1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

72 3,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 408,88 KB

Nội dung

Theo đó, sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thônngười đàn ông vẫn là trụ cột trong gia đình, đảm nhận những công việc nặng nhọc,tạo ra của cải vật chất, người phụ nữ làm

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã có một thời kỳ dài trải quachế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, người phụ nữ trong gia đình có quyền quyếtđịnh tất cả Thời gian dài sau đó nhu cầu hình thành gia đình hạt nhân, do phải đilàm ăn xa, đặc thù của công việc ngày càng hiện đại, người đàn ông dần chiếm ưuthế và chế độ phụ hệ hình thành Qua các giai đoạn lịch sử, do thay đổi về hoàncảnh chính trị, sự phát triển của công nghệ hiện đại, vai trò của phụ nữ và nam giớitrong xã hội cũng thay đổi Người nam giới ngày càng được coi trọng, là người chủtrong gia đình, được tham gia các công việc cộng đồng, không ngừng nâng cao địa

vị xã hội Còn người phụ nữ gắn liền với công việc nội trợ, chăm sóc con cái, sựtiến thân trong xã hội là điều ít được biết đến Tư tưởng nho giáo trọng nam khinh

nữ phổ biến trong quần chúng nhân dân, người phụ nữ bị bó hẹp trong “tam tòng

tứ đức” có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới Ngày nay, khiđất nước chuyển từ nền kinh tế cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tiếntrình phát triển kinh tế - xã hội kéo theo sự thay đổi mới tư duy trên mọi lĩnh vực,điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội và cùng với đó có sự thay đổicủa phân công lao động theo giới trong gia đình

Nghị quyết hội nghị Trung ương V đã đặt vấn đề gia đình là một tầm quantrọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển mọi mặt của đất nước Đó là

“phải giữ gìn phát huy những đạo đức tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam nhằmtạo ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựngmối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” Trong đó mục tiêuquan trọng của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường sự tham gia vào các hoạt độngkinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai trò, vị trí củangười phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đúng vai trò và khả năng của phụ nữtrong gia đình và ngoài xã hội, Người chỉ ra rằng: “Non song gấm vóc Việt Nam

do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [12; 204].Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của người phụ nữ không chỉtrong thời bình mà ngay trong thời chiến mưa bom bão đạn họ cũng có những đóng

Trang 2

góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Thông cảm và bênh vựccho quyền lợi cho người phụ nữ, Người xác định giải phóng phụ nữ, giành quyềnbình đẳng cho phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng: “Nếu khônggiải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóngphụ nữ là xây dựng Chủ Nghĩa xã hội chỉ một nửa” [13; 186] Đây là tư tưởng vừathể hiện sự kế thừa, vừa phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạnggiải phóng dân tộc và cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tư tưởng đó thể hiện quanđiểm nhân đạo thực hiện nam nữ bình đẳng Quan điểm “nam, nữ bình quyền” củaĐảng và Bác Hồ xác định ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930.Trong gia đình nông thôn từ thời xa xưa trong những câu ca dao tục ngữ đãhàm chứa sự phân công lao động theo giới trong gia đình “Chồng cày vợ cấy, contrâu đi bừa” Theo đó, sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thônngười đàn ông vẫn là trụ cột trong gia đình, đảm nhận những công việc nặng nhọc,tạo ra của cải vật chất, người phụ nữ làm những công việc nhẹ nhàng hơn và giáodục chăm sóc các thành viên trong gia đình Ngày nay, do tác động của nền kinh tếcho nên người phụ nữ cũng tham gia vào việc tạo ra của cải vật chất, họ dùng sứclao động của mình kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình, họ có thể kiếm thêm thunhập bằng những công việc gia đình của họ như chăn nuôi gia súc, Tuy nhiên,những đóng góp của người phụ nữ vẫn không được công nhận là người tạo ra củacải vật chất cho gia đình mà họ được coi là người phụ giúp người đàn ông xâydựng kinh tế, những suy nghĩ ấy vẫn còn mờ nhạt đối với người phụ nữ, đặc biệt làngười phụ nữ nông thôn, họ ít có điều kiện để tiếp cận và kiểm soát các nguồn lựctrong cộng đồng, mà điều này chỉ giành cho người nam giới Theo tổ chức laođộng Thế giới (ILO) năm 2002, nền kinh tế thế giới đã bỏ qua 11 tỉ USD từ thunhập của người phụ nữ do họ làm những công việc gia đình.

Sự thay đổi về giới làm cho cả nam và nữ tự nhận thức được vai trò của bảnthân mình, tự điều chỉnh và thích nghi với nhau trong cả suy nghĩ và hành động.Công việc gia đình giờ đây không chỉ là bổn phận của người phụ nữ, đồng thờiviệc kiếm tiền nuôi sống gia đình cũng như việc tham gia các quan hệ xã hội bênngoài gia đình không còn là khoảng trời riêng của nam giới Người vợ tham giavào công việc rộng lớn hơn, ngược lại người chồng phải chia sẻ bổn phận và tráchnhiệm đối với công việc nhà, ngay cả trong công việc nội trợ

Trang 3

Sự phân công lao động hợp lý trong gia đình là một vấn đề mang tính cấpthiết, thiết thực, không những là chìa khóa để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm

ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam và nữ về mặt

xã hội mà còn giúp cải thiện dần địa vị của mỗi giới, đặc biệt là người phụ nữ

Là một xã đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, lấy công bằng xãhội làm trọng tâm, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An vẫn còn tồn tại

sự bất bình đẳng trong phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới Hiện nay,người phụ nữ ở xã Hùng Tiến vẫn còn hạn chế trong việc nâng cao địa vị ngoài xãhội Họ vẫn còn phải gắn với công việc nội trợ trong gia đình, ít có tham gia cáccông việc cộng đồng, dòng họ, họ bị hạn chế trong việc tiếp cận, kiểm soát cácnguồn lực từ gia đình và cộng đồng mang lại

Như vậy, chúng ta hãy nghiên cứu có những thay đổi nào trong phân công laođộng giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình Có hay không cơ hội như nhautrong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển giữa phụ nữ và namgiới Liệu có những đánh giá công bằng công lao động đóng góp trong việc nuôisống gia đình

Với những lý do trên tôi chọn đề tài khóa luận là “Sự phân công lao độngtheo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, Trường hợp nghiên cứu tại xã HùngTiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” Qua khảo sát để thấy được quan niệm, suynghĩ của người dân nơi đây về vấn đề phân công lao động giữa phụ nữ và nam giớicũng như tình hình thực tế đang diễn ra trên địa bàn Từ đó cho chúng ta thấy cóhay không sự bất bình đẳng trong phân công lao động theo giới trong gia đìnhnông thôn, có cái nhìn đúng hơn về người phụ nữ trong gia đình Từ đây đề ranhững biện pháp và khuyến nghị để nâng cao vai trò người phụ nữ, phát huy hếttiềm năng của người nữ giới góp phần xây dựng một xã hội ngày càng công bằng,văn minh

2 Ý nghĩa của đề tài

2.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thônhiện nay”, qua nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Sửdụng những phương pháp đặc thù nhằm làm rõ thực trạng sự phân công lao độnggiữa phụ nữ và nam giới trong gia đình hiện nay, quyền quyết định các công việc

Trang 4

trong gia đình giành cho ai Đồng thời làm rõ một số lý thuyết xã hội học trongnghiên cứu về các vấn đề thực tiễn của gia đình.

Từ kết quả đạt được từ nghiên cứu, tôi hy vọng đóng góp vào cơ sở lý luậncủa các chuyên ngành Xã hội học gia đình, Xã hội học giới,… trong việc khẳngđịnh tầm quan trọng của nghiên cứu về vai trò giới trong gia đình Đặc biệt nhấnmạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của vợ và chồng trên cơ sở phân tích, nhìnnhận lý giải các vấn đề phân công lao động trong gia đình

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượngcuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế hộ gia đình phát triển, vaitrò của từng thành viên trong gia đình ngày càng nặng nề hơn Đặc biệt, đối với giađình nông thôn đang trong quá trình xây dựng chương trình nông thôn mới toànthể nhân dân đang ra sức thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình, vì vậy trách nhiệmcủa mỗi cá nhân cũng có sự thay đổi Người phụ nữ ngày càng đóng vai trò quantrọng trong việc chăm sóc gia đình và xây dựng quê hương đất nước Vì vậy, quanghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiệnnay” trường hợp nghiên cứu tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, tôimong muốn góp phần nâng cao nhận thức của các thành viên trong mỗi gia đình về

sự bình đẳng trong phân công lao động, xóa bỏ đi những suy nghĩ, định kiến khôngđáng có mà xã hội giành cho những người phụ nữ, góp phần giải phóng người phụ

nữ, giúp họ nâng cao địa vị ngoài xã hội

Hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách,những người quan tâm về vấn đề phân công lao động dưới góc độ giới, xây dựngnhững chính sách phù hợp, có cái nhìn đúng đắn hơn và có những giải pháp thiết thựcgóp phần cải thiện đời sống chị em phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đất nước

3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

So với các nước trên thế giới, Việt nam có hệ thống luật pháp, chính sách vềbình đẳng giới tương đối đầy đủ và tiến bộ Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết cácCông ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, trong đóquan trọng nhất là Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xửđối với phụ nữ,… Trong hệ thống luật pháp đều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đếnvấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới cùng phát triển tiến

bộ và bình đẳng Gần đây nhất, năm 2006, Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội

Trang 5

thông qua và triển khai trong thực tế, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong nỗlực phấn đấu vì bình đẳng giới ở Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đang thu hút sự quan tâm và tranh luận củatoàn xã hội nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận trong phương hướng giảiquyết như vấn đề phân công lao động theo giới trong gia đình

Phân công lao động theo giới là một vấn đề mang tính cấp thiết và thu hútđược sự quan tâm của các nhà chức trách, báo giới và các nhà nghiên cứu Đã córất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này rất công phu và giá trị Những nghiêncứu ấy đã xây dựng nên những nền móng cơ bản cho sự mở rộng, phát triển cácnghiên cứu về giới sau này Những đề tài nghiên cứu đó đã có đóng góp quantrọng làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người, thay đổi những suy nghĩtiêu cực về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là gia đình nông thôn.Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này chủ yếu là những nghiên cứu xãhội học về giới Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Báo cáo: “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới vềquyền, nguồn lực và tiếng nói” (Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng ThếGiới, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 2001) Báo cáo nhằm mục đích nâng cao

sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vấn đề giới, chính sách và sự phát triển góp phầnthúc đẩy sự bình đẳng giới Báo cáo đề xuất một chiến lược 3 phần để nâng cao sựbình đẳng giới Báo cáo đề cập đến việc phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắctheo giới thông qua việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế và chính sách xã hội

Đề tài nghiên cứu “Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế nông thôn” đượcnghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm 1995 Đề tài đã

đề cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân trong quátrình chuyển đổi kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xung quanh mối quan hệgiữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng giới từ sự phân công laođộng đó

Công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Thi “Phụ nữ và bình đẳng giới trongđổi mới ở Việt Nam” trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳng địnhmục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phâncông hợp lý giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao động sản xuất ở cácnghành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống gia đình vànuôi dạy con cái Ở tất cả các hoạt động đều cần đến trí tuệ của cả hai giới, phù

Trang 6

hợp với những đặc điểm và khả năng của họ góp phần tạo nên tính hài hòa trongtừng gia đình.

Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị nói về vai trò của phụ

nữ và nam giới trong gia đình như:

- “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21” trung tâm nghiêncứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB khoa học xã hội 1995

- “Nghiên cứu về đào tạo giới ở Việt Nam” NXB khoa học xã hội 1998

- “Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứukhoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học và xã hội 1991

Nhìn chung, bức tranh phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới đượcdựng lên khá rõ nét ở nhiều góc độ và hình thức khác nhau, rất phong phú, đadạng Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ tập trung đến vai trò của người phụ nữtrong các hoạt động kinh tế chứ chưa làm nổi bật được sự bình đẳng trong phâncông lao động theo của cả hai giới

Kinh tế hộ gia đình đang ngày càng phát triển, vai trò của phụ nữ và nam giớicũng thay đổi theo nhịp độ phát triển ấy, vì thế trong các công việc trong gia đìnhcũng như ngoài xã hội đều có sự kết hợp, phân chia hài hòa để tạo nên một môitrường xã hội phát triển bền vững Trong khóa luận này, người viết cố gắng phântích, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ quan điểm của phụ nữ và nam giới trong việcxem xét sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay Nhằmthấy được sự tham gia của cả hai giới trong các công việc gia đình, tìm ra nhữngảnh hưởng, nguyên nhân đến sự tham gia các công việc gia đình của cả hai giới.Giúp chúng ta rút ra kết luận có hay không sự bất bình đẳng trong phân chia côngviệc trong gia đình nông thôn hiện nay Từ đó đưa ra những hướng giải quyếthướng tới sự phát triển hài hòa, toàn diện của phụ nữ và nam giới trong công việcgia đình, và ngoài xã hội

4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Sự phân công lao động theo giới trong các gia đình nông thôn hiện nay

4.3 Khách thể nghiên cứu

Hộ gia đình tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Trang 7

4.4 Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Thời gian nghiên cứu: Vấn đề được nghiên cứu năm 2014

5 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thônhiện nay” tôi mong muốn khảo sát về sự phân chia công việc cụ thể giữa phụ nữ vànam giới diễn ra như thế nào trong đời sống nông thôn, tìm hiểu những nhìn nhậncủa cộng đồng nơi đây về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và sự bình đẳngtrong phân công lao động theo giới Để thấy được có hay không sự bất bình đẳngtrong phân công lao động trong gia đình Từ đó tuyên truyền làm thay đổi nhữngsuy nghĩ thiếu tích cực để người phụ nữ có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, lợiích của gia đình và cộng đồng

Tìm hiểu những biến đổi vai trò vị thế giữa phụ nữ và nam giới trong gia đìnhnông thôn hiện nay, những nguyên nhân làm thay đổi vấn đề bình đẳng trong phâncông lao động theo giới Giúp cho người phụ nữ được tiếp cận các lợi ích, nguồnlực bình đẳng như nam giới

Nhân viên công tác xã hội là một trong những đội ngũ có thể làm hạn chế vấn

đề bất bình đẳng trong phân công lao động theo giới, thông qua tác động trực tiếp

và gián tiếp bằng các phương pháp giáo dục truyền thông Với vai trò là nhà Côngtác xã hội, những người làm công tác xã hội cần sử dụng những kiến thức, kỹ năngchuyên ngành làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ tiêu cực của người dân, thổi mộtlàn gió mới với những tư tưởng tiến bộ khi nói về vai trò của người phụ nữ Để từ

đó, trong tiềm thức của mỗi con người, đặc biệt là người dân nông thôn họ đềuđánh giá cao vai trò, địa vị của người phụ nữ, không chỉ trong gia đình mà cònngoài cộng đồng Nhân viên công tác xã hội hành động để cân bằng sự phân cônglao động theo giới trong gia đình, phân chia công việc một cách hợp lý, nhằm tạođiều kiện cho người phụ nữ có cơ hội giải phóng bản thân về cả thể chất và tinhthần, có điều kiện tham gia các hoạt động cộng đồng, tiếp cận với các dịch vụ,nguồn lực và lợi ích mà xã hội mang lại cho họ, đồng thời khẳng định địa vị củabản thân

6 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 8

Để đạt được mục đích trên đề tài cần nghiên cứu cần đạt được những mụctiêu cụ thể sau:

- Đề tài tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới đang diễn ra trênđịa bàn nghiên cứu, thực trạng này đang đi theo xu hướng tích cực hay là tiêu cực.Làm rõ thái độ, nhận thức và suy nghĩ của chính người dân nơi đây về phân cônglao động giữa nam và nữ, xem trong từng suy nghĩ của người dân còn tồn tạinhững quan niệm lạc hậu nữa hay không, để từ đó cò những phương pháp làm thayđổi những suy nghĩ tiêu cực ấy theo một hướng tích cực, tốt đẹp hơn Sau quá trìnhnghiên cứu về thực trạng phân công lao động theo giới, đề tài rút ra được kết luậnrằng trên địa bàn còn tồn tại những bất bình đẳng trong phân công lao động giữanam và nữ trong gia đình hay không?

- Từ những thực trạng đang diễn ra đề tài cần nghiên cứu, tìm hiểu nhữngnguyên nhân trực tiếp và sâu xa nào dẫn đến thực trạng ấy, nguyên nhân có thểxuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau như từ phía quan niệm, phong tục lạc hậucòn tồn tại trong địa phương, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chính suy nghĩ,nhận thức của từng người dân, hay chính vấn đề kinh tế của gia đình mang lại,…

Vì vậy, đề tài cần tìm hiểu cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa củavấn đề Từ thực trạng và nguyên nhân tìm hiểu được, đề tài sẽ phân tích những hệquả có thể xảy ra và ảnh hưởng đến người dân trên địa bàn, đặc biệt là nhữngngười phụ nữ

- Qua nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và hệ quả của vấn đề phâncông lao động theo giới trên địa bàn xã Hùng Tiến, đề tài nghiên cứu sẽ phân tích

và đưa ra những giải pháp, hướng giải quyết cho vấn đề, nhằm xóa bỏ bất bìnhđẳng trong phân công lao động trong gia đình, cân bằng và thúc đẩy sự phân chiahợp lý các công việc gia đình và công việc xã hội giữa nam và nữ

7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

một vấn đề để tránh cách nhìn phiến diện.

Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu, xem xétvấn đề theo quan điểm tôn trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp, tích cực củalịch sử, bên cạnh đó xóa bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với sự biếnđổi và phát triển của xã hội

Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của xã hội học Mác xít nhằmgiải thích sự vận động, biến đổi và phát triển của việc phân công lao động, nhất làvấn đề phân công lao động theo giới Đề tài nghiên cứu vận dụng các lý thuyếtnhư: Lý thuyết xã hội học về giới, lý thuyết tương tác biểu trưng của giới, lý thuyết

xã hội hoc gia đình, vai trò giới, lý thuyết chức năng giới,…

Bên cạnh đó khóa luận còn vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyềnbình đẳng cho phụ nữ và bình đẳng trong phân công lao động theo giới Cùng với

đó khóa luận cũng vận dụng những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng vàNhà Nước, những văn kiện đổi mới, về giải phóng phụ nữ được ban hành, nhữngcông trình nghiên cứu của các tác giả đi trước

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

7.2.1.1 Thông tin thứ cấp

Khóa luận sử dụng những báo cáo tổng kết hằng năm của Ủy ban nhân dân

xã Hùng Tiến, báo cáo tổng kết của Hội liên hiệp phụ nữ xã Hùng Tiến Nhữngcông trình nghiên cứu đã có từ trước như đề tài: Người phụ nữ và gia đình ViệtNam hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoahọc và xã hội 1991 Những tác phẩm nghiên cứu về phụ nữ và giới của giáo sư LêThi cũng như của các tác giả khác để làm nên khóa luận này

7.2.1.2 Thông tin sơ cấp

- Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, trongquá trình tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tôi tiến hành quan sát để tìmhiểu rõ hơn về thực trạng phân công lao động theo giới trên địa bàn, từ đó tìm ranguyên nhân và những ảnh hưởng đến sự phân công lao động theo giới trong mỗigia đình, bên cạnh đó còn quan sát được thái độ của người dân về vấn đề này

Trang 10

Thông qua sử dụng tri giác trực tiếp, sử dụng những ghi chép mà tôi thu đượcnhững vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Đi liền với phương pháp quan sát tôi tiến hành triệt để phương pháp phỏngvấn sâu Tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 hộ gia đình, đây là phương pháp hiệu quảnhất để tôi có thể thu thập thêm nhiều thông tin sơ cấp, phục vụ cho đề tài nghiêncứu, trong quá trình phỏng vấn những thông tin cụ thể, chi tiết được chia sẻ bởingười dân ở đây Qua những quan điểm, suy nghĩ của người dân về phân công laođộng theo giới, giúp tôi thấy được có hay không còn tồn tại những hủ tục, suy nghĩtiêu cực của người dân về vấn đề này Bên cạnh đó qua phương pháp này mọithông tin thu thập được từ các phương pháp khác được kiểm chứng một cách chínhxác nhất

- Phương pháp lắng nghe

Trong quá trình quan sát và phỏng vấn sâu tôi vận dụng phương pháp quansát Tôi lắng nghe có hiệu quả những gì người dân ở đây bày tỏ, lắng nghe ngườidân chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề phân công lao động giữa phụ nữ và namgiới trong các công việc gia đình, bên cạnh đó còn lắng nghe những chia sẻ củanhững người phụ nữ khi họ nhận thấy mình là những người phụ nữ vẫn đang còn

bị những hủ tục lạc hậu kìm kẹp

- Phương pháp sử dụng biểu mẫu

Tiến hành phân tích những thông tin định tính và thông tin định lượng qua sửdụng công cụ phân tích biểu mẫu Công cụ này được tiến hành với một nhóm nữgồm 8 thành viên Mục đích của công cụ phân tích này là lấy ý kiến của các thànhviên về vấn đề phân công lao động trong gia đình Từ đó có thể rút ra được có haykhông sự bất bình đẳng trong phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới tronggia đình nông thôn hiện nay

Sau khi tham gia thảo luận nhóm đã đưa ra những công việc chính trong giađình mà họ thường làm, như sau:

Bảng 1 Bảng phân tích phân chia các công việc giữa phụ nữ và nam giới trong

gia đình nông thôn hiện nay.

Xóm Đông Sơn, Xã Hùng Tiến Ngày 23/4/2014 Nhóm: Nữ

Trang 11

Người thực hiện

Nam giới Cả hai

1 Công việc nội trợ

- Hoạt động kinh doanh

3 Chăm sóc và giáo dục con cái

- Chăm sóc các thành viên trong gia đình

- Giáo dục con cái

4 Công việc dòng họ và cộng đồng

- Quyền quyết định các việc lớn trong gia đình

- Đại diện tham gia các công việc dòng họ

- Đại diện tham gia các công việc cộng đồng

7.2.1.3 Phương pháp xử lý thông tin

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi tiến hành thu thập hai loại thông tin

đó là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp là những thông tinthu thập được thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, Hội phụ nữ xã,những đề tài nghiên cứu trước đây Thông tin sơ cấp tôi thu thập được thông quaquá trình thực tế trên địa bàn bằng cách phương pháp như: phỏng vấn sâu, phươngpháp quan sát, phương pháp phân tích biễu mẫu Sau khi thu thập được thông tintôi tiến hành chọn lọc, phân tích lựa chọn những thông tin hữu ích, phù hợp hỗ trợcho việc hoàn thành khóa luận này

7.2.1.4 Đóng góp của đề tài

Trong khuôn khổ khóa luận này đã làm nổi bật mối quan hệ giữa người phụ

nữ và nam giới thông qua sự phân công lao động theo giới, nhằm làm nổi bật lên

Trang 12

sự bình đẳng hay bất bình đẳng ở một xã thuần nông Khóa luận đã sử dụng nhữngphương pháp đặc thù của nghành công tác xã hội, những lý thuyết xã hội học vềgiới, xã hội học gia đình cũng như phân tích những khái niệm liên quan để nhằmlàm rõ thực trạng phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trên địa bàn Từ đóđưa ra những khuyến nghị nhằm làm thay đổi nhận thức của người dân nơi đây khi

họ còn có những suy nghĩ thiếu tích cực về vấn đề bình đẳng và giải phóng phụ nữ.Ngoài ra, khóa luận đã vận dụng những lý thuyết vào thực tiễn cụ thể, tại một địabàn nghiên cứu cụ thể, kết nối lý thuyết và thực tiễn nhằm kiểm chứng những lýthuyết đã đưa ra Với những dẫn chứng trên khóa luận này sẽ là một đề tài nghiêncứu có những đóng góp mới cho việc kiểm chứng hệ thống lý thuyết xã hội học vềgiới, xã hội học gia đình và là tài liệu quan trọng cho những khóa luận báo cáochuyên nghành sau này

Kết quả đạt được của nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các nhàhoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp về quyền bình đẳng giới,những nghiên cứu về giới và xây dựng quyền cho phụ nữ Bên cạnh đó đề tài cònlàm nền tảng cho những báo cáo, những khóa luận sau này khi nghiên cứu về giới

và sự phân công lao động theo giới

Trang 13

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Hùng Tiến là 1 trong 24 xã của huyện Nam Đàn, là một xã đồng bằngcách trung tâm huyện Nam Đàn khoảng 5km về phía Đông Bắc Xã có phần ranhgiới giáp với các xã Nam Lĩnh, xã Xuân Hòa về phía Bắc Phía nam giáp xã HồngLong và Xuân Lâm Phía Đông giáp xã Kim Liên Phía Tây giáp xã Nam Lộc

Xã Hùng Tiến tổng diện tích đất tự nhiên là 1032,84 ha Dân số hơn 8920nhân khẩu, được phân bố trên 19 xóm, là xã có 3 hợp tác xã dịch vụ sản xuất nôngnghiệp Có một Đảng bộ gồm 23 chi bộ, với 250 Đảng viên [3; 1]

Xã Hùng Tiến bao gồm 10 điểm dân cư chính sau:

Điểm dân cư số 1: xóm Đồng Văn

Điểm dân cư số 2: gồm xóm Đồng Trung, xóm Trường Cửu

Điểm dân cư số 3: gồm xóm Xuân Lâm, Bình Sơn, Phúc Chỉ

Điểm dân cư số 4: gồm xóm Tiền Tiến, Liên Sơn, Tăng Tiến

Điểm dân cư số 5: gồm xóm Trường Tiến, Trường Sơn

Điểm dân cư số 6: gồm xóm Đông Sơn, Trung Chính

Điểm dân cư số 7: gồm xóm Trang Thọ, Quyết Tiến

Điểm dân cư số 8: gồm xóm Đông Anh, Tân Tiến

Điểm dân cư số 9: gồm xóm Nam Sơn, Đông Lĩnh

Điểm dân cư số 10: gồm các hộ dân cư ven quốc lộ 46 – chợ Vạc [3; 1]

Trang 14

1.1.1.2 Địa hình

Xã Hùng Tiến là xã có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, với chủ yếu

là diện tích đồng ruộng, trồng lúa và hoa màu Xã Hùng Tiến nằm trong lòng chảocủa huyện nên địa hình thấp hơn các xã lân cận, mỗi khi mùa mưa lũ trên địa bàn

xã thường bị ngập úng do nước xung quanh chảy vào và nước nâng lên từ dòngsông Lam, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp

1.1.1.3 Khí hậu

Xã Hùng Tiến nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của dãyTrường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hóa và khác biệtlớn trong khu vực Khí hậu được phân chia thành 3 mùa rõ rệt: Mùa khô nóng vàotháng 5 đến tháng 8; Mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 11; mùa rét từ tháng 12đến tháng 3 năm sau Hướng gió chính ở đây là gió Tây Nam và Đông Bắc

- Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 24 ⁰C, tổng nhiệt năng 8.500 – 87.000 ⁰C

- Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 đến 87%, mùa mưa lên đến 90%

- Hằng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam

- Mùa mưa bão chủ yếu tập trung từ tháng 8 đến tháng 10, mỗi năm chịukhoảng 1 – 3 cơn bão

1.1.1.4 Thủy văn

Chảy qua xã Hùng Tiến có sông Lam và kênh sông Lam Trà nên nhìn chungnguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinhhoạt của nhân dân

Nhìn chung xã Hùng Tiến có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triểnkinh tế Với quỹ đất canh tác lớn, xã mang hình ảnh của một vùng quê thuần nông.Chạy về phía Bắc của xã là quốc lộ 46 và phía Tây Nam của xã là đường ven SôngLam với nhiều chức năng về giao thông thủy lợi và cảnh quan có thể khôi phục vàkhai thác du lịch

Bên cạnh những mặt tích cực, xã còn có những hạn chế nhất định như: nằmtrong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ trong mùa mưa, ngoài ranhững khu vực lập kế hoạch còn chịu ảnh hưởng của các tai biến thiên nhiên khácnhư gió Tây Nam khô nóng,… Vì vây, khi phát triển xây dựng cần đầu tư khá lớncho hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo bền vững

Trang 15

1.1.1.5 Tài nguyên đất

Xã Hùng Tiến có diện tích đất tự nhiên là 1032.84 ha

Bảng 2: Diện tích đất sử dụng trên địa bàn xã Hùng Tiến.

1.1.2 Điều kiện kinh tế

Điều kiện phát triển kinh tế của xã Hùng Tiến được thể hiện qua tốc độ tăngtrưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất bình quân trên đầu người giaiđoạn 2010 - 2013 là 9,4% Năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 10,6%

Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 57095 triệu đồng đạt 65,7%

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Hùng Tiến tăng đều vào cácnăm, chất lượng cuộc sống trên địa bàn dần được cải thiện Tuy nhiên kết quả đạtđược vẫn đang còn chậm

Trang 16

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Hùng Tiến giai

đoạn 2010 - 2013.

Tỷ lệ: %

58.6 19.5

21.8

Đất nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp và Xây Dựng

Thực trạng phát triển các nghành kinh tế

Thực trạng phát triển ngành kinh tế của xã Hùng Tiến được đánh giá qua sựphát triển của ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ

- Đối với ngành nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 1531 ha, đạt 95,7% kế hoạch, hệ số vòngquay của đất đạt 2,6 lần

Trong đó diện tích một số cây trồng như sau:

Cây lúa: 759,4 ha đạt năng suất bình quân 42,8 tạ/ha Sản lượng 4119,2 tấn,

so với kế hoạch đạt 90,8%

Trang 17

Cây ngô: 315,4 ha đạt năng suất bình quân 42,8 tạ/ha Sản lượng 1.350.7 tấn,

so với kế hoạch đạt 97,9%

Cây lạc: 84 ha đạt năng suất bình quân 5.56 tạ/ha Sản lượng 147 tấn, so với

kế hoạch đạt 90.8% [3; 5]

Ngành chăn nuôi

Tổng đàn trâu bò có: 1.669 con So với kế hoạch đạt 79.5%

Tổng đàn lợn có: 3.552 con So với kế hoạch đạt 65.6%

Tổng đàn gia cầm: 50.025 con So với kế hoạch đạt 76.25% [3; 5]

Ngành chăn nuôi của xã phát triển tương đối khá Giá trị sản xuất ngành chănnuôi đạt hơn 8 tỷ đồng/ năm Chiếm 36.6% tỷ trọng ngành nông nghiệp Trên địabàn toàn xã có hơn 30 tiểu trang trại chăn nuôi kết hợp với gia súc, gia cầm, cá.Đây cũng chính là ngành mang lại thu nhập chủ yếu của người dân sau ngànhtrồng trọt

- Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ

Do đặc điểm nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, Hùng Tiếnkhông có làng nghề thủ công nghiệp nên Công nghiệp và Dịch vụ của xã phát triểntheo hướng đa ngành đa nghề; các ngành nghề Công nghiệp – Thủ công nghiệpchủ yếu là sản xuất gạch nung, hàn xì gia công cửa sắt, mộc, xay xát,…; ngànhnghề dịch vụ chủ yếu là kinh doanh xây dựng, vận tải, vật liệu xây dựng, vật tưnông nghiệp và buôn bán tạp hóa,…

Tổng toàn xã có 164 lao động tham gia sản xuất ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp và 345 lao động hoạt động trong ngành dịch vụ thương mại

Giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2010 là 4.83 tỷ đồng

Giá trị sản xuất thương mại là 11.29 tỷ đồng [3; 7]

Nền kinh tế của xã hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với tỷ trọngchiếm khá cao, do vậy đời sống nhận dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bìnhquân đầu người còn thấp Trong những năm tiếp theo xã cần đẩy mạnh phát triểndịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp, là những ngành sản xuất mang lại giátrị kinh tế cao

1.1.3 Điều kiện văn hóa, xã hội

Trang 18

Xã Hùng Tiến có truyền thống lịch sử lâu đời Các thế hệ kế tiếp nhau pháthuy truyền thống tốt đẹp, cần cù, thông minh sáng tạo xây dựng quê hương đấtnước giàu mạnh Địa bàn xã đang đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới,nhân dân phấn khởi phấn đấu đạt 19 tiêu chí của chương trình nông thôn mới,nhằm thay đổi diện mạo thôn xóm, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chấtlượng cuộc sống.

Phong trào văn hóa, xã hội của xã phát triển mạng mẽ Những ngày lễ xã đều

tổ chức những chương trình giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các thôn vớinhau Xã Hùng Tiến đều tham gia nhiệt tình những phong trào cấp trên đề ra và đạtnhững kết quả cao

Xã đã thực hiện thành công chương trình “Toàn Dân Đoàn Kết Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa” Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng Tiêu

chuẩn gia đình văn hóa là tiêu chí cơn bản để các gia đình phấn đấu

Chương trình khuyến học của xã ngày càng mạnh, hằng năm đều có hàngchục em học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng Toàn xã có 3 cấp học:cấp mầm non, cấp tiểu học và trung học cơ sở Tỷ lệ các cháu vào nhà trẻ là 94%

số trẻ trong độ tuổi Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 99,8% Số học sinh đậu vàocác trường đại học là 68 em, cao đẳng 70 em Trung học chuyên nghiệp là 40 em(năm 1013) Hệ thống phòng học kiên cố hóa, đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp Cơ

sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cơ bản

1.1.4 Điều kiện dân cư

Tổng số hộ toàn xã là 2.182 hộ với số nhân khẩu là 8594 người chiếm 5.71%dân số toàn huyện Gồm 19 thôn, dân cư sống theo cụm, dân cư toàn xã là dân tộckinh Cơ cấu dân số trẻ với 2094 người từ đủ 16 tuổi trở xuống và 6500 người từ

16 tuổi trở lên Nguồn lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động là 5417người Dân cư xã Hùng Tiến được hình thành trong quá trình phát triển tự nhiênmang dáng dấp dân cư nông nghiệp Đến nay xã đã hình thành được 10 điểm dân

cư, phân bố chủ yếu cư trú theo quốc lộ 46, các trục giao thông liên xã và đườngven sông Lam Trên địa bàn xã không có những trại lẻ hay hộ lẻ nằm riêng rẽ màquy tập lại thành những cụm dân cư tập trung, thuận lợi cho sự phát triển kinh tếnông nghiệp và kinh doanh dịch vụ Nhà ở khu vực dân cư được đảm bảo, cókhoảng 95% nhà ở kiên cố, bán kiên cố, còn lại có 5% nhà tạm, nhà xuống cấp cần

tu sửa, nâng cấp hoặc xây dựng lại Xã Hùng Tiến là một xã tương đối đông dân cư

Trang 19

nhưng chủ yếu là dân nông thôn, nghành nghề chính là nông nghiệp, một bộ phậndân cư làm kinh doanh và các dịch vụ thương mại.

1.2 Các khái niệm liên quan

1.2.1 Khái niệm giới

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, “giới” là một thuật ngữ để chỉ vai trò

xã hội, hành vi ứng cử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ Phụ nữ

và nam giới khác nhau về mặt sinh học, nhưng mọi văn hóa đều lý giải và qui địnhchi tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống những kỳ vọng xãhội về những hành vi và hoạt động được coi là thích hợp Tuy những kỳ vọngtrong các xã hội khác nhau thì không giống nhau nhưng vẫn có điểm tương đồngnổi bật

Theo Xã hội học về giới và phát triển thì giới là khái niệm dùng để chỉ nhữngđặc trưng xã hội của nam và nữ Các đặc điểm của giới là:

- Một phần vẫn còn bị quy định bởi các yếu tố, tiền đề sinh học của giới tính

- Không mang tính di truyền, bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm Tức là đượcquy định bởi điều kiện sống của cá nhân và xã hội, được hình thành và phát triểnthông qua hàng loạt các cơ chế bắt chước, học tập,…

- Có tính biến thiên, tức là có thể thay thế đổi được dưới tác động của cácyếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là điều kiện xã hội

- Mang tính đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức và tính chất.Khái niệm giới chỉ mối quan hệ và tương tác giữa địa vị xã hội của phụ nữ vànam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện vàyếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh xãhội cụ thể Khác với giới tính, giới là sản phẩm của xã hội, do học hỏi mà có Giớithay đổi theo thời gian qua các giai đoạn, thang giá trị thay đổi, mô hình ứng xửgiới thay đổi Sự khác biệt về giới nam và nữ là khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốcgia dân tộc và các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa cụ thể Vì hệ giátrị ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó có tác động đến sự học hỏi giữa con gái vàcon trai

1.2.2 Khái niệm bình đẳng giới

Trang 20

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng của sự phát triển đó” [11; 2]

Bình đẳng giới là môi trường cho cả nữ và nam giới được hưởng vị trí ngangnhau, họ có cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cốnghiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ kết quả đó Việc đối xử nhưnhau, cơ hội phát triển như nhau nhưng không đem lại kết quả như nhau giữa phụ

nữ và nam giới Vì vậy, bình đẳng giới cần được hiểu là sự đối xử ngang quyềngiữa phụ nữ và nam giới có những đặc điểm giống nhau và khác nhau của mỗigiới, và được điều chỉnh bởi các chính sách đối với từng giới một cách hợp lý Nếunhư cả phụ nữ và nam giới có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng vàthực hiện các mong muốn của mình Cả hai giới có điều kiện bình đẳng tham giađóng góp và hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển Mỗigiới đều được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng, nếu những tiêu chínày không được xác lập có nghĩa là trong xã hội đang tồn tại bất bình đẳng

Bình đẳng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn phải gắn với quan điểmphát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Nó đòi hỏi một sự chuyểnbiến đồng bộ của tất cả thành phần, mọi lứa tuổi, nhưng trước hết đối với nam giớitrong hàng loạt vấn đề: từ nhận thức đến thái độ ứng xử xã hội và hành vi cụ thểtrong mối quan hệ với phái nữ

Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trong lànam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu

1.2.3 Khái niệm gia đình

“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.” [7; 310]

1.2.4 Khái niệm lao động

Trang 21

“Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.” [6; 1]

C.Mác chỉ ra rằng: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người khôngphụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làmmôi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sựsống của con người Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thể mình,

sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích, ý thứcnhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình Vìvậy, trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờcũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển của đờisống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổichất giữa con người với tự nhiên

Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động là phươngtiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của mỗi thành viên và xã hội loài người Do vậy, ở các quốc gia cũng như ởnước ta, vấn đề lao động luôn luôn được coi trọng trong quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước

Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hộiloài người Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm thế giới xung quanhnhững sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình Khi xã hội phát triển,những hoạt động sản xuất nói chung ấy được phân chia thành những ngành nghề

cụ thể khác nhau Mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm cụ thểnhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội Từ đócho thấy lao động có sự liên quan chặt chẽ với vấn đề việc làm

1.2.5 Khái niệm phân công lao động theo giới

Theo quan niệm Xã hội học do August Comte khởi xướng cho rằng: Phâncông lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng

ổn định và phát triển xã hội, cùng có mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật

tự xã hội Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóa lao động màthực chất là quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bìnhđẳng xã hội

Trang 22

Phân công lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việc gia đìnhcủa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chứcnăng của gia đình trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… đảm bảo cho sự tồn tại vàphát triển ổn định của gia đình Phân công lao động nam – nữ là yếu tố hình thànhvai trò giới trong gia đình và xã hội Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới

có vai trò nhiệm vụ tạo ra thu nhập Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữcòn có chức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức năng tư duy và hànhđộng giải quyết nhiệm vụ Điều quan trọng là sự phân công lao động theo giớikhông đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ

mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ và quan điểm vị trí, vai trò của người phụ

nữ trong xã hội

Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam – nữ trong

xã hội và gia đình Phân công lao động theo giới như Mác và Ănghen đã nhận xéttrong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và Nhà nước”: Sự phân cônglao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu chỉ

có sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vi hoạt động theo giớimột cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làmchủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình Trong xã hội, sự phân công lao độngtheo giới biểu hiện qua sự phân chia khu vực lao động nghề nghiệp Mặt khác, sựphân công lao động theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức đời sống gia đình.Hơn nữa, phân công lao động theo giới không đơn thuần là dựa vào sự khácbiệt về mặt sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ vàquan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội nhằm bao biện cho tưtưởng “trọng nam khinh nữ”

1.2.6 Khái niệm vai trò giới

Vai trò giới là khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi củacon người trong một ý nghĩa tổng thể Nó ứng xử như một cơ chế để hiểu đượcnhững cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành động được phảnánh, những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi Trong bối cảnh về

sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn tới sự xác định các vai trò của phụ nữ và namgiới Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của cả hai giới được xem như là phùhợp với những mong đợi của xã hội Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu

tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể

Trang 23

Chính vì được quy định bởi yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò và hành vi của giớikhông phải là bất biến mà luôn thay đổi khi các điều kiện quy định thay đổi.

1.3 Vai trò của người phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay

1.3.1 Vai trò của người phụ nữ

Từ bao đời nay, vai trò của người phụ nữ trong gia đình vô cùng quan trọng

và không thể thay thế được, người phụ nữ có tác động đến hầu hết các thànhviên còn lại trong gia đình và trong các lĩnh vực kinh tế của gia đình Vai trò

ấy càng quan trong hơn đối với những gia đình nông thôn, cuộc sống đang cònnhiều khó khăn

Phụ nữ nông thôn là những người phụ nữ sinh sống và làm việc ở nông thôn.Trong cơ cấu dân số, gần 80% dân tộc Việt Nam sống ở nông thôn, phụ nữ nôngthôn là một cộng đồng người phong phú và đa dạng gồm những dân tộc, tôn giáo,lứa tuổi, ngành nghề, trình độ học vấn khác nhau và sinh sống ở những vùng nôngthôn khác nhau Họ hoạt động ở mọi ngành nghề, kể cả những ngành nghề độc hại

và nặng nhọc Theo thống kê, lao động nữ nông thôn chiếm 58,02% lực lượng laođộng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, và họ hiện nay đang sản xuất ra 60%sản phẩm nông nghiệp Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một trong hai chủ thể kinh

tế quan trọng mang lại thu nhập cho hộ gia đình Tuy nhiên, nằm trong những vaitrò chung của người phụ nữ thì người phụ nữ nông thôn cũng có những vai trò, vịtrí nhất định trong gia đình

Người phụ nữ là người chăm sóc con cái trong gia đình Những đứa con từkhi sinh ra đến khi trưởng thành lập gia đình đều có bàn tay chăm sóc của mẹ.Người mẹ dành hết yêu thương cho con chỉ mong con mau lớn nên người, vì thếcon cái dành thời gian nhiều cho mẹ hơn là người cha Lúc còn nhỏ chúng được

mẹ cho bú, tắm giặt, cho ăn dặm, chăm sóc chúng khi chúng đau ôm, lớn lên người

mẹ vừa là người giáo dục chúng, vừa như là người bạn lắng nghe chúng nói Quanăm tháng chúng lĩnh hội hết tất cả những đức tính từ người mẹ, hình thành nênnhân cách của trẻ Ngoài vai trò chăm sóc, giáo dục con cái thì người phụ nữ cònđóng vai trò lớn trong việc chăm sóc các thành viên còn lại trong gia đình Nếutrong gia đình có người già, người phụ nữ hằng ngày vẫn chăm bón, phụng dưỡngchạ mẹ, và riêng người chồng cũng cần có sự chăm sóc của người vợ, từ cơm nướchằng ngày cho đến những lúc ốm đau Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng vai trò

Trang 24

của người phụ nữ trong việc chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình là

vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với gia đình nông thôn thì chúng ta có thể thấyđược vai trò người phụ nữ càng rõ nét hơn Người phụ nữ nông thôn cần phải bỏ rarất nhiều thời gian cho những công việc trên, bởi vì họ nhận được rất ít sự trợ giúp

từ người khác Như các gia đình ở thành phố thì có thể thuê bảo mẫu, hay ngườigiúp việc làm thay những công việc này, nhưng đối với phụ nữ nông thôn thìkhông, thứ nhất là do kinh tế không đủ để có thể làm việc ấy, lý do thứ hai là họkhông được phép làm như vậy, làm vậy thì họ đã vứt bỏ thiên chức của một người

vợ, người mẹ hiền và là một người con dâu hiếu thảo Vì thế, hình bóng người phụ

nữ không thể thiếu trong gia đình nông thôn, đặc biệt là ngày nay, khi xã hội pháttriển sẽ tác động rất nhiều đến mỗi thành viên trong gia đình, với lý do đó màngười phụ nữ luôn phải giành hết thời gian cho gia đình, kèm cặp con cái cho đếnkhi trưởng thành Làm được điều đó chỉ có người phụ nữ mà thôi

Trong gia đình người phụ nữ còn giữ vai trò trọng yếu trong sắp xếp, tổ chứccuộc sống gia đình Các công việc hằng ngày trong gia đình đều do người phụ nữđảm nhận, từ đi chợ, nấu ăn, đến quét dọn, trang trí trong nhà, mua sắm,… đó lànhững công việc tỉ mỉ, yêu cầu sự cần mẫn của người phụ nữ Dù đây là nhữngcông việc lặt vặt nhưng chiềm rất nhiều thời gian của họ, và không thể không có.Đối với người phụ nữ nông thôn thì họ có nhiều thời gian cho những công việc nàyhơn, bởi ít người họ có công việc làm ổn định, phần lớn là ở nhà chăm sóc gia đình

và làm việc theo mùa vụ Người phụ nữ sắp xếp, tổ chức công việc gia đình theosuy nghĩ, nhận thức và bằng khả năng của họ

Người phụ nữ đóng vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ giađình, hàng xóm láng giềng Người đàn ông sau một ngày làm việc mệt nhọc khi trở

về nhà mong muốn của họ là nhìn thấy gia đình hòa thuận, ấm cúng, con cái ngoanngoãn, cần những bữa cơm ngon, đoàn tụ, có một người vợ hiểu mình, biết chămsóc con cái, biết đối nhân xử thế giới gia đình hai bên nội - ngoại, biết tạo mốiquan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng Đặc biệt đối với người phụ nữ nông thôncần thể hiện điều đó tốt hơn, bởi những hủ tục ở các vùng nông thôn đang còn giữlại khá đầy đủ, những ngày giỗ chạp anh em họ hàng đều biết đến cho nên ngườiphụ nữ trong gia đình cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với anh em họ hàng Ở nôngthôn văn hóa cộng đồng làng xã đang còn duy trì, không như gia đình thành phốđèn nhà ai nhà ấy sáng, nhà mình có công việc thì hàng xóm sẽ sang giúp, có cáibánh cũng nhớ đến gia đình bên cạnh, họ chia ngọt sẻ bùi, tối lửa tắt đèn có nhau,

Trang 25

nếu người phụ nữ không biết giữ gìn vun đắp các mối quan hệ ấy thì gia đình mìnhtrong cộng đồng ấy sẽ bị cô lập Để điều hòa được các mối quan hệ gia đình, nóđòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu khó và sự tinh tếcủa người phụ nữ.

Người phụ nữ còn góp phần hỗ trợ người chồng thành đạt trong cuộc sống.Trong công việc, có những lúc người chồng thất bại, giảm sút ý chí và tinh thần,thì người vợ là người chia sẻ, động viên, thông cảm cho người chồng, giúp ngườichồng vượt qua khó khăn, tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại niềm tin Đó lànhững biểu hiện khôn ngoan, chín chắn, có bản lĩnh và có văn hóa ở người phụ nữ.Đối với phụ nữ nông thôn do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, ngoài nhữngcông việc gia đình, người phụ nữ còn phải đi làm kinh tế, phụ giúp chồng kiếmthêm thu nhập cho con cái học hành Những công việc phát triển kinh tế chủ yếucủa phụ nữ nông thôn là làm ruộng, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, nhận làmđường,… Hiện nay, có rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai người phụ nữ.Phụ nữ nông thôn thường phải lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi đểphục hồi sức lao động, điều này đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe Do đờisống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữ thường là người phải hy sinh bảnthân mình trong sự nghèo khổ đó Phụ nữ không có điều kiện học tập, giao lưu, thụhưởng các giá trị văn hóa tinh thần, trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điềukiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu; Khi sức khỏe củangười phụ nữ nông thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực hiện chứcnăng sinh sản nuôi con của chính họ

Dưới xã hội phong kiến, khi nói đến công việc của người phụ nữ người tanghĩ ngay đến bếp núc, những công việc nội trợ Tuy trong xã hội tiến bộ, vănminh hơn như ngày nay dù có nhiều gia đình, người chồng đã biết chia sẻ việc nhàvới vợ, nhưng người đóng vai trò chính vẫn là những người mẹ, người chị vànhững đứa con gái Chính họ làm cho gia đình trở nên ấm áp hơn, vui vẻ hơn, làmcho mọi thành viên trong gia đình muốn quay về nhà sau một ngày làm việc vất vả.Nhờ bàn tay khéo léo và sự chu toàn của mình, người phụ nữ đã giúp mọi người táitạo sức lao động bằng những bữa ăn ngon và sự chăm sóc chu đáo, để rồi mọithành viên đủ sức khỏe và động lực để làm việc Con gái lớn lên, luôn được giáodục “công, dung, ngôn, hạnh” để nối tiếp mẹ mình, dù bên ngoài xã hội họ vẫngánh trọng trách không kém phần quan trọng hơn nam giới

Trang 26

1.3.2 Vai trò của nam giới

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người phụ nữ, càng không thể quên

đi vai trò của nam giới trong gia đình Vai trò của người chồng , người cha tronggia đình thật quan trọng, nó luôn được phát huy trong mọi thời đại Ngày nay tưtưởng trọng nam khinh nữ, dường như đã có phần mờ nhạt, người vợ cùng ngườichồng xây dựng hạnh phúc gia đình Người phụ nữ trong gia đình có vai trò chămsóc, nuôi dưỡng con cái, là người tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình.Còn người đàn ông họ có vai trò vô cùng quan trọng:

Người đàn ông là trụ cột vững chắc trong gia đình Trong gia đình từ thời xaxưa người đàn ông là người làm nên kinh tế nuôi sống gia đình Từ thuở bình minhcủa lịch sử loài người, khi đó người nam giới khỏe mạnh sẽ vào rừng săn bắn, háilượm tìm kiếm thức ăn, còn người phụ nữ ở nhà bận bịu với công việc nuôi con.Ngày nay, ngoài những tộc người đang tồn tại chế độ mẫu hệ thì hầu hết ngườinam giới trong gia đình đảm đương những công việc nặng nhọc, chịu trách nhiệmkiếm tài chính để nuôi sống gia đình Tục ngữ có câu: “Đàn ông giữ nhà, đàn bàgiữ lửa”, qua đây chúng ta cũng đã hình dung ra được vai trò quan trọng của ngườiđàn ông, những công việc nặng nhọc khó khăn đều giành cho người nam giới, nhưtạo hóa đã sắp đặt thì người đàn ông không hề phủ nhận, từ chối vai trò tráchnhiệm to lớn này của mình Đối với người nam giới trong gia đình nông thôn thìvai trò trách nhiệm này càng quan trọng hơn, bởi nguồn kinh tế của gia đình chỉnhìn vào người đàn ông Phần lớn các gia đình ở nông thôn đều làm nông nghiệp,nghề nghiệp của họ là theo mùa, những lúc rảnh rỗi người phụ nữ không có việclàm thì người đàn ông phải đi ra kiếm thu nhập cho gia đình Đến mùa gieo hạtngười đàn ông đảm nhiệm cày bừa, những công việc nhẹ nhàng như cấy dặm thìgiành cho phụ nữ, đến ngày thu hoạch người đàn ông chịu trách nhiệm gặt hái,mang thóc về nhà, người phụ nữ chỉ phụ giúp phơi quây, đóng gói, bảo quản.Một người chồng, người cha tốt là biết tạo niềm tin, có uy tín trong gia đình.Trong mọi công việc những lời nói góp ý hay những quyết định của người đàn ôngđều được mọi người xem xét, cân nhắc Trong gia đình người chồng phải làm chongười vợ tin tưởng chồng, con cái tôn trọng cha Người đàn ông trong gia đình cònphải biết sống bao dung, độ lượng, vị tha Trong quan hệ vợ chồng có sự thấu hiểu,

vị tha của người đàn ông thì cuộc sống gia đình mới hạnh phúc được Có như vậy,người phụ nữ mới cảm thấy thoải mái với cuộc sống gia đình, để cả hai cùng phấn

Trang 27

đấu Công việc nội trợ trong gia đình không đơn thuần chỉ là người phụ nữ đảmnhận, người chồng cũng có thể giúp đỡ người vợ, chia sẻ những công việc gia đìnhcho người vợ những lúc vợ bận công việc Trong gia đình nông thôn, thời gian làmviệc của người đàn ông có thể là ít hơn người phụ nữ, vì thế khi rảnh rỗi người đànông cũng có thể giúp đỡ công việc nội trợ trong gia đình.

Cũng như người phụ nữ, người đàn ông trong gia đình nông thôn họ cũng cóvai trò lớn trong việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình, dòng họ Mỗi khi giađình có công việc hiếu, hỷ người đàn ông trong gia đình sẽ quyết định tổ chức nhưthế nào, khách mời là những ai,… người vợ cùng người chồng thực hiện một cáchphù hợp với kinh tế gia đình và không làm mất lòng anh em họ hàng Đối với côngviệc dòng họ, người chồng là người đại diện cho gia đình tham gia các công việccủa dòng họ như ngày giỗ họ, cúng tế tổ tiên đều là do người đàn ông đảm nhiệm.Như vậy, vai trò của nam giới trong gia đình là rất quan trọng Nhờ khả năng lolắng công việc gia đình, tính quyết đoán trong mọi công việc cho nên người đànông luôn là trụ cột, là chỗ dựa cho cả gia đình

1.4 Nhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn hiện nay

Cùng có chung những nhu cầu cơ bản như những người phụ nữ và nam giớikhác, phụ nữ và nam giới ở những miền nông thôn họ cũng có những mong muốnnhư vậy Những nhu cầu cơ bản của phụ nữ và nam giới là giống nhau Những nhucầu đó là ăn mặc, ở, đi lại, nhu cầu được quan tâm, chăm sóc,… Tuy nhiên, tùyvào hoàn cảnh gia đình mà những nhu cầu này được phát triển nâng lên

Ngày xưa, con người cố gắng kiếm tiền với mong muốn là “đủ ăn đủ mặc”,còn bây giờ khi kinh tế phát triển nhu cầu của con người được nâng cao rõ rệt.Không chỉ mong muốn “đủ ăn, đủ mặc” mà còn phải “ăn ngon, mặc đẹp” Chúng

ta có thể thấy rõ thực tế này đối với những người thành thị là rất dễ dàng khi thunhập của họ đủ để đáp ứng những nhu cầu ấy Tuy nhiên, đối với gia đình nôngthôn kinh tế còn hạn hẹp thì những nhu cầu ấy chưa hoàn toàn được thỏa mãn Thunhập thấp bữa ăn của các gia đình nông thôn không được đảm bảo chất dinhdưỡng, điều kiện cải thiện bữa ăn là rất thấp Những gia đình làm nông nghiệp cơnghiệp gia đình trông chờ vào mấy sào ruộng chỉ mong có cái ăn, cái mặc lành lặn

đã tốt lắm rồi Như vậy, ở nhu cầu này chúng ta có thể thấy so với phụ nữ và namgiới thành thị thì nhu cầu của cả hai giới ở nông thôn thấp hơn nhiều

Trang 28

Khi đáp ứng được nhu cầu ăn mặc thì nhu cầu đi lại cũng vô cùng quan trọngđối với mỗi cá nhân Ngày xưa con người chỉ cần có phương tiện để đi lại, vậnchuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất Tuy nhiên, ngày nay khi đất nước pháttriển con người không chỉ cần đến phương tiện đi lại nữa mà còn bắt buộc phảiđẹp, sành điệu, thuộc loại hàng sang Khi kinh tế phát triển kéo theo những nhucầu cơ bản của con người phát triển là điều đương nhiên Tuy nhiên, nó còn tùythuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và từng vùng quyết định nhu cầu này.Trong mỗi con người đều mong muốn mình khỏe mạnh, có sức khỏe tốt đểlàm việc Ngày nay thì nhu cầu ấy được đáp ứng một cách toàn diện khi dịch vụ y

tế phát triển Hệ thống bảo hiểm xã hội phát triển bao phủ toàn bộ mọi cá nhântrong cộng đồng, vì thế cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ y tế của cả phụ nữ và namgiới rất dễ dàng Theo đó, mọi cá nhân đều được thăm khám sức khỏe theo định kỳ

và chi phí cho mỗi lần khám mỗi người sẽ được giảm 80% tổng ca điều trị Đối vơinhững gia đình có kinh tế khá giả, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng thìđiều kiện nâng cao sức khỏe cho bản thân nhiều hơn Họ sẽ đi khám đều đặn theođịnh kỳ và kịp thời phát hiện ra những căn bệnh hiểm nghèo Còn đối với nhữnggia đình nông thôn, do điều kiện kinh tế, đường xá đi lại khó khăn nên cơ hội đểtiếp cận với các dịch vụ y tế là rất thấp Đặc biệt là những vùng miền núi, vùng sâuvùng xa thì cơ hội này càng thấp hơn nữa khi mà cả huyện chỉ được một trung tâm

y tế, điều kiện vật chất không đảm bảo Vì thế mà có khi cả năm, hoặc nhiều hơnnữa họ mới đi thăm khám, điều trị một lần, có những lúc khi bệnh quá nặng khi đómới phát hiện ra, do kinh tế không cho phép họ lại để mặc cho số phận Tuy nhiên,

có những gia đình nông thôn ở có kinh tế thì họ vẫn chăm lo sức khỏe cho cácthành viên trong gia đình Theo định kỳ họ vẫn đều đặn đi khám để phát hiện bệnh.Nhìn chung nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người được nâng cao khi mà dịch

vụ y tế đã đến tận người dân

Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu đó thì nhu cầu được yêu thương, tôn trọngcũng là nhu cầu quan trọng Và nhu cầu này ngay nay cũng được đáp ứng và nângcao rõ rệt Hình thức yêu thương quan tâm cũng phong phú và khác biệt rất nhiều.Những yêu thương giữa con người với con người được bộc lộ rất tinh tế Ngườixưa nói “phú quý sinh lễ nghĩa” quả thật không sai khi mà ngày nay đến nhữngngày lễ tết mọi người đều giành tình cảm đặc biệt cho nhau thông qua những mónquà, có những món quà đắt giá, và người ta gọi đó là “mốt”mà ai khi có điều kiệnđều cố gắng thực hiện, vừa bày tỏ tình cảm vừa thể hiện mình là người phóng

Trang 29

khoáng Ngược lại đối với người có thu nhập thấp những phú quý ấy sẽ là xa xỉ khiđiều kiện của họ không cho phép Trong gia đình nông thôn, tình cảm vợ chồnggiành cho nhau nhiều nhường nào thì chỉ có vợ và chồng biết với nhau, họ ít khithể hiện ra bên ngoài cho người ta thấy, càng không thể thể hiện nó qua nhữngmón quà đắt tiền, điều đó đồng nghĩa với việc người phụ nữ nông thôn sẽ khôngmong ước người chồng của mình tặng quà cho mình vào những ngày lễ Như vậychúng ta có thể thấy ở nhu cầu này đối với người nông dân đang rất hạn chế.

Để có địa vị cao ngoài xã hội mỗi con người đều mong ước mình được họchành, tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định để nuôi sống gia đình Tronggia đình cả hai vợ chồng đều có công việc ổn định sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn

là những gia đình cả hai người đều thất nghiệp Những gia đình nông thôn thì điều

đó là rất khó khăn khi sinh ra trong gia đình không có điều kiện để được ăn họcđàng hoàng Hơn hết cơ hội tiếp cận với nền giáo dục đang còn hạn chế Nhưngngay nay, mọi công dân đến tuổi đều được đi học, vì thế mà cơ hội tìm kiếm việclàm dễ dàng hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

Tóm lại, để đánh giá nhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn hiện naychúng ta xem xét thực trạng chung của phụ nữ và nam giới cả nước Nếu chia mứcnhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn thành ba mức: thấp, trung bình, cao thìchúng ta có thể xếp nó ở mức trung bình Có nghĩa là những mong muốn củanhững người dân nông thôn vẫn tồn tại trong tiềm thức, tuy nhiên nó bị hạn chế, cóthể nói là bị “chặn dòng” do điều kiện kinh tế không cho phép họ ước mơ Họ chỉmong muốn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản phục vụ cho sự tồn tại chứ không

hề có những ước mơ cao xa Tuy nhiên, với xu thế phát triển như ngày nay thì mứcnhu cầu của phụ nữ và nam giới nông thôn ngày càng được nâng cao, đáp ứng mộtcách toàn diện, hoàn mỹ nhất

Trang 30

CHƯƠNG 2 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI XÃ HÙNG TIẾN,

có sự chênh lệch nhau thì sự phân công lao động trong gia đình càng cứng nhắchơn, cơ hội giải phóng người phụ nữ càng thấp hơn

Qua số liệu Tổng cục thống kê cho thấy, thu nhập giữa lao động nam và nữchênh lệch rất lớn Trong tất cả các nghành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉbằng 74,5% so với nam Trong một nghành cụ thể, như nhóm nghề có chuyên môn

kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với nam giới có trình độ,hoặc ngay cả một số nghề, tỷ lệ tham gia lao động nữ đã tăng, nhưng so về thunhập vẫn ít hơn lao động nam Ở trong các khu vực kinh tế Nhà nước, tư nhân,kinh doanh cá thể, tập thể thì vấn đề này vẫn là tình trạng chung Xét nhiều góc độkhác nhau thì phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng thể hiện qua việc

vị trí, vai trò trong gia đình và ngoài xã hội thấp hơn nam giới

Trang 31

Sự phân công lao động trong các gia đình nông thôn chủ yếu được phân tíchqua các công việc như: công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc giáo dục con cái,công việc phát triển kinh tế, các công việc dòng họ, cộng đồng,… Trong nhữngcông việc này người phụ nữ thường đảm nhận những công việc nội trợ, chăm sóccác thành viên trong gia đình, giáo dục con cái Còn nam giới có quyền quyết địnhcác công việc lớn trong gia đình, đại diện gia đình tham gia các công việc dòng họ

và cộng đồng Thời gian lao động nhiều và kéo dài khiến cho người phụ nữ bị hạnchế, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi về ban ngày, không có thời gian thưgiãn, giải trí, tham gia các công việc ngoài xã hội Còn ngược lại, sau khi sản xuất

về nam giới thường được nghỉ ngơi, được giải trí, có thể là xem tivi, đọc báo, sangnhà hàng xóm chơi, đi uống bia, đánh cờ,… lúc này thì người phụ nữ tập trung vàolàm việc nhà Điều này có nghĩa là phụ nữ chỉ thay đổi hình thức lao động màkhông phải là hình thức giải trí để tái sản xuất sức lao động

Ngày 2 tháng 4 năm 2009, tại Viện Xã hội học, nhóm tác giả nghiên cứu gồmGiáo sư xã hội học John Knodel, Trung tâm Nghiên cứu Dân số (Đại họcMichigan, USA) và Phó giáo sư xã hội học Bussarawan Puk Teerawichitchainan,Trường Khoa học xã hội (Đại học Quản lý Singapore), PGS.TS Vũ Mạnh Lợi vàPGS.TS Vũ Tuấn Huy (Viện Xã hội học), đã báo báo kết quả nghiên cứu về phâncông giới trong lao động gia đình ở Việt Nam Thực hiện nghiên cứu với hai vùng:vùng một là 7 tỉnh đồng bằng Sông Hồng; vùng hai là thành phố Hồ Chí Minh và 6tỉnh lân cận Tất cả có 1296 mẫu được thu thập đều nhau từ ba nhóm “thời chiến”,

“thời thống nhất đất nước” và “thời kỳ đổi mới”, kết quả cho thấy, người vợ làngười chủ yếu nắm giữ túi tiền của gia đình Với ba nhóm mẫu của các thời kỳ,

“thời chiến”, “thời thống nhất đất nước” và “thời kỳ đổi mới”, các con số tươngứng là 65-68%, 70-72%, và 63-73% Các tác giả cũng ghi nhận người chồng trẻhơn đang tham gia quản lý tài chính gia đình nhiều hơn, nhất là ở phía Bắc

Về công việc nội trợ, phụ nữ vẫn là người đảm trách chủ yếu, với ba thời kỳcác con số thống kê tương ứng là 83,5-85%, 83,7-85,0% và 84,0-81% Các tác giảnhận định đàn ông phía Bắc tỏ ra hữu ích và giúp đỡ nhiều hơn, nhưng ở phía Namngày càng có nhiều đàn ông tham gia giúp phụ nữ đảm nhận việc nhà Với việcchăm sóc con cái, phụ nữ vấn đóng vai trò chủ chốt, nhưng càng ngày càng nhiềuđàn ông tham gia hơn, đặc biệt người chồng ở miền Bắc tham gia chăm sóc connhiều hơn

Trang 32

2.2 Thực trạng phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

2.2.1 Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc nội trợ của gia đình

Công việc nội trợ trong gia đình là một khái niệm chưa thật sự rõ ràng, khinghe khái niệm này gợi lên hàng loạt những công việc không tên Để thực hiện hếtcông việc nội trợ con người cần phải thực hiện hơn 200 hoạt động khác nhau.Công việc nội trợ hay còn gọi là công việc gia đình, những công việc này hầu nhưchiếm hết phần lớn thời gian, tâm trí và sức lực của người phụ nữ trong gia đình.Những công việc gia đình chúng ta có thể kể ra hàng loạt công việc như sau: đichợ nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, may vá, dạy con học, chăm sóc người ốm, Những công việc không tên này chiếm không ít thời gian của người phụ nữ, và nókhó có thể qui đổi thành giá trị kinh tế Tuy nhiên, theo thống kê của tổ chức Laođộng thế giới (ILO) ) năm 2002, nền kinh tế thế giới đã bỏ qua 11 tỉ USD từ thunhập của người phụ nữ do họ làm những công việc gia đình, nhưng những giá trịnày vẫn không được công nhận ở một số gia đình

Trong gia đình, công việc nội trợ là cần thiết nhằm suy trì cuộc sống gia đình,vai trò của người phụ nữ trong những công việc này cũng được đề cao bởi tínhkhéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ mới có thể đảm nhận được, nhưng không phảingười phụ nữ phải chịu trách nhiệm chính trong các công việc gia đình, mà còncần sự giúp đỡ của người đàn ông trong gia đình Những công việc nội trợ ở giađình thành phố cũng cần vai trò của người phụ nữ nhưng do công việc ngoài xã hội

họ cũng cần có thời gian thì những gia đình đó có thể thuê người phụ trách nhữngcông việc nội trợ trong gia đình, lúc này người phụ nữ sẽ có điều kiện tham gianhững hoạt động ngoài xã hội Đối với công việc nội trợ ở vùng nông thôn cũnggiống như thành thị đều có sự góp mặt của người phụ nữ, và thời gian thực hiệncông việc này thường xuyên và liên tục hơn Họ chịu sự chi phối của hoàn cảnhkinh tế khó khăn cộng với những tư tưởng phong kiến vẫn kìm kẹp người phụ nữvào những công việc bếp núc

Để nắm rõ vấn đề này, tôi tiến hành sử dụng công cụ phân tích sự phâncông lao động theo giới với nhóm nữ gồm 8 thành viên thuộc xóm Đông Sơn,

xã Hùng Tiến

Trang 33

Kết quả như sau:

Bảng 3 Sự phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ.

( Nguồn: Người dân tham gia phân tích biểu mẫu)

Nhìn vào kết quả trên chúng ta có thể thấy tất cả các thành viên trong nhómtham gia phân tích đều cho rằng các công việc nội trợ của gia đình mình đều dongười phụ nữ đảm nhận, và ít được sự chia sẻ từ người chồng của mình, dườngnhư có sự phân chia công việc rất rõ ràng ở hoạt động này, người phụ nữ là ngườiđảm nhận chính công việc nội trợ còn nam giới không tham gia vào hoạt động này,điều này thể hiện qua 100% các thành viên tham gia thảo luận đều cho rằng côngviệc nội trợ do phụ nữ đảm nhận Tỷ lệ này là 0% giành cho nam giới khi được hỏi

về người thực hiện công việc nội trợ trong gia đình Trình độ học vấn của ngườiphụ nữ ngày càng tăng lên, họ cũng có những mong muốn không chỉ bình đẳngtrong nghề nghiệp mà con cả trong công việc gia đình

Người xưa có nói rằng: “Vắng đàn ông quạnh nhà, Vắng đàn bà quạnh bếp”,câu nói này quả thật không sai khi đề cập đến cai trò của người phụ nữ trong côngviệc nội trợ, chuyện bếp núc thiếu vắng đi bàn tay của người phụ nữ một ngày thì

nó sẽ có sự khác biệt, không được vẹn tròn như xưa

Trong quá trình thực tế tôi tiến hành một điều tra khác đó là theo dõi hoạtđộng trong ngày hai gia đình Sau khi được sự cho phép của 2 gia đình tôi tiếnhành quan sát thường xuyên để nắm chi tiết những công việc hằng ngày của giađình cũng như thời gian phụ nữ và nam giới đảm nhận mỗi công việc Với kết quảthu thập được chúng ta có thể rút ra được sự phân công công việc và thời gian làmviệc của cả hai giới là như thế nào?

Trang 34

Sử dụng phương pháp quan sát tôi tiến hành quan sát 2 hộ gia đình anhHoàng Văn Quế, chị Nguyễn Thị Hoa và gia đình Bác Nguyễn Văn Nam, BácTrần Thị Lan vào 2 ngày 24, 25/4/2014 Gia đình anh Hoàng Văn Quế (40 tuổi) vàchị Nguyễn Thị Hoa (36 tuổi) lấy nhau đã được 8 năm, anh chị có 1 người connăm nay học lớp 1 Còn gia đình Bác Nguyễn Văn Nam (55 tuổi) và bác Trần ThịLan (54 tuổi) là gia đình hạt nhân trong gia đình chỉ có hai thế hệ, gia đình có bangười con, hai người con gái đầu đã đi lấy chồng, còn người con trai út năm nayhọc lớp 12 Cả 2 gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn do không có công việc ổnđịnh, không nhận được sự trợ cấp từ các nguồn khác.

Sau khi quan sát đã thu được kết quả như sau:

Bảng 4: Thời gian biểu công việc hằng ngày của gia đình anh Quế, chị Hoa.

5:00h – 6:00h Dậy nấu bữa ăn sáng Ngủ

6:00h – 7:00h Chuẩn bị cho con đi học, ăn

sáng

Ăn sáng

7:00h – 7h30’ Rửa bát, đưa con đi học Uống nước, nghỉ ngơi

7h:30’ - 10h30’ Đi làm cỏ lạc,đón con về Đi đổ bê tông

10h30’ – 12h Đi chợ, nấu ăn Xem tivi, ăn cơm

12h – 1h30’ Rửa bát, dọn nhà, nghỉ ngơi Nghỉ ngơi,xem tivi

13h30’ - 16h30’ Đi hái ớt thuê Đi đổ bê tông

16h30’ – 18h Ăn cơm, giặt giũ Ăn cơm, xem tivi

18h – 21h Dạy cho con học chữ Đi họp xóm

(Nguồn: Thực hiện quan sát hộ gia đình)

Bảng 5 Thời gian biểu các công việc hằng ngày của gia đình bác Nam, bác Lan.

Trang 35

heo, gà ăn7h:30’ – 10h30’ Đi cắt cỏ, đi chợ, nấu ăn Đi lấy nước vào ruộng,

đánh cờ

10h30’ – 12h Ăn cơm, giặt giũ Ăn cơm, xem tivi

13h30’ – 16h30’ Đi chăn bò Đi họp tổ nông dân

16h30’ – 18h Nấu ăn, cho bò, gà vịt ăn,

ăn cơm

Nghỉ ngơi, ăn cơm

18h – 21h Nấu cám heo, xem tivi Đi họp dân

(Nguồn: Thực hiện quan sát hộ gia đình)

Nhìn vào thời gian biểu chúng ta có thể tính được thời gian làm việc trongmột ngày của phụ nữ và nam giới Người phụ nữ phải bỏ ra 8 tiếng làm công việcđồng áng, đi làm thuê tăng thu nhập, ngoài ra họ còn mất hơn 4 tiếng để dọn dẹpnhà cửa, chăm sóc con cái, làm công việc vặt, họ không có nhiều thời gian thamgia các công việc xã hội Đối với nam giới trong 1 ngày họ bỏ ra 8 tiếng để làmcông việc tạo ra thu nhập, ngoài ra họ còn có thời gian nghỉ ngơi, đánh cờ, thamgia họp dân Những ngày mùa thời gian làm việc của phụ nữ lên đến 16 giờ, cònnam giới lên 10 giờ Đối với phụ nữ lao động như vậy thật sự quá sức, song họ vẫn

có nhu cầu tìm kiếm việc làm, vì bản thân phụ nữ cũng muốn tự mình tìm kiếmcông việc nhằm tăng thu nhập cho gia đình, góp phần cũng nam giới tạo thu nhậpcho gia đình và cũng muốn tự mình phấn đấu vươn lên

Thời gian biểu của gia đình anh được lặp đi lặp lại như thế trong 2 ngày quansát Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng, thời gian của người phụ nữ bỏ ra làmcác công việc gia đình là rất nhiều, có thể nói là gấp đôi nam giới Những côngviệc đó dù nhẹ nhàng hơn công việc nam giới nhưng cũng chiếm rất nhiều thờigian, công sức của họ Còn nam giới đảm nhận những công việc nặng nhọc hơnnhững thời gian nghỉ ngơi của họ cũng rất nhiều Nhìn chung, những công việc nộitrợ, công việc gia đình đều do người phụ nữ làm bởi người phụ nữ có khả năngtrung hòa được tất cả tính cách của các thành viên trong gia đình, đáp ứng hết khẩu

vị của tất cả các thành viên không phải là chuyện đơn giản, chỉ có người phụ nữmới hiểu hết là hoàn thành một cách xuất sắc Theo quan sát trong hai ngày thì tôi

Trang 36

nhận thấy những công việc nội trợ trong gia đình đều giành hết cho người phụ nữ

mà họ không được nhận sự trợ giúp nào từ người chồng của mình

“Không cháu ạ Những việc đó bác để cho bác gái phụ trách, bác đi làm những công việc lớn hơn, mà bác cũng ít khi đi chợ và không giỏi nấu ăn nên không quen”.

(Phỏng vấn sâu bác Nguyễn Văn Nam.)

Như vậy, công việc nội trợ trong gia đình đã gắn chặt với người phụ nữ, mànam giới ít người cảm thông với điều đó Những tưởng công việc này là nhẹnhàng, nhưng có ít ai biết được hàng trăm công việc không tên đó lại chiếm phầnlớn thời gian nghỉ ngơi, hoạt động của người phụ nữ Đây là lý do mà người phụ

nữ ít có thời gian tham gia các hoạt động xã hội, các công việc cộng đồng

Có một điều chúng ta có thể thấy được rằng là người phụ nữ chấp nhận thựchiện tất cả những công việc đó mà không hề lên tiếng, có lẽ là do xã hội đã phâncông cho họ những công việc ấy, và họ nhận thấy chỉ có sự khéo léo của họ mớilàm được những công việc này

“Đi làm về trưa mệt mà vẫn phải vào bếp nấu nướng cũng có khi tức giận, nhưng nghĩ ông là đàn ông vào bếp không quen thì thôi mình làm cho nhanh cháu

ạ Hơn nữa phận đàn bà chuyện bếp núc là chuyện bình thường mà Còn việc làng, việc xóm thì có Bác trai tham gia rồi, chỉ khi nào phụ nữ họp thì Bác có tham gia”.

(Phỏng vấn sâu bác Trần Thị Lan.)

Sự khác biệt quá lớn giữa vợ và chồng trong công việc gia đình phụ thuộcvào yếu tố kinh tế, quan niệm của mỗi gia đình khiến nó bị xem nhẹ, làm cho cảphụ nữ và nam giới xem nó là điều tất yếu của người phụ nữ, và điều này được duytrì nhằm đảm bảo đời sống của gia đình Nhưng thực tế những công việc nội trợkhông phải là công việc đơn giản và giành riêng cho người phụ nữ, nó đòi hỏinhiều thời gan và sức lực của người thực hiện, người phụ nữ vừa phải hoàn thànhtốt công việc lao động sản xuất như nam giới, vừa phải tiếp tục bỏ thâm một lượngthời gian cho công việc bếp núc, dọn dpej nhà cửa, với sức lực của người phụ nữthì bỏ ra 12 tiếng trong 1 ngày để làm việc liệu có quá sức không ?

“Chị nghĩ trong gia đình khi được chồng mình giúp đỡ công việc nấu ăn thì tốt quá, Chị sẽ có thời gian chăm sóc con và cho mình nghỉ ngơi, nhưng nhà nông

Ngày đăng: 06/11/2014, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Vân Anh – Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, NXB phụ nữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ, giới và phát triển
Tác giả: Trần Thị Vân Anh – Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB phụ nữ Hà Nội
Năm: 2000
2. Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng Thế giới, Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
5. Mai Huy Bích (2003), Giáo trình Xã hội học gia đình, NXB Khoa Học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xã hội học gia đình
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: NXB Khoa Học xã hội
Năm: 2003
7. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học đại cương, NXB Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học đại cương
Tác giả: Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
8. Lê Ngọc Hùng (1999), Công bằng xã hội và hội nhập xã hội đối với phụ nữ: một số vấn đề thực tiễn và phương pháp tiếp cận, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tập 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công bằng xã hội và hội nhập xã hội đối với phụ nữ: "một số vấn đề thực tiễn và phương pháp tiếp cận
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Năm: 1999
10. TS. Lê Thị Kim Lan (2006), Sự phân công lao động theo giới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Pru – Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị, Đại Học Khoa Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phân công lao động theo giới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Pru – Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị
Tác giả: TS. Lê Thị Kim Lan
Năm: 2006
12. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, tập 8, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
13. Hồ Chí Minh Về Đảng cầm quyền, NXB Sự Thật, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Về Đảng cầm quyền
Nhà XB: NXB Sự Thật
14. GS. Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam ngày nay
Tác giả: GS. Lê Thi
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996
3. Báo cáo tổng kết chi tiết của UBND xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2010 – 2013 Khác
4. Báo cáo tổng kết của Hội phụ nữ xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, 2010 – 2013 Khác
6. Bộ luật lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi bổ sung năm 2002 Khác
9. Kế hoạch thực hiện chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn xã Hùng Tiến, năm 2014 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Bảng phân tích phân chia các công việc giữa phụ nữ và nam giới trong - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 1. Bảng phân tích phân chia các công việc giữa phụ nữ và nam giới trong (Trang 11)
Bảng 2: Diện tích đất sử dụng trên địa bàn xã Hùng Tiến. - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 2 Diện tích đất sử dụng trên địa bàn xã Hùng Tiến (Trang 15)
Bảng 3. Sự phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ. - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 3. Sự phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ (Trang 33)
Bảng 5.  Thời gian biểu các công việc hằng ngày của gia đình bác Nam, bác Lan. - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 5. Thời gian biểu các công việc hằng ngày của gia đình bác Nam, bác Lan (Trang 34)
Bảng 6. Phân công lao động theo giới trong hoạt động kinh tế. - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 6. Phân công lao động theo giới trong hoạt động kinh tế (Trang 38)
Bảng 7. Phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc chăm sóc - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 7. Phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc chăm sóc (Trang 41)
Bảng 8. Phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc của dòng - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 8. Phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc của dòng (Trang 43)
Bảng 1. Bảng phân tích phân chia các công việc giữa phụ nữ và nam giới - sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an
Bảng 1. Bảng phân tích phân chia các công việc giữa phụ nữ và nam giới (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w