Giới thiệu

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 49 - 54)

D = Phát triển (evelopment), chọn lựa phương pháp và phối hợp nguồn để làm

Giới thiệu

Kỹ thuật xác định điều mà người học biết và chưa biết là một kỹ năng quan trọng của người thầy giáo. Kỹ năng phát triển và áp dụng những công cụ khác nhau để đánh giá tiến bộ của người học trở nên rất quan trọng. Mục tiêu hàng đầu của môn học này là để cungcấp những k iến thức, k ỹ năng và k inh nghiệm trong việc chuẩn bị và quản lý các bài trắcnghiệm, phiếu thăm dò, hướng dẫn phỏng vấn, những công cụ quan sát, phương pháp phân tích, giải thích, trình bày số liệu thu thập được thông qua những công cụ trên.

Mục đích

Hoàn tất khoá học này (course) sinh viên cần đạt được những năng lực sau: - Nhận thức rõ về tầm quan trọng của đánh giá và trắc nghiệm trong giáo dục - Phân biệt được các khái niệm: trắc nghiệm (tes t), đánh giá (assesment- mang nghĩa chủ quan của người đánh giá hơn để gán giá trị), đo lường và định giá (evaluation - đánh giá dựa vào những bằng chứng, và những tiêu chí).

- Lập được kế hoạch thi trắc nghiệm tại lớp

- Xác định được điểm mạnh điểm yếu của các phương pháp thi kiểm tra đánh giá và khi nào được sử dụng một cách thích hợp các hình thức như: bài luận, đa phương án lựa chọn, và trắc nghiệm theo kết quả hoàn thiện

- Xây dựng được các phương án khác nhau về trắc nghiệm và thi viết.

- Xây dựng được các phiếu thăm dò, hướng dẫn phỏng vấn và quy trình theo dõi. - Xác định được độ tin cậy và độ hiệu lực của công cụ thi kiểm tra đánh giá. Biết cách dịch nghĩa điểm thi trắc nghiệm.

Đề cương Nội dung

Những vấn đề về trắc nghiệm và đo lường giáo dục

Tại sao chúng ta đo lường giáo dục? phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ: đo lường, đánh giá, trắc nghiệm và định giá. Lợi ích của trắc nghiệm. Các loại trắc nghiệm.

Lập kế hoạch thi trắc nghiệm trong lớp học

Các giai đoạn lập kế hoạch trắc nghiệm, phát triển kế hoạch trắc nghiệm dựa theo nguyên tắc phân loại của Bloom.

Những điểm mạnh và điểm yếu cúa trắc nghiệm

Những ưu nhược điểm của trắc nghiệm tự luận. Khi nào ta sử dụng trắc nghiệm tự luận. Ưu nhược điểm của các loại trắc nghiệm: điền khuyết (completion), đúng /s ai, đối chiếu tương ứng (matching test) và đa phương án lựa chọn và khi nào được sử dụng. Trắc nghiệm theo kết quả hoàn thiện (performance test) là gì? ưu nhược điểm?

Cấu trúc bài trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm theo k ết quả hoàn thiện.

Hướng dẫn viết tự luận, trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm theo kết quả hoàn thiện.

Thực hành xây dựng bài thi trắc nghiệm – từ việc lên kế hoạch đến cấu trúc bài thi cụ thể.

Xây dựng các câu hỏi điều tra, hướng dẫn phỏng vấn và thủ tục theo dõi

Kỹ thuật xây dựng các phiếu điều tra thăm dò (Likert, Osgood Semantic), hướng dẫn phỏng vấn và các thủ tục quan sát. Quản lý kết quả thăm dò và cho điểm.

Phân tích các thành tố, xác định hiệu lực và độ tin cậy

Tính toán và giải thích mức độ khó của các thành tố (item) và sự sai khác chỉ số. Thủ tục làm hiệu lực hoá thi trắc nghiệm dựa theo nội dung, cấu trúc, dự báo và

đồng thời. Thủ tục xác định độ tin cậy của công cụ – trắc nghiệm, trắc nghiệm lại, chia đôi, Anpha Cronbach và Kuder-Richards on.

Chấm điểm và cơ chế đánh giá

Chuẩn bị biểu điểm và hướng dẫn. Kỹ thuật chấm điểm và đáp án. Đánh giá: Tham dự lớp đầy đủ...5%

Đồ án...25% Thi...75%

Một số gợi ý thực tế Phát triển chương trình đào tạo và thực hiện

Cung cấp thông tin cơ bản. Những thông tin sau đây cần được cung cấp: tên và

mã số môn học; số lượng các , thời gian và địa điểm; tên giáo viên; địa chỉ phòng làm việc (nếu có bản đồ cần chỉ ra), điện thoại văn phòng, địa chỉ e-mail, fax và giờ làm việc. Qui định giờ tiếp sinh viên. Nếu có điện thoại nhà riêng cần nhắc nhở sinh viên tránh gọi điện vào những thời gian mà bạn không muốn( ví dụ:Không gọi điện s au 10 giờ đêm v.v.)

Mô tả điều kiện tiên quyết đối với môn học. Nhằm giúp sinh viên đánh giá xem

họ có đủ điều kiện để tham dự lớp học được không bằng cách liệt kê ra những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đòi hỏi sinh viên của bạn có được và những yêu cầu khác. Đưa ra những khuyến cáo xem liệu sinh viên có thể bổ sung thêm những kỹ năng nếu họ cảm thấy không chắc chắn lắm về sự chuẩn bị của mình.

Giới thiệu một cách tổng quan về môn học. Giới thiệu nội dung môn học và vị

trí của môn học trong CTĐT của nhà trường. Mô tả sơ lược môn học và tầm quan trọng của môn học.

Khẳng định mục tiêu học tập. Chỉ ra 3 hoặc 5 mục tiêu mà bạn mong đợi tất cả

các sinh viên của bạn đạt được: Điều gì sinh viên sẽ biết hoặc có khả năng làm được tốt hơn s au khi hoàn tất môn học? Kỹ năng nào hoặc năng lực nào bạn muốn sinh viên của bạn có được?

Giải thích cấu trúc khái niệm được sử dụng. Sinh viên cần phải hiểu tại sao bạn

bố trí các chủ đề trong một trật tự đã cho và logic của các nội dung bạn chọn để giới thiệu.

Mô tả các hoạt động. Cho sinh viên biết sinh viên sẽ tham gia những hoạt động

học tập nào như thăm quan, đồ án nghiên cứu, bài giảng, thảo luận với sự tham gia chủ động v.v.

Những yêu cầu và khuyến cáo.

Xác định tài liệu học tập, tham khảo. Giới thiệu lý do chọn những tài liệu tham

khảo và học tập, quan hệ giữa tài liệu đọc thêm và mục tiêu môn học. Để sinh viên biết liệu họ có phải đọc tài liệu trước mỗi buổi học hay không? Nếu tài liệu tham khảo bạn giới thiệu có trong thư viện bạn có thể cho sinh viên của bạn cả mã vạch

sách nữa. Điều này giúp sinh viên của bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm và cho họ thêm kinh nghiệm sử dụng các thư viện điện tử. Bạn cũng có thể giới thiệu trang Web nào đó cho sinh viên.

Xác định những đồ dùng và thiết bị học tập của sinh viên như máy tính tay, computer, giấy vẽ v.v.

Liệt kê những bài tập lớn, số bài kiểm tra một tiết và cuối khóa. Đối với bài

tập lớn cần qui định về hình thức, kết cấu, nội dung, khối lượng (số trang, bảng biểu, số từ...) và thời hạn nộp bài tập cũng như những qui định xử lý nếu nộp bài tập muộn hoặc không hoàn thành. Chỉ ra ngày kiểm tra và mô tả ngắn gọn hình thức thi kiểm tra dánh giá. Giải thích ý nghĩa của bài tập lớn trong quan hệ với mục tiêu học tập thế nào? Khi thiết kế đề cương môn học cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức và giàn tải đều cho s inh viên.

Khẳng định chính sách đánh giá và cho điểm. Mô tả thủ tục cho điểm, trọng s ố được gán tới mỗi hoặc học trình hoặc phần công việc được giao như (bài tập về nhà, bài tập lớn, các bài kiểm tra và bài thi v.v.). Sinh viên thường rất muốn biết trọng số điểm để chủ động về kế hoạch học tập.

Khẳng định về việc đánh giá và thủ tục chấm điểm. Khẳng định rõ ràng những

qui định như: vắng mặt (có lý do, không có lý do), nộp bài muộn, không làm bài tập, thi kiểm tra, gian lận...Giáo viên cần mô tả trách nhiệm học tập của sinh viên và những qui định liên quan đến ứng xử trong lớp học.

Thảo luận những quy định đối với môn học. Khẳng định rõ ràng những quy định của bạn về việc tham gia đủ các buổi lên lớp, nộp bài muộn, thi kiểm tra; thi lại; tín chỉ bên ngoài (extra credit); nghỉ học do ốm; gian lận và quay cóp. Bạn cần chỉ ra trách nhiệm của sinh viên trong học tập. Bạn có thể liệt kê những hành vi chấp nhận và không chấp nhận trong lớp học. (Ví dụ, “không được ăn uống trong giờ học vì điều đó ảnh hưởng đến tôi và những s inh viên khác”).

Cho phép sinh viên có nhu cầu đặc biệt cần được giúp đỡ trong giờ làm việc.

Cho những sinh viên biết liệu học có cần giúp đỡ nào khác do gặp phải những khuyết tật. Nếu có bạn cần xếp lịch để gặp s iưnh viên giải quyết yêu cầu của họ.

Cho s inh viên biết k ế hoạch học tập và thời khoá biểu. Thời khoá biểu phải thể

hiện trình tự của các nội dung, tài liệu tham khảo đọc thêm, bài tập lớn, thời hạn nộp. Đối với phần tài liệu yêu cầu sinh viên đọc cần cho số trang trong chương mục tương ứng. Ngày kiểm tra cần được xác định chắc chắn. Nếu có sự sửa đổi về thời khoá biểu cần có sự hiệu chỉnh ngay.

Bố trí thời gian để cho s inh viên góp ý. Bạn cần đề nghị sinh viên vào thời gian

khoảng gian sau 1 hoặc 2 tháng học tập cho bạn những góp ý phản hồi (feedback) và những phản ứng từ phía sinh viên để kịp thời điều chỉnh.

Liệt k ê những ngày nghỉ quan trọng. Ví dụ ngày lễ hoặc buổi học cuối cùng. Ước lượng tải trọng của sinh viên. Cho s inh viên biết sơ bộ về thời gian cần thiết

MODULE 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC Giới thiệu và các mục đích tổng quát Giới thiệu và các mục đích tổng quát

Sinh viên đại học thường nói: “Tôi đi nghe giảng”

“Tôi đi thực tập” “Tôi đi thực tế” “Tôi đi phụ đạo”

Rõ ràng, điều đó phản ánh phương pháp giảng dạy mà họ nhận được. Các bài giảng, thực hành, thực tế hiện trường và phụ đạo là phương pháp phổ biến về giảng dạy ở đại học.

Những điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp này là gì? Liệu có một số cách mà giúp cho giảng viên đại học truyền thụ dễ dàng hơn kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên hơn không? Liệu có những phương pháp và kỹ năng học tập tốt hơn mà sinh viên đại học có thể áp dụng để học tập có hiệu quả hơn không? Đó là những vấn đề chính đề cập trong module này.

Một phần của tài liệu Lý luận dạy học đại học (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)