Thực tế hiện hành

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 48 - 49)

D = Phát triển (evelopment), chọn lựa phương pháp và phối hợp nguồn để làm

Thực tế hiện hành

Nội dung CTĐT bậc ĐH chủ yếu được thể hiện qua bản đề cương chi tiết với sự chọn lựa nội dung dựa theo từng chủ đề một. Thường thì các giảng viên quen với mục tiêu, nội dung và đặc điểm của CTĐT. Mục tiêu tổng thể, trang bị sử dụng và các điều kiện khác tạo điều kiện cho người sử dụng CTĐT.

Phạm vi của đề cương phụ thuộc vào người thiết kế ra nó hoặc phụ thuộc vào giảng viên. Sự chấp nhận những chi tiết về nội dung phụ thuộc vào ấn tượng, sự hiểu biết cũng như sự quan tâm của từng giảng viên. Một môn học được dạy bởi hai giảng viên khác nhau trong cùng một trường có thể có những chủ đề và nội dung khác nhau và ở hai trường khác nhau thì sự khác biệt sẽ còn lớn hơn nữa. Trong khi những khái niệm căn bản nào đó có thể giống nhau nhưng sự áp dụng và tương tác có thể biến động tuỳ theo sự nhấn mạnh của giảng viên. Một điều hiển nhiên là một giảng viên dạy một môn học cần biết về nội dung của các chủ đề, thế nhưng thực tế giảng dạy lại phụ thuộc vào giảng viên. Vì vậy, sự mô tả nội dung của CTĐT trở nên rất cần thiết.

Cấu trúc nội dung CTĐT Hình thức cấu trúc nội dung của CTĐT cần chứa đựng

nhiều nội dung chi tiết, mục tiêu và việc sử dụng cơ sở lý luận chắc chắn để chọn lựa và tổ chức nội dung. Thay vì những thành tố của chủ đề, và nội dung hiện tại, chúng ta nên đưa ra những cơ sở lý luận ngắn gọn, mục tiêu, chủ đề, nội dung và những hướng dẫn tổ chức thực hiện và thi kiểm tra đánh giá. Cơ sở lý thuyết cho lựa chọn nội dung dựa trên 4 cách tiếp cận s au đây: ( Ivowi- 1995).

1. Cách tiếp cận chủ đề- dẫn đến nhiều chủ đề dựa trên kiến thức và kinh nghiệm. Hầu như không có mối quan hệ giữa các thành tố của nội dung.

2. Cách tiếp cận k hái niệm- dẫn tới nội dung ít hơn hợp lại bao quanh những khái niệm chính, khái niệm phụ và sự tương tác giữa chúng. Mối liên hệ giữa các thành tố nội dung được nhấn mạnh.

3. Cách tiếp cận chủ đề phối hợp – là một sự phối hợp các khái niệm (tập hợp của các khái niệm có nhiều ưu điểm về phương diện cấu trúc khái niệm cộng với sự mềm dẻo, sáng tạo và không bị quá tải.)

4. Cách tiếp cận module- dẫn tới những hoàn chỉnh cung cấp các kỹ năng việc làm. Đây là cách tiếp cận chung trong các chương trình giáo dục kỹ thuật và nghề

nghiệp.

Cách tiếp cận chủ đề phối hợp là cách mà chúng ta thường gặp trong các hội nghị, seminar, hội thảo k hi đề cập đến chủ đề chính và phụ. Tạo ra các chủ đề chính và chủ đề phụ phù hợp trong các môn học hoàn toàn không k hó. Trên bình diện của tổ chức nội dung, cách tiếp cận theo k iểu đường xoắn ốc thường được sử dụng trong những chương trình ĐH cho những môn học mà việc chấm điểm theo mức độ k hó hoặc phức tạp (ví dụ. Vật lý trạng thái rắn I và II). Qui cách hình thức thể hiện có thể gồm các thành phần sau: môn học, ( – nếu môn học chỉ có một ), chủ đề, mục tiêu môn học, mục tiêu học tập, nội dung và đánh giá. Mục tiêu học tập hoặc k ết quả k ỳ vọng của khoá đào tạo (learning objectives) là cực k ỳ quan trọng vì sẽ giúp cho giáo viên định huớng chiến lược giảng bài, những nội dung cần truyền đạt theo những tiêu chí đề ra, sinh viên sẽ chủ động biết được hướng đi rõ ràng, cụ thể để phấn đấu đồng thời căn cứ vào mục tiêu học tập chúng ta có thể có thể đánh giá chính xác hơn kết quả học tập của sinh viên.

Trích từ: IVOWI, U.M.O. (1998, September). Curriculum development in higher educatio. Presented at the UNESCO Work shop on Teaching and Learning in Higher Education, University of Ibadan, Nigeria.

Bài tập: Bình luận về đề cương bài giảng dưới đây và đối chiếu với bài đọc thêm trên.

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 48 - 49)