Các chiến lược xúc tiến việc dạy và học

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 74 - 76)

D = Phát triển (evelopment), chọn lựa phương pháp và phối hợp nguồn để làm

Các chiến lược xúc tiến việc dạy và học

Để đẩy mạnh việc học, giảng viên sẽ cần tuân theo các điều kiện tiên quyết sau đây:

• Định rõ cái gì đang được mong đợi ở sinh viên bằng cách cung cấp cho họ các mục đích của việc giảng dạy

• Làm rõ ràng với sinh viên những yêu cầu riêng của họ để điều chỉnh lại nội dung giảng dạy.

• Chiếm được sự cộng tác của sinh viên trong suốt quá trình dạy/học.

• Khởi đầu từ thực trạng của sinh viên, điều đó có nghĩa là, dựa vào những cái mà sinh viên đã biết và sử dụng các cách trình bày mà họ đã quen thuộc.

• Đặt sinh viên vào trong tình huống mà họ có thể tự thực hiện được cái gì đó, làm nghiên cứu, và sáng tạo.

• Cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận trực tiếp đến kiến thức bằng cách đảm bảo cho họ nắm vững những công cụ sư phạm cần thiết.

• Lắng nghe sinh viên để sửa đổi cách học và hành vi của họ.

• Một trong những cách tốt nhất để cải thiện cách diễn đạt của một người thường là sử dụng sơ đồ hoặc biểu đồ thực hiện. Trong trường hợp của chúng ta, biểu đồ này s ẽ là các phương pháp sư phạm được sử dụng. Nó giống như bảng đồng hồ trên ô tô, nó cung cấp những thông tin tới hạn về điều kiện làm việc của xe, mà trong trường hợp của chúng ta là các tình trạng của phương pháp giảng dạy được sử dụng.

• Để kiểm tra chất lượng của các phương pháp được sử dụng, giảng viên sẽ phải phân biệt:

o Các tiêu chí sẽ được xem xét.

o Các chỉ số (hoặc các biểu hiện) của các tiêu chí đã chọn. o Các thang đo.

• Cuối cùng, không có một phương pháp nào có hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả của các phương pháp phụ thuộc vào bản chất của sinh viên, số lượng sinh viên, môn học đang dạy, nhân cách của giảng viên, tư liệu và các điều kiện vật lý v.v. Hội thảo là một kiểu phương pháp giảng dạy nhóm nhỏ

• Lập kế hoạch hội thảo

• Hội thảo yêu cầu lập kế hoạch và tổ chức trước. Chúng ta hãy xem xét một số vấn đề về tổ chức và lập kế hoạch:

o Bắt đầu từ vài tháng trước o Viết lịch trình làm việc

o Phân tích nhu cầu các nhóm đối tượng khác nhau o Thiết lập mục tiêu và mục đích

o Tiếp xúc với nguồn nhân sự

o Tiếp xúc với những người tài trợ tiềm năng

o Đăng ký các phòng thích hợp, thăm trước khi chọn, đặt trước các món ăn. o Trình bày rõ các mục tiêu và mục đích trong buổi họp với những người trong ban tổ chức hội thảo và và đại diện của các nhóm thành viên tham gia.

o Lập kế hoạch và lịch trình (đến từng phút) làm rõ vai trò của mọi người. Tập hợp thành viên ban tổ chức hội thảo để bàn luận.

o Viết bản chương trình làm việc của hội thảo.

o Thiết lập dự toán kinh phí, xác định phí đăng ký, tiếp xúc lại với các nhà tài trợ có tiềm năng

o Thông báo thời hạn đăng ký của buổi hội thảo trên những tờ thông tin (ít nhất trước 1 tháng)

o Các tư liệu cần thiết và chuẩn bị sẵn (bút chì, giấy, bút phớt, giấy khổ rộng, bảng lật, cặp tài liệu và thẻ ghi tên cho mỗi thành viên tham gia) o Khẳng định lại việc đặt trước phòng ở và các bữa ăn

Ngày hôm trước của buổi hội thảo

• Liệt kê các danh mục cần kiểm tra, kiểm tra tất cả các hoạt động đã lập kế hoạch xem đã được thi hành có hiệu quả chưa.

Ngày hội thảo

• Đến s ớm ít nhất một giờ trước khi buổi hội thảo bắt đầu • Kiểm tra các phòng, sắp xếp bàn ghế

• Dựng những áp phích để chỉ rõ nơi những việc cụ thể sẽ tiến hành • Bắt đầu đúng giờ

• Giới thiệu đại biểu, ban tổ chức v.v,... • Giải thích rõ vai trò của mọi người

• Tiến hành theo đúng lịch trình có thể được Sau buổi hội thảo

• Viết thư cám ơn những người trình bày tại hội thảo và nhà tài trợ

• Biên soạn đánh giá: gửi đến các thành viên tham gia và nguồn nhân sự (và các nhà tài trợ, nếu thấy cần thiết)

Tóm tắt

Trong module này, chúng ta khảo sát một số phương pháp dạy và học ở đại học. Chúng ta đã xét đến “phương pháp truyền thống” là giảng, và cũng xem xét đến phương pháp nhóm nhỏ. Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đã được bàn luận. Một ví dụ về việc sử dụng buổi hội thảo được đưa ra như là cách trình bày việc lập kế hoạch và sử dụng các phương pháp cho giảng dạy. Đã được nhấn mạnh rằng không có phương pháp tốt nhất cho tất cả các tình huống. Giảng viên đại học phải có nhiệm vụ nhận biết được phương pháp thuận lợi nhất cho việc học đối với nhóm sinh viên riêng của họ.

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)