II. Hiểu 1 Truyền đạt lạ
4. Đánh giá theo những tiêu chí nằm trong lĩnh vực tri thức
Mô hình này thiếu vắng việc tổ chức và làm phù hợp nội dung với kinh nghiệm học tập còn tất cả các giai đoạn khác tương ứng với những giai đoạn trong mô hình mục tiêu.
Mô hình phân tích tình huống
Mô hình này đặt PTCTĐT gắn kết chặt chẽ với cấu trúc hoàn cảnh. Phương pháp này xem PTCTĐT như là phương tiện mà người giáo viên điều chỉnh và thay đổi kinh nghiệm của người học qua việc cung cấp kiến thức ở mỗi tình huống riêng. Mô hình này nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình PTCTĐT và những đặc trưng chính trị không tránh khỏi do các nhóm có quyền lực và có ảnh hưởng khác nhau và những quan tâm về lý tưởng cố gắng tìm kiếm để tác động vào quá trình giáo dục. Trong mô hình này những khuyến cáo về CTĐT thường được thể hiện tuỳ thuộc vào thể chế được coi là thống nhất. CTĐT chuẩn bị cho những bối cảnh kế hoạch hoá khác khác nhau bao gồm cả sự đánh giá về hiện trạng thể chế được xem là một trong các đặc trưng nổi trội nhất. Mô hình sẽ dựa vào giả thiết rằng việc PTCTĐT nên tập trung vào bối cảnh của đất nước, xã hội và thể chế. Đồng thời nhà trường và các giảng viên cũng được quan tâm khi PTCTĐT. PTCTĐT lấy nhà trường làm cơ sở là một trong những cách hiệu quả tác động tới những thay đổi thực chất trong nhà trường. Đó là nơi mà các chuyên gia CTĐT đến và làm việc với giáo viên để PTCTĐT hoặc cải thiện việc dạy học bộ môn. Những giai đoạn trong mô hình này là:
Phân tích tình huống liên quan đến việc xem xét và phân tích những thành tố tương tác lẫn nhau. Những nhân tố bên ngoài cần quan tâm là những thay đổi về phương diện xã hội bao gồm những vấn đề về lý tưởng, trông đợi của cộng đồng và của phụ huynh sinh viên, bản chất thay đổi của môn học, sự đóng góp tiềm năng của hệ thống hỗ trợ giáo viên như các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm những cơ quan chuyên môn. Những nhân tố bên trong gồm người học, đặc điểm, giáo viên và trình độ của giáo viên, niềm tin, nguồn và những vấn đề nhận biết được.
Hình thành mục tiêu: Mục tiêu được xác định trên cơ sở phân tích tình huống. Xây dựng chương trình: Bao gồm sự lựa chọn về nội dung môn học, trình tự của
kịch bản dạy và học, bồi dưỡng giáo viên và chọn phương tiện phù hợp.
Giải thích và thực hiện: Khi xuất hiện những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong quá trình giới thiệu một CTĐT được điều chỉnh.
Giám sát, đánh giá ý k iến phản hồi và cấu trúc lại : Điều này liên quan đến một
khái niệm đánh giá rộng hơn là việc xác định tới mức độ nào một CTĐT đạt được những mục đích của nó. Nhiệm vụ ở đây gồm việc đánh giá liên tục một phạm vi rộng các kết quả (người học, thái độ và tác động đến tổ chức.) và lưu trữ các ý kiến phản hồi.
Chọn một phần trong phạm vi chuyên môn của bạn, xây dựng thành những bộ CTĐT nhỏ nhờ sử dụng 3 mô hình trên. So sánh 3 CTĐT nhỏ đó và chọn lấy một thích hợp với bạn để sử dụng trong giảng dạy.