1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn tại địa bàn xã phú dương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

73 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

TIẾP CẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI VỀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHÚ DƯƠNG...48 3.1.. Lý do chọn đề tài Trong nh

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHÓA 36 (2012 - 2016)

Huế, 5/2016

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trang 3

Sau một thời gian học tập, tìm hiểu và nghiên cứu với thái độ chân thành và nghiêm túc, tôi đã hoàn thành báo cáo khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong Bộ môn công tác xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có được thời gian thực tế tại địa phương.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Xuân Hồng-giáo viên hướng dẫn đề tài, người đã chỉ dẫn cho tôi từng bước đi để hoàn thành bài cáo này.

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Chủ tịch UBND xã Phú Dương, các anh, chị cán bộ, các phòng ban tổ chức trên địa bàn nghiên cứu; cảm ơn những người dân trong xã Phú Dương đã tạo điều kiện cho tôi, để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo này.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng còn hạn chế nên chắc chắn bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy, cô giáo và các bạn để bản thân có thể rút kinh nghiệm hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2016

Sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Hằng

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 4

 Ủy ban nhân dân

 Lao Động Thương Binh Xã Hội

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG:

Bảng 1 Sự phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ

Trang 5

Bảng 2 Sự phân công lao động trong việc chăm sóc sức khoẻ và giáo dục con cáiBảng 3 Mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng của các thành viên trong hộ

Bảng 4 Mô hình phân công lao động theo giới

Bảng 5 Người có điều kiện chăm sóc sức khoẻ hơn trong gia đình

Bảng 6 Danh sách thành viên nhóm sau khi thành lập

Bảng 7 Kế hoạch hoạt động của nhóm

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

3.1 Mục tiêu tổng quát 4

3.2 Mục tiêu cụ thể 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Khách thể nghiên cứu 4

4.3 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp luận 4

5.2 Phương pháp thu thập thông tin 5

5.3 Phương pháp xử lý số liệu 8

6 Đóng góp 8

6.1 Đóng góp lý luận 8

6.2 Đóng góp thực tiễn 9

7 Bố cục 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 10

1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 10

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.1.2 Điều kiện kinh tế 10

1.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội 12

1.1.4 Dân cư 13

1.1.5 Đánh giá tiềm năng thế mạnh của địa bàn xã Phú Dương 14

1.2 Một số khái niệm, lý thuyết liên quan 15

1.2.1 Một số khái niệm liên quan 15

Trang 7

1.2.1.1 Khái niệm giới 15

1.2.1.2 Khái niệm bất bình đẳng giới 15

1.2.1.3 Khái niệm bình đẳng giới 15

1.2.1.4 Khái niệm nhu cầu giới 16

1.2.1.5 Khái niệm vai trò giới 16

1.2.1.6 Khái niệm gia đình 17

1.2.1.7 Khái niệm phân công lao động 17

1.2.1.8 Khái niệm công tác xã hội 18

1.2.2 Lý thuyết vận dụng 19

1.2.2.1 Lý thuyết vai trò 19

1.2.2.2 Lý thuyết nữ quyền Macxít 19

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TẠI XÃ PHÚ DƯƠNG 22

2.1 Phân công lao động về giới trong gia đình 22

2.1.1 Trong tái sản xuất 22

2.1.1.1 Phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ 22

2.1.1.2 Sự phân công lao động trong việc chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái 27 2.1.2 Trong lao động sản xuất 28

2.1.2.1 Sự phân công lao động trong công việc đồng áng 29

2.1.2.2 Sự phân công lao động theo giới trong việc chăn nuôi 31

2.1.3 Trong hoạt động cộng đồng 32

2.2 Sự phân công lao động đối với việc quyết định các việc lớn trong gia đình 35

2.3 Việc tiếp cận các nguồn lực 37

2.3.1 Tiếp cận các nguồn lực kinh tế 37

2.3.2 Tiếp cận nguồn lực y tế - sức khỏe 39

2.3.3 Tiếp cận nguồn lực văn hóa - giáo dục 41

2.4 Bất bình đẳng về sự đóng góp và thụ hưởng giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình 42

2.5 Nguyên nhân, hậu quả và những vấn đề đặt ra của bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình 44

2.5.1 Nguyên nhân, hậu quả 44 2.5.2 Những vấn đề đặt ra của bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình 46

Trang 8

Chương 3 TIẾP CẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI VỀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÂN

CÔNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHÚ DƯƠNG 48

3.1 Quan điểm của sinh viên công tác xã hội về vấn đề bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình nông thôn tại xã Phú Dương 48

3.2 Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng về phân công lao động theo giới trong gia đình 48

3.2.1 Giải pháp trước mắt 48

3.2.2 Giải pháp chiến lược 49

3.3 Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm xây dựng mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình nông thôn tại xã Phú Dương 50

3.3.1 Giai đoạn 1: Thành lập nhóm 50

3.3.2 Giai đoạn duy trì nhóm 52

3.3.3 Giai đoạn kết thúc nhóm 53

3.3.4 Giai đoạn lượng giá 54

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55

1 Kết luận 55

2 Khuyến nghị 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, vai trò

và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao, vấn đề bình đẳng giới ngày càngđược xã hội quan tâm nhiều hơn.Trong quá trình đô thị hóa thì mô hình vai trò giớimới có sự biến đổi và phân công lại giữa vợ và chồng, người chồng đi làm và người vợ

ở nhà nội trợ Người chồng là trụ cột về kinh tế đem lại thu nhập, người vợ chăm sóc

và phục vụ chồng con Hiện nay giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển caothì một lần nữa, mô hình phân công trong gia đình lại biến đổi, nền sản xuất xã hội ởquy mô công nghiệp hóa kéo theo người phụ nữ ra khỏi công việc nội trợ tham gia vàolao động sản xuất xã hội

Nhận thấy rằng, khi phụ nữ không phải là mục tiêu trực tiếp của phát triểncộng đồng thì họ không có tiếng nói riêng của mình và ít được chú ý trong các chươngtrình phát triển Họ không được hưởng lợi từ dự án và vai trò của họ bị lu mờ so vớinam giới vì nam giới có nhiều cơ hội hơn; có thể phụ nữ có nhu cầu thực tiễn nhưngkhông có lợi ích chiến lược Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức phát triển đã quantâm nhiều hơn đến vai trò của phụ nữ, đặc biệt là vai trò của họ đối với gia đình

Bất kì ở đâu, lúc nào, người ta cũng thấy sự đóng góp công sức to lớn của nữgiới trong các công việc gia đình và xã hội nhưng dường như sự đóng góp này lạikhông được công nhận một cách chính thức và được đánh giá đúng mức trong các tàiliệu thống kê Mặc dù nữ giới đảm nhiệm rất nhiều công việc như: công việc nội trợ,phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm sóc con cái,… nhưng vai trò của nữ giới vẫnkhông được đề cập đến, đây cũng là những công việc khó có thể đo, đếm chính xác,nhưng qua đó có thể thấy phụ nữ là người chủ yếu chăm lo công việc nuôi sống bảnthân gia đình

Do đó, sự phân công lao động hợp lý các công việc sản xuất, công việc gia đình

và công việc cộng đồng không những là chìa khoá để đảm bảo cho sự ổn định bềnchặt, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của nam và nữ về mặt xã hội mà còngiúp cải thiện về địa vị của mỗi giới đặc biệt là địa vị của phụ nữ trong gia đình vàngoài xã hội

Là một xã đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, lấy công bằng xã

Trang 10

hội làm trọng tâm, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn tồntại sự bất bình đẳng trong phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới Hiện nay, phụ

nữ ở xã Phú Dương vẫn còn hạn chế trong việc nâng cao địa vị xã hội Họ vẫn còn gắnvới công việc nội trợ trong gia đình, ít có tham gia các công việc cộng đồng, họ bị hạnchế trong việc tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực từ gia đình và cộng đồng mang lại

Như vậy, chúng ta hãy nghiên cứu có những thay đổi nào trong phân công laođộng giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình; có hay không cơ hội ngang nhau trongviệc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển giữa phụ nữ và nam giới

Với những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân công laođộng theo giới trong gia đình nông thôn tại địa bàn xã Phú Dương, huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm rõ hơn sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trongphân công lao động Từ đó đề ra những giải pháp và khuyến nghị để nâng cao vai tròcủa người phụ nữ góp phần xây dựng xã hội ngày càng công bằng và văn minh

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây, những chương trình, dự án nâng cao năng lực cho

nữ giới và thực hiện bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước quan tâm rất lớn Nhiềulớp tập huấn về giới đã được mở ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước Đặc biệtmột số nhà nghiên cứu đã đưa vấn đề giới vào nghiên cứu trong gia đình như:

Báo cáo: “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền,nguồn lực và tiếng nói”(Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng Thế Giới, NXBVăn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001) Báo cáo nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết vềmối quan hệ về vấn đề giới, chính sách và sự phát triển góp phần thúc đẩy sự bìnhđẳng giới Báo cáo đề cập đến việc phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giớithông qua việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế, chính sách xã hội

Tác giả PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến (2001) trong tác phẩm “Gia đình và

những vấn đề của gia đình hiện đại”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, đã cho thấy sự

biến đổi xã hội đến vai trò giới trong gia đình Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của laođộng nam nữ, vai trò đóng góp kinh tế, vai trò nam và nữ trong công việc gia đình, vaitrò quyền lực của nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường đếnvai trò kép của phụ nữ

Đề tài nghiên cứu “ Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế nông thôn” đượcnghiên cứu bởi Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ và gia đình vào năm 1995 Đề tài đã đề

Trang 11

cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân trong quá trìnhchuyển đổi kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xung quanh mối quan hệ giữahiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng giới từ sự phân công lao động đó.

Tác giả ThS Nguyễn Thị Nguyệt, nghiên cứu viên Tạp chí Quản lý kinh tế với

đề tài “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý

giải pháp chính sách” tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Xu hướng của bất bình

đẳng trong thu nhập hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất bình đẳng trongthu nhập và đồng thời phân tích các chỉ tiêu theo trình độ văn hóa, trình độ chuyênmôn, vùng, ngành kinh tế để đưa ra giải pháp phù hợp

Tác giả Phạm Thị Huệ - viện gia đình và giới với bài “Quyền lực của vợ chồng

trong gia đình nông thôn Việt Nam” Qua điều tra ở Yên Bái, Tiền Giang và Thừa

Thiên Huế, đã cho thấy kết quả nghiên cứu về quyền lực của vợ chồng trong gia đìnhViệt Nam Tác giả nghiên cứu các quyền như: Quyền quyết định của vợ chồng trongsản xuất; Quyền quyết định của vợ chồng trong mua sắm đồ đạc đắt tiền; Quyền quyếtđịnh của vợ chồng trong quan hệ gia đình và họ hàng; Quyền quyết định của vợ chồngtrong hoạt động xã hội chung Qua phân tích chúng ta thấy yếu tố kinh tế, trình độ họcvấn, tuổi tác, tộc người đã ảnh hưởng đến quyết định trong gia đình

Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị nói về vai trò của phụ

nữ và nam giới trong gia đình như:

- “Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay”, Trung tâm nghiên cứu khoahọc về gia đình và phụ nữ, NXB Khoa học và xã hội, 1991

- “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21”, Trung tâm nghiêncứu giới gia đình và môi trường trong phát triển, NXB Khoa học xã hội, 1995

Do vậy, đề tài nghiên cứu “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông

thôn tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” không phải là một chủ

đề hoàn toàn mới lạ Nhưng đề tài này đã làm rõ được thực trạng của vấn đề bất bìnhđẳng giới trong gia đình hiện nay thể hiện trên nhiều khía cạnh, đồng thời, nghiên cứunày cũng lý giải được nguyên nhân và đưa ra giải pháp giải quyết thực trạng đó

Trang 12

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phân công lao động trong gia đình ở nông thôn tại xãPhú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

 Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng và những vấn đề

về giới trong gia đình nông thôn xã Phú Dương ở những khía cạnh: Phân công laođộng giới; Tiếp cận nguồn lực; Quyền quyết định; Nghiên cứu về nguyên nhân gâynên bất bình đẳng giới và hậu quả của nó, những thuận lợi và khó khăn trong quá trìnhnghiên cứu Đồng thời với vai trò công tác xã hội nhằm khắc phục, hạn chế sự bất bìnhđẳng giới và tiến tới bình đẳng giới trong gia đình nông thôn xã Phú Dương

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

 Báo cáo đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhưmột cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu: Quá trình nhận thức

Trang 13

không chỉ dừng lại ở những nhận thức bên ngoài sự vật hiện tượng mà còn phải nhậnthức được bản chất bên trong hoặc tính quy luật vốn có của nó Phải xem xét các hiệntượng xã hội trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, nghiên cứu phảiđược xem xét trong lịch sử cụ thể để thấy được mối quan hệ biến đổi giới trong phâncông lao động, tiếp cận các nguồn lực và quyết định, tìm ra được bản chất của mốiquan hệ giữa nhận thức và hành động.

 Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu, xem xétvấn đề theo quan điểm tôn trọng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp, tích cực của quákhứ và xoá bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với sự biến đổi của xã hội

 Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận Mác xít nhằm giải thích sự vậnđộng, biến đổi và phát triển mối quan hệ giới trong gia đình Các lý thuyết về giới như:

Lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hành động, lý thuyết nữ quyền

 Bên cạnh đó báo cáo cũng vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước, các văn kiện về đổi mới, về giải phóng phụ nữ được ban hành,những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước

5.2 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin từ đối tượng mà chúng ta cần nghiên cứu, từ những ngườixung quanh, những người dân trong xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiên Huế

5.2.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin chưa qua xử lý, do cá nhân tự thu thập được

Tiến hành quan sát thái độ, hành vi, nhận thức của người dân và quan sát hoàncảnh, thực trạng cuộc sống của họ

Tôi thực hiện phương pháp quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ đơngiản đến phức tạp và đồng thời chuẩn bị chu đáo trước khi quan sát

- Xác định rõ mục tiêu quan sát để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu

Trang 14

Xác định đối tượng quan sát, thời gian và địa điểm, cách tiếp cận phù hợp để

dễ dàng thu thập thông tin phục vụ cho đề tài

Phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập thông tin về nhận thức, thái độ

và hành vi của phụ nữ và nam giới đối với phát triển nhận thức, cũng có thể được thựchiện với sự trợ giúp của các công cụ đặc biệt như phỏng vấn trao đổi, bảng hỏi Điều quantrọng là phải áp dụng những kỹ năng cần thiết trong quan sát Quan sát đúng đối tượng,thời điểm là phải có sự linh động trong việc xử lý các tình huống, cũng như cách thức đặt

ra các câu hỏi phù hợp với từng cá nhân

Đối với đề tài này mục tiêu cuối cùng muốn đạt đến đó là tìm hiểu thực trạngphân công lao động theo giới trong gia đình, vì thế tiến trình quan sát thu thập thôngtin được thực hiện xung quanh môi trường sống của họ, thấy được nguyên nhân,những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới tronggia đình

Đồng thời khi sử dụng phương pháp quan sát, tôi đã có được những cảm nhậntrực tiếp những hành vi, những vấn đề mà phụ nữ và nam giới đang gặp phải từ đó xâydựng được kế hoạch để họ có thể tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết vấn đề của họ

Thông tin quan sát được ghi lại bằng cách ghi chép vào sổ, chụp lại những thôngtin, hình ảnh thu thập được trong quá trình quan sát Sau đó, tổng hợp lại những thôngtin, hình ảnh liên quan, cần thiết phù hợp với mục tiêu nghiên cứu So sánh thông tinquan sát được với nội dung được trình bày trong các báo cáo của địa bàn xã, kiểmnghiệm tính xác thực của thông tin thu thập được qua quan sát và thông tin thứ cấp

* Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp chọn mẫu, mẫu nghiên cứu là những hộ gia đình tại xãPhú Dương, đây là một xã nông thôn có đủ tiêu chí phù hợp với đề tài Trong đề tàinghiên cứu này tôi sử dụng 43 phiếu tương ứng với 43người, sau đó tiến hành khảo sátđược phát cho mỗi hộ gia đình, số phiếu sẽ được thu lại và xử lý

Sử dụng bảng hỏi phát cho các hộ gia đình để thu thập thông tin dễ dàng hơn và

dễ xử lý, tổng kết thông tin

* Phỏng vấn sâu

Bên cạnh việc phỏng vấn bằng bảng hỏi, tôi đồng thời tiến hành phỏng vấn sâuđối với người dân để thu thập thông tin chi tiết, sâu sắc và cụ thể hơn xoay quanh đềtài nghiên cứu của mình Những câu hỏi nhằm làm rõ, chứng minh giả thiết của đề tài

Trang 15

bằng thông tin định lượng thu được từ bảng hỏi lẫn thông tin định tính.

Phỏng vấn sâu là phương pháp khai thác thông tin theo chiều sâu của vấn đề Đốitượng cần khai thác vừa là cá nhân phụ nữ và nam giới trong gia đình, vừa là đại diện lãnhđạo tại địa phương Nội dung xoay quanh vấn đề tìm hiểu thực trạng phân công lao độngtheo giới trong gia đình trên địa bàn Người đi phỏng vấn được tự do hoàn toàn trong cáchdẫn dắt cuộc phỏng vấn, cách đặt câu hỏi, sắp xếp câu hỏi nhằm thu thập thông tin cầnthiết giải quyết mục tiêu và nội dung của đề tài đặt ra

Ngoài ra, tiến hành phỏng vấn các cán bộ xã Phú Dương để thu thập các thôngtin về cuộc sống của người dân cũng như những thông tin liên quan phục vụ chonghiên cứu đề tài

Bằng phương pháp phỏng vấn các thông tin thu được có chất lượng cao, tính chânthực và độ tin cậy của thông tin có thể kiệm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn

Đồng thời tiến hành phỏng vấn đối với người dân để thu thập thông tin chi tiết,sâu sắc và cụ thể hơn xoay quanh đề tài nghiên cứu của mình

Xử lý thông tin thu thập được qua phương pháp phỏng vấn bằng cách đọc lạicác ghi chép, phân loại thông tin, mã hóa, xử lý số liệu và lập bảng tổng quát số liệuthu được

* Phương pháp Công tác xã hội nhóm với phụ nữ

CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng

xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đềcủa cá nhân

Phương pháp công tác xã hội nhóm là phương pháp công tác xã hội được sửdụng trong nghiên cứu này Phương pháp công tác xã hội nhóm sử dụng mối quan hệcủa nhóm, sử dụng chương trình sinh hoạt nhóm để tác động và từng đối tượng phụ nữgiúp họ có thể chia sẻ những vấn đề của bản thân với nhóm để nhóm cùng nhau đưa

ra giải pháp giải quyết khó khăn mà họ đang gặp phải

Trong báo cáo này, tôi sử dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm mục đích giúpcác thành viên có thể chia sẻ những vấn đề về sự bất bình đẳng giới trong phân cônglao động gia đình, giúp phụ nữ ở đây cùng nhau sinh hoạt thoải mái, vui vẻ

Vận dụng phương pháp CTXH nhóm để xây dựng mô hình can thiệp nhằmgiảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình nông thônqua 4 giai đoạn của tiến trình CTXH nhóm:

Trang 16

- Giai đoạn 1: Thành lập nhóm

- Giai đoạn 2: Duy trì nhóm

- Giai đoạn 3: Kết thúc nhóm

- Giai đoạn 4: Lượng giá

5.2.2 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là thông tin đã được xử lí và phổ biến trong khắp xã hội,những thông tin đã được chọn lọc… ví dụ như các bài báo, các tạp chí, sách…thu thập

từ các tài liệu ở Ủy ban nhân dân xã Phú Dương

Phương pháp này sử dụng để thu thập các tài liệu thứ cấp, những tài liệu đượcghi chép, lưu giữ đã qua thẩm định hoặc chưa qua thẩm định như: Internet, các vănbản, báo cáo lưu giữ ở cơ quan ban ngành địa phương

Từ đó lựa chọn, phân loại các số liệu, thông tin cơ bản về địa phương từ các báocáo, các văn bản chính sách liên quan

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp này nhằm giúp chúng ta có tri thức,hiểu biết bước đầu về vấn đề nghiên cứu Nguồn tư liệu thứ cấp là một kênh thông tindẫn luận để minh chứng các cứ liệu khoa học về sau

5.3 Phương pháp xử lý số liệu

Để hoàn thành đề tài này tôi thu thập hai loại thông tin đó là thông tin thứ cấp

và thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp là những thông tin thu thập được thông qua báocáo của UBND xã, Hội phụ nữ xã, thông tin sơ cấp tôi thu thập được trong quá trìnhthực tế trên địa bàn Sau khi thu thập được thông tin tôi tiến hành lựa chọn, phân tíchnhững thông tin hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu này

Xử lý thông tin bằng EXCEL, SPSS

6 Đóng góp

6.1 Đóng góp lý luận

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản về giới, bấtbình đẳng giới và một số khái niệm khác

Trang 17

6.2 Đóng góp thực tiễn

Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đìnhnông thôn tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” sẽ giúp cho mọingười có cái nhìn khách quan, đúng đắn về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình

Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sự bình đẳng giới trong giađình Bên cạnh đó, giúp phụ nữ tự tin khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình

và ngoài xã hội

7 Bố cục

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị thì đề tài gồm 3 chương sau:Chương 1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và các khái niệm, lý thuyết liên quan.Chương 2 Thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôntại xã Phú Dương

Chương 3 Tiếp cận công tác xã hội nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ và namgiới về vấn đề bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình tại xã Phú Dương

Trang 18

NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và thành phố Huế,phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông

Toàn huyện có 18 xã và 2 thị trấn,năm 2013 dân số trung bình toàn huyện có186.784 người với 43.157 hộ gia đình, trong đó dân số đô thị chiếm 17,7%, nam giớichiếm 49,8%, nữ giới chiếm 50,2% Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1% Mật độ dân sốtrung bình là 667 người/km2, là địa phương có mật độ dân số cao nhất trong số các huyện

* Xã Phú Dương là một xã nông thôn thuộc huyện Phú Vang

- Phía Bắc giáp xã Phú Thượng

- Phía Nam giáp xã Phú Tân, thị trấn Thuận An

- Phía Đông giáp xã Phú Mỹ

- Phía Tây giáp xã Phú Mậu, xã Phú Thanh

Địa hình: Địa hình chủ yếu nơi đây là đồng bằng.

Khí hậu:

Xã Phú Dương, huyện Phú Vang với khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa

rõ rệt, một năm có hai mùa mưa và khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vàotháng 12 Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, trung bình mỗi năm có 1700 đến 1900 giờnắng, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,40C Do đặc điểm của khí hậu và địa hình nênđộng, thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng

Phú Dương là xã thường xuyên có bão đi qua từ tháng 8 đến tháng 11, để lạihậu quả gây ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân trong xã đặc biệt là bão, lụt

1.1.2 Điều kiện kinh tế

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế xã phân theo ngành sản xuất của hộ gia đình: nông, lâm nghiệp,thuỷ sản và dịch vụ

Trang 19

 Về phát triển dịch vụ

Xã Phú Dương đã xác định dịch vụ là lĩnh vực phải đầu tư phát triển để đảmbảo định hướng cơ cấu kinh tế Dịch vụ có bước phát triển tích cực và đa dạng trênnhiều lĩnh vực,thu hút nhiều lao động tham gia, thu nhập nhày càng tăng và ổn định.Giá trị sản xuất bình quân hang năm đạt 87,381 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,9%

Các loại hình kinh doanh mới được đầu tư, phát triển như Internet, phòng trọ,điện thoại di động, y tế… Đặc biệt là đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân, nhiều hộ kinhdoanh cá thể phát triển, lò mổ gia súc, chợ gà đảm bảo vệ sinh phòng dịch

Hoạt động thương mại có bước phát triển cao, hang hoá kinh doanh đa dạng,phong phú nhất là khu vực Chợ Nọ, Quốc lộ 49A Dịch vụ nông nghiệp phát triển ổnđịnh như dịch vụ thuỷ lợi, làm đất vật tư nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu sản xuấtcủa người dân Số hộ người dân tham gia các loại hình dịch vụ tăng hàng năm, đến nay

có 419 hộ kinh doanh dịch vụ

 Về phát triển ngành nghề tiểu thủ công

Ngành nghề tiểu thue công trên địa bàn có những bước phát triển ổn định, hàngnăm có tăng trưởng Giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 61,230 tỷ đồng, chiếm tỷtrọng 34,3%

Các sản phẩm hàng hoá phát triển đa dạng, có khả năng cạnh tranh với thịtrường; một số mặt hàng đã đưa ra thị trường ngoài tỉnh như các cơ sở mộc làm nhàrườn thôn Dương Nỗ Tây, tre mỹ nghệ Dương Nỗ Đông, …các ngành nghề mộc dândụng, chạm, cẩn, nề phát triển ổn định

 Về phát triển nông nghiệp

Phát triển theo chiều hướng tích cực, giá trị ngành nông nghiệp tăng bình quânhàng năm đạt 30,071 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,03%

+Về trồng trọt:

Từng bước đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường và có giátrị kinh tế cao, lúa chất lượng cao như: HT1, Hồng Ngọc,… đưa vào gieo cấy có hiệuquả kinh tế Diện tích trồng rau màu được duy trì ổn định Diện tích trồng lúa bìnhquân hàng năm 619,5ha Năng xuất bình quân đạt 57,86 tạ/ha Sản lượng lương thựcbình quân đạt 3.630 tấn; thu nhập bình quân trên 1ha canh tác là 65 tấn

+Về chăn nuôi

Số lượng đàn gia súc gia cầm có chiều hướng giảm, do đô thị hoá ngày càng

Trang 20

nhanh và tình hình dịch bệnh xảy ra Đến nay, đàn trâu bò 213 con, đàn lợn 1245 con,đàn gia cầm 28.940 con.

Một số hộ gia đình có quy mô chăn nuôi lớn Hiện nay, toàn xã có 1 gia trại lợnsinh sản và đực giống, 5 hộ nuôi lợn từ 20 con trở lên, 7 hộ nuôi gia cầm từ 1000 contrở lên

1.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội

 Giáo dục - đào tạo

Trên địa bàn có 01 trường Mầm nom, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1trường THPT, 1 trường Cao đẳng công nghiệp đây là điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển giáo dục của địa phương Đã đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổcập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS; 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Công tác khuyến học được quan tâm đúng mức, nhiều làng, dòng họ, thôn vànhà trường đã xây dựng được quỹ khuyến học, khuyến tài

Hàng năm, tỷ lệ học sinh huy động đến trường: Mẫu giáo đạt bình quân 40 48%, trong đó huy động trẻ 5 tuổi vào lớp đạt từ 95 - 99%; Tiểu học : huy động số họcsinh đầu cấp hàng năm đạt từ 95 - 99%; THCS Phú Dương: huy động số học sinh đầucấp đạt từ 99 - 100%

-Chất lượng đào tạo đạt tốt kể cả mũi nhọn và đại trà Các trường hàng năm đềuđạt trường tiên tiến cấp tỉnh Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp tỉnh,huyện Cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư

 Văn hóa thông tin, thể dục, thể thao:

Hoạt động văn hoá văn nghệ đã được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện.Nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân thamgia, nhất là vào các dịp lễ hội, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước Trong đó nổi lên làhoạt động văn nghệ ở khu dân cư, lễ hội đua trãi, đua ghe truyền thống

Phát huy giá trị văn hoá của các khu di tích Bến Đá, Am Bà, Đình Làng Dương

Nổ và nhà Lưu Niệm Bác Hồ đã thu hút nhiều đoàn khách tham quan, tưởng niệm

Đài truyền thanh xã đã được đầu tư, nâng cấp làm mới

Các hoạt động thể dục, thể thao được quan tâm tổ chức, đặc biệt trong các ngày

lễ lớn, thu hút được nhiều đối tượng tham gia, tạo phong trào rèn luyện thân thể rộngrãi trong nhân dân

Trang 21

 Về y tế

Trên địa bàn xã có 1 Trạm y tế đang hoạt động

Công tác y tế có nhiều tiến bộ, việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dânđược quan tâm đúng mức, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế

Công tác phòng chống dịch bệnh hàng năm được tổ chức thực hiện triển khaikhá đồng bộ Công tác tiêm phòng các bệnh thường gặp cho trẻ em đảm bảo

Quốc phòng - an ninh

Quốc phòng: Làm tốt công tác giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đúng theo

kế hoạch của cấp trên và đảm bảo quân số, chất lượng giáo dục chính trị được nânglên, công tác hậu cần kỹ thuật được quan tâm; đồng thời tham gia lễ ra quân huấnluyện năm 2015 do huyện tổ chức; tổ chức khám sơ tuyển độ tuổi 17 cho 25 thanh niênđạt 100% kế hoạch

An ninh: Lực lượng công an xã đã phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ vàcác ban ngành đoàn thể từ xã xuống thôn bố trị lực lượng trực gác đảm bảo an ninh,chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, an toàn giao thông khôngxảy ra

Công tác tư pháp

Thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân học tập các bộ luật dân sự, hình sự,luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình, đồng thời với lãnh đạo đi tiếp dân tại thôn đểnghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân và kịp thời trả lời và giải quyết những vấn đềvướng mắc trong nhân dân

1.1.4 Dân cư

Cơ cấu dân cư

Trên địa bàn xã có 9 thôn: Dương Nổ Đông, Dương Nổ Tây, Dương Nổ Nam,Dương Nổ Cồn, Thạch Căn, Phú Khê, Phò An, Mỹ An, Lưu Khánh

Dân số trung bình của xã năm 2015 là 10.900 người Dân cư phân bố ra 9 thôntrên địa bàn xã

Nguồn gốc dân cư

Dân cư sinh sống ở xã Phú Dương chủ yếu là dân cư bản địa, số dân nhập cư ít,chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, giáo viên,

Tình hình dân số và lao động của thị trấn

Trang 22

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùng cũng nhưtừng quốc gia Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao động cũng như cơ cấu lao độngtrong từng ngành mà ta có thể đánh giá được tình hình kinh tế của địa phương.

Nhìn chung lực lượng lao động của địa phương khá dồi dào, song chất lượnglao động chưa cao, sự phân bố còn bất hợp lý với sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay.Lao động ngành nông nghiệp chiếm phần lớn nhưng diện tích đất nông nghiệp ít, sảnxuất mang tính thời vụ; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triểnmạnh dẫn đến tình trạng lao động thiếu việc làm theo mùa vụ khá phổ biến, chất lượnglao động còn nhìu hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao

1.1.5 Đánh giá tiềm năng thế mạnh của địa bàn xã Phú Dương

Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù chịu khó tronglao động, sản xuất, tinh thần tự lực, tự cường cao

Khó khăn

Điều kiện tự nhiên cũng còn nhiều bất lợi: thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ảnhhưởng lớn đến việc sản xuất trồng trọt và chăn nuôi

Mật độ dân số đông, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều

và còn thiếu công ăn việc làm…

Trình độ dân trí không đồng đều, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào một số môhình kinh tế có hiệu quả và khá thích hợp với địa phương vào mở rộng sản xuất nênviệc phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai còn gặp nhiều hạn chế

Trang 23

1.2 Một số khái niệm, lý thuyết liên quan

1.2.1 Một số khái niệm liên quan

1.2.1.1 Khái niệm giới

“Giới”

Là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân loại học nói vai trò tráchnhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia laođộng, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích Giới đề cập đến các qui tắc tiêu chuẩntheo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân Vai trò giới được xác định theo vănhoá, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo các xãhội và các vùng địa lý khác nhau Khi sinh ra chúng ta không mang theo những đặctính giới mà chúng ta học được những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoácủa chúng ta ( Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý, 2007)

“Giới tính”

Là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ bộ môn sinh vật học dùng để chỉ sựkhác biệt về sinh học giữa nam và nữ Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thaythế được Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính và đặc điểm này tồn tạitrong suốt cuộc đời ( Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý, 2007)

1.2.1.2 Khái niệm bất bình đẳng giới

Theo tác giả Lê Ngọc Hùng và các cộng sự “Bất bình đẳng là sự không ngangbằng nhau về các cơ hội hay lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong một nhómhoặc nhiều nhóm xã hội”

Một số tác giả cho rằng: Bất bình đẳng là khái niệm gắn với vị thế của mỗi cánhân để chỉ ra sự khác nhau về mặt quyền lực, uy tín và những đặc quyền, đặc lợi gắnliền với quyền lực và uy tín ấy

Theo quan niệm của cá nhân em: Bất bình đẳng là sự bất công, sự không côngbằng về quyền lợi, việc ra quyết định, thiếu tiếng nói trong tất cả các lĩnh vực trongđời sống hằng ngày

Bất bình đẳng là khái niệm rộng lớn, trong báo cáo này em chỉ giới hạn ý nghĩacủa khái niệm ở việc phân công lao động, tiếp cận nguồn lực và quyền quyết định củanam giới và nữ giới và những hệ quả nảy sinh từ vấn đề đó

1.2.1.3 Khái niệm bình đẳng giới

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện

Trang 24

và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình vàthụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” ( Theo Điều 5 Khoản 3 LuậtBình đẳng giới).

Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữaphụ nữ và nam giới

Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng:

- Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyệnvọng của mình

- Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội

và thành quả phát triển

- Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

1.2.1.4 Khái niệm nhu cầu giới

Nhu cầu giới là nhu cầu mà mỗi người có nguyện vọng, yêu cầu được đáp ứng

để thực hiện tốt vai trò của mình Nhu cầu của nam khác nhu cầu của nữ và do nhiềuyếu tố khác nhau tạo thành Nhu cầu nảy sinh từ đời sống hằng ngày và thường gópphần củng cố phân công lao động theo giới ( Theo Caroline Moer, 1996)

Nhu cầu giới chia làm 2 loại: Nhu cầu giới thực tế và nhu cầu giới chiến lược

- Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu có liên quan đến cải thiện điều kiệnsống hiện tại nhưng vẫn duy trì mối quan hệ lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới

- Nhu cầu giới chiến lược là những nhu cầu giúp cho người phụ nữ thoát khỏi vịtrí lệ thuộc, yếu kém làm thay đổi mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ

1.2.1.5 Khái niệm vai trò giới

Vai trò giới là những công việc và hoạt động cụ thể mà nam giới và phụ nữ thực

tế đang làm, thông thưòng đây cũng chính là công việc mà xã hội trông chờ ở mỗi cánhân với tư cách là đàn ông hoặc đàn bà ( Đỗ Thị Bình - Trần Vân Anh, 2007)

Theo quan niêm cá nhân em: Vai trò giới là chức năng mà mỗi con người đangđảm nhận, thông qua những hành vi được thiêt lập một cách khách quan căn cứ vàođòi hỏi của xã hội, của gia đình đối với nam và nữ để thực hiện quyền và nghĩa vụtương ứng với vị thế của họ trong gia đình và ngoài xã hội Vai trò của giới khác nhautheo từng môi trường và thay đổi theo thời gian và phụ thuộc nhiều vào sự phát triểncủa xã hội

Trang 25

1.2.1.6 Khái niệm gia đình

“Gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiệnviệc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái Các mối quan hệ gia đình còn được gọi làmối quan hệ họ hàng Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ

sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi Những người này cũng phải sốngcùng với nhau” (Theo Đặng Cảnh Khanh - Lê Thi Quý)

Theo tác giả Mai Huy Bích: Không có định nghĩa phổ biến về gia đình do giađình rất đa dạng theo thời gian và không gian “Gia đình là một nhóm người có quan

hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác về kinh tế vớinhau để thoả mãn nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về sinh đẻ và nuôi dạy concái, chăm sóc người già và người ốm Dạng phổ biến nhất cho tới hiện nay của giađình gồm thành viên hai giới có con đẻ hoặc con nuôi”

Định nghĩa của gia đình người Kinh Việt Nam: Gia đình là một nhóm người cóquan hệ hôn nhân, huyết thống với nhau, sống cùng với nhau

1.2.1.7 Khái niệm phân công lao động

Xã hội học xem xét “lao động” với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh, biếnđổi và phát triển trong bối cảnh xã hội Trong đề tài này, lao động được nhìn nhận liênquan với quan hệ giới trong gia đình dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xãhội của đất nước Nó là hoạt động tạo nên sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau giữa cácthành viên trong gia đình

Khái niệm phân công lao động được hiểu từ hai góc độ khoa học liên quan đếnkhái niệm chức năng

- Theo quan niệm kinh tế học bắt nguồn từ A.Smith, phân công lao động là sựchuyên môn hóa lao động, là sự phân chia quá trình lao động thành các đoạn, cáckhâu, các thao tác kỹ thuật để tăng năng suất và hiệu quả lao động

- Theo quan niệm xã hội học do A.Comte khởi xướng, phân công lao động là sựchuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xãhội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội

Sự phân công lao động xã hội có thể xảy ra trên cơ sở khác nhau về đặc điểm tựnhiên của chủ thể lao động, cũng như dựa vào các đặc điểm, yêu cầu của phát triểnkinh tế xã hội

Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với các trách nhiệm nghĩa vụ được chia sẻ do sự

Trang 26

phân công lao động đã tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân và các nhóm xã hội lại vớinhau Trong xã hội hiện đại, sự đoàn kết xã hội chủ yếu nảy sinh từ sự đa dạng phongphú của cách suy nghĩ và kiểu hành vi xã hội mà những khuôn mẫu hành vi đó đượccác cá nhân tán đồng chia sẻ.

Sự phân công lao động theo giới trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việcgia đình của vợ, chồng nhằm thực hiện các chức năng trong gia đình như chăm sóc,giáo dục đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình

Sự phân công lao động trong gia đình chủ yếu dựa trên 3 nhóm công việc: cáccông việc tạo ra thu nhập, các công việc tái tạo sức lao động và các hoạt động nhằmduy trì mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình với họ hàng, cộng đồng

Trong đề tài này, chủ yếu đi sâu vào phân tích làm rõ sự phân công lao độngtrong các hoạt động tái sản xuất sức lao động cho các thành viên trong gia đình, mộtlĩnh vực hoạt động mà các nghiên cứu trước đã có nhiều tên gọi khác nhau như: côngviệc gia đình, công việc nội trợ Phân công lao động theo giới là yếu tố hình thành vaitrò giới trong gia đình và xã hội Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới có vaitrò công cụ tạo ra thu nhập

1.2.1.8 Khái niệm công tác xã hội

Có nhiều định nghĩa về công tác xã hội khác nhau

Theo Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế - IFSW định nghĩa: “Công tác xãhội thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề trong quan

hệ giữa con người, trao quyền và giải phóng con người đem lại sự bình yên cho xã hội.Vận dụng lý thuyết về hành vi của con người và các hệ thống xã hội, công tác canthiệp vào các mặt ở đó con người tác động với môi trường sống của họ Nguyên tắc vềquyền con người và công bằng xã hội là cốt lõi của công tác xã hội.”[5,28]

Theo hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia (NASW) : “Công tác xã hội là nhữnghoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồngtrong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và đểtạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích cá nhân.”[5,28]

Ở Việt Nam, công tác xã hội được hiểu: “là một hoạt động có tính phát triển caodựa trên những phương pháp và nguyên lý đặc biệt với mục đích hỗ trợ các cá nhân,nhóm người, cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội, qua đó công tác xã hội theo đuổimục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội”.[5,28]

Trang 27

Theo quan niệm của cá nhân em: Công tác xã hội là hoạt động nhằm hướng đếnnhững cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế để nhằm mục đích giúp họ vượt qua khókhăn trước mắt và nâng cao kĩ năng, kiến thức để họ tự bảo vệ chính mình khi có tìnhhuống tương tự xảy ra, giúp họ tự đứng vững không phụ thuộc vào nhân viên công tác

xã hội

1.2.2 Lý thuyết vận dụng

1.2.2.1 Lý thuyết vai trò

Thuyết vai trò được ra đời với sự đóng góp lớn của khoa học xã hội học và tâm

lí học Nó được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với việc hiểu biết vềcon người và xã hội

Thuyết này cho rằng vì mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xãhội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò Vai trò bao gồm một chuỗi các chuẩnmực như là một bản kế hoạch để chỉ đạo hành vi Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thứcnhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra những nộidung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống có sẵn.Thuyết cũng cho rằng, một phần các hành vi xã hội hàng ngày quan sát được chỉ đơngiản là các việc mà con người phải thực hiện trong vai trò của họ

Ngoài ra, thuyết cũng khẳng định, hành vi con người chịu sự chỉ đạo của nhữngmong muốn của cá nhân họ hoặc từ mong muốn của những người khác Những mongmuốn cho mỗi vai trò thì khác nhau nhưng phù hợp với vai trò mà cá nhân thực hiệnhoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ Đồng thời, thuyết còn đề cập, vớicùng một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò này nhưng lại không được chấp nhận ởvai trò kia

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sử dụng thuyết này nhằm chỉ ra rằng phụ

nữ và nam giới trong quá trình phát triển của gia đình và xã hội đều có các vị trí khácnhau với các vai trò tương ứng Nếu đánh giá đúng khả năng và tạo điều kiện phù hợp

để họ phát huy hết khả năng với đúng vai trò của họ thì kết quả công việc của họ manglại rất cao Đồng thời qua lí thuyết này, ta ứng dụng vào để tích cực đưa phụ nữ vàovai trò là một trong những thành phần chính để phát triển kinh tế

1.2.2.2 Lý thuyết nữ quyền Macxít

Theo quan điểm của Mac- Ăng ghen: Sự hình thành của gia đình, chế độ tư hữunhà nước, các nữ quyền theo xu hướng này đã tranh luận về sự áp bức phụ nữ bắt

Trang 28

nguồn từ việc nảy sinh chế độ tư hữu, sự đổi ngôi từ vị trí là chủ (mẫu hệ) của phụ nữsang vị trí phụ thuộc ( phụ quyền) khi gia đình ra đời Theo họ công cuộc giải phóngphụ nữ phụ thuộc vào mức độ tham gia của chính phụ nữ vào nền sản xuất với hìnhthức lao động trả công.

Nội dung của thuyết nữ quyền Macxít:

- Trong bất cứ giai cấp nào, phụ nữ có ít lợi thế hơn nam giới trong việc tiếpcận với vật chất, quyền lực, địa vị và các khả năng đối với sự tự thể hiện bản thân

- Những nam giới thuộc giai cấp tư sản sở hữu sản xuất, còn phụ nữ thuộc giaicấp không sở hữu tài sản

- Phụ nữ thuộc giai cấp tư sản sinh đẻ và dạy dỗ những đứa con, cũng đáp ứngcác dịch vụ về tình cảm, xã hội và tình dục

Phụ nữ không bình đẳng với nam giới vì họ làm việc trong môi trường ápbức giai cấp, với các yếu tố kèm theo của nó về sự bất bình đẳng về tài sản, bóc lột laođộng và tha hoá

Theo quan điểm của phái nữ quyền này, trong xã hội có giai cấp nếu nam giớichịu sự áp bức của giai cấp, chủng tộc thì phụ nữ không những cũng phải chịu nhưvậy mà họ còn phải chịu thêm sự áp bức về giới Vì vậy, bất bình đẳng giới về chủngtộc, giai cấp và giới luôn hoà vào nhau và cuộc đấu tranh chống ba hình thức áp bứcnày cần phải được tiến hành đồng thời, muốn giải phóng, hệ thống tư bản chủ nghĩaphải được thay thế bằng một hệ thống xã hội trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọingười và chỉ có như vậy trong xã hội mới không còn hiện tượng con người bị bóc lột,

bị phụ thuộc, phụ nữ được tự do về kinh tế đối với nam giới và do đó sẽ bình đẳngvới nam giới

Vận dụng lý thuyết nữ quyền Macxít vào vấn đề thực tiễn của xã hội

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến “ trọng nam,khinh nữ”, bao giờ con trai cũng là số 1, trong gia đình cũng như trong xã hội Vì vậyphụ nữ Việt Nam trãi qua bao nhiêu thế hệ vẫn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với namgiới; và phụ nữ ở xã Phú Dương cũng không nằm ngoại lệ, đây là một xã nông thônnên tư tưởng này vẫn còn tồn tại

Theo thuyết này giải thích, vấn đề bất bình đẳng giới là vì:

Phụ nữ ít có cơ hội để tiếp cận ngoài xã hội, vấn đề bạo lực gia đình hay các tệnạn xã hội khác->phụ nữ luôn là người phải gánh chịu

Trang 29

Phụ nữ lao động vất vả nhưng thu nhập thấp hơn nam giới Phụ nữ vừa phảitham gia lao động để tăng thu nhập gia đình, phải làm hầu hết công việc nhà lại phảithực hiện thiên chức làm vợ, làm me Gánh nặng kép đè trên vai người phụ nữ nên ảnhhưởng đên việc thăng tiến của người phụ nữ Vì vậy, việc tham gia quản lý , lãnh đạotỷ lệ phụ nữ còn thấp.

Điều này càng chứng tỏ rõ hơn về sự tồn tại của việc áp bức phụ nữ dù là trong

xã hội không phụ thuộc vào chế độ chính trị

Vận dụng lý thuyết nữ quyền Mác xít, người phụ nữ muốn bình đẳng phải cóquyền, muốn có quyền như nam giới phụ nữ phải “đấu tranh cho quyền bình đẳng củaphụ nữ” Người phụ nữ muốn làm chủ vận mệnh mình thì họ được lựa chọn, được tựquyết, được kiểm soát nguồn lực kinh tế, phân bổ trách nhiệm gia đình với nam giới và

tự tin trên con đường phát triển Phụ nữ muốn sự tham gia bình đẳng của cả nữ và namgiới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Vì thế để tiến đến bình đẳng giới thì phải loại

bỏ cơ cấu bất bình đẳng hay cải tổ trật tự xã hội thông qua việc mô tả, phân tích, giảithích nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng bị áp bức của phụ nữ đối với việclàm bị trả lương thấp, những công việc không được đánh giá cao, đảm đương quánhiều công việc nhà, chăm sóc con cái, chăm sóc những thành viên già yếu trong giađình,… và việc thiếu cơ hội bình đẳng được đi học, chăm sóc sức khoẻ và nắm quyềnquyết định

Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ xã Phú Dương nói riêng có một truyềnthống vẻ vang trong lịch sử dân tộc Qua thăng trầm lịch sử, thời đại nào gương mặtngười phụ nữ cũng hiện lên rạng ngời cùng những chiến công hiển hách của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nơi, phụ nữ Việt Nam mặc

dù chiếm một nửa dân số, có vai trò to lớn và tham gia trực tiếp vào mọi lĩnh vực củađời sống xã hội, thế nhưng, lại thường trở nên “vô hình”, thường là người phải “hysinh” và chịu thiệt thòi nhất là ở các vùng nông thôn, do còn nhiều tư tưởng cũ phongkiến để lại nên vấn đề bình đẳng giữa hai giới còn là những vấn đề đáng quan tâm, cần

có các giải pháp cần thiết để thay đổi thực trạng đó Thông qua thuyết này, chúng ta cóthể chỉ rõ được một phần nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho vấn đềbất bình đẳng giới về phân công lao động theo giới trong gia đình ở xã Phú Dương,huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TẠI XÃ PHÚ DƯƠNG

Trong các gia đình, sự phân công lao động chủ yếu diễn ra trong quan hệ giữangười vợ và người chồng Phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều phải cáng đáng cáccông việc của gia đình như là nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc con cái, chăm sóc ngườigià, các công việc đồng áng Họ có thể làm nhiều việc hơn nam giới mặc dù trongnhiều trường hợp, họ cũng làm công ăn lương, thời gian làm việc bên ngoài của họcũng ngang bằng với nam giới Sự phân công này làm cho phụ nữ ít bình đẳng hơn sovới nam giới

Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề phân công lao động theo giới trong giađình nông thôn tại xã Phú Dương, qua thời gian tôi thực tế ở địa phương tôi đã thựchiện phỏng vấn người dân nơi đây qua quá trình chúng tôi sinh hoạt với họ và thựchiện điều tra bằng bảng hỏi nhưng do khả năng còn hạn chế nên có nhiều khía cạnhtrong sự phân công lao động tôi vẫn chưa thể tìm hiểu một cách đầy đủ nhất, bởi vậyrất mong nhận được sự góp ý của thầy cô cùng các bạn để những bài báo cáo sau củatôi có thể được hoàn chỉnh, đầy đủ hơn Và trong khoảng thời gian ở tại nơi đây, tôi đãtìm hiểu được một số khía cạnh sau đây của sự phân công lao động theo giới trong giađình nông thôn tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1 Phân công lao động về giới trong gia đình

2.1.1 Trong tái sản xuất

2.1.1.1 Phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ

Ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội trợ vào lĩnhvực “không hoạt động kinh tế” và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ Trên thực tế

là hầu như không có thay đổi đáng kể ở sự phân công lao động giữa vợ và chồng trongcông việc nội trợ Người vợ vẫn đảm nhận hết các công việc nội trợ, sự tham gia củangười chồng chiếm một tỉ lệ nhỏ Sự khác biệt quá lớn giữa nam giới và nữ giới trongcông việc gia đình tưởng như bị yếu tố kinh tế trong điều kiện mới che lấp, khiến nó bịxem nhẹ, làm cho cả nam và nữ giới đều coi đó là chuyện tất yếu, không có gì quantrọng hay đáng lưu ý cả bởi vì hoàn cảnh buộc người ta phải lựa chọn như vậy để đảm

Trang 31

bảo đời sống của gia đình.

Nhưng thực tế những công việc nội trợ không phải là một công việc đơn giảnnhẹ nhàng như quan niệm của nhiều người, nó cũng đòi hỏi nhiều thời gian và sức lựccủa người thực hiện, người phụ nữ vừa phải hoàn thành tốt công việc lao động sảnxuất như nam giới, mặt khác lại phải tiếp tục bỏ thêm một lượng thời gian cho côngviệc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa,

Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sức lao động cho các thành viên haycòn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức hoạt động diễn rahằng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tạicủa gia đình Gia đình sẽ không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt đọng nàykhông diễn ra mà thay vào đó là sự chen lấn của các loại hình dịch vụ Ngày nay việcchăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theođúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao Nhưngđiều đó không có nghĩa phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong mọi công việccủa gia đình Phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực hoạt độngcủa nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình học tập, làm việc, trình độ của lao động

nữ cũng ngày càng được nâng cao rõ rệt Những người phụ nữ không muốn chỉ đượcbình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp mà còn cả trong công việc gia đình Do vậycần có sự phân công lao động một cách hợp lí hơn giũa vợ và chồng trong các côngviệc của gia đình trên cơ sở cùng hợp tác Việc cùng gánh vác trách nhiệm đối với giađình mang y nghĩa sâu xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên Sự chia sẻ khôngcòn đơn thuần chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân tích cực

Nói cách khác sự bình đẳng trong công việc gia đình giữa vợ và chồng sẽ tạo ra cơhội thuận lợi không chỉ cho nữ giới mà cả nam giới trong việc hoàn thành tốt hơn vai tròcủa mình trong gia đình và xã hội Nhằm tìm hiểu mức độ tham gia của các thành viêntrong các hoạt động thiết yếu của gia đình, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi : “Trong gia đìnhông/bà ai là người thường thực hiện chính công nội trợ? ”, và kết quả thu được như sau:

Bảng 1 Sự phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ

Chồng Vợ Chồng và

vợ Con

Ngườikhác TổngNội trợ 6,5% 64.5% 14,8% 8,1% 6,0% 100%

(Nguồn: tác giả thực hiện khảo sát tại địa bàn, tháng 04/2016)

Trang 32

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy một thực tế là hầu như không có thay đổiđáng kể ở sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong công việc nộitrợ Người vợ vẫn đảm nhận hết các công việc thuộc về nội trợ 64,5% Sự tham gia củangười chồng chiếm một tỉ lệ nhỏ, chỉ có 6,5% và cả hai vợ chồng cùng tham gia vàocông việc nội trợ cũng chỉ ở mức 14,8% Như vậy qua những số liệu thu thập được từbảng hỏi, có thể thấy rằng trong các hoạt động thiết yếu của gia đình hiện nay thìdường như vẫn còn duy trì theo mô hình phân công truyền thống: công việc nội trợ củagia đình vẫn do người vợ đảm nhận Trong một cuộc phỏng vấn sâu cá nhân được tiếnhành, chúng tôi nhân thấy đa số những người trả lời đều cho rằng sự phân công laođộng như vậy là phổ biến và có thể nó sẽ được duy trì trong một thời gian dài nữa.

PVS: chú Nam sinh năm 1971

Tất nhiên là vợ tôi phải đảm nhiệm hết những công việc đó rồi Tôi đã kể về lịch làm việc của tôi khá là bận nên tôi hầu như không có thời gian làm những công việc nhà Việc nội trợ thì do vợ tôi làm hết còn vào những ngày nghỉ, thỉnh thoảng tôi cũng giúp đỡ vợ tôi làm việc nhà Thường thì khi tôi về nhà là tôi đã rất mệt, và tôi chỉ muốn đi ngủ.

Sự khác biệt quá lớn giữa vợ và chồng trong công việc gia đình tưởng như bịyếu tố kinh tế trong điểu kiện mới bị che lấp, khiến nó bị xem nhẹ, làm cho cả nam và

nữ đều coi nó là chuyện tất yếu, không có gì quan trọng hay đáng lưu y cả bởi vì hoàncảnh buộc người ta phải lựa chọn như vậy để đảm bảo đời sống của gia đình Nhưngthực tế những công việc nôi trợ không phải là một công việc đơn giản, nhẹ nhàng nhưquan niệm của nhiều người, nó cũng đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực của người thựchiện, người phụ nữ vừa phải hoàn thành tốt công việc lao động sản xuất như nam giới,mặt khác lại phải tiếp tục bỏ thêm một lượng thời gian cho công việc bếp núc, don dẹpnhà cửa, với sức khỏe của người phụ nữ liệu như vậy có quá sức không?

PVS: Chú Bốn

Tôi cho rằng đàn ông khó làm nội trợ được, nếu để họ đi mua bán gì chắc sẽ

bị mua đắt Theo tôi người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ làm tốt hơn Người phụ nữ ngay từ nhỏ đã tỏ ra có khả năng vượt trội hơn nam giới về khoản bếp núc, may vá, thêu thùa nên họ làm công việc nhà dễ dàng hơn là chuyện đương nhiên Họ khéo léo hơn nên đảm nhiệm công việc nhà cũng dễ hơn.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy việc duy trì mô hình phân công lao động truyền

Trang 33

thống tại địa bàn xã Phú Dương hiện nay có nguyên nhân sâu sa từ nhận thức củachính những người vợ và người chồng.

Có thể nói qua khảo sát thực tế, chúng ta thấy dù bất kì nam hay nữ, độ tuổi trẻhay già, trình độ học vấn cao hay thấp, hầu hết người trả lời đều thừa nhận vai trò củangười phụ nữ trong công việc nội trợ Điều đó cho chúng ta thấy giả thuyết về mô hìnhphân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì, người phụ nữ,người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ là hoàn toàn có cơ sở

Cũng theo quan niệm truyền thống, tương ứng với sự phân công lao động đó làquyền quyết định của người vợ trong các khoản chi tiêu hằng ngày Quan niệm vềchức năng “tay hòm chìa khoá” của người phụ nữ vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam.Những kết quả thu được thông qua việc phỏng vấn sâu cho thấy, lí do của thực trạngtrên đó là việc phụ nữ thường đảm nhiệm việc chi tiêu hằng ngày cho sinh hoạt tronggia đình

PVS: chú Tỵ, 40 tuổi

Tuy là cả hai vợ chồng cùng giữ tiền nhưng các khoản chi tiêu hằng ngày trong nhà thường thì do vợ tôi quyết định, cô ấy tính toán giỏi hơn tôi nên tôi thấy

để vợ tôi quyết định các khoản chi tiêu là hợp lí.

PVS: cô Hương, 36 tuổi

Cô là người đi chợ cơm nước nên cô là người quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình Tuy nhiên vấn đề đáng lưu ý ở đây là việc đảm nhiệm chủ yếu việc giữ tiền của phụ nữ lại có liên quan mật thiết tới các chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày của

Ta có thể nhận thấy, theo tình hình chung của nền kinh tế xã hội hiện đại, cùngvới quá trình tuyên truyền, vận động của các chị em Hội phụ nữ, tình hình bình đẳnggiới trong phân công công việc gia đình đã được cải thiện; đã có sự san sẻ về công việcgia đình như nội trợ, chăm sóc con cái, thực hiện kế hoạch hóa gia đình giữa người vợ

và chồng Tuy nhiên, thực tế mà nói, sự phân công trong công việc gia đình vẫn cònnhiều bất cập đáng để lưu tâm

Theo truyền thống người phụ nữ phải thực hiện các công việc như nội trợ, giặtgiũ, quét dọn, lau nhà, chăm sóc người già, chăm sóc con cái, chăn nuôi Trong khi

đó nam giới thường ít khi tham gia thực hiện các công việc này bởi họ cho đó là công

việc của phụ nữ Bởi vậy khi được hỏi: “Trong gia đình cô/chú ai là người đảm nhiệm

Trang 34

chính các công việc sau: đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa ?” và kết quả

thu được là hầu hết các công việc này là do người phụ nữ (người vợ, người mẹ) đảmnhận, số ít còn lại là do nam giới hoặc do cả hai đảm nhận Và trong số những côngviệc trên thì việc đi chợ có tỉ lệ nam giới tham gia ít nhất

Điều đó cho thấy một thực tế rằng, việc đi chợ nói riêng và công việc nội trợnói chung chỉ dành riêng cho phụ nữ nên nam giới ít tham gia vào

Sự phân biệt vai trò phụ nữ và nam giới trong công việc gia đình khiến người takhông nhận ra rằng phụ nữ cũng đóng vai trò rất lớn trong kinh tế trụ cột của gia đình

và phụ nữ đang phải thực hiện đa vai trò: vừa tham gia lao động sản xuất trong cáccông việc không kém gì nam giới đồng thời lại phải thực hiện các công việc nhà nhưchăm sóc gia đình con cái… nên ít có cơ hội giải trí nâng cao trình độ cũng như ít tìmkiếm được các cơ hội tìm việc làm, làm trực tiếp ra đồng tiền Những công việc nội trợ

và chăm sóc gia đình chiếm quá nhiều thời gian của chị em phụ nữ nên họ ít có các cơhội để có thể tìm kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình Đôi khi có những trườnghợp chỉ vì người phụ nữ bận bịu với các công việc ngoài xã hội hay vì một lí do nàokhác mà không thể hoàn thành vai trò bếp núc trong gia đình mà đã gây ra những xungđột, mâu thuẫn gia đình không đáng có

55,8%

34,9%

9,3%

Rât đồng ýÐồng ýKhông đồng ý

Biểu đồ 1: Tỷ lệ phần trăm mức độ nhận định công việc nội trợ gia đình

cần có sự chia sẻ của người chồng

(Nguồn: tác giả thực hiện khảo sát tại địa bàn)

Trang 35

2.1.1.2 Sự phân công lao động trong việc chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái

Gia đình là một môi trương quan trọng để hình thành và phát triển nhân cáchcủa trẻ con Ngay từ khi lọt long cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy sự đùm bọc

về vật chất, tinh thần và tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt Vì một lý do nào đó, có lúcđiều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và giáo dụccon cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình Liệu ngày nayquan niệm đó đã có sự thay đổi trong phân công lao động giữa vợ và chồng?

Gia đình được tạo dựng trên nền tảng mối quan hệ yêu thương, chăm sóc, chia sẻgiữa các thành viên, mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ - con cái cũng có sự ổn định vàbền chặt của gia đình Trong môi trường gia đình, người vợ vẫn là người chăm lothường xuyên đến đời sống tình cảm, chăm sóc và quan tâm đến các thành viên khác

Kết quả nghiên cứu về mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dụccon cái thu được kết quả sau:

Trong công việc chăm sóc sức khoẻ cho con, tuy rằng người vợ vẫn là ngườithường xuyên thực hiện công việc này( chiếm 49,2%) hơn nam giới( chiếm 4,1%), tuynhiên người chồng đã có sự tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái thể hiệnqua 33,4% người trả lời đều cho rằng cả 2 vợ chồng đều tham gia ngang nhau vàocông việc chăm sóc con cái Trong công việc dạy học cho con, mức độ tham gia củangười chồng là 14,3% trong khi đó người vợ là 25,6% và cả hai vợ chồng cùng thamgia như nhau chiếm tỉ lệ cao nhất là 32,1%

Bảng 2 Sự phân công lao động trong việc chăm sóc sức khoẻ và giáo dục con cái

chồng Con

Ngườikhác

Khôngphù hợpNam 5,5 43,1 38,4 1,3 2,3 9,4 100

Nữ 2,8 54,7 29,0 23,0 3,0 8,2 100

Dạy học cho conNam 15,9 21,4 35,5 4,4 6,3 16,4 100

Nữ 12,9 29,4 29,0 5,1 5,4 18,2 100

(Nguồn: tác giả thực hiện khảo sát địa bàn, tháng 04/2016)

Khi phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhỏ, dạy dỗ trẻ ởlứa tuổi lớn hơn thì trẻ sẽ có điều kiện để phát triển một cách cân bằng Điều này sẽhạn chế dần hiện tượng tách biệt hay hội chứng hạ thấp coi thường phụ nữ và góp phần

Trang 36

tạo ra các quan hệ giới bình đẳng hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nóichung và trong việc phân chia lao động trong gia đình nói riêng.

Khi được hỏi về vấn đề này, có những ý kiến cho rằng:

PVS: Chú Nam, 50 tuổi, nông dân

“Theo chú thì vai trò của người cha rất quan trọng, nhưng vì hai cháu nhà chú đều là nữ nên đến tuổi trưởng thành các cháu sẽ tâm sự với mẹ nhiều hơn, bởi vậy nên trong gia đình, những việc như thế này đều do cô lo hết”

PVS: Cô Lộc, 46 tuổi, nông dân

“Việc giáo dục con cái nếu chỉ có người mẹ mà thiếu đi sự dạy dỗ của người cha là không nên Thế nên cả bố và mẹ có vai trò như nhau.”

Tại địa bàn xã Phú Dương, quan điểm nhận thức của người dân đã có nhữngthay đổi theo chiều hướng tiến bộ Trong tất cả các công việc thì giáo dục con là côngviệc có tỉ lệ cả vợ và chồng cùng đảm nhiệm cao nhất Thực hiện phỏng vấn các thànhviên trong gia đình thì đa số cho rằng vai trò của cả cha và mẹ quan trọng như nhau.Điều này phần nào cho thấy tư tưởng tiến bộ của người dân nơi đây trong việc chămsóc con cái hay các thành viên khác trong gia đình, không coi đây là công việc mặcđịnh của người phụ nữ, người mẹ mà đã có sự chia sẻ với nhau

Tập quán phân công lao động theo giới mà trong đó hầu hết chỉ có phụ nữ đảmnhận hấu hết các công việc trong gia đình bao gồm cả việc chăm sóc trẻ em trai lẫn trẻ

em gái sẽ ảnh hưởng đến phát triển tâm lý ở trẻ Do vậy, khi nam giới và phụ nữ cùngchia sẻ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ từ khi còn nhỏ thì lớn lên trẻ sẽ phát triển một cách cânbằng và đó sẽ là nền tảng, là chiếc bàn đạp làm cho nam và nữ giới sẽ bình đẳng trongmọi lĩnh vực xã hội nói chung và phân công lao động theo giới nói riêng

2.1.2 Trong lao động sản xuất

Sản xuất là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội Việc sản xuất ra củacải vật chất được sử dụng cho sự tồn tại và là kế sinh nhai của con người Tuỳ từngvào loại hình sản xuất mà mang lại thu nhập khác nhau

Xã Phú Dương đa số người dân làm nghề nông nghiệp bao gồm trồng lúa, trồngcác loại hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm Một bộ phận dân cư rất nhỏ trong xã làmthêm buôn bán dịch vụ Do khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạnchế nên mức thu nhập, năng xuất lao động của người dân chưa cao, cuộc sống gia đình

Ngày đăng: 26/07/2016, 12:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Vân Anh (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ Hà Nội 2. Nguyễn Thị Bảo(2003), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự nghiệp và cuộc sống gia đình, NXB Lý luận chính trị Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Vân Anh (2000), "Phụ nữ, giới và phát triển", NXB Phụ nữ Hà Nội"2." Nguyễn Thị Bảo(2003), "Quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự nghiệp và cuộc sống gia đình
Tác giả: Trần Thị Vân Anh (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ Hà Nội 2. Nguyễn Thị Bảo
Nhà XB: NXB Phụ nữ Hà Nội"2." Nguyễn Thị Bảo(2003)
Năm: 2003
3. Mai Huy Bích, Xã hội học gia đình, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Huy Bích, "Xã hội học gia đình
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
4. Kim Văn Chiến, Nguyễn Thị Mai Hồng, Tập bài giảng giới và phát triển, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim Văn Chiến, Nguyễn Thị Mai Hồng, "Tập bài giảng giới và phát triển
Nhà XB: NXB Hà Nội
5. Thái Thị Ngọc Dư (biên soạn), (2004), Tài liệu giới và phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Thị Ngọc Dư (biên soạn), (2004)
Tác giả: Thái Thị Ngọc Dư (biên soạn)
Năm: 2004
6. Lê Thị Chiêu Nghi (2001), Giới và dự án phát triển, NXB thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Chiêu Nghi (2001), "Giới và dự án phát triển
Tác giả: Lê Thị Chiêu Nghi
Nhà XB: NXB thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
7. Lê Văn Phú (2008), Giáo trình Nhập môn công tác xã hội, NXB Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Phú (2008), Giáo trình "Nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Lê Văn Phú
Nhà XB: NXB Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn
Năm: 2008
8. Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, NXB lý luận chính trị Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Quý (2007), "Gia đình học
Tác giả: Lê Thị Quý
Nhà XB: NXB lý luận chính trị Hà Nội
Năm: 2007
9. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh (2001), "Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Tác giả: Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
10. Trần Đình Tuấn, Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, NXB Đại học quốc gia Nà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Tuấn, "Công tác xã hội lý thuyết và thực hành
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Nà Nội
11. Hoàng Bá Thịnh (2008), giáo trình Xã hội học về giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Bá Thịnh (2008), giáo trình "Xã hội học về giới
Tác giả: Hoàng Bá Thịnh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
12. Lê Ngọc Văn, Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền - quan điểm giới 13. Một số bài trên tạp chí XHH và tạp chí Gia đình và giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Ngọc Văn, "Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền - quan điểm giới13
15. Tham khảo một số tài liệu qua mạng Internet- http://ctxh.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=d6a8601a-5322-4052-af12-73be9581c81a Link
14. UBND xã Phú Dương, Báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn xã Phú Dương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w