua sự tham gia vào các công việc hoạt động sản xuất của phụ nữ và nam giới.

Trên địa bàn xã Hùng Tiến, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất và kinh doanh , ngoài ra xã còn phát triển một số nghề như đan lát, mộc. Phần lớn các hộ phát triển nông nghiệp. Vì thế công việc được làm theo mùa vụ, hết mùa vụ người dân kiếm công việc như đi đổ bê tông, đi xây, đi hái ớt thuê,… để kiếm thêm thu nhập.

Bảng 5. Phân công lao động theo giới trong hoạt động kinh tế.

Người thực hiện Các công việc

Phụ nữ Nam giới Cả hai

Các hoạt động kinh doanh

0% 62,5% 37,5%

Các hoạt động sản xuất 0% 0% 100%

(Nguồn: Người dân tham gia phân tích biểu mẫu).

Đối với hoạt động kinh doanh:

Nhìn vào bảng chúng ta thấy đối với hoạt động kinh doanh trong gia đình phần lớn là nam giới đảm nhận, họ quyết định đến mọi công việc nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình. Điều sâu xa chúng ta biết được ở đây là quyền quyết định những công việc lớn trong gia đình, ví dụ như nguồn vốn, chủ yếu là giành cho nam giới, người phụ nữ ít có cơ hội quyết định điều đó. Tuy nhiên, có những gia đình cả 2 giới đều tham gia vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, người nam giới vẫn có quyền đưa ra các quyết định cho những kế hoạch kinh doanh lớn, người phụ nữ chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ chồng mình thực hiện kế hoạch. Trong kinh doanh hộ gia đình có các quyết định như: Sẽ xây ốt kinh doanh sản phẩm gì? Vốn bỏ ra là bao nhiêu? Hình thức kinh doanh như thế nào? Sẽ phát triển sản phẩm này trong thời gian bao lâu? Nam giới sẽ chịu trách nhiệm đi tìm nguồn hàng, lấy hàng về,… những điều này đều do nam giới quyết định, người phụ nữ thực hiện, có những lúc người phụ nữ được đóng góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh. Nguồn vốn trong gia đình cũng do người nam giới nắm giữ và quyết định sẽ sử dụng nó như thế nào. Nhưng khi thực hiện kế hoạch này cả hai giới đều tham gia, có lúc người phụ nữ sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian trong việc bán sản phẩm hơn là nam giới.

“Trong gia đình chị thì chồng chị là người đưa ra quyết định như lấy gạo ở đâu, số lượng, vốn bỏ ra như thế nào, anh cũng đảm nhận việc đi lấy gạo về. Còn việc thực hiện thì cả hai vợ chồng cùng làm. Anh phụ trách những công việc nặng còn chị làm những công việc nhẹ hơn”. Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Hoài – kinh doanh gạo (1980).

Như vậy, trong hoạt động kinh doanh người chồng vẫn là người quyết định trong gia đình, những quyết định lớn như là vay vốn, đầu tư mua trang thiết bị,… đều do nam giới đưa ra. Điều này đồng nghĩa với việc trong các công việc lớn vai trò người phụ nữ sẽ bị mờ nhạt. Việc đưa ra những quyết định trong gia đình cũng phụ thuộc vào trình độ học vấn của từng cá nhân trong gia đình, khi cả hai giới có cùng trình độ thì quyền quyết định là của nam giới.

Trong hoạt động sản xuất:

Hoạt động sản xuất bao gồm những hoạt động như: lập kế hoạch, áp dụng kỹ thuật, gieo trồng chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phầm, bán và trao đổi sản phẩm. Chúng ta có thể thấy cây nông nghiệp chính của xã Hùng Tiến là lúa nước, trong trồng lúa người phụ nữ vẫn là người đảm nhận nhiều công việc nhất, từ chọn và xử lý giống, đến cấy, làm cỏ, thu hoạch, bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của nam giới trong công việc trồng lúa, nam giới vẫn là người đảm nhận chính trong công đoạn làm đất, thủy lợi, bán và trao đổi sản phẩm. Bên cạnh trồng lúa trên địa bàn còn trồng một số cây hoa màu, trong công đoạn trồng cây hoa màu, người nam giới chỉ đảm nhận khâu làm đất còn các công đoạn khác đều do người phụ nữ thực hiện. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất cần có sự tham gia của cả hai giới bởi các công việc này đòi hỏi khả năng của các hai, nếu người chồng cày bừa thì người vợ đi dặm, đi cấy, bón phân. Nhưng người phụ nữ vẫn đảm nhận phần lớn các công việc trong sản xuất. Điều này sẽ làm cho người phụ nữ thêm bận rộn hơn, họ sẽ không có thời gian tham gia vào các hoạt động khác, đặc biệt khi làm những công việc nặng nhọc quá sức như thế sức khỏe người phụ nữ không được đảm bảo.

Bên cạnh trồng trọt, xã còn chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn, gia cầm,… với mô hình trang trại và chăn nuôi nhỏ tại gia đình. Các hoạt động trong chăn nuôi người phụ nữ cũng là người chịu trách nhiệm chính, bởi người phụ nữ đảm đương công việc nhà nên họ làm kèm theo công việc này. Sự tham gia của nam giới trong hoạt động chăn nuôi chỉ những gia đình có mô hình chăn nuôi trang trại. Người nam giới sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi trâu bò, nuôi và đánh bắt cá. Có được điều này là do nam giới được tiếp cận với

những kỹ thuật chăn nuôi, khi về nhà triển khai mô hình thì nam giới sẽ là người áp dụng kỹ thuật vào trong trang trại của gia đình mình. Dù là thế những cần phải thấy công việc này đang sử dụng một nguồn lao động phụ đáng kể đó là phụ nữ.

Qua phân tích, đánh giá chúng ta có thể thấy rằng, người phụ nữ vẫn là người đảm nhận nhiều công việc nhất dù trong hoạt động kinh doanh hay là trong sản xuất, nam giới chỉ đảm nhận những công việc chính. Người phụ nữ thực hiện nhiều công việc như thế những vai trò của họ chưa thực sự được đề cao, mọi công việc lớn đều do người nam giới quyết định, còn phụ nữ chỉ tham gia là người hỗ trợ.

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay - trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w