Các giai đoạn phát triển CTĐT – một mô hình hỗn hợp (Hybrid model)

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 42 - 44)

II. Hiểu 1 Truyền đạt lạ

Các giai đoạn phát triển CTĐT – một mô hình hỗn hợp (Hybrid model)

Okebukola (1997) cho rằng, mô hình hỗn hợp mang đặc điểm của cả ba mô hình trên và bao gồm các bước sau đây:

Chẩn đoán nhu cầu – Nhóm PTCTĐT bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu xã hội, nhà trường, sinh viên và nội dung môn học mà CTĐT dự kiến sẽ đáp ứng được.

Hình thành mục đích – sau khi nhu cầu đã được chẩn đoán và được xác định nhóm PTCTĐT s ẽ xác định những mục tiêu nhằm đạt được.

Chọn nội dung – Nhóm chuyên gia và người sử dụng chương trình chọn nội dung CTĐT nhất quán với những mục tiêu đã xác định.

Tổ chức nội dung – Nhằm xác định trong mức nào và trong trình tự bố trí các môn học. Đặc điểm của người học (lứa tuổi, thái độ với học tập) và trình độ của sinh viên là những nhân tố cần được quan tâm khi sắp xếp nội dung. Phương pháp và chiến lược dạy và học cần được xác định bởi người lập kế hoạch CTĐT.

Tổ chức các hoạt động học tập - Nhóm CTĐT quyết định kết hợp những hoạt động học tập , sự phối hợp và trình tự thực hiện.

Xác định tiêu chí đánh giá, phương thức và phương tiện đánh giá- Nhóm CTĐT sẽ xác định một số các kỹ thuật, phương tiện thích hợp để đánh giá thành tích của sinh viên và xác định liệu những mục tiêu của CTĐT đã đạt được hay không.

Thí điểm - Thí điểm được tiến hành theo các nhóm đối tượng khác nhau.

Hiệu chỉnh và thống nhất: Những được điều chỉnh trên cơ sở của số liệu thí điểm nhằm xác định sự biến động về nhu cầu và khả năng, nguồn lực và thực tế sư phạm sao cho CTĐT có thể thích ứng với tối đa với các lớp học.

Thông qua CTĐT được thực hiện bởi giáo viên, hội đồng khoa học dựa trên cơ sở đánh giá mức độ thích hợp của CTĐT gắn với các hướng dẫn có thể áp dụng được trong các ĐH.

Sử dụng CTĐT đã được thông qua Thẩm định thường kỳ CTĐT phải được xem xét và đánh giá thẩm định thường kỳ.

Bài tập:

Hai nhóm gồm các nhà sư phạm A và B. So sánh các hoạt độngcủa nhóm A với các hoạt động của nhóm B như được mô tả dưới đây;

Nhóm A:

Sinh viên học không tốt những môn học khoa học. Do vậy, những môn học này không được dạy theo qui định của luật nhưng sẽ được dạy ở lớp cao hơn.

Nhóm B:

Sinh viên, giáo viên, phụ huynh được hỏi ý kiến về các chương trình các môn khoa học (liên hệ của chúng với cuộc sống ngoài trường học và với những môn học khác). Năng lực, thái độ và phương pháp dạy được xem xét. Cơ sở vật chất được khảo sát. Bản ghi kết quả kiểm tra được nghiên cứu kỹ để tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra rắc rối đối với giáo viên và sinh viên. Một nhóm các chuyên gia (kể cả giáo viên và phụ huynh...) xem xét báo cáo.

Những mục tiêu mới sau đó được điều chỉnh đối với giáo dục các môn khoa học và các quyết định khác được thực thi theo mục tiêu mới.

- Nhóm nào trong hai nhóm trên thực hiện đổi mới nội dung CTĐT dễ chấp nhận hơn? Tại sao?

- Nêu ưu điểm và nhược điểm của những phương pháp mà mỗi nhóm áp dụng? - Bạn có cho rằng phương pháp nào đó là hoàn toàn vô ích?

Thiết k ế CTĐT

Những nguyên tắc và thủ tục được tiến hành để tạo ra một CTĐT trước khi áp dụng. Những hoạt động lập kế hoạch xây dựng một khoá đào tạo hoặc một CTĐT.

Thực hiện CTĐT

Kế hoạch CTĐT gồm những kiểu khác nhau với hướng dẫn về

nguồn, phương tiện, tổ chức nhằm khuyến khích sự năng động và sáng tạo của sinh viên và giáo viên.

Đánh giá CTĐT

Những quyết định đánh giá do giáo viên thực hiện để xác định tiến bộ của sinh viên. Những quyết định được làm bởi một nhóm lập kế hoạch nhằm đánh giá kế hoạch CTĐT. Số liệu đánh giá là cơ sở cho các quyết định kế hoạch tiếp theo. Quá trình phát triển chương trình đào tạo

Nghiên cứu 7 pha PTCTĐT một cách hệ thống. So sánh 5 giai đoạn đã được trình bày.

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 42 - 44)