Thời gian dài sau đó nhu cầu hình thành giađình hạt nhân, do phải đi làm ăn xa, đặc thù của công việc ngày càng hiệnđại, người đàn ông dần chiếm ưu thế và chế độ phụ hệ dần được hình thà
Trang 1Lời cảm ơn!.
Sau quá trình học tập, nghiên cứu và sinh sống tìm hiểu tại địa phương tôi
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân công lao động theo giới trong
gia đình nông thôn hiện nay – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trường ĐạiHọc Hồng Đức, Khoa Khoa Học Xã Hội, Bộ môn Xã Hội Học đồng thời tôi xingửi lời cảm ơn tới cô Hoàng Thị Phương trong bộ môn Xã Hội Học người đã rấtnhiệt tình trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm khóa luận tốtnghiệp và để bài khóa luận được hoàn thiện
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể chính quyền và nhân dân xã HoằngHải – Huyện Hoằng Hóa – Tỉnh Thanh Hóa, đã nhiệt tình đóng góp và tạo mọiđiều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin hữu ích tại địa phương.Mặc dù đã cố gắng và nghiêm túc trong quá trình làm khóa luận song vẫn còn saisót, rất mong thầy, cô góp ý để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa ngày ….tháng …năm 2016
Sinh viên làm khóa luận
Nguyễn Thị Liên
Trang 2PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nghị quốc gia tại NewYork (Mỹ) năm 2002 đã xác định: Bình đẳng giới
là một trong tám mục tiêu của thiên niên kỷ Ở Việt Nam, nhà nước cũng đãban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm bảođảm quyền lợi phát huy vai trò của phụ nữ Tiêu biểu như luật chống bạohành phụ nữ, đặc biệt là luật bình đẳng giới được thông qua trong kỳ họp thứ
10, quốc hội khóa XI (21/11/2006) Được quan tâm của Đảng, nhà nước, sự
nỗ lực của các ban ngành trung ương, địa phương và người dân, Việt Nam
đã trở thành một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới, đượcxếp thứ 80/136 quốc gia về chỉ tiêu phát triển giới
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng nămnền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ
do họ phải làm những công việc trong gia đình mà không được tính công.Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi là công việc của riêngngười phụ nữ, đó là những “lao động không công”, không được trả lương vàcũng không được xã hội công nhận Sự bất bình đẳng này vẫn luôn tồn tại vàdiễn ra ở nhiều quốc gia chỉ là mức độ nhiều hay ít
Trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rấtquan tâm đến quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn để kéo gầnkhoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tạo sự phát triển toàn diện cho đấtnước Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn mang lại cho bộ mặtkinh tế, văn hóa xã hội nông thôn những khởi sắc to lớn Việc áp dụng khoahọc kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất nông nghiệp đã làm chonăng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua giúp đảm bảo an ninhlương thực, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân nông thôn và hạn chế
Trang 3được sự đầu tư sức người, sức của Bước chuyển mình đã làm cho bộ mặt xãhội nông thôn thay đổi về nhận thức, suy nghĩ, sự thay đổi đó ta có thể nhậnthấy rõ nhất đó chính là sự phân công lao động theo giới trong gia đình.
Cụ thể là ở xã hội Việt Nam trong thời xã hội nguyên thủy có một thời kỳdài sống trong xã hội mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, người phụ nữ trong giađình có quyền quyết định tất cả Thời gian dài sau đó nhu cầu hình thành giađình hạt nhân, do phải đi làm ăn xa, đặc thù của công việc ngày càng hiệnđại, người đàn ông dần chiếm ưu thế và chế độ phụ hệ dần được hình thành.Qua các giai đoạn lịch sử, do thay đổi về hoàn cảnh chính trị, sự phát triểncủa công nghệ hiện đại, vai trò của người phụ nữ và nam giới cũng thay đổi.Người nam giới ngày càng được coi trọng, là người chủ trong gia đình, đượctham gia các công việc cộng đồng, không ngừng nâng cao địa vị xã hội Cònngười phụ nữ gắn liền với công việc nội trợ, chăm sóc con cái, sự tiến thântrong xã hội là điều ít được biết đến Tư tưởng nho giáo trọng nam kinh nữphổ biên trong quần chúng nhân dân người phụ nữ bị bó hẹp trong “ tamtòng tứ đức” có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới.Ngày nay khi đất nước chuyển từ nền kinh tế cơ chế quan lưu bao cấp sangnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến những thayđổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội kéo theo sự đổi mới về
tư duy trên mọi lĩnh vực, điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội
và cùng với đó làmột số yếu tố tác động đến sự phân công lao động theo giớitrong gia đình
Hiện nay, việc phân công lao động trong gia trong gia đình ở nhiều vùngmiền trên cả nước vẫn còn mang tính chất phân biệt theo giới rất rõ nét.Công việc gia đình vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu Theo kếtquả điều tra về Bình đẳng giới năm 2007 của Viện Khoa học xã hội ViệtNam, riêng việc đi chợ mua thức ăn: tỷ lệ phụ nữ là 88,6%, nam là 5,5%;
Trang 4việc nấu cơm: tỷ lệ tương ứng là 79,9% và 3,3%; việc giặt giũ: tỷ lệ tươngứng là 77,3% và 2,8% Đáng chú ý là ở những việc này, số người cho biết cảhai vợ chồng làm ngang nhau là rất thấp Trong khi đó, đối với việc chămsóc người ốm và chăm sóc con cái, tỷ lệ vợ chồng làm ngang nhau là caohơn, tương ứng là 3,3% và 38,2% Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tậpnâng cao trình độ, nghỉ nghơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội.
Từ những lý do nêu trên, để góp phần làm rõ thêm thực trạng và nguyênnhân sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở nông thôn, đặc biệt lànhững tác động của phân công lao động theo giới trong gia đình ảnh hưởngđối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn, tôi quyết định lựa chọn
và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
2 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
Từ kết quả đạt được từ nghiên cứu, tôi hy vọng đóng góp vào cơ sở lý luậncủa các chuyên ngành Xã hội học gia đình, Xã hội học giới,… trong việc khẳngđịnh tầm quan trọng của nghiên cứu về vai trò giới trong gia đình Đặc biệt nhấnmạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của vợ và chồng trên cơ sở phân tích, nhìnnhận lý giải các vấn đề phân công lao động trong gia đình
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 5Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng cuộcsống của người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế hộ gia đình phát triển, vai tròcủa từng thành viên trong gia đình ngày càng nặng nề hơn Đặc biệt, đối với giađình nông thôn đang trong quá trình xây dựng chương trình nông thôn mới toàn thểnhân dân đang ra sức thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình, vì vậy trách nhiệm củamỗi cá nhân cũng có sự thay đổi.Người phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong việc chăm sóc gia đình và xây dựng quê hương đất nước Vì vậy, qua nghiêncứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay”trường hợp nghiên cứu tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tôimong muốn góp phần nâng cao nhận thức của các thành viên trong mỗi gia đình về
sự bình đẳng trong phân công lao động, xóa bỏ đi những suy nghĩ, định kiến khôngđáng có mà xã hội giành cho những người phụ nữ, góp phần giải phóng người phụ
nữ, giúp họ nâng cao địa vị ngoài xã hội
Hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chínhsách, những người quan tâm về vấn đề phân công lao động dưới góc độ giới, xâydựng những chính sách phù hợp, có cái nhìn đúng đắn hơn và có những giải phápthiết thực góp phần cải thiện đời sống chị em phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đấtnước
3 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động là vấn đề đang được quantâm trong xã hội, cộng đồng nói chung, cũng như trong gia đình nói riêng Nhưchúng ta đã biết việc phân công lao động từ trước đến nay trong gia đình nhất
là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, còn nhiều bất cập và định kiến vềgiới, ảnh hưởng đến việc phân công lao động theo giới trong gia đình Chúng
ta cần có cách nhìn, để sự phân công lao động trong gia đình hợp lý hơn
Phân công lao động theo giới là một vấn đề mang tính cấp thiết, và thu hút sựquan tâm của các nhà chức trách, báo giới và các nhà nghiên cứu Đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu rất tâm huyết và công phu về vấn đề này có giá trị
Trang 6rất lớn cho xã hội.Những nghiên cứu ấy đã xây dựng nên những nền móng cơbản cho sự mở rộng, phát triển các nghiên cứu về giới sau này Những đề tàinghiên cứu đó đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi nhận thức vàhành vi của con người, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về vai trò của ngườiphụ nữ trong gia đình, đặc biệt là gia đình nông thôn Chúng ta có thể kể đếnmột số công trình nghiên cứu sau:
“Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồnlực và tiếng nói”.Báo cáo mục đích nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ giữavấn đề giới, chính sách công và sự phát triển góp phần thúc đẩy sự bình đẳnggiới Báo cáo đề xuất một chiến lược 3 phần để nâng cao sự bình đẳng giới,bên cạnh đó báo cáo còn phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới
thông qua việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế và chính sách xã hội (Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới, NXB văn hóa – thông tin,
cả gánh nặng việc nhà, sản xuất, trách nhiệm lao động đối với làng xã đều đổ
Trang 7lên vai người phụ nữ Sự phân công lao động này có thể dẫn đến hệ quả là hạtđộng của người phụ nữ bị giới hạn trong phạm vi gia đình.Nghiên cứu: “Phâncông laođộng nội trợ trong gia đình” đã khẳng định sự bất bình đẳng trongphâncông lao động nội trợ - nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu Các tác giảcũng chỉ ra
sự tác động của các yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm đến
nghề nghiệp có liên quan đến văn hóa xã hội (Xã hội học số 4(72), Vũ Tuấn Huy và Deborah S Carr, 2002)
Cuốn sách: “Xu hướng gia đình ngày nay” đã đưa ra mô hình phân công laođộng giữa vợ và chồng theo chu trình hôn nhân và tậptrung vào việc so sánh
mô hình đó Mô hình đó chỉ ra rằng việc nội trợtrong gia đình là việc của hầuhết phụ nữ trong giai đoạn đầu của cuộchôn nhân, việc tham gia vào côngviệc nội trợ của nam giới có xu hướngtăng lên trong giai đoạn tiếp theo của
cuộc sống gia đình.(Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.Viện xã hội học, Vũ Mạnh Lợi, nxb Khoa học xã hội 2004).
GS Đặng Cảnh Khang – Lê Thị Quý “ Gia đình học” (nxb Lý luận, Chính trị,
Hà Nội 2007) đã nghiên cứu một số khía cạnh về gia đình, vị trí vai trò, chứcnăng của gia đình hiện nay Những đặc trưng của gia đình Việt Nam, truyềnthống, hương ước, cộng đồng làng xã và vấn đề hương ước trong xã hội truyềnthống… Giới và gia đình, sự phân công lao động trong gia đình Tác giả trìnhbày các vấn đề: giới và gia đình trong xã hội hiện nay; phụ nữ từ gia đình đếnlãnh đạo quản lý xã hội Những sai lệch giá trị gia đình nâng cao vai trò giađình trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đồng thời nhómtác giả cũng đã nêu được thực trạng gia đình Việt Nam trong quá trình chuyểnđối kinh tế tập trung quan lưu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa Cuối cùng là những định hướng giải pháp và điều kiện thựchiện những giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam phù hợp với gia đình hiệnnay
Trang 8Công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Thi “ Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổimới ở Việt nam” (1998) trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳngđịnh mục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và
sự phân công lao động hợp lý giữa nam giới và nữ giới không chỉ trong laođộng sản xuất ở các ngành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựngcuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái Ở tất các hoạt động đều cần đến trí tuệ
ở cả hai giới, phù hợp với những đặc điểm và khả năng của họ góp phần tạonên tính hài hòa trong từng gia đình Công trình khoa học này chính là kết quảbước đầu của sự vận dụng quan điểm của Đảng của nhà nước cũng như quanđiểm tiếp cận giới vào việc xem xét các ván đề có liên quan đến bình đẳnggiới, kết hợp với các hình thức thu thập thông tin qua các cuộc khảo sát đờisống phụ nữ công nhân, nông dân tri thức trong quá trình đổi mới đất nước Từ
đó nêu lên những vấn đề quan tâm và đề xuất ý kiến về một số chính sách xãhội cần thiết nhằm xây dựng sự bình đẳng giới trong tình hình mới
Đề tài nghiên cứu “ Sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn và vai trò củangười phụ nữ”, nội dung chủ yếu cho thấy tầm quan trọng và khả năng pháttriển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Trong đó phụ nữ nông thôn đóng vai tròquan trọng trong việc đóng góp thu nhập, đóng góp thời gian lao động sản xuất
cho gia đình và xã hội (Trung tâm nghiên cứu phụ nữ - 1989).Ngoài ra còn rất
nhiều công trình nghiên cứu về sự phân công lao động theo giới trong gia đìnhnhư:
“Hình ảnh phụ nữ Việt Nam trước thế kỷ 21” (trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển,nxb khoa học xã hội 1995).
“Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” (trung tâm nghiên cứu khoa học về gi đình phụ nữ, nxb Khoa học xã hội 1991).
“Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội”(trung tâm nghiên cứu giới,gia dình và môi trường trong phát triển, nxb thế giới , Hà Nội – 2000).
Trang 9Mặc dù đã có những nghiên cứu như vậy, nhưng sự phân công lao động theogiới tại xã Hoằng Hải huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh hóa vẫn chưa có bất cứmột đề tài nghiên cứu nào đề cập đến.Sự phân phân công lao động theo giới tạinông thôn mặc dù đã có sự thay đổi, nhưng nó vẫn còn tồn tại Vậyđâu lànguyên nhân và những tác động của sự phân công lao động ảnh hưởng như thếnào đến đời sống của người dân khu vực nông thôn Nhận thức của người dân
về vấn đề này
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Sự phân công lao động theo giới trong các gia đình nông thôn hiện nay
là nguyên nhân dẫn đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình Từ đó
Trang 10tuyên truyền để làm những thay đổi, suy nghĩ tích cực để người phụ nữ có cơhội tiếp cận với các nguồn lực, lợi ích của gia đình và cộng đồng.
Tìm những biến đổi vai trò vị thế giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nôngthôn hiện nay, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi vấn đề bình đẳng trongphân công lao độngtrong gia đình
6 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài nghiên cứu cần đạt được những mụctiêu cụ thể sau:
Tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới diễn ra trên địa bàn nghiêncứu Làm rõ thái độ, nhận thức và suy nghĩ của chính người dân nơi đây vềphân công lao động giữa nam và nữ
Từ những thực trạng đang diễn ra đề tài nghiên cứu tìm hiểu những nguyênnhân trực tiếp dẫn đến thực trạng phân công lao động theo giới trong giađình
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu, xem xétvấn đề theo quan điểm tôn trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp, tích cực củalịch sử, bên cạnh đó xóa bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với sự biếnđổi và phát triển của xã hội
Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của xã hội học Mác xít nhằm
Trang 11giải thích sự vận động, biến đổi và phát triển của việc phân công lao động, nhất làvấn đề phân công lao động theo giới Đề tài nghiên cứu vận dụng các lý thuyếtnhư: Lý thuyết xã hội học về giới, lý thuyết tương tác biểu trưng của giới, lý thuyết
xã hội hoc gia đình, vai trò giới, lý thuyết chức năng giới,…
Bên cạnh đó khóa luận còn vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyềnbình đẳng cho phụ nữvà bình đẳng trong phân công lao động theo giới Cùng với
đó khóa luận cũng vận dụng những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng vàNhà Nước, những văn kiện đổi mới, về giải phóng phụ nữ được ban hành, nhữngcông trình nghiên cứu của các tác giả đi trước
7.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
7.2.1 Thông tin thứ cấp
Khóa luận sử dụng những báo cáo tổng kết hằng năm của Ủy ban nhân dân xãHoằng Hải, báo cáo tổng kết của Hội liên hiệp phụ nữ xã Hoằng Hải.Những côngtrình nghiên cứu đã có từ trước như đề tài: Người phụ nữ và gia đình Việt Namhiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học và
xã hội 1991.Những tác phẩm nghiên cứu về phụ nữ và giới của giáo sư Lê Thi đểlàm nên khóa luận này
7.2.2 Thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, trongquá trình tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tôi tiến hành quan sát để tìmhiểu rõ hơn về thực trạng phân công lao động theo giới trên địa bàn, từ đó tìm ranguyên nhân và những ảnh hưởng đến sự phân công lao động theo giới trong mỗigia đình, bên cạnh đó còn quan sát được thái độ của người dân về vấn đề này.Thông qua sử dụng tri giác trực tiếp, sử dụng những ghi chép mà tôi thu đượcnhững vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Đi liền với phương pháp quan sát tôi tiến hành triệt để phương pháp phỏng vấnsâu Tôi phỏng vấn sâu 8 hộ gia đình chia đều cho 4 thôn, đây là phương pháp hiệu
Trang 12quả nhất để tôi có thể thu thập thêm nhiều thông tin sơ cấp, phục vụ cho đề tàinghiên cứuphục vụ cho đề tài nghiên cứu, trong quá trình phỏng vấn hững thôngtin cụ thể, chi tiết được chia bởi người dân ở đây Qua những quan điểm suy nghĩcủa người dân ở đây về sự phân công lao động theo giới trong gia đình, giúp hiểuđược có hay không những hủ tục, suy nghĩ tiêu cực của người dân về vấn đề này.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Dự kiến phát 200 bảng hỏi cho 200 hộ gia đình của 4 thôn trong xã (thôn ThanhXuân, Đông Hòa, Trung Thượng, An Lạc)
7.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi tiến hành thu thập hai loại thông tin đó
là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp là những thông tinthu thập được thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, Hội phụ nữ xã,những đề tài nghiên cứu trước đây Thông tin sơ cấp tôi thu thập được thôngqua quá trình thực tế trên địa bàn bằng cách phương pháp như: phỏng vấn sâu,phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sau khi thu thậpđược thông tin tiến hành chọn lọc, phân tích lựa chọn những thông tin hữu ích,phù hợp hỗ trợ cho việc hoàn thành khóa luận này
8 CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG.
8.1 Phương pháp luận của xã hội học học Mác – Lênin
Báo cáo được trình bày trên cơ sở vận dụng của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ ghĩa duy vật lịch sử
Đối tượng nghiên cứu với tư cách là một hệ thống có tính chỉnh thể, có mốiquan hệ biện chứng với môi trường xung quanh và các yếu tố khác, do đó quátrình nhận thức không chỉ dừng lại ở những nhận thức bên ngoài vật hiệntượng mà phải nhận thức được bản chất bên trong hoặc tính quy luật vốn cócủa nó Phải xem xét các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ biện chứng với
Trang 13các hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, trongmối quan hệ đa chiều.
Chức năng nhận thức của xã hội học thể hiện trên ba điểm cơ bản sau đây:Thứ nhất, xã hội học cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xãhội và con người Thứ hai, xã hội học phát hiện các qui luật, tính qui luật và
cơ chế nảy sinh vận động và phát triển của các quá trình, hiện tượng xã hội,của mối tác động qua lại giữa con người và xã hội Thứ ba, xã hội học xâydựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và phương phápluận nghiên cứu xã hội.Có quan niệm cho rằng đây là chức năng khoa họcthuần túy, quan niệm khác lại rằng chức năng nhận thức của xã hội học thểhiện ở việc giải nghĩa, hiểu biết các hiện tượng và các quá trình xã hội Tuynhiên, theo xã hội học - 3 mácxit, chúng là hiểu rằng: xã hội học cung cấp trithức, phương pháp luận khoa học, thế giới quan khoa học duy vật biện chứng,
từ đó, giúp con người nhận thức được bản chất của hiện tượng, quá trình, cácmối quan hệ xã hội, nhận ra những điều phải - trái; đúng - sai, từ đó có hànhđộng hữu ích, phù hợp Chức năng thực tiễn của xã hội học có mối quan hệbiện chứng với chức năng nhận thức và là một trong những mục tiêu cao cảcủa xã hội học thể hiện ở sự nỗ lực cải thiện xã hội và cuộc sống của conngười Chức năng thực tiễn của xã hội học thể hiện trước hết ở sự vận dụngcác qui luật xã hội học trong hoạt động thực tiễn.Trên cơ sở đó, xã hội học gópphần giải quyết đúng đắn kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội.Nghiêncứu xã hội học hướng tới dự báo những vấn đề sẽ xảy ra và đề xuất các kiếnnghị, giải pháp để kiểm soát các hiện tượng, quá trình xã hội tiến tới cải tạođược thực trạng xã hội.Dự báo của xã hội học có thể được sử dụng để đề ramục tiêu, giải pháp, hoạch định đường lối, chính sách và ra quyết định hànhđộng khoa học.Trong quá trình thực hiện chức năng thực tiễn, các khái niệm,
Trang 14các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu của xã hội học cũng được cọ sát,kiểm chứng để từ đó sửa đổi, phát triển.
Ngoài chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn chung cho mọi khoa học,cũng như các khoa học xã hội khác, xã hội học có chức năng tư tưởng Chứcnăng tư tưởng thể hiện ở chỗ, xã hội học góp phần trang bị thế giới quan củaChủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, giáo dục tư tưởng Hồ ChíMinh, nâng cao lý tưởng XHCN và tinh thần cách mạng, phấn đấu để đạt đượcmục tiêu CNXH Xã hội học Mác Lênin còn góp phần vào việc bồi dưỡng tinhthần yêu nước, độc lập dân tộc; giáo dục vai trò, trách nhiệm công dân cho mỗingười trong sự phát triển xã hội theo phương châm: “Dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh” Bên cạnh đó, - 4 xã hội học còn hình thành
và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu khoa học và khả năng suy xét phêphán Từ đó, vận dụng quy luật duy vật biện chứng trong việc nhận thức tưtưởng, đấu tranh, phê phán các trào lưu, tư tưởng sai trái, không lành mạnhtrong xã hội, công khai bảo vệ lợi ích chân chính của các cá nhân, tập thể, cộngđồng và lợi ích quốc gia
Việc vận dụng CNDVBC và CNDVLS cùng với đòi hỏi tập chung vào phântích mối quan hệ con người và xã hội: con người bị quy định bởi các điều kiệnsống vật chất như thế nào và sự tác động trở lại của con người với các điềukiện vật chật đó ra sao? CNDVLS cũng xem biến đổi xã hội là thuộc tính vốn
có của xã hội, từ đó có thể thấy được sự biến đổi mối quan hệ giới trong phâncông lao động theo giới trong gia đình và sự biến đổi nói chung của các điềukiện kinh tế, văn hóa, xã hội Đồng thời tìm ra được bản chất của mối quan hệgiữa nhận thức và hành động thực tế thông qua sự phân công lao động theogiới trong gia đình Bên cạnh đó, báo cáo còn dựa trên phương pháp luận của
xã hội học Mác – Lenin trong việc nhìn nhận, xây dựng giả thuyết, từ đó dựbáo phương hướng vận động của đối tượng trên cơ sở những kết luận có được
Trang 158.2 Lý thuyết vị thế - vai trò.
Xem xét hầu hết các hoạt động hàng ngày để được diễn xuất trong các mụcđược xác định về mặt xã Mỗi vai trò xã hội là một tập hợp các quyền, nghĩa
vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người phải đối mặt và thực hiện đầy
đủ Mô hình này dựa trên quan sát rằng mọi người hành xử một cách dự đoán,
và rằng hành vi của một cá nhân là bối cảnh cụ thể, dựa trên vị trí xã hội và cácyếu tố khác
Cho phép tìm hiểu bản chất và những biểu hiện của các quan hệ xã hội của các
cá nhân, các nhóm, các cộng đồng xã hội ở nông thôn, cho phép nghiên cứucác bản chất quan hệ xã hội này ở những cấp độ xã hội khác nhau Nhờ vàothuyết này có thể nghiên cứu được bản chất của những lệch lạc xã hội ở nôngthôn, các xung đột xã hội trong nội bộ cũng như giữa các nhóm, các cộng đồng
xã hội ở nông thôn
Phân công lao động trong xã hội có những hình thức của sự tương tác giữa các
vị trí chuyên môn không đồng nhất mà chúng ta gọi là vai trò Vai trò đang bịchiếm đóng bởi các cá nhân, khi các cá nhân chấp nhận một vai trò xã hội (tức
là, họ xem xét vai trò "hợp pháp" và "xây dựng"), họ sẽ phải chịu chi phối chophù hợp với các chuẩn mực
Điều kiện thay đổi có thể làm cho một vai trò xã hội đã lỗi thời hoặc bất hợp pháp, trong đó có trường hợp áp lực xã hội có khả năng dẫn đến sự thay đổi.Các dự đoán thưởng phạt, cũng như sự hài lòng của hành xử theo một cách ủng
hộ xã hội, giải thích tại sao các đại lý phù hợp với yêu cầu vai trò Một cái nhìnsâu sắc quan trọng của lý thuyết này là xung đột vai trò xảy ra khi một người được dự kiến sẽ đồng thời diễn ra nhiều vai trò mang kỳ vọng mâu thuẫn Căngvai trò hay "áp lực vai trò" có thể phát sinh khi có một cuộc xung đột trong nhucầu của vai trò, khi một cá nhân không đồng ý với đánh giá của những người khác liên quan đến hiệu suất của mình trong vai trò của mình, đồng thời, một
Trang 16người có thể có năng lực hạn chế để thương lượng đi từ chấp nhận vai diễn mà gây ra căng thẳng, bởi vì người đó bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội, hoặc
đã hạn chế tình trạng xã hội mà từ đó để mặc cả
Cần thấy rằng sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiệnnay trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thời kỳ CNH – HĐHđất nước, do đó, nó không đơn thuần quy định bởi vị thế - vai trò cá nhân màcòn quy định bởi các yếu tố ở cấp độ vĩ mô như những biến đổi của nhữngchính sách phát triển kinh tế, cơ chế thị trường và những thay đổi trong giá trịvăn hóa, trong thiết chế xã hội cơ cấu xã hôi
8.3 Lý thuyết về cơ cấu - chức năng
Khuôn khổ cho việc xây dựng lý thuyết mà thấy xã hội như là một hệ thốngphức tạp mà các bộ phận làm việc với nhau để thúc đẩy tình đoàn kết và sự ổnđịnh Cách tiếp cận này nhìn vào xã hội thông qua một định hướng vĩ mô, đó làmột trọng tâm rộng trên các cấu trúc xã hội mà định hướng xã hội như mộttoàn thể, và tin rằng xã hội đã phát triển như các sinh vật Cách tiếp cận này sẽxem xét cả hai cấu trúc xã hội và chức năng xã hội
Sử dụng cách tiếp cận cơ cấu – chức năng trong việ làm rõ vị trí vai trò của cácthành viên trong gia đình để thấy được mối quan hệ tương tác giữa các thành tốcủa cơ cấu đó, đặc biệt là cơ cấu vai trò giới.Thông qua sự tương tác này chúng
ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng của gia đình trong điều kiệnhiện nay
(xã hội học nông thôn, Tống Văn Chung, nxb đại học quốc gia Hà Nội – 2001)
8.4 Lý thuyết biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội (Social change) là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của
hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phântầng xã hội được thay đổi theo thời gian
Trang 17Cũng giống như tự nhiên, mọi xa hội không ngừng biến đổi.Sự ổn định của xãhội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trongbản thân nó Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ
và cổ truyền đến đâu chăng nữ cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hộihiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biếnđổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày Mọi cáiđều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vậnđộng và thay đổi.Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong
sự vận động liên tục
Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhaugiữa các xã hội; Nó khác biệt với thời gian và hiệu quả, vừa có tính kế hoạch,vừa có tính phi kế hoạch
Với đề tài này, có thể nhận thấy xã hội ngày nay đã có nhiều biến đổi dẫn đếnbiến đổi trong gia đình Sự khác biệt về tư tưởng , lối sống đã dẫn đến sự phâncông lao động trong gia đình Công việc của các thành viên trong gia đìnhđược phân chia một cách cụ thể và cái quan niệm, nguyên tắc này đang bị lỗithời chậm không phù hợp trong xã hội hiện đại.Thông qua lý thuyết này cũnggiúp chúng ta thấy rõ sự thay đổi về vị trí, vai trò các thành viên trong gia đình
xã hôi nông thôn ngày nay
8.5 Thuyết nữ quyền
Lấy phụ nữ là trung tâm, nhằm mục tiêu mô tả, phân tích đời sống gia đìnhcũng như đời sống xã hội theo quan điểm phụ nữ Nó nêu lên tính chất nam trịtrong gia đình và xã hội, và nhận diện những trở ngại chính đối với bình đẳngcho phụ nữ Thuyết nữ quyền nhấn mạnh đến nhiều chủ đề trong đó có sự phâncông lao động trong gia đình tức là sự phâ chia nhiệm vụ giữa các thành viêntrong gia đình Các nhà nữ quyền đã tiến hành nhiều nghiên cứu về cách phânchia việc nhà như chăm sóc con cái và làm các việc nhà khác
Trang 18(Xã hội học gia đình, Mai Huy Bích, nxb Đại học quốc gia Hà Nội).
Ra quyếtđịnhtrong giađình, đạidiện giađìnhtham giacác hoạtđộng
Nhận thức, vănhóa lối sống
Sức khỏe
và tuổi trong việc thựchiện công việc
Nghề nghệp vàthu nhập của các thành viên trong giađình
Trang 1910 Đóng góp của đề tài
Trong khuôn khổ khóa luận này đã làm nổi bật mối quan hệ giữa người phụ
nữ và nam giới thông qua sự phân công lao động theo giới, nhằm làm nổi bật lên
sự bình đẳng hay bất bình đẳng ở một xã thuần nông Khóa luận đã sử dụng nhữngphương pháp đặc thù của nghành công tác xã hội, những lý thuyết xã hội học vềgiới, xã hội học gia đình cũng như phân tích những khái niệm liên quan để nhằmlàm rõ thực trạng phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trên địa bàn Từ đóđưa ra những khuyến nghị nhằm làm thay đổi nhận thức của người dân nơi đây khi
họ còn có những suy nghĩ thiếu tích cực về vấn đề bình đẳng và giải phóng phụnữ.Ngoài ra, khóa luận đã vận dụng những lý thuyết vào thực tiễn cụ thể, tại mộtđịa bàn nghiên cứu cụ thể, kết nối lý thuyết và thực tiễn nhằm kiểm chứng những
lý thuyết đã đưa ra.Với những dẫn chứng trên khóa luận này sẽ là một đề tài nghiêncứu có những đóng góp mới cho việc kiểm chứng hệ thống lý thuyết xã hội học vềgiới, xã hội học gia đình và là tài liệu quan trọng cho những khóa luận báo cáochuyên nghành sau này
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Hoằng Hải là xã đồng bằng ven biển nằm về phía Đông Bắc huyện HoằngHóa Nơi đây trước cách mạng tháng 8 năm 1945 nằm trong tổng Ngọc Chuế
xã Hoằng Yến cũ.Từ năm 1950 là chung xã Hoằng Trường thời kỳ này tại địadanh xã Hoằng Hải có 4 làng là làng Thìn, làng Trung, lành Đọ, làng Hón Từtháng 11/ 1955, được chia tách thành 2 xã là xã Hoằng Hải và xã HoằngTrường được ổn định từ đó, tổ chức thành 4 thôn là thôn An Lạc, TrungThượng, Đông Hoà, Thanh Xuân, trong đó thôn An Lạc gồm các xóm là: xóm
Trang 20Hải Lộc, xóm Hải Lạc, xóm Hải An; thôn Trung Thượng gồm xóm Hải Trung
và xóm Hải Thượng; thôn Đông Hoà gồm xóm Hải Hoà, xóm Hải Đình; ThônThanh Xuân gồm xóm Hải Đồng, xóm Hải Thanh, xóm Hải Xuân Hiện nay xã
cả xã Hoằng hải có 4 làng văn hoá là làng An Lạc gồm có 4 thôn từ thôn1,2,3,4; làng Trung Thượng gồm có thôn 5, 6,11; làng Đông Hoà gồm thôn 7,8;làng Thanh Xuân gồm thôn 9,10
Hoằng Hải là một xã thuần nông thuộc vùng bãi ngang ven biển của huyện HoằngHoá với tổng diện tích tự nhiên 362,67 ha, cách huyện lỵ 10km, cách thành phốThanh Hoá 22 km về phía Đông Bắc
- Phía Bắc giáp xã Hoằng Yến, Hoằng Trường
- Phía Đông Nam giáp xã Hoằng Tiến
- Phía Đông giáp Biển đông
- Phía Tây giáp xã Hoằng Yến
Có tiểu địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc sang Đông Nam, có đặc trưng địahình ven biển tạo nên những dải cát nóng về mùa hè, các dải đất cao có địa hình
từ Đông sang Tây
1.2 Cơ cấu kinh tế của địa phương.
Tổng giá trị sản xuất đạt 81.274 triệu đồng đạt 100,3%KH = 114,9%CK
Trong đó
GTSX Nông – Lâm – Thủy sản: 30.479 triệu đồng đạt 100,3%KH = 113,7%CKGTSX Công nghiệp – XD: 32.105 triệu đồng đạt 100,5%KH = 115,4%CKGTSX Dịch vụ: 18.645 triệu đồng đạt 100%KH = 115,8%CK
- Nông – Lâm –Thủy sản: 37,5%
- Công nghiệp – XD: 39,5%
- Dịch vụ thương mại: 23,0%
Tổng số lượng lương thực có hạt: 1.502 tấn đạt 100,1% KH = 109,0%CK
Tổng số lượng thủy sản 165,0 tấn đạt 100,3% = 108,2%CK
Trang 21Giá trị sản xuất/ha canh tác 80 triệu đồng/ha đạt 100%KH
Thu nhập bình quân đầu người 16 triệu đồng đạt 103,2%KH = 110,3%CK
Tổng thu ngân sách: 9.100 triều đồng
Số lao động được học nghề, truyền nghề: 70 LĐ đạt 100% KH
Tỷ lệ hộ nghèo: Giảm 3,3% vượt KH
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,85%
Tiêu chí xây dựng NTM: đạt 1 tiêu chí = 50%KH
Tỷ lệ đường giao thông cứng hóa: 30% (Không đạt)
Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia: Không đạt
Tỷ lệ nhà ở dân cư đạt kiên cố hóa: 70% đạt KH
Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa: 70% đạt KH
Tỷ lệ khu dân cư đạt chuẩn về ANTT: 75% đạt KH
Hoàn thành tiêu chí giao quân nhập ngũ và ADLL, HLDQ: 100% đạt KH
1.3 Văn hóa – xã hội ở địa phương.
* Văn hóa thông tin thể dục thể thao: Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các hoạt động của Đảng, chínhquyền, các đoàn thể địa phương Tiếp ân đài 3 cấp, tuyên truyền các ngày lễ, kỷniệm của đất nước
- Treo băng rôn, 20 câu khẩu hiệu tường tuyên truyền trong dịp kỷ niệm ngàythành lập Đảng, công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các ngày lễ,tết, ngày bầu cử, tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa do huyện tổ chức
- Phối hợp các ngành y tế, trường học tổ chức kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam(27/2) và ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)
Trang 22- Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tiếp tục được duy trì, thực hiện tốtphong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2015 – 2016;
Tổ chức kiểm tra chất lượng hoạt động của các làng văn hóa đề nghị huyện phúctra và công nhận lại làng văn hóa 2016
* Y tế dân số kế hoạch hóa gia đình: Trạm y tế đã thực hiện tốt công tác khám,chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổng só bện nhân đếnkhám và điều trị 2.596 lượt, trong đó: cấp thuốc, điều trị ngoại trú BHYT 1756,Chuyển tuyến 640 trường hợp Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em dưới 1 tuổi: 107cháu
- Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sực khỏe sinh sản;
số người sử dụng biện pháp tránh thai: 80 người Số trẻ em sinh ra trong năm là 92cháu, sinh con thứ 3 trở lên: 21 trường hợp = 22.8%
Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm giới
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, “giới” là một thuật ngữ để chỉ vai trò
xã hội, hành vi ứng cử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ Phụ nữ
và nam giới khác nhau về mặt sinh học – nhưng mọi văn hóa đều lý giải và quiđịnh chi tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống những kỳvọng xã hội về những hành vi và hoạt động được coi là thích hợp Tuy những kỳvọng trong các xã hội khác nhau thì không giống nhau nhưng vẫn có điểm tươngđồng nổi bật
Theo Xã hội học về giới và phát triển thì giới là khái niệm dùng để chỉ nhữngđặc trưng xã hội của nam và nữ Các đặc điểm của giới là:
- Một phần vẫn còn bị quy định bởi các yếu tố, tiền đề sinh học của giớitính
- Không mang tính di truyền, bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm Tức làđược quy định bởi điều kiện sống của cá nhân và xã hội, được hình thành và pháttriển thông qua hàng loạt các cơ chế bắt chước, học tập,…
Trang 23- Có tính biến thiên, tức là có thể thay thế đổi được dưới tác động của cácyếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là điều kiện xã hội.
- Mang tính đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức và tính chất.Khái niệm giới chỉ mối quan hệ và tương tác giữa địa vị xã hội của phụ nữ vànam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện vàyếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh xãhội cụ thể Khác với giới tính, giới là sản phẩm của xã hội, do học hỏi mà có Giớithay đổi theo thời gian qua các giai đoạn, thang giá trị thay đổi, mô hình ứng xửgiới thay đổi Sự khác biệt về giới nam và nữ là khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốcgia dân tộc và các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa cụ thể Vì hệ giátrị ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó có tác động đến sự học hỏi giữa con gái vàcon trai
1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới
“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điềukiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, củagia đình và thụ hưởng của sự phát triển đó” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Điều 5 Luật Bình đẳng giới.2006).
Bình đẳng giới là môi trường cho cả nữ và nam giới được hưởng vị trí ngangnhau, họ có cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cốnghiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ kết quả đó.Việc đối xử nhưnhau, cơ hội phát triển như nhau nhưng không đem lại kết quả như nhau giữa phụ
nữ và nam giới.Vì vậy, bình đẳng giới cần được hiểu là sự đối xử ngang quyềngiữa phụ nữ và nam giới có những đặc điểm giống nhau và khác nhau của mỗigiới, và được điều chỉnh bởi các chính sách đối với từng giới một cách hợp lý.Nếunhư cả phụ nữ và nam giới có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng vàthực hiện các mong muốn của mình.Cả hai giới có điều kiện bình đẳng tham giađóng góp và hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển Mỗigiới đều được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng, nếu những tiêu chínày không được xác lập có nghĩa là trong xã hội đang tồn tại bất bình đẳng
Trang 24Bình đẳng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn phải gắn với quan điểmphát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Nó đòi hỏi một sự chuyểnbiến đồng bộ của tất cả thành phần, mọi lứa tuổi, nhưng trước hết đối với nam giớitrong hàng loạt vấn đề: từ nhận thức đến thái độ ứng xử xã hội và hành vi cụ thểtrong mối quan hệ với phái nữ.
Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trong lànam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu
1.1.3. Khái niệm gia đình
“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thànhviên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặcquan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhaunhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu
của xã hội về tái sản xuất con người.” (Chương 1- Điều 8- Khoản 10- Những qui định chung - Luật hôn nhân gia đình năm 2010).
1.1.4. Khái niệm lao động
“Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quảcao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.” (Căn cứ vào điều 103 và điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Căn cứ vào điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội).
C.Mác chỉ ra rằng: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụthuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môigiới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sự sốngcủa con người Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thể mình, sửdụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích, ý thứcnhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình Vìvậy, trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờcũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển của đời
Trang 25sống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổichất giữa con người với tự nhiên.
Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động là phươngtiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của mỗi thành viên và xã hội loài người Do vậy, ở các quốc gia cũng như ởnước ta, vấn đề lao động luôn luôn được coi trọng trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước
Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hộiloài người Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm thế giới xung quanhnhững sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân měnh Khi xă hội phát triển,những hoạt động sản xuất nói chung ấy được phân chia thành những ngành nghề
cụ thể khác nhau Mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm cụ thểnhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội Từ đócho thấy lao động có sự liên quan chặt chẽ với vấn đề việc làm
1.1.5. Khái niệm phân công lao động theo giới.
Theo quan niệm Xã hội học do August Comte khởi xướng cho rằng: Phâncông lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng
ổn định và phát triển xã hội, cùng có mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật
tự xã hội Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóa lao động màthực chất là quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bìnhđẳng xã hội
Phân công lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của
vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năngcủa gia đình trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển ổn định của gia đình Phân công lao động nam – nữ là yếu tố hình thành vaitrò giới trong gia đình và xã hội Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới cóvai trò nhiệm vụ tạo ra thu nhập Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữ còn
có chức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức năng tư duy và hành độnggiải quyết nhiệm vụ Điều quan trọng là sự phân công lao động theo giới không
Trang 26đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôngắn liền với thói quen, suy nghĩ và quan điểm vị trí, vai trò của người phụ nữ trong
xã hội
Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam – nữ trong
xã hội và gia đình Phân công lao động theo giới như Mác và Ănghen đã nhận xéttrong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và Nhà nước”: Sự phân cônglao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu chỉ
có sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vi hoạt động theo giớimột cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giớilàm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình Trong xã hội, sự phân công laođộng theo giới biểu hiện qua sự phân chia khu vực lao động nghề nghiệp Mặtkhác, sự phân công lao động theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức đời sống giađình
Hơn nữa, phân công lao động theo giới không đơn thuần là dựa vào sự khácbiệt về mặt sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ vàquan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội nhằm bao biện cho tưtưởng “trọng nam khinh nữ”
1.1.6. Khái niệm vai trò giới
Vai trò giới là khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi củacon người trong một ý nghĩa tổng thể Nó ứng xử như một cơ chế để hiểu đượcnhững cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành động được phảnánh, những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi Trong bối cảnh về
sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn tới sự xác định các vai trò của phụ nữ và namgiới Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của cả hai giới được xem như làphù hợp với những mong đợi của xã hội Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện
và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh
cụ thể Chính vì được quy định bởi yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò và hành vicủa giới không phải là bất biến mà luôn thay đổi khi các điều kiện quy định thayđổi