Các phương pháp dạy/học mà không khuyến khích tự học

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 61 - 63)

D = Phát triển (evelopment), chọn lựa phương pháp và phối hợp nguồn để làm

Các phương pháp dạy/học mà không khuyến khích tự học

Đây là các phương pháp lớp học lớn. Ví dụ, diễn giảng và chuyên đề. • Phương pháp dạy và học thiên về tự học

Đây là các phương pháp được áp dụng trong các nhóm nhỏ hay còn gọi là các sinh viên làm việc cá nhân.

Chúng ta tiến hành diễn tả một số trong những phương pháp này. Phương pháp thuyết trình (độc giảng- lecture)

Trong phương pháp diễn thuyết, giảng viên liên tục truyền thông tin đến sinh viên. Phương pháp này được sử dụng cho lớp học đông người. Nó cho phép giảng viên sử dụng toàn bộ thời gian giảng. Phương pháp này có những hạn chế bởi vì nó không khuyến khích việc học. Một thực tế hiển nhiên là, sinh viên có nhiệm vụ chính là chăm chú nghe. Họ là các thính giả, ít chủ động; ít nghiền ngẫm, do bị phụ thuộc vào những điều giảng viên nói và giảng viên làm. Các ý kiến của sinh viên được coi là rất nhỏ. (Thực ra quan điểm trên có một số ý không thật đúng. ND) Các phương pháp nhóm nhỏ Các phương pháp nhóm nhỏ bao gồm:

• Sermina

• Bài tập tình huống (cas e study) • Mô phỏng

• Hội thảo

• Phương pháp giải quyết vấn đề (PSM)

Sermina

Mục đích của phương pháp sermina là khám phá sâu thêm chủ đề chuyên môn. Nó bao gồm những buổi họp mặt định kỳ (thường là hàng tuần) của các nhóm nhỏ sinh viên(trong khoảng 10 – 15 người) và giảng viên đóng vai như là một chuyên gia hoặc người điều phối. Sinh viên phải đọc một bài đọc (hoặc nhiều bài) về chủ đề chuyên môn. Họ viết nội dung của chuyên đề hội thảo (dưới dạng một báo cáo), gửi đến trước cho các các thành viên trong nhóm (trước một tuần chẳng hạn). Sự bàn luận sẽ tập trung vào các lý lẽ và các kết luận của người tham gia. Đôi khi những buổi họp mặt này cho phép nhìn nhận sâu hơn vào một chủ đề. Chúng phát triển trong sinh viên khả năng tổng hợp, phân tích có phê phán và các kỹ năng truyền đạt.

Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một phương pháp cho phép sinh viên nói về các kinh nghiệm của mình, và chia sẻ các ý tưởng với nhau. Nó phát triển trong sinh viên khả năng nghe, hiểu, tổng hợp và phân tích có phê phán. Trong khi thảo luận nhóm, sinh viên nói năng hoạt bát có thể chi phối buổi thảo luận. Giảng viên cần có biết điều phối để làm cho ai cũng được trao đổi và có lợi thông qua thảo luận nhóm.

Bài tập tình huống

Bài tập tình huống là bài viết về một vấn đề giả thuyết hoặc một vấn đề trong thực tế. Bài tập tình huống phải 1) giới thiệu cho sinh viên các tình huống liên quan gần gũi đến những cái mà sinh viên đã biết hoặc sẽ biết và 2) dẫn dắt giải quyết vấn đề như được làm trong thực tế. Học theo tình huống có thể cho phép sinh viên tìm kiếm thông tin cần thiết để nghiên cứu tình huống.

Các phương pháp tự học Thực tập

Thực tập là tạo ra một liên hợp có thể được giữa lý thuyết và thực tế. Thực tập mang lại cho sinh viên cơ hội để hiểu thấu các từ có ý nghĩa tượng trưng trừu tượng. Thực tập tạo cho sinh viên cơ hội quan sát, mô tả, giải thích, giải quyết vấn đề, thao tác, đối chiếu và báo cáo thông tin.

Học tập có trợ giúp của máy tính

Khi s ử dụng phương pháp này, máy tính giới thiệu tư liệu học tập theo cách thức tương hỗ lẫn nhau. Nó là hệ thống cho phép phản hồi ngay lập tức, và thiết lập bước làm việc cụ thể.

Giảng dạy dựa theo mô tả riêng

Nguồn gốc của việc giảng dạy theo mô tả riêng thể hiện trong các đặc trưng chính sau đây:

• Giảng viên viết và xếp hạng các mục tiêu học tập riêng của mỗi môn học

• Giảng viên thiết kế những buổi kiểm tra nhằm đo mức độ đạt được của các mục tiêu riêng trong mỗi đơn vị học trình.

• Tất cả các giảng viên thông tin đều đặn cho mỗi sinh viên về sự tiến bộ và gợi ý các

cách (“điều đã được mô tả”) để đạt tới các mục tiêu thực tế, hoặc để theo đuổi. • Vì thế, mỗi sinh viên biết rõ mình thông qua sự phân tích sâu sắc về hồ sơ học tập của mình từ đầu khoá học; phương pháp và các hoạt động cá nhân được đặt ra (quy

định) cho các sinh viên sao cho tất cả các mục tiêu của khoá học được đáp ứng.

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 61 - 63)