1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở tp. đông hà, tỉnh quảng trị

90 3,8K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Việc phân công lao động theo giới đã thu hút nhiều đề tài nghiên cứu khoahọc, nhưng mỗi đề tài lại đem đến một góc nhìn mới, một khía cạnh mới về vị trí-vai trò của người Phụ nữ trong gi

Trang 1

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó đượcxây dựng trong xã hội Đặc tính cơ bản của mối quan hệ giới là nó có thể thay đổitheo từng thời đại, từng nước, từng dân tộc và từng nền văn hóa khác nhau Phâncông lao động theo giới là một nhân tố cơ bản thể hiện mối quan hệ và cách thứcxây dựng mối quan hệ giữa nam và nữ được biến chuyển và thay đổi trong từng nềnvăn hóa và thời đại khác nhau

Mô hình phân công lao động truyền thống “Nam ngoại, nữ nội” chính là namgiới lo việc ngoài xã hội còn phụ nữ lo việc gia đình Sự phân công lao động đầutiên đối với người phụ nữ xuất phát từ sự liên quan đến cấu tạo cơ thể của họ từ việcphải mang thai, sinh con và cho con bú Người phụ nữ phải tiếp nhận các công việcnội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, chăm sóc người già,… Những côngviệc đó ngày càng trói buộc và tiêu phí nhiều thời gian của phụ nữ khiến họ có rất ítthời gian nghỉ ngơi, học tập và hưởng thụ văn hóa” Cho đến ngày nay ở nhiều nướccông việc này vẫn được xem là việc của gia đình và không được trả công Theo ướctính của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế củatoàn cầu đã bỏ qua 11 tỷ USD Mỹ từ thu nhập của người phụ nữ do họ làm nhữngviệc gia đình mà không được tính công

Phân công lao động theo giới là sự chuyên môn hóa của nam giới và phụ nữtrong công việc gia đình và xã hội Phân công lao động trong lịch sử xã hội dựa trêncác yếu tố về giai cấp, chủng tộc Trên thực tế cho thấy phân công lao động theogiới cũng là một phân công lao động bất bình đẳng nhưng lại ít được chú ý hơntrong lịch sử xã hội Phân công lao động theo giới, đặc biệt là phân công lao độngtrong thực hiện công việc nhà, là khía cạnh rất quan trọng để tìm hiểu vấn đề bìnhđẳng giới trong gia đình [1] Hơn nữa, phân công lao động theo giới còn là cơ sởcho tình trạng bất bình đẳng giới Và sự phân công lao động bất bình đẳng giới cùngvới quá trình xã hội hóa mang định kiến giới đã đưa đến sự bất bình đẳng trong cácvai trò giới

Trang 2

Tại Việt Nam, với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, vai trò của ngườiphụ nữ đã luôn được phát huy tích cực và đem đến những đóng góp lớn cho đấtnước Nhưng vấn đề bình đẳng giới chỉ thực sự được đề cập đến và quan tâm từnhững năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳngtrước pháp luật Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội và gia đình”[2] Nhận rõ vai trò của phụ nữ thế giới nói chung,phụ nữ Việt Nam nói riêng, Người nhận định rằng: "Non sông gấm vóc Việt Nam

do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" Vai trò củangười phụ nữ đã luôn được đề cao, là người sẽ góp phần làm vẻ vang cho daan tộc

mà không thua kém các bậc nam nhi Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phụ nữ chiếm mộtnửa nhân loại, nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội, theo Người, “Nếu phụ nữchưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng "; “Nếu không giải phóngphụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa"[3] Phụ nữ cũng đóng vai tròquan trọng trọng xây dựng và bảo vệ đất nước Nêu cao vai trò của người phụ nữ làđường lối đúng đắn của Người trong công cuộc xây dựng đất nước

Khi đất nước chuyển mình đổi mới, nền kinh tế chuyển từ quan liêu bao cấpsang nền kinh tế thị trường có đinh hướng theo XHCN dẫn đến những thay đổi cănbản trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Điều này đã tạo ra sựbiến đổi trong cơ cấu xã hội cũng như trong phân công lao động Trước đây ngườiphụ nữ trong gia đình chỉ lo toan việc gia đình và người nam giới vẫn luôn quanniệm công việc gia đình là hoàn toàn của người phụ nữ Nhưng hiện nay, đời sốngtinh thần và vật chất của người người phụ nữ không ngừng được nâng cao Phụ nữcũng được tạo điều kiện và cơ hội tham gia nhiều hơn vào công việc quản lý Nhànước và xã hội Nâng cao vị thê, vai trò và tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạtđộng chính trị, công tác lãnh đạo quản lý là vấn đề hết sức càn thiết cho sự pháttriển xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH -HĐH) đất nước

Tuy vậy, với những đóng góp và sự nổ lực vươn lên không ngừng để khẳngđịnh vị trí của minh, người Phụ nữ vẫn chưa có được những địa vị xứng đáng củamình Đặc biệt là trong các công việc gia đình, việc phân công lao động theo giới

Trang 3

vẫn còn nhiều bất bình đẳng khi phụ nữ vẫn phải làm hầu hết các công việc tronggia đình nhưng đồng thời vẫn phải khẳng định vị trí của mình trong xã hội Việc đó

đã gây nhiều áp lực và tạo khó khăn không nhỏ cho phụ nữ ngày nay

Việc phân công lao động theo giới đã thu hút nhiều đề tài nghiên cứu khoahọc, nhưng mỗi đề tài lại đem đến một góc nhìn mới, một khía cạnh mới về vị trí-vai trò của người Phụ nữ trong gia đình Đã có nhiều nghiên cứu về phân công laođộng theo giới trong gia đình nông thôn, nhưng còn rất ít những nghiên cứu về phâncông lao động trong gia đình ở đô thị Vậy, ở đô thị, nơi điều kiện kinh tế-xã hội caohơn, trình độ văn hóa cao hơn thì trong gia đình, người Phụ nữ ở đô thị có đượchưởng sự bình đẳng hơn trong phân công lao động theo giới hay không? Đó là lí dotôi chọn đề tài “sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở TP Đông Hà,Tỉnh Quảng Trị”

Và vấn đề đặt ra ở đây, là liệu trên thực tế, luật bình đẳng giới đã thực sựphát huy hiệu lực của mình hay chưa? Và với suy nghĩ giữ gìn hạnh phúc gia đình,

lo toan cho gia đình, suy nghĩ rang buộc của phụ nữ với gia đình có đem lại cho phụ

nữ sự bình đẳng thực sự hay chưa? Và những chính sách, kế hoạch đã thực sự quantâm đến nhu cầu của người phụ nữ hay không? Nghiên cứu vấn đề phân công laođộng theo giới ở gia đình góp phần định hướng cho các chính sách, kế hoach và tácđộng tư tưởng của người phụ nữ ở đô thị về phân công lao động giới

2 Tổng quan tài liệu

Phân công lao động theo giới trong gia đình và sự bình đẳng giữa nam giới

và nữ giới cũng như vị thế của người phụ nữ ngày nay đang là những vấn đề đượcrất nhiều người quan tâm Chính vì thế đã có rất nhiều tài liệu, công trình nghiêncứu khoa học về vấn đề này

Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu về “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” của GS Lê Thi Đây là một trong những công trình

nghiên cứu chỉ rõ thực trạng đời sống lao động nữ trong giai đoạn đổi mới của đấtnước và những vấn đề cần quan tâm giải quyết Nghiên cứu khẳng định mục tiêucủa việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phân công hợp lýgiữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao động sản xuất ở các ngành nghề mà còn

Trang 4

trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái Ở cảhai lĩnh vực hoạt động – gia đình và xã hội đều cần có sự tham gia và phát triển tàinăng trí tuệ của cả hai giới, phù hợp với đặc điểm về giới của họ, góp phần tạo nên

sự hài hòa trong từng gia đình Công trình khoa học này chính là kết quả bước đầucủa sự vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước, cũng như quan điểm tiếp cậngiới vào việc xem xét các vấn đề có liên quan đến bình đẳng giới, kết hợp với cáchình thức thu thập thông tin qua các cuộc khảo sát đời sống phụ nữ công nhân, nôngdân, trí thức trong quá trình đổi mới đất nước Từ đó đã nêu lên những vấn đề đángquan tâm và đề xuất ý kiến về một số chính sách xã hội cần thiết, nhằm xây dựng sựbình đẳng giới trong tình hình mới

“Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều” của

TS Lê Thị Kim Lan trong “Giới thiệu luận án tiến sĩ KHXH & NV” của Tạp chíThông tin Khoa học Xã hội do tác giả Phạm Thu Hoa giới thiệu Nghiên cứu này đã

đi sâu phân tích thực trạng phân công lao động theo giới trong người Bru- Vân Kiềutrên các lĩnh vực sản xuất, tái sản xuất và trong cộng đồng Với cách tiếp cận phântích các yếu tố: giới tính, độ tuổi, loại hộ gia đình, luận án giúp người đọc thấy đượcthưc trạng phân công lao động theo giới của người Bru- Vân Kiều Báo cáo làm rõ

mô hình phân công lao động theo giới truyền thống ở cộng đồng dân tộc Bru – VânKiều Trong sản xuất, phụ nữ là lực lượng lao động chính trong trồng trọt và chănnuôi Nam giới là lao động chính trong trồng rừng, khai thác rừng, chăn nuôi trâu bò

và nuôi cá nước ngọt Trong tái sản xuất, phụ nữ là người đảm nhận chính Trongcông việc cộng đồng nam giới lại là người đảm nhận chính Mặc dù, phụ nữ Bru-Vân Kiều là người có đóng góp quan trọng trong lao động và thu nhập nhưng họ cóđịa vị xã hội thấp kém so với nam giới Bất bình đẳng giới đã tồn tại trong kiểuphân công lao động giới ở đây Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra những giải phápđồng bộ và hữu hiệu để cải thiện sự phân công lao động theo giới theo hướng bìnhđẳng, tiến bộ và góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội ở địa phương

Nghiên cứu “Phân công lao động theo giới trong gia đình người Gaglai và

Cơ ho” của tác giả Nguyễn Thị Phương Yến đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Gia

đình và Giới, số 1 năm 2007 đã được thực hiện tại hai cộng đồng dân tộc thiểu số

Trang 5

đang sinh sống trên ba xã Phan Điền của huyện Bắc Bình, xã Hàm Cần của huyệnHàm Thuận Nam và xã La Dạ của huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Trongcông trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích thực trạng PCLĐTG cũng như tácđộng của nó đến việc phân chia quyền lực trong gia đình ở hai cộng đồng Gaglai,Cơho và đưa ra so sánh giữa hai cộng đồng đã cho thấy rằng quyền lực ở hai cộngđồng này trong thực tế thuộc về nam giới hoặc có xu thế chuyển giao cho nam giới.Vai trò mà người phụ nữ có được do truyền thống của chế độ mẫu hệ để lại đang có xuhướng ngày càng suy giảm Mức độ và khả năng tham gia nhiều hơn của người phụ nữvào các công việc sản xuất là yếu tố làm tăng quyền quyết định của người phụ nữ tronggia đình Ngoài ra yếu tố văn hóa mà cụ thể ở đây là phong tục tập quán cũng nhưquan niệm của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến PCLĐTG trong gia đình ở haicộng đồng này cũng như quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình.

Để nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình theo tác giả cần phải có nhữngchính sách, biện pháp tạo cơ hội cho họ tham gia hiệu quả vào hoạt động sản xuất

và đây chính là giải pháp giúp cho họ có tiếng nói quan trọng hơn trong gia đình.Ngoài ra về lâu về dài cần phải nâng cao trình độ học vấn và sự hiểu biết của ngườiphụ nữ để họ có thể đủ tự tin cũng như kiến thức tham gia vào các công việc vàquyết định trong gia đình

“Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình” của Nguyễn Hữu Minh

trong Tạp chí xã hội học số 4(104), 2008 Thông qua số liệu của Điều tra Gia đìnhViệt Nam năm 2006 với mẫu đại diện quốc gia về hộ gia đình có thể coi là cuộcđiều tra lớn gần đây nhất cung cấp thông tin về phân công lao động theo giới tronggia đình Việt Nam Những số liệu này là cơ sở để tác giả rút ra những nhận xét tổngquát Kết quả điều ra chỉ ra sự bảo lưu của khuôn mẫu phân công lao động theo giớitruyền thống trong các gia đình Bài viết đề cập đến sự phân công lao động theo giớitrong gia đình với các loại hình: nội trợ, sản xuất kinh doanh, giao tiếp, chăm sóccác thành viên trong gia đình mà người phụ nữ làm là chính và thời gian làm việccũng như vấn đề lượng hóa các giá trị công việc của gia đình Sự biến đổi của côngnghiệp hóa đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, đóng góp thu nhập của

họ cũng tăng lên Những yếu tố đó góp phần dẫn đến việc tăng sự tham gia của

Trang 6

người chồng vào các công việc gia đình Bài viết cũng thông qua một số nghiên cứu

để tổng hợp đưa ra những yếu tố kinh tế- xã hội tác động đến sự phân công lao độngtrong gia đình Và cuối cùng rút ra những hạn chế mà các nghiên cứu về phân cônglao động theo giới trong gia đình ở Việt Nam như chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếuphân công trong nội trợ, một loại hình công việc mà có thể đoán trước phụ nữ làngười làm chính Hay đo lường chỉ là liệt kê các công việc xem ai là người chủ yếulàm mà không chú ý sự khác biệt về thời gian dành cho các loại công việc

“Phân công lao động nội trợ trong gia đình” của Vũ Tuấn Huy và

DEBORAH S.CARR trong Tạp chí Xã hội học số 4 (72), 2000 Bằng việc phân tíchnhững yếu tố ảnh hưởng đến công việc nội trợ của người phụ nữ trong gia đình cáctác giả đã đưa ra những kết luận sau: trong khung cảnh kinh tế Việt Nam đangchuyển dần sang nền kinh tế thị trường, đời sống gia đình có nhiều lĩnh vực đangbiến đổi Ngay trong lĩnh vục nội trợ cũng có những biến đổi so với mô hình phâncông lao động truyền thống là người chồng trụ cột chính về kinh tế gia đìnhvà người

vợ là nội trợ Trong nghiên cứu này chỉ có 6% phụ nữ nói rằng nghề nghiệp của họ

là nội trợ Phụ nữ đã có những đóng góp về thu nhập thì công việc nội trợ cũngđược chia sẽ với người chồng, nhưng đa số người vợ vẫn là người làm chính trongcác công việc nội trợ trong gia đình Bằng việc phân tích hồi quy, các tác giả đã chỉ

ra rằng phân công lao động nội trợ trong gia đình bị tác động bởi yếu tố nghềnghiệp của vợ và chồng Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp thì sự tham gia của ngườichồng và số con trong gia đình cũng là một yếu tố làm giảm hoặc tăng công việc nộitrợ của người phụ nữ, nhất là vai trò của con gái

“Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc Ê Đê ở Đăk Lăk” của Nguyễn Minh

Tuấn trong Tạp chí Xã hội học số 2(118), 2012 Bài viết đề cập đến sự phân cônglao động trong gia đình người Ê đê Dân tộc Ê đê là dân tộc theo chế độ mẫu hệ,trong gia đình, người phụ nữ có địa vị khá cao Trước đây, họ theo phân công laođộng truyền thống tức là phân công theo giới tính và tuổi tác, mọi công việc tronggia đình đều do người phụ nữ thu xếp và người phụ nữ là người đứng đầu trong giađình Hiện nay, những đặc điểm này vẫn được bảo tồn nhưng chỉ ở mức tương đối.Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận người phụ nữ trong gia đình Ê đê vẫn giữ một vị

Trang 7

trí quan trọng, vai trò của họ luôn được đánh giá cao, theo đó thì khối lượng côngviệc mà họ đảm nhận là tương đối lớn Tuy nhiên, nếu trước đây họ là người chủyếu thực hiện các công việc thì giờ đây họ đã sa sẽ trách nhiệm cho người đàn ông.Người phụ nữ Ê đê cũng giữ quyền đưa ra nhiều quyết định trong gia đình nhưng đã

có sự san sẽ, tham gia của người chồng vào hầu hết các quyết định quan trọng Từkết quả nghiên cứu này có thể thấy chế độ mẫu hệ của dân tộc Ê đê và nhiều dân tộc

ít người khác của Tây Nguyên không hề là sự phủ nhận nam quyền và chỉ suy tônphụ nữ Mẫu hệ ở đây luôn đi đôi với vai trò quan trọng của đàn ông Sự cộng sinhgiữa mẫu hệ và nam quyền là một cơ chế đặc biệt giải thích sự lâu bền của chế độgia đình này trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây Ở một khía cạnh nào đấy cóthể nói chế độ mẫu hệ đang được giao thoa với chế độ phụ quyền của người Kinh

mà nó tạo ra một sự bình đẳng tương đối trong quan hệ vợ-chồng trong các gia đình

Ê đê tại địa bàn nghiên cứu Hạn chế là trong bài viết chỉ tập trung nghiên cứu haikhía cạnh cơ bản là phân công lao động và quyền quyết định các vấn đề của đờisống gia đình giữa vợ và chồng

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu sự phân công lao động giới trong gia đình tại thành phố Đông Hàtỉnh Quảng Trị và đề xuất những giải pháp để giúp phụ nữ và nam giới làm tốt vaitrò của mình và hạn chế sự bất bình đẳng giới trong gia đình hiện nay

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng sự phân công lao động giới trong gia đình tại thànhphố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Phân tích trên 3 khía cạnh sau:

Thực trạng phân công lao động theo giới trong hoạt động sản xuất

Thực trạng phân công lao động theo giới trong hoạt động tái sản xuất

Thực trạng phân công lao động theo giới trong hoạt động cộng đồng

- Đề xuất các khuyến nghị để hạn chế sự bất bình đẳng giới trong gia đình hiệnnay

Trang 8

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự phân công lao động theo giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà, TỉnhQuảng Trị

sự bất bình đẳng trong hân công lao động theo giới trong gia đình

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Có sự khác biệt về phân công lao động theo giới trong các hoạt động sảnxuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng trong gia đình tại thành phố Đông Hà

- PCLĐTG ở địa phương cơ bản dựa trên mô hình truyền thống nhưng đã có

sự biến đổi trên một số lĩnh vực như sản xuất và công việc cộng đồng

- Nâng cao nhận thức về giới đồng thời kết hợp với chính sách hỗ trợ củachính quyền địa phương để đảm bảo sự phát triển, tiến bộ và xây dựng gia đình vănhóa ở đô thị

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Sự phân công lao động theo giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà, tỉnhQuảng Trị diễn ra như thế nào? Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong phân công laođộng theo giới hay không?

- Mô hình phân công lao động theo giới trong gia đình ở địa phương là gì?

- Cần làm gì để giúp phụ nữ và nam giới làm tốt vai trò của mình và hạn chế

sự bất bình đẳng trong phân công lao động giới trong gia đình hiện nay

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Vận dụng những nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa biện chứng duy vậtlịch sử

Trang 9

Những nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sởphương pháp luận đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài.Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhận thức giải thích các hiện tượng và quá trình củađời sống xã hội trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật giữachúng, đi tìm nguồn gốc của quá trình xã hội trong mâu thuẫn biện chứng kháchquan nội tại của các sự vật, hiện tượng xã hội.

Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng chúng ta nhận thức về sự vật

và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môitrường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển Ở nhiều thời kỳ lịch sử xãhội khác nhau có những lý luận quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau đó là donhững điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định Vì vậy, giải thích cáchiện tượng đang tồn tại trong xã hội và những biến đổi của nó phải xuất phát từ điềukiện hiện thực của con người trong thời đại cụ thể

Dựa trên cơ sở lý luận đó, vấn đề PCLĐTG được đi sâu nghiên cứu nhằmlàm rõ thực trạng cũng như đặt nó trong một môi trường xã hội, một giai đoạn lịch

sử cụ thể, để từ đó xem xét xem có những yếu tố nào có mối liên hệ ảnh hưởng đếnvấn đề trên

Nghiên cứu vận dụng hệ thống các khái niệm và lý thuyết của các Xã hội họcchuyên ngành như: Lý thuyết cấu trúc – chức năng, Lý thuyết nữ quyền, Lý thuyết

cơ cấu chức năng Trong nghiên cứu này chúng tôi vận dụng cách tiếp cận từ quanđiểm giới cùng một số hướng tiếp cận như: Xã hội học lao động, Xã hội học giađình Đây là nền tảng phương pháp luận của đề tài, giúp chúng tôi giải thích nhữngkhía cạnh vấn đề của nghiên cứu đặt ra

7.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp được sử dụng rộng rãitrong các công trình nghiên cứu xã hội học Phương pháp này giúp tổng hợp thôngtin để làm rõ hơn một số vấn đề về sự phân công lao động theo giới trong gia đìnhhiện nay Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài là sách báo, ấn phẩm đã đượcxuất bản, trong số đó có một lượng tài liệu lớn được lấy từ các công trình nghiên

Trang 10

cứu của các tác giả trong nước, một số bài luận văn, khóa luận của sinh viên Vàcác báo cáo thống kê, các báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội tại địa phương Ngoài

ra, đề tài còn tham khảo các bài viết, tài liệu trên các trang báo mạng Thông tin tàiliệu này được sử dụng trong phần tổng quan vấn đề nghiên cứu làm cơ sở để tiếnhành phân tích thực địa

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Phương pháp phỏng vấn cấu trúc là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu

xã hội học nhằm thu thập thông tin chi tiết và chính xác nhất của từng đối tượng.Việc thu thập những thông tin mang tính mô tả được thực hiện bằng một bảng hỏi

đã được soạn sẵn, với một số lượng mẫu đủ tin cậy

Đối tượng: nam giới và phụ nữ trong địa bàn nghiên cứu Công cụ: Bảng hỏigồm 18 câu hỏi [Xem phụ lục số 2] Và mục đích bảng hỏi: nhằm mục đích thu thậpthông tin về thực trạng phân công lao động theo giới hiện nay ở thành phố Đông

Hà, tỉnh Quảng Trị và đánh giá của người dân về vị thế của người phụ nữ hiện naytrong gia đình

Chọn mẫu: Do điều kiện đề tài còn hạn chế nên chỉ nghiên cứu ở Phường 1,

TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị Đây là phường đại diện, ở trung tâm thành phố với sốdân đông nhất toàn thành phố Với dân số phường 1 là 23417 người và tổng số hộgia đình là 4676 hộ, trong đó theo số liệu của chi cục thống kê TP Đông Hà thì có

12499 người trong độ tuổi lao động Để chọn ra được mẫu có tính đại diện, chúngtôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu tỉ lệ theo công thức chọn mẫu không lặp lại:

Nt2 x pq

n =

Nε2 + t2 pqTrong đó:

n: Dung lượng mẫu cần chọn

Trang 11

Do p + q = 100%= 1 và p=q-1, tức là p=q=0.5 và p.q=0.25.

Với độ tin cậy là 95,45% và sai số không vượt quá 10% (0,1)

Như vậy, với độ tin cậy 95, 45% thì t = 2

Áp dụng công thức trên ta có:

12499 x 22 x 0.25

12499 x 0.12 + 22 x 0.25Như vậy dung lượng mẫu cho nghiên cứu này là 99 Bên cạnh đó lấy thêmmột lượng mẫu phụ bằng 10% của tổng số mẫu nghiên cứu tương ứng với 10 phiếu.Vậy n= 109

Với dung lượng mẫu là 109, và đề tài yêu cầu đặt ra so sánh giữa nam giới và

phụ nữ nên chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Phân tầng theo dấu hiệu đặc

trưng là giới tính của người dân tại địa bàn Danh sách tại địa bàn có 6262 là nữtrong độ tuổi lao động chiếm 50,1% và 49,9% nam nên lựa chọn mẫu theo tỉ lệ nam

nữ tại địa bàn Vậy sẽ phỏng vấn cấu trúc 55 mẫu nữ và 54 mẫu nam trong độ tuổilao động tại địa phương Sau đó áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để lấymẫu từ danh sách

Như vậy, sau khi chon mẫu, ta tiến hành phỏng vấn bảng hỏi Sau khi tiếnhành điều tra xong, bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây là phương pháp dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cầnnghiên cứu Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh vàđặc điểm của đối tượng Phương pháp này được thực hiện ở một số cá nhân để tìmhiểu ý kiến của mỗi người khác nhau đối với từng vấn đề đang được nghiên cứu

Công cụ: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu [Xem phụ lục 3] Với mục đích cuộcphỏng vấn: thu thập những thông tin định tính về sự phân công lao động theo giớitrong gia đình và những khó khăn, thuận lợi khi đảm nhận các vai trò trong gia đình

Chọn mẫu: trong đề tài này, phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với

10 đối tượng với những nội dung liên quan đến sự phân công lao động theo giớitrong gia đình Trong đó, 5 đối tượng là gia đình trên 3 thế hệ chung sống ( 3 kếthôn trên 10 năm và 2 kết hôn dưới 10 năm ), 5 đối tượng là gia đình hạt nhân ( 3 kết

Trang 12

hôn trên 10 năm và 2 kết hôn dưới 10 năm) Trong đó phỏng vấn 5 nam và 5 nữtrong đó nghề nghiệp mỗi người là khác nhau như: công chức, làm nông, kinhdoanh, buôn bán,… Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 45-60 phút/ người Các phươngtiện hỗ trợ như giấy bút ghi chép, băng ghi âm, ảnh… Như vậy, sau khi thu thậpxong, thông tin thu được sẽ được tư liệu hóa xử lý theo phương pháp truyền thống.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp chủ đạo song song với phương phápphỏng vấn bằng bảng hỏi Phương pháp này một mặt khắc phục những nhược điểmcủa phỏng vấn bảng hỏi, mặt khác làm cho thông tin đa chiều và sâu sắc hơn

Đối tượng phỏng vấn: Chính quyền địa phương, hội phụ nữ cũng được phỏngvấn để thu thập một số thông tin liên quan đến hoạt động của hội phụ nữ và tổ dânphố trong địa phương Công cụ: bảng hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc [Xem phụlục số 4, 5] Mục đích: Thu thập thông tin định tính về tình hình hoạt động của hộiphụ nữ tại địa phương Thời gian cho một cuộc phỏng vấn từ 40-60 phút Công cụ thuthập thông tin là bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc đã được thiết kế sẵn Cácphương tiện hỗ trợ như giấy bút, máy ghi âm, máy chụp ảnh,… Như vậy, sau khi thuthập xong, thông tin sẽ được tư liệu hóa và xử lý theo phương pháp truyền thống

8 Khung lý thuyết

Điều kiện Kinh tế- Xã hội

Phân công lao động theo

giới

Phân công lao động theo giới trong sản xuất

Phân công lao động theo giới trong tái sản xuất

Phân công lao động theo giới trong công việc cộng đồngĐịa vị xã hội của phụ

Trang 13

9 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận:

Trên cơ sở vận dụng những tri thức của xã hội học vào trong nghiên cứu, qua

đó chúng tôi muốn làm sáng tỏ một số lý thuyết như lý thuyết cấu trúc chức năng, lýthuyết vai trò giới, lý thuyết nữ quyền Nghiên cứu góp phần đưa các lý thuyết xãhội học vào thực tiễn cuộc sống và vận dụng các lý thuyết để giải thích các vấn đềnghiên cứu cũng như làm rõ mối tương quan giữa vị trí, vai trò của nữ giới và namgiới dựa trên sự phân công lao động trong gia đình

- Ý nghĩa thực tiễn:

Việc nghiên cứu sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở đô thị, cụthể là ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay là rất cần thiết Nó giúp làmsang tỏ những quan điểm và thực tế về vấn đề bình đẳng giới ngày nay và cũngcung cấp thêm một số thông tin xã hội học cho các nhà hoạch định chính sách, cácban ngành liên quan đến vấn đề giới và gia đình khác hiện nay Và cũng góp phầnthay đổi nhận thức của người dân về vấn đề giới trong xã hội hiện đại ngày nay

10 Kết cấu khóa luận

Phần mở đầu bao gồm: lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), đối tượng, khách thể,phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp luận

và phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Phần nội dung: trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu, phần này gồm 3

chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2 Thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình ở thànhphố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Chương 3 Địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong gia đình

Phần kết luận và khuyến nghị: Trình bày các kết luận được rút ra từ kết quả

nghiên cứu, đưa ra một số khuyến nghị dựa trên cơ sở nghiên cứu tới chính quyền

và người dân

Trang 14

PHẦN II PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG

GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Giới

Giới là một thuật ngữ Xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nghiêncứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định chon am và nữ, baogồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn lợi ích Giới đề cập đếnquy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân Vai trò giớiđược xác định theo văn hóa, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổitheo thời gian, theo xã hội và theo các vùng địa lý khác nhau Khi mới sinh ra,chúng ta không có sẵn đặc tính giới Những đặc tính giới mà chúng ta có được là dochúng ta học được từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta

Có thể định nghĩa ngăn gọn: giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cáchthức mối quan hệ đó được xây dựng trong xã hội [4]

Giới không ám chỉ khái niệm nam giới hoặc phụ nữ với tư cách cá nhân mànói tới quan hệ xã hội giữa nam và nữ Quan hệ này thay đổi theo thời gian, theohoàn cảnh kinh tế, xã hội

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi quan hệ giới trong xã hội tùy thuộcvào sự vận động và phát triển của chính các quan hệ xã hội Cụ thể là các quan hệ

có liên quan đến có liên quan đến vấn đề dân tộc, giai cấp, chính trị, tôn giáo, lịch

sử, văn hóa, phong tục, tập quán

Còn theo Luật bình đẳng giới (2006) định nghĩa như sau “Giới chỉ các đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” [24].

1.1.2 Khái niệm Gia đình

Có thể gặp rất nhiều định nghĩa về gia đình và những định nghĩa đó rất khácnhau “Các nhà xã hội học và nhân học đã tranh cãi hàng chục năm nay về cách nênđịnh nghĩa gia đình thế nào… Có nhiều loại đơn vị xã hội dường như giống giađình, nhưng lại không khớp với bất kì định nghĩa nào về nó”[22]

Trang 15

Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên cơ sở huyết thống,hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau Gia đình là một cơ chế trung tâmcủa tất cả con người, là thiết chế xã hội đặc biệt tập hợp nhau về thân phận, vai trò,chuẩn mực và lương tri để đạt được các mục tiêu xã hội quan trọng Các mục tiêunày bao gồm cả sự kiểm soát xã hội về sinh đẻ, xã hội hóa của xã hội mới và vị trícủa trẻ em trong xã hội rộng lớn Gia đình mang dấu ấn của xã hội và đến lượt mìnhgia đình cũng đóng góp chủ yếu cho việc giữ gìn xã hội Các mối quan hệ trong giađình được sử dụng là sự kết nối, hợp đồng, sự gắn bó và bổn phận giữa con ngườivới nhau và nó tạo ra một hình mẫu riêng biệt [5].

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội Vì vậy, cóthể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội

mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người” [25]

1.1.3 Khái niệm Phân công lao động theo giới

Lao động là một phạm trù kinh tế, một mặt, lao động là quá tình tác độnggiữa con người với tự nhiên, trong quá trình đó, con người cải biến những vật tựnhiên làm cho nó thích ứng với nhu cầu của mình, mặt khác, lao động luôn đượctiến hành trong xã hội, vì vậy, nó đòi hỏi quan hệ nhất định giữa người với ngườitrong quá trình tác động vào tự nhiên C Mác chỉ ra: lao động là một điều kiện tồntại của con người không phụ thuộc vào bất kì hình thái xã hội nào, là một sự tất yếucủa tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tựnhiên Xã hội học xem xét lao động với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh, biếnđổi và phát triển trong bối cảnh xã hội

Theo A Smith thì phân công lao động là sự chuyên môn hóa lao động, là sựphân chia quá trình lao động thành các đoạn, các khâu, các thao tác kỹ thuật để tănghiệu quả và năng suất lao động

Trang 16

Theo A Comte phân công lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao độngnhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bógiữa các các nhân và trật tự xã hội [26].

Phân công lao động theo giới như Mac và Anghen đã nhận xét trong tácphẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và Nhà nước” là sự phân công laođộng hoàn toàn có tính chất tự nhiên chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu đó chỉ là sựphân công lao động trong hành vi tình dục, về sau sự phân công chuyển thành sựphân chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu

có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động của riêngmình Trong các xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua sự phân chiakhu vực lao động nghề nghiệp Ngoài ra, sự phân công lao động theo giới còn thểhiện trong cách tổ chức cuộc sống gia đình Phân công lao động theo giới là yếu tốhình thành vai trò giới trong gia đình và xã hội Theo thuyết chức năng thì lao độngcủa phụ nữ có chức năng tình cảm và lao dộng của nam giới có chức năng tư duy vàhành động giải quyết nhiệm vụ

Điều đáng chú ý là sự phân công lao động theo giới không đơn thuần dựavào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thóiquen suy nghĩ và quan điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội Phụ nữ

bị gán cho những công việc gắn với gia đình nhiều hơn là công việc ngoài xã hội vàđịa vị cũng luôn thấp hơn nam giới

1.1.4 Vai trò giới

Vai trò sản xuất: bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặchiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi Ví dụ như đồng áng, công nhân, làm thuê, buồnbán, viên chức, …

Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng): bao gồm trách nhiệm sinh đẻ,nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động

Vai trò cộng đồng: bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng,nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của mọi người Ví dụ: tham gia hội đồng nhândân, tham gia các cuộc họp xóm, bầu cử, vệ sinh chung, quyên góp, vận động củacác tổ chức cộng đồng,…[6]

Trang 17

Vậy, vai trò giới là các công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tưcách là nam hay nữ Nam và nữ đều tham gia thực hiện cả 3 vai trò trên tuy nhiên

có sự khác biết giữa nam và nữ trong từng công việc

1.2 Các lý thuyết liên quan

1.2.1 Thuyết cơ cấu chức năng

Cho đến nay, thuyết cơ cấu chức năng (The Structural FunctionalistPerspective) vẫn có thể được coi là một trong những học thuyết lớn nhất trong Xãhội học Nó được khơi nguồn từ cuối thế kỉ XIX và có ảnh hưởng sâu sắc đến XHHhiện đại [7] Những nhà xã hội học tiêu biểu khơi nguồn cho tư tưởng cơ cấu chứcnăng như A Comte, Emile Durkheim, Herbert Spencer,… Và T Parsons được coinhư cha đẻ của thuyết cơ cấu chức năng

Khi nhấn mạnh tới vai trò duy trì các chức năng xã hội trong cơ cấu, Parsonscho rằng, điều mà chúng ta quan tâm lớn nhất chính là tính ổn định chứ không phải

là sự biến đổi xã hội Để duy trì sự ổn định xã hội, Parsons nhấn mạnh tới vị thế vàvai trò của cá nhân và các nhóm xã hội và giải thích sự ổn định xã hội thông quaviệc duy trì các vai trò và vị thế này

Tương tự, khi phân tích vị thế và vai trò giới, Parsons đã trình bày quan điểmgiới như một hiện thực về cơ cấu, chức năng, trong đó ông đòi hỏi các vai trò phảituân thủ tính quy luật và bền vững của hành động xã hội Vai trò chứa đựng khuônmẫu và trong mỗi vai trò đều có chuẩn mực cụ thể Vai trò giới cũng vậy, nam giữvai trò cộng cụ, nữ là biểu cảm

Chính vì nhấn mạnh tới vai trò của việc duy trò khuôn mẫu mà các quanđiểm của Parsons về giới có thể coi là những quan điểm bảo thủ Ông coi gia đình,

sự khác biệt trong phân công lao động và sự hưởng thụ chủ yếu là do sự khác biệtsinh học giữa nam và nữ, chấp nhận sự khác biệt này và hy sinh những giá trị vềgiới cho sự ổn định xã hội, ổn định gia đinh Ông chú ý khía cạnh giới tính hơn làgiới, tức là giải thích về giới như một vấn đề của tự nhiên

1.2.2 Thuyết nữ quyền

Lý thuyết nữ quyền hình thành từ các phong trào nữ quyền thế giới vào cuốithế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở các nước phương Tây Việc phụ nữ bị gạt ra ngoài lề

Trang 18

của dòng chảy phát triển đã kích thích tư tưởng và khả năng nghiên cứu của nhómphụ nữ trí thức phương Tây, và dần nhanh chóng tạo nên trường phái nữ quyền.Một số đại biểu kinh điển của thuyết nữ quyền: Ann Oakley, Simone de Beauvoir,Betty Friedan,

Lý thuyết này đề cao vai trò của phụ nữ cũng như khẳng định sự đóng gópcủa phụ nữ đối với xã hội, đối với sự phát triển của nhân loại Mặc dù có vai trò tolớn nhưng người phụ nữ lại luôn bị phân biệt đối xử và có địa vị thấp hơn so vớinam giới Đồng thời các nhà nữ quyền cũng chỉ ra được nguyên nhân của sự bấtbình đẳng giới cũng như vì sao phụ nữ lại có địa vị thấp hơn nam giới như vậy Cácnhà nữ quyền Tự do cho rằng nghèo đói đã làm hầu hết phụ nữ không được bìnhđẳng với nam giới bới vì họ mang trách nhiệm nặng nề với gia đình PCLĐTG làmột đề tài được quan tâm trong thuyết nữ quyền và nhấn mạnh “Phụ nữ cũng có khảnăng trí tuệ như nam giới” đồng thời khẳng định nam giới phải có trách nhiệm chia

sẻ với phụ nữ trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái

Trong phân công lao động theo giới thì thuyết nữ quyền đã đề cập đến vai tròcủa người phụ nữ trong gia đình, sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong gia đình.Người phụ nữ không có quyền quyết định cũng như luôn là người hưởng thụ cuốicùng trong gia đình

1.2.3 Thuyết vai trò giới.

Quan điểm của lí thuyết này cho rằng, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt

ra với các vị thế xã hội Những đòi hỏi này đặt ra căn cứ vào chuẩn mực và giá trị

xã hội Theo Parsons, để duy trì ôn định trong nhóm thì các thành viên trong nhómphải biết người khác trong nhóm mong đợi gì ở mình và các thành viên trong nhómphải an phận với vai trò mà họ được quy định Trong vai trò giới mà chế độ giatrưởng quy định cho phụ nữ là sinh con, chăm sóc gia đình và làm việc nhà Parsonscũng là một trong những nhà nghiên cứu đại diện cho trường phái cấu trúc- chứcnăng tán đồng quan điểm này

Còn theo Mead, là người có nhiều đóng góp cho một nghiên cứu đa quốc gia

về vai trò giới, đặc biệt, ông ủng hộ quan điểm, cá nhân được sinh ra trong xã hộinhư thế nào thì họ cũng tuân thủ và phát triển bất kì vai trò giới nào mà họ đang

Trang 19

đóng trong xã hội đó Mặc dù vẫn còn những quan điểm giới cho rằng vai trò giớimang tính bẩm sinh nhưng quan điểm của Mead là khá tiến bộ Sự PCLĐTG là hìnhthức tổ chức lao động đã có từ rất lâu, tuy nhiên nó cũng không nằm ngoài quy luậtcủa sự vận động và biến đổi Sự thay đổi này thể hiện ở chỗ phụ nữ có thể làm tốtnhiều vai trò cùng lúc Dựa trên quan điểm của lý thuyết vai trò giới trong nghiêncứu này để làm nền tảng lý luận trong việc giải thích các khía cạnh của vấn đề.

Trang 20

CHƯƠNG 2: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 1600’53” 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ vàGio Linh, cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc 93 km Phía Nam và phía Đônggiáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km về phía Nam Phía Tây giáphuyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía Tây

Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối

Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á; là điểmkhởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào

và Thái Lan, Myanma qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vựcbiển Đông qua cảng Cửa Việt Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khảnăng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phátluồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế

Nét đặc trưng của Đông Hà có hình thể như một mặt cầu mở rộng ra hai phíaNam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông; vùng đấtđồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp, khe Địa giới hành chính thành phố Đông Hà cóthể quy về hai dạng địa hình cơ bản sau:

 Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tựnhiên với hơn 3.000 ha, có độ cao trung bình 5- 100m Mặt đất được phủ trên nềnphiếm thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài, thích hợp cho việcsản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tếtrang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng Xen kẻ là những hồ đập có tác dụng điềuhoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môitrường sinh thái để xây dựng và phát triển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí,nghĩ ngơi; tạo ra một cảnh quan đô thị đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt

Trang 21

 Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu ) Địa hình này tập trung ở các phường: II, III,Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương Do địa hình thấp trũng, nênthường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè, ảnh hưởnglớn đến sản xuất và đời sống.

Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của miền Trung, mang đặcđiểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậukhu vực phía đông Trường Sơn Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơnTây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng Chế độ khí hậu chia làm 2mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng củakhông khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên ở khu vực Đông Hà có mùađông tương đối lạnh so với các vùng phía nam Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữatháng nóng nhất và lạnh nhất từ 9 - 10 độ C Đây cũng là khu vực có lượng mưatương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa (khoảng 80%) Tuynhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗitháng có từ 17- 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng

và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng củabão Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 -11 Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thườngtập trung vào các cơn bão số 7,8,9,10 Bão thường kèm theo mưa to kết hợp vớinước biển dâng cao và lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úngtrên diện rộng làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của người dân

Theo kết quả điều tra nông thôn hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của Đông

Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: Đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù

sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát Đông Hà còn có các tài nguyên tàinguyên nước mặt, nước ngầm, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên rừng rất dồi dàophong phú Tuy nhiên tài nguyên khoáng sản rất nghèo Vùng đất Đông Hà đượcthiên nhiên ban tặng rất nhiều cảnh quan đẹp, có đồi núi, có sông, có rừng và địahình đa dạng sẽ là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thành một đô thị cómột nét đặc trưng riêng vừa mang tính lịch sử truyền thống vừa có tính hiện đại theo

xu thế hội nhập, giao lưu, hợp tác, phát triển với cả nước, khu vực và quốc tế

Trang 22

Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạtđộng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4 đếntháng 9.

Khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến độngmùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô Thời tiết của Đông Hà thườnggây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân; hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnhQuảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ ChíMinh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nối Thái Lan, Lào,Myanma với các nước trong khu vực Vị trí này cho phép Đông Hà phát triển cácmối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nướctrong khu vực, đặc biệt là phát triển ngành thương mại, dịch vụ

Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến năm 2009 là 82.331 người Tổngdiện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng

ra quyết định công nhận là đô thị loại III Tháng 8/2009, Đông Hà đã được Chínhphủ ra Nghị quyết công nhận thành phố thuộc tỉnh

Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh Nhữngnăm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư vàphát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng Đông Hà cũng là nơi tậptrung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước…lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộkhoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển củathành phố Đông Hà

Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đô thị, các lĩnh vực văn hoá - xã hộiđều có nhiều chuyển biến tiến bộ Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy mô vàchất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên Hoạt động văn hoá thông tin, TDTTphát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sứckhỏe nhân dân có nhiều tiến bộ An ninh quốc phòng được giữ vững, an toàn - trật

tự xã hội được đảm bảo

Trang 23

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010: Tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8% Giá trị tăng thêm ngành dịch vụbình quân 12,4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 19%/năm Năng lực sản xuất

và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng cao Chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nôngnghiệp năm 2006 là 69,6 - 26,8 - 3,6 % đến năm 2010 là 66,6 - 30,5 - 2,9 %

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân hàngnăm tăng 27% Các loại hình doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, và có chiềuhướng phát triển tốt, đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa thành phố

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá,nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác Vùngchuyên canh lúa hàng năm ổn định khoảng 1.100 ha; sản lượng lương thực hàngnăm đạt trên 9.500 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4%/năm

Trong 5 năm 2006-2010: Tổng thu ngân sách nhà nước là 586,7 tỷ đồng;bình quân hàng năm tăng 16,5%/năm; Tổng chi ngân sách Nhà nước là 566,5 tỷđồng, trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển chiếm 34%, chi thườngxuyên chiếm 46%, chi ngân sách phường và chi khác chiếm 20%

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 là 2.479 tỷđồng; Trong đó: ngân sách Trung ương và tỉnh là 761 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30%,còn lại là vốn đầu tư của thành phố, đầu tư của doanh nghiệp và đầu tư của nhândân, mức tăng bình quân mỗi năm là 31%

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu ngườităng hàng năm, đến năm 2009 đạt trên 26 triệu đồng Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đếncuối năm 2009 còn 5,37% Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, số cán bộđược đào tạo sau đại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32% Tạo việc làmmới hằng năm cho 1.200 lao động Tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2010 giảm còn 5,5%

Giai đoạn 2010 -2015, Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiệnthắng lợi các mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ;Huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đẩy nhanh tốc độ

Trang 24

tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp vàxây dựng - Nông nghiệp; Thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội;

Ưu tiên phát triển nguồn lực con người, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đảmbảo quốc phòng - an ninh; Xây dựng Thành phố Đông Hà đạt tiêu chuẩn đô thị loại

là nữ giới Số người trong độ tuổi lao động của phường là 12.499 trong đó nữ chiếm6.262 lao động [27] Với việc khảo sát 109 mẫu đại diện của phường 1, thành phốĐông Hà, tỉnh Quảng Trị đã giúp chúng tôi thống kê được các đặc điểm của mẫunghiên cứu Việc biết được các đặc điểm của mẫu nghiên cứu là các đại diện củangười dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đế kết quả nghiên cứu vàgiúp chúng tôi giải thích các vấn đề trong quá trình nghiên cứu Các đặc điểm vềnhân khẩu của người dân cũng phần nào nói lên được các đặc điểm về phân cônglao động theo giới trong gia đình ở thành phố

Theo tỉ lệ phần trăm giới tính của người dân toàn phường 1, thành phố Đông

Hà, tỉnh Quảng Trị để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài này

Bảng 1: Giới tính của người dân được khảo sát tại phường 1, thành phố Đông

Trang 25

giới và làm rõ sự khác biệt của nam giới và phụ nữ tại thành phố Đông Hà Với tỉ lệnam giới là 49,5 % và nữ giới 50,5% trong tổng số người trong độ tuổi lao động Tỉ

lệ này được lấy theo tỉ lệ nam và nữ của người dân trong độ tuổi lao động tại địabàn Như vậy chúng tôi nghiên cứu với số lượng 54 mẫu nam giới và 55 mãu là nữgiới Tỉ lệ nam giới và phụ nữ ở đây chênh lệch không đáng kể, việc này giúp chochọn mẫu nghiên cứu dễ dàng cân bằng được giới trong chọn mẫu và thông tin thuthập được đầy đủ từ cả hai giới Giới tính cũng ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, suynghĩ, quan điểm và thái độ của người được khảo sát, nhất là về vấn đề phân cônglao động theo giới trong gia đình Việc lấy mẫu nghiên cứu theo tỉ lệ giới tính ngườitrong độ tuổi lao động của địa phương giúp tăng tính đại diện theo giới cho cả haigiới, đem lại hiệu quả cho kết quả nghiên cứu đề tài

Xét về độ tuổi người dân được khảo sát, vì đề tài giới hạn trong độ tuổi lao độngnên giới hạn tuổi là từ 16- 60 tuổi Độ tuổi khác nhau sẽ ảnh hưởng và quyết định đến

sự phân công lao động theo giới trong gia đình của người dân thành phố Đông Hà

Bảng 2: Độ tuổi của người dân thành phố Đông Hà được khảo sát

Khảo sát cho thấy, độ tuổi của người dân vào khoảng 36 đến 40 tuổi chiếm

tỷ lệ cao nhất 22,2% Từ 26 đến 30 tuổi chiếm 16,1% và từ 41-45 chiếm 15,1% Vàtrên 55 tuổi chiếm 13,2% Ở vào mỗi độ tuổi khác nhau, người dân sẽ có nhữngcách sống, quan niệm, các mối quan hệ cũng như các công việc gia đình khác nhau

Tỉ lệ người trong khoảng độ tuổi 36 đến 45 tuổi khá cao Đây là độ tuổi các cá nhânthường kết hôn và có từ 1-2 con, là giai đoạn người đó phải đảm nhận rất nhiềutrách nhiệm gia đình và cả xã hội nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phân công lao độngtheo giới trong gia đình cũng như những khó khăn thuận lợi của họ khi đảm nhậncác vai trò ấy Yếu tố độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

Trang 26

sự phân công lao động trong gia đình, nhất là gia đình chung sống từ 3 thế hệ trởlên Và để làm rõ sự khác biệt này, chúng tôi khảo sát ở nhiều lứa tuổi khác nhau đểđem lại kết quả khách quan cho kết quả nghiên cứu.

Xét về trình độ học vấn của người dân tại địa bàn nghiên cứu Thành phốĐông Hà là đô thị loại III, trong những năm qua, mức sống và trình độ phát triểnkinh tế- xã hội của thành phố đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt Trình độ học vấncủa người dân cũng không ngừng được nâng cao Đặc điểm về trình độ học vấn củangười dân thành phố cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân công laođộng trong gia đình tại đây trong những năm qua

Trung cấp học nghề

cao đẳng đại học Trên đại

học 0% 0%

Biểu đồ 1: Trình độ học vấn của người dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Trình độ học vấn của nam giới và phụ nữ tại thành phố Đông Hà được khảosát thì nhìn chung khá cao Trong đó, cao nhất là đại học với nam giới chiếm 28,2%

và phụ nữ chiếm 26% Sau đó là trung cấp, học nghề với nam giới là 26,5% và phụ

nữ là 24% Còn theo bậc trung học phổ thông thì nam giới 20,4% còn phụ nữ 20%.Nhìn chung, trình độ học vấn của người dân thành phố khá cao, và đa số nam giớiđều cao hơn nữ giới Với bậc trình độ học vấn trên đại học thì nam giới chiếm 10,2%

và nữ giới chỉ chiếm 6% Với mức chênh lệch 3,8% đã là khá cao so với các mứckhác cho thấy nam giới thường có xu hướng và điều kiện để học lên cao hơn so với

nữ giới Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến quan niệm, lối sống của ngườidân mà còn ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia đình giữa các thành viên

Trang 27

Đa số nam giới ít khi phải làm việc nhà và kết hôn muộn, cũng như có điều kiện đểphát triển công việc, địa vị xã hội thì đều muốn có học vấn cao hơn Yếu tố học vấncũng chi phối nhiều yếu tố khác trong gia đình Tuy nhiên, học vấn càng cao thì chưachắc đã có được sự bình đẳng giới trong gia đình Khảo sát này nhằm giúp chúng tôithu thập được thông tin khách quan về phân công lao động trong gia đình tại đây.

Xét về nghề nghiệp chính của người dân tại thành phố Đông Hà Đa số ngườidân ở đây đều có đời sống khá ổn định Ruộng đất trồng trọt và chăn nuôi cũngkhông còn phổ biến nhiều, các nhà máy, công ty tư nhân hay công ty nước ngoài rất

ít, người dân ở đây chủ yếu làm cơ quan nhà nước hoặc buôn bán xu hướng chuyểnđổi cơ cấu nghề nghiệp là một đòi hỏi thực tế khi nền kinh tế đang có sự chuyển đổitheo định hướng CNH-HĐH Đó là xu hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vựcnông nghiệp so với dịch vụ và công nghiệp, mặt khác tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lựclượng lao động xã hội tăng lên [8].Nghề nghiệp là yếu tố quan trọng trong phâncông lao động giới trong gia đình, đó là yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao độngtrong gia đình, sau đây là bảng khảo sát người dân

Bảng 3: Nghề nghiệp chính của người dân được khảo sát

Trang 28

lượng vũ trang (7,3%) và người về hưu (6,4%) Ngoài ra còn có 1,8% là những ngườilàm nội trợ ở nhà hay làm các nghề khác Và 2,8% là nông dân, chủ yếu là trồng lúanước, ngô, khoai sắn, hoa màu Việc khảo sát nghề nghiệp cho thấy được những việctrong hoạt động sản xuất và những việc trong hoạt động tái sản xuất và hoạt độngcộng đồng của các thành viên trong gia đình tương ứng và tỷ lệ thuận, tỷ lệ nghịchvới nhau như thế nào Nghề nghiệp quy định mức độ tham gia vào các công việc giađình của phụ nữ và nam giới Nghề nghiệp còn ảnh hưởng lớn đến địa vị của các cánhân khi họ tham gia vào xã hội và cũng như trong gia đình, nó ảnh hưởng đến quátrình phân công lao động trong mỗi gia đình Khảo sát nghề nghiệp chính của ngườidân giúp chúng tôi nắm rõ được trình độ phát triển của địa phương, địa vị của ngườidân và từ đó hiểu sâu sắc về phân công lao động theo giới trong gia đình.

Xét về diện hộ gia đình của người dân tại thành phố Đông Hà, nhìn chungvới nhiều bước tiến trong những năm qua thì mức sống người dân đã được cải thiênđáng kể Sau đây là biểu đồ về diện hộ các gia đình chúng tôi khảo sát được

Biểu đồ 2: Tỷ lệ các diện hộ gia đình của các gia đình tại thành phố Đông Hà

Nhìn chung, các hộ gia đình đều ở mức khá cao, không có hộ khó Chiếm tỉ

lệ cao nhất là hộ gia đình có mức bình thường lên đến 46,5% Hộ gia đình khá giảlên đến 39,4% Còn hộ nghèo chiếm 10,1% Hộ giàu chỉ chiếm 4% Các hộ gia đình

ở đây chủ yếu là buôn bán và công nhân viên chức nên cuộc sống, mức sống khácao, công việc ổn định nên tạo ra thu nhập ổn đinh Tuy không cao bằng các đô thịlớn nhưng phần nào đã ổn định được cuộc sống của người dân Diện hộ gia đình thểhiện mức sống cũng như mức phát triển bền vững của đô thị Nó còn ảnh hưởng đến

Trang 29

đời sống về mọi mặt của người dân, ảnh hưởng và quyết định đến sự phân công laođộng theo giới trong gia đình

Xét về tình trạng hôn nhân của mẫu nghiên cứu mà chúng tôi khảo sát đượctại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Bảng 4: Tình trạng hôn nhân của người dân trong độ tuổi lao động được khảo sát

vụ quyền lợi phải đáp ứng, nên sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở họ

là thể hiện rõ nhất Trong cuộc khảo sát chỉ có 3% ly hôn, 3% góa, 1% tái hôn và2% là chưa kết hôn Những yếu tố thuộc về gia đình rất ảnh hưởng đến công việcgia đình cũng như công việc cộng đồng của mỗi người Những đặc điểm đặc thù củagia đình sẽ quyết định những đặc điểm các nhân về phân công lao động

Ngoài những đặc điểm trên thì số thành viên gia đình cũng là yếu tố quantrong quyết định đến việc người phụ nữ và nam giới cân bằng thời gian giữa cáchoạt động bên ngoài và hoạt động trong gia đình, việc phân chia công việc gia đìnhgiữa họ Khảo sát người dân tại thành phố Đông Hà cho thấy ở đây, số thành viêntrong gia đình từ dưới 3 người chiếm 13,1% Từ 4 đến 6 người chiếm 77,8 % Và từtrên 7 người chiếm 9,1% Có chăng gia đình càng đông thành viên thì lượng côngviệc trong gia đình càng nhiều, đòi hỏi thành viên gia đình đặc biệt là người phụ nữ

Trang 30

phải làm việc nhiều hơn những gia đình ít thành viên và chỉ vợ- chồng- con cùngchung sống Gia đình từ 3 thành viên trở xuống là gia đình hạt nhân chỉ chiếm13,1%, ở những gia đình hạt nhân phân công lao động theo giới trong gia đình rấtkhác biệt với những gia đình chung sống từ 3 thế hệ trở lên

Biểu đồ 3: Tỷ lệ về số thế hệ sống trong gia đình tại thành phố Đông Hà

Theo khảo sát của chúng tôi thì nhìn chung tại thành phố Đông Hà vẫn phốbiến loại hình gia đình truyền thống tức là có từ ba thế hệ trở lên cùng chung sống,chiếm 49,5% trên tổng số gia đình được khảo sát Gia đình hạt nhân là gia đình có 2thế hệ là cha mẹ- con cái chung sống, loại hình gia đình này chiếm 47,7% Quátrình đô thị hóa, cùng sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến sự tự chủ về kinh tế củacác cá nhân, kinh tế hộ gia đình đã không còn và mối quan hệ giữa các thành viêntrong gia đình gắn kết về kinh tế, cùng hoạt động sản xuất đã dần suy yếu Tạo điềukiện thuận lợi cho sự hình thành gia đình hạt nhân ngày càng phổ biến tại đây Vàchỉ có 2,8% là gia đình có 1 thế hệ Đây chủ yếu là những gia đình trẻ, chưa có điều

kiện sinh con và bố mẹ người thân đều ở xa “Anh và vợ đều đang lo làm ăn, bố mẹ thì ở quê, ở đây chỉ có hai vợ chồng, mới cưới nên chờ khi nào kinh tế ổn định, không phải ở trọ nữa mới dám sinh con” (anh L.H.T, khu phố Tây Trì, phường 1)

Ngoài ra, khảo sát ở địa bàn cho thấy, số lao động chính là nam giới và phụ

nữ trong gia đình khá cân bằng, tức là phụ nữ cũng là lao động chính trong gia đình

và chiếm tỉ lệ khá cao, có thể kiếm được thu nhập và có vai trò hết sức quan trọng

Trang 31

trong gia đình Trong gia đình có 1 nam là lao động chính chiếm 48,5% trên tổng sốngười dân được điều tra, còn 1 nữ chiếm 57,6% trong tổng số người dân Trong giađình có 2 nam là lao động chính chiếm 48,5% và 2 nữ chiếm 34,3% trong tổng số100% người dân được khảo sát Như vậy, tỉ lệ phụ nữ đóng góp sức lao động tronggia đình rất cao, xấp xỉ với nam giới Điều này cho thấy, phụ nữa ngày càng khẳngđịnh vị trí của mình và vai trò của mình trong các công việc Việc phụ nữ cũng làngười lao động vất vả trong gia đình nhưng không được đối xử bình đẳng như namgiới là điều phổ biến trong các gia đình Liệu rằng với vai trò là lao động chínhtrong gia đình thì người phụ nữ được hưởng những sự hưởng thụ như nam giới vàđược chia sẻ công việc trong phân công lao động theo giới trong gia đình haykhông Và điều này cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân công laođộng trong gia đình hiện nay, bởi vì một người phụ nữ không có khả năng kiếm tiềnthì có phải làm nhiều công việc trong gia đình hay chịu toàn bộ trách nhiệm củaviệc gia đình hay không.

Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy rằng phân công lao động theogiới trong gia đình chịu sự tác động của nhiều yếu tố như giới tính, tuổi, nghềnghiệp, học vấn và văn hóa, trong đó giới tính là yếu tố có tác động nhiều nhất bởi

sự phân công này đều dựa trên đặc điểm sinh học của phụ nữ và nam giới để phânchia vai trò phù hợp theo chức năng của mỗi giới Vậy các đặc điểm nhân khẩu củangười dân trước được khảo sát quyết định đến kết quả của cuộc nghiên cứu

2.3 Thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình ở thành phố Đông

Hà, tỉnh Quảng Trị

Phân công lao động trên cơ sở giới được hiểu là sự phân công công việc vàtrách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới Trong phạm vi gia đình, chúng tôinghiên cứu sự phân công lao động theo giới là sự phân công công việc và tráchnhiệm khác nhau giữa vợ và chồng Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến

bộ của phụ nữ, lĩnh vực phụ nữ Việt Nam chịu bất bình đẳng nhiều nhất chính làphân công lao động trong gia đình [9]

Theo Talcolt Parsons- một trong những đại biểu nổi tiếng nhất của trườngphái cấu trúc chức năng trong xã hội học- đã cho thây sự phân công lao động theo

Trang 32

giới trong gia đình giữa vợ và chồng theo hướng chồng thực hiện những công việcbên ngoài còn vợ thực hiện những công việc bên trong và nhẹ nhàng cần thiết cho

sự ổn định và phát triển của gia đình cũng như trật tự xã hội[23] Đây cũng là quanđiểm chi phối trong xã hội khi mà người chồng luôn được xem là có trách nhiệmgây dựng sự nghiệp bên ngoài và đảm trách những công việc quan trọng, còn người

vợ chỉ quẩn quanh trong nhà và đảm nhận những công việc nội trợ thường ngày

Điều đáng chú ý là sự phân công lao động theo giới không đơn thuần dựavào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thóiquen suy nghĩ và quan điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội Phụ nữ

bị gán cho những công việc gắn với gia đình nhiều hơn là công việc ngoài xã hội vàđịa vị cũng luôn thấp hơn nam giới

Mô hình chung trong PCLĐTG truyền thống thể hiện ở chỗ, người phụ nữđảm nhận chính trong các công việc gia đình, chăm sóc trẻ em và người già Cònnam giới đóng vai trò là trụ cột kinh tế trong gia đình, cụ thể là những hoạt động laođộng sản xuất để nuôi sống gia đình và tham gia các công việc của cộng đồng Đó là

mô hình PCLĐTG truyền thống Tại địa bàn thành phố Đông Hà sự phân công laođộng trong gia đình có diễn ra theo mô hình trên và có sự thay đổi nào hay không?

Qua các công cụ thu thập thông tin, đặc biệt là phỏng vấn cấu trúc, kết quả đã chothấy thực trạng PCLĐTG tại địa bàn nghiên cứu và sự phân công lao động ấy đã có nhữngthay đổi nhất định

2.3.1 Phân công lao động theo giới trong sản xuất

Vai trò sản xuất: bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặchiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi [10] Ví dụ như đồng áng, công nhân, làm thuê,buồn bán, viên chức, …

Với đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thànhphố Đông Hà đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ ngày một tăng cao Đờisống người dân cải thiện đáng kể Người dân thành phố chủ yếu là công chức nhànước, buôn bán, kinh doanh, Tuy nhiên ở những vùng ven đô vẫn trồng trọt khá

Trang 33

nhiều, chủ yếu là trồng lúa, ngô, hoa màu, Chăn nuôi thì khá phổ biến hơn, chủyếu chăn nuôi heo, gà, vịt, trâu, bò,

Với sự biến đổi xã hội kéo theo sự biến đổi trong gia đình về nhiều mặt như:giáo dục, chức năng, thì sự biến đổi kinh tế trong gia đình đã diến ra khá sâu sắc.Gia đình biến đổi từ đơn vị sản xuất chủ yếu chuyển sang là đơn vị tiêu dùng Vớikinh tế hô gia đình đã dần chuyển đổi Hoạt động sản xuất trong gia đình tại thànhphố khảo sát qua 109 mẫu đa số người dân buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh nhà hàngkhách sạn và chăn nuôi, trồng trọt,

Trong phân công lao động theo giới trong gia đình trong hoạt động buôn bánđược khảo sát thì người dân chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ như bán đồ ăn, bán tạp hóa,bán giải khát,…Theo khảo sat của chúng tôi thì trong 100% mẫu được nghiên cứuthì chỉ có 25,7% là gia đình có hoạt động buôn bán Để hiểu rõ về phân công laođộng theo giới tại đây trong hoạt động buôn bán chúng tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 5: Phân công lao động theo giới trong hoạt động buôn bán (%)

Buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Đông Hà khá phổ biến, chiếm 25,7% trongtổng số mẫu nghiên cứu Người dân chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ vì vốn thấp, dễ kiếmsống, dễ sinh lợi nhuận Vì là buôn bán nhỏ lẻ nên đa số là các thành viên trong giađình giúp đỡ và đảm nhận, chủ yếu vẫn là phụ nữ trong gia đình đảm nhận chính.Trong công việc lấy hàng, là công việc chọn lựa hàng hóa, trả giá, đây là khâuquan trọng trong buôn bán nên đa số là người vợ đảm nhận chính chiếm 50%.Người chồng đảm nhận chính chiếm 17,9% Cả vợ và chồng cùng đảm nhận chiếm10,7% Trong công việc vận chuyển thì sự phân công lao động khá đồng đều Tuynhiên, vẫn thấy rằng phụ nữ làm nhiều hơn nam giới Người vợ đảm nhận chínhchiếm 28,6%, trong khi người chồng là 25% Trong công việc bán hàng, người vợđảm nhận chính chiếm 85,7% Tương tự thu tiền, người vợ làm chủ yếu với 92,9%

Trang 34

Với công việc dọn hàng, thì sự chia sẽ công việc của nam giới và phụ nữ rất cao,chiếm 42,9% Tuy nhiên khi xét giữa nam giới và phụ nữ ai làm nhiều hơn thì tỷ lệphụ nữ đảm nhận chính vẫn rất cao 46,4% trong khi nam giới chỉ 7,1% Công việcbảo quan hàng hóa cũng mất nhiều thời gian và được đảm nhận chính đa số bởi phụ

Phân công lao động theo giới trong gia đình về hoạt động kinh doanh nhàhàng, khách sạn tại địa bàn nghiên cứu được chúng tôi khảo sát có 13,8% trên tổng

số mẫu nghiên cứu là kinh doanh hoạt động trên Tỉnh Quảng Trị với tiềm năng dulịch đa dạng, nhất là nhiều di tích lịch sử, tri ân đến các anh hung liệt sĩ Mỗi nămlượt khách đến thăm viếng, thăm quan rất đông, nhà hàng khách sạn cũng phát triển

đa dạng Tuy nhiên, với quy mô nhỏ và lượng khách theo mùa, không đều trongnăm nên các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng chủ yếu là của các hộ gia đình mở ra.Trong các công việc của kinh doanh nhà hàng, khách sạn đều có sự tham gia kháđồng đều giữa nam và nữ, tuy nhiên nam và nữ đều có những vai trò khác nhaumang tính chất rõ rang về giới Thông qua bảng số liệu sau có thể hiểu rõ hơn:

Bảng 6: Phân công lao động theo giới trong hoạt động kinh doanh nhà hàng,

Trang 35

9 Sửa chữa nhà cửa,

Trong hoạt động kinh doanh có thể dễ dàng nhận thấy đa số phụ nữ đảmnhận chính trong các công việc Phụ nữ và nam giới cùng đảm nhận chính khá cao,nhưng sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các công việc có tính chất khácnhau Người vợ trong gia đình đảm nhận chủ yếu các công việc như vệ sinh(21,4%), mua thực phẩm (46,2%), nấu ăn (54,1%), thu tiền (78,6%) Nam giới chịutrách nhiệm chính trong các công việc như xây dựng cơ sở hạ tầng (71,4%), muasắm trang thiết bị (51,3%), sửa chữa nhà cửa phương tiện (85,7%) Như vậy, phụ nữđảm nhận những công việc thuộc về nội trợ, vệ sinh dọn dẹp và là “tay hòm chìakhóa” Còn nam giới đảm nhận những công việc nặng nhọc và “tay chân” hơn.Trong các công việc của hoạt động kinh doanh buôn bán thì đã có sự tham gia củaphụ nữ vào tất cả các khâu Phụ nữ và nam giới cùng chia sẽ và đảm nhận nhiềucông việc như quản lý điều hành, quảng bá, tuy nhiên nam giới vẫn đảm nhiệm vaitrò chủ yếu nhiều hơn phụ nữ

Ngoài ra, việc kinh doanh nhà hàng khách sạn thường ở quy mô lớn mà tronggia đình ko thể đảm nhiệm hết tất cả các công việc nên tỷ lệ thuê người và ngườikhác đảm nhiệm ngoài vợ chồng ra rất cao như các công việc tiếp tân, phục vụ, vệ

sinh, mua thực phẩm,… “Gia đình chú, ngoài chú đi làm các công trình thì ở nhà còn mở thêm nhà hàng ăn uống nữa, hầu như vợ chú và các cháu ở quê ra phụ giúp rồi thuê người hết, chứ chú thì đi làm, các con thì còn nhỏ với bận học hết không ai làm cả” (chú N.K.H, khu phố 3, phường 1) Như vậy, phụ nữ và nam giới trong hoạt

động kinh tế của hộ gia đình thì đã có những phân công, chia sẽ các công việc,trong đó những công việc thuộc về đối ngoại, hay nặng nhọc thì nam giới đảm nhận,phụ nữ chỉ chủ yếu đảm nhận việc thu chi và quản việc nội trợ

Tại thành phố Đông Hà, chủ yếu là đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đấtphù sa glây, đất phù sa cát pha… những loại đất này rất phù hợp và thuận tiện cho cáchoạt động nông nghiệp trồng trọt các loại cây như lúa nước, hoa màu và các loại câylương thực khác Trong địa bàn thành phố, còn khá ít những gia đình còn hoạt độngnông nghiệp mà chủ yếu là phi nông nghiệp Trong tổng số mẫu được nghiên cứu thì

Trang 36

chỉ có 11% là có trồng trọt Các loại cây chủ yếu được trồng như: lúa nước, hoa màu,cải, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả,… Để tìm hiểu rõ sự phân công lao động theo giớitrong gia đình trong hoạt động nông nghiệp trồng trọt, chúng tôi có bảng sau:

Bảng 7: Phân công lao động theo giới trong hoạt động trồng trọt (%)

Trong các công việc như làm đất, gieo trồng người chồng là người đảm nhậnchính chiếm 61,5% Người vợ đảm nhận chính trong làm đất chiếm 30,8%, và tronggieo trồng chiếm 38,5% Người chồng đảm nhận chính có tỷ lệ cao nhưng sự thamgia của người phụ nữ cũng khá cao so với các thành viên khác trong gia đình Trongcông việc tưới nước, phụ nữ đảm nhận chính với 37,7% Trong công việc làm cỏ vàthu hoạch người chồng cũng đảm nhận chính với 61,5% và 53,8% Trong công việcbán sản phẩm, người vợ đảm nhận chính với 61,5% Tuy đa số là nam giới đảmnhận chính nhưng đã có sự tham gia của phụ nữ và người phụ nữ cũng đóng gópkhông nhỏ với tỷ lệ đảm nhận chính cũng khá cao Việc phụ nữ cũng đảm nhậnchính khá cao trong các công việc nặng nhọc như làm đất, làm cỏ, cho thấy phụ nữcũng đảm đương nhiều công việc vất vả và quá sức Việc chia sẽ công việc này giữa

Trang 37

phụ nữa và nam giới rất thấp, chi có công việc bán sản phẩm là có sự chia sẽ cao.

“Nhà tôi chỉ có 2 sào, trồng vào cây hoa màu thêm thu nhập, chủ yếu tôi làm hết cho vợ buôn bán ngoài chợ” (ông L.T.T, khu phố Tây Trì, phường 1)

Trong chăn nuôi, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm giúp người dân dễ kiếmthêm thu nhập trang trải cuộc sống Chăn nuôi ở thành phố Đông Hà, chủ yếu làheo, gà, vịt, trâu, bò, Để làm rõ sự phân công lao động theo giới trong hoạt độngsản xuất nông nghiệp này, chúng tôi có bảng sau:

Bảng 8: Phân công lao động theo giới trong hoạt động chăn nuôi (%)

Các công việc Chồng Vợ Cả hai Tỷ lệ % Người khác Thuê

Như vậy, qua việc phân tích phân công lao động theo giới trong hoạt độngsản xuất ở Đông Hà cho thấy cả phụ nữ và nam giới đều có sự chia sẻ các công việcvới nhau đồng thời một vấn đề mới đặt ra trong cơ chế thị trường hiện nay là đa số

Trang 38

những công việc nặng nhọc hoặc có rất nhiều việc phụ thì họ đi thuê để thoải máihơn trong các hoạt động sản xuất.

Sự phân công lao động theo giới trong gia đình không chỉ thể hiện trong hoạtđộng sản xuất mà còn cả trong việc tạo ra thu nhập cho gia đình Sự phát triển kinh tếthị trường và sự phấn đấu vươn lên không ngừng của nữ giới đã tạo cho họ nhiều cơhội để đóng góp thu nhập cho gia đình Đồng thời chính bản thân họ cũng đang ýthức được tầm quan trọng của thu nhập Nhiều người phụ nữ đã trở thành ngườiđóng góp thu nhập chính cho gia đình đồng thời đảm đương vai trò trong các hoạtđộng tái sản xuất Sự đóng góp thu nhập của nam giới và phụ nữ được thể hiện nhưsau:

Bảng 9: Đóng góp thu nhập của các thành viên trong gia đình (%)

từ người chồng đóng góp 48,1%, trong khi người vợ chỉ 19,2% Cả hai vợ chồngcùng đóng góp chính chiếm 26,9% Người phụ nữ trong gia đình hạt nhân đã cóđóng góp về kinh tế quan trọng trong gia đình Với những gia đình truyền thống, tức

là có từ ba thế hệ trở lên cùng chung sống thì người chồng đóng góp thu nhập35,2%, người vợ là 20,4% Cả hai vợ chồng cùng đóng góp 37% và nguồn khác là7.4% Như vậy, người phụ nữ trong gia đình đã dần khẳng định vai trò vị trí củamình và không ngừng cải thiện kinh tế gia đình bằng thu nhập do bản thân mìnhkiếm ra Sự đóng góp người phụ nữ vào thu nhập gia đình ngày càng tăng cao

Theo khảo sát chúng tôi thì phụ nữ đóng góp nhiều vào thu nhập gia đìnhchủ yếu là ở nhóm ngành: công nhân viêc chức (32,6%), tiểu thương buôn bán(16,7%),… Sự đổi mới kinh tế- xã hội, đem đến cho người phụ nữ học thức, cơ hộiviệc làm và buôn bán dễ dàng để có thể kiếm thêm thu nhập cho gia đình Điều này

Trang 39

càng khẳng định phụ nữ không chỉ biết sống phụ thuộc và ở nhà làm nội trợ màcũng có thể kiếm thu nhập mà phụ giúp chồng gánh vác gia đình

Như vậy, trong sản xuất, phụ nữ đã có sự tham gia vào các hoạt động và vẫnđảm nhận vai trò phân công lao động trong gia đình theo kiểu truyền thống tuynhiên đã có nhiều thay đổi và biến đổi so với trước khi phụ nữu ngày càng khẳngđịnh mình, có nhiều đóng góp và san sẽ với nam giới trong việc gánh vác gia đình

2.3.2 Phân công lao động theo giới trong tái sản xuất

Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng) bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôicon và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động [11]

Vai trò tái sản xuất trong gia đình không bao gồm chỉ là việc nấu ăn, sinh đẻ

mà còn là những công việc như giặt giũ, đi chợ, chăm sóc người già, trẻ nhỏ, ngườibệnh và dạy dỗ con cái cũng như những công việc về mặt tình cảm khác để giúpnhững thành viên trong gia đình có thể lao động sản xuất được Theo đánh giá của

Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ, lĩnh vực phụ nữ Việt Nam chịu bất bìnhđẳng nhiều nhất chính là phân công lao động trong gia đình Phụ nữ vẫn chịu tráchnhiệm chính trong công việc nội trợ, chăm sóc con cái thời gian lao động trong giađình của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày [12] Vai trò của táisản xuất trong gia đình là vô cùng quan trọng và luôn được mặc định cho người phụ

nữ Khảo sát tại địa bàn thành phố Đông Hà về PCLĐ theo giới trong gia đình vềcông việc tái sản xuất thu được bảng như sau:

Bảng 10: Phân công lao động theo giới trong công việc tái sản xuất

Trang 40

Xét về việc giữ tiền trong gia đình ở các gia đình tại địa bàn, thì việc giữ tiềndùng để chỉ tiêu trong gia đình, tiền tiết kiệm hay các khoản phải chi trong gia đìnhđều do phụ nữ gánh vác nên đa phần tiền trong nhà là do người phụ nữ giữ Ở đây,người vợ đa số giữ tiền, chiếm 86,2% trong tổng số người dân được khảo sát Người

chồng chiếm 4,6% và cả hai người cũng giữ chiếm 8,3% “ Đầu tháng có tiền lương là anh đưa hết cho vợ, còn các khoản màu mè, thưởng phụ thu bên ngoài thì cất riêng, vợ phải chi tiêu nhiều trong nhà nên đưa hết cho vợ là đúng rồi mà” ( anh P.G.A, khu phố 6, phường 1) Chỉ có 4,6% là người chồng giữ tiền là những

trường hợp người chồng là người đảm nhận chính các vai trò trong gia đình vàngười vợ đi làm ăn xa hoặc gia đình đã ly hôn Như vậy, việc giữ tiền và chi tiêutrong gia đình là do người phụ nữ trong gia đình đảm nhận chính là chủ yếu

Công việc đi chợ, việc đi chợ là việc hàng ngày của mỗi gia đình, để mua cácnhu yếu phẩm hoặc các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của gia đình Đi chợ cũngnằm trong những công việc của hoạt động tái sản xuất trong gia đình Công việc nàythường gán cho là công việc của phụ nữ Cùng với những việc như sinh đẻ và nuôicon thì những công việc như bếp núc, chợ búa luôn gắn liền với người phụ nữ màkhông hề được trả công trong khi những công việc này rất mất thời gian Khảo sátthực tế tại địa bàn thành phố Đông Hà, tuy là đô thị đã có sự đô thị hóa, xã hội hóacao nhưng cũng không thoát khỏi những quan niệm và thói quen là người phụ nữluôn làm các công việc của gia đình Trong gia đình, người vợ đảm nhận việc đi

chợ chính là 86,2% trong tổng số người dân được khảo sát “ Đi chợ thì hầu như ngày nào chị cũng phải đi, để mua thức ăn và các vật dụng khác, đi làm về muộn nên sáng sớm 6h00 đã phải ghé chợ mua sẵn đồ ăn trong ngày trước, vất vả lắm, nhất là mùa đông, nhưng biết làm sao được, mình không đi thì ai đi.” ( chị H.T.L, khu phố 6, phường 1) Nhưng cũng có trường hợp như vợ làm việc xa hay gia đình

ly hôn thì người chồng đảm nhận công việc này chiếm 4.6% Tuy nhiên, đã có sựchia sẽ công việc đi chợ giữa vợ và chồng trong gia đình, tỷ lệ công việc đi chợ do

cả hai người vợ và chồng đảm nhận chiếm 1,8% “Vợ chú đi làm cả ngày, dạy ở trường tiểu học có bán trú, buổi trưa ở lại trường làm bão mẫu cho học sinh luôn

mà, đi từ 6h30 sáng đến 5h30 chiều mới về nên buổi trưa chú đi làm về thì tạt qua chợ mua gì về nấu cho 2 cha con ăn” ( Chú H.T.H, khu phố Tây Trì, phường 1)

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w