- Kết quả thu được ở đề tài bao gồm: Tìm hiểu được thực trạng cách phân công lao động của người dân tại địa phương trong các công việc: nội trợ, sửa chữa đồ dùng trong gia đình, chăm sóc
Trang 2LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS BÙI VIỆT HẢI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này, bản thân tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình lớn lao của gia đình, thầy cô, bạn
bè mà tôi không thể nào quên được
Con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, luôn quan tâm lo lắng và là chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt thời gian qua
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm TpHCM, quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy cô bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp xã hội đã giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập, giúp cho tôi có hành trang trong cuộc sống
Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Việt Hải đã hướng dẫn tận tình, giúp em thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn đến cô chú, anh chị trong UBND xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến hai chú trưởng ấp và các hộ dân sinh sống tại ấp 3 và ấp 4 xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã chỉ dẫn
và cung cấp các thông tin bổ ích trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi trong thời gian vừa qua
TP Hồ Chí Minh, tháng 6/2012
Người thực hiện
Phạm Thị Nhung
Trang 4iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Sự phân công lao động của giới trong gia đình tại ấp 3
và ấp 4, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ ngày
15/02/2012 đến ngày 15/06/2012
- Mục tiêu chính của đề tài là: Tìm hiểu sự phân công lao động và quyền quyết định theo giới trong các hoạt động ở quy mô hộ gia đình Từ đó tìm ra nhu cầu thực tế
và nhu cầu chiến lược của giới, đưa ra kế hoạch phát triển giới tại địa phương
Phương pháp được sử dụng trong đề tài: Thu thập thông tin sẵn có ở địa phương và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, kết hợp với phỏng vấn nông hộ, thảo luận nhóm … Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm MICROSOFT EXCEL 2007 và phần mềm STATGRAPHICS PLUS 3.0 Từ đó đưa ra các kết quả và kết luận của vấn đề
- Kết quả thu được ở đề tài bao gồm:
Tìm hiểu được thực trạng cách phân công lao động của người dân tại địa phương trong các công việc: nội trợ, sửa chữa đồ dùng trong gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái, sản xuất nông nghiệp (canh tác vườn hộ và chăn nuôi) và các hoạt động cộng đồng
Biết được cách nhìn nhận của người dân theo giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình đối với các công việc trên
Tìm hiểu được quyền quyết định chính trong các hoạt động và công việc trong mỗi gia đình
Tìm hiểu được các nguồn lực được người dân sử dụng
Tìm hiểu được những nhu cầu của người dân trong các hoạt động, từ đó đưa
ra những kết luận và các phương án hành động nhằm tạo ra sự bình đẳng hơn trong phân công lao động tại gia đình
Trang 5
iv
SUMMARY
The research subjects: “The division of labor in a family at 3 hamlets and 4
hamlets, Hieu Liem commune, Vinh Cuu district, Dong Nai province” was conducted
from February 15th, 2012 to June 15th, 2012, to understand the division of labor by gender and decision-making activities at the household scale Since then finding out the actual needs and strategic gender needs, maked plans about local development
The method is used in the project: Gathered information on local availability and other documents related to research issues, combined with household interviews, group discussions…synthetic data and processed by MICROSOFT EXCEL 2007 software and software STATGRAPHICS PLUS 3.0 Then finding out the results and conclusing of the problem
The results achivement:
Finding out the status of the division of labor in the local people in the work: housework, repairing household appliances, care and education of children, the production activities (farm and garden livestock) and the community
Knowing people’s perspectives on gender, education level, occupation, family economic for the above works in each family
Finding out the right decision in the activities and working in each family Finding out the resources people use
Finding out the needs of people in the of people in the operation, then finding out the conclusions and action plans for more equality in the division of labor with
in the family
Trang 6v
MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii SUMMARY iv MỤC LỤC v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH SÁCH CÁC BẢNG viii Chương 1 MỞ ĐẦU 1
2.3 Một số chính sách bình đẳng giới của nhà nước 6
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 3.2.1 Nội dung nghiên cứu 13
Trang 7vi
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 13 3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 13 3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 14 3.2.2.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 15
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1 Sơ lược về tình hình chung của các hộ điều tra 17 4.2 Phân công lao động 19 4.2.1 Phân công lao động trong các công việc gia đình 19 4.2.1.1 Phân công lao động trong nhóm các công việc nội trợ 19 4.2.1.2 Phân công lao động trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình 22 4.2.1.3 Phân công lao động trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái 24 4.2.2 Sự phân công lao động trong các hoạt động sản xuất 28 4.2.2.1 Phân công lao động trong trồng trọt 28 4.2.2.2 Phân công lao động trong chăn nuôi 32 4.2.3 Sự phân công lao động trong các hoạt động cộng đồng 36 4.2.4 Các nguồn lực và tiếp cận các nguồn lực phân chia theo giới 40 4.2.5 Quyền quyết định của giới trong tài sản và công việc 42 4.3 Nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của giới 43 4.3.1 Nhu cầu thực tế của nam và nữ giới 43 4.3.2 Nhu cầu chiến lược của nam và nữ giới 47 4.4 Chương trình hành động 49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52 5.2 Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 56
Trang 8PTD Participatory Techology Development
(Tiến trình phát triển công nghệ có sự tham gia) PRA Participatory Rural Appraisal
(Đánh giá nông thôn có sự tham gia) SWOT Strengths - Weakness - Opportunities - Threaten
Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
VNDCCH Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 9viii
DANH SÁCH CÁC BẢNGBẢNG TRANG
Bảng 3.1: Thành phần dân tộc trên địa bàn xã Hiếu Liêm 11
Bảng 4.1: Tóm tắt đặc điểm các hộ điều tra 17
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu phân hạng hộ gia đình 18
Bảng 4.3 : Mức độ tham gia trong nhóm công việc nội trợ 20
Bảng 4.3b: Cách nhìn nhận công việc nội trợ phân theo TĐHV người trả lời 21
Bảng 4.3c: Cách nhìn nhận công việc nội trợ phân theo nghề nghiệp người trả lời 21
Bảng 4.3d: Cách nhìn nhận công việc nội trợ phân theo kinh tế hộ gia đình NTL 22
Bảng 4.4: Mức độ tham gia trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình 22
Bảng 4.4a: Cách nhìn nhận công việc sửa chữa đồ phân theo giới tính NTL 23
Bảng 4.4b: Cách nhìn nhận công việc sửa chữa đồ phân theo nghề nghiệp NTL 23
Bảng 4.4c: Cách nhìn nhận công việc sửa chữa đồ phân theo kinh tế hộ gia đình
người trả lời 24 Bảng 4.4d: Cách nhìn nhận công việc sửa chữa đồ phân theo TĐHV NTL 24
Bảng 4.5: Mức độ tham gia trong việc chăm sóc và giáo dục con cái 25
Bảng 4.5a: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo giới
tính người trả lời 26 Bảng4.5b: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo nghề
nghiệp người trả lời 27
Bảng 4.5c: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo kinh
tế hộ gia đình của người trả lời 27
Bảng 4.5d: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo trình
độ học vấn của người trả lời 28
Bảng 4.6: Mức độ tham gia trong các công việc canh tác vườn hộ 29
Bảng 4.6a: Cách nhìn nhận các công việc canh tác vườn hộ phân theo giới tính
người trả lời 30
Trang 10ix
Bảng 4.6b: Cách nhìn nhận các công việc canh tác vườn hộ phân theo NNNTL 30
Bảng 4.6c: Cách nhìn nhận các công việc canh tác vườn hộ phân theo trình độ học
vấn người trả lời 31 Bảng 4.6d: Cách nhìn nhận các công việc canh tác vườn hộ phân theo kinh tế hộ gia
đình người trả lời 32 Bảng 4.7: Phân công lao động trong chăn nuôi 33
Bảng 4.7a: Cách nhìn nhận các công việc CN phân theo giới tính người trả lời 33
Bảng 4.7b: Cách nhìn nhận các công việc chăn nuôi phân theo NN NTL 34
Bảng 4.7c: Cách nhìn nhận các công việc chăn nuôi phân theo kinh tế hộ gia đình
người trả lời 34 Bảng 4.7d: Cách nhìn nhận các công việc chăn nuôi phân theo TĐHV NTL 35
Bảng 4.8: Mức độ tham gia trong các hoạt động cộng đồng 36
Bảng 4.8a: Cách nhìn nhận các công việc CĐ phân theo giới tính người trả lời 38
Bảng 4.8b: Cách nhìn nhận các công việc CĐ phân theo nghề nghiệp NTL 38
Bảng 4.8c: Cách nhìn nhận các công việc CĐ phân theo kinh tế hộ gia đình NTL 39
Bảng 4.8d: Cách nhìn nhận các công việc CĐ phân theo trình độ học vấn NTL 39
Bảng 4.9: Các nguồn lực vật chất tại ấp 3 và 4 40
Bảng 4.10: Đứng tên giấy tờ đất và vay vốn 42
Bảng 4.11: Quyết định của giới trong tài sản và công việc 43
Bảng 4.12: Nhu cầu thực tế và hành động đối với nhóm nam giới 44
Bảng 4.13: Nhu cầu thực tế và hành động đối với nhóm nữ giới 45
Bảng 4.14: Nhu cầu thực tế và hành động đối với nhóm nam và nữ giới 46
Bảng 4.15: Nhu cầu chiến lược và hành động đối với nhóm nam giới 47
Bảng 4.16: Nhu cầu chiến lược và hành động đối với nhóm nữ giới 48
Bảng 4.17: Phân tích khả năng tham gia của nam giới trong các hoạt động 49
Bảng 4.18: Phân tích khả năng tham gia của nữ giới trong các hoạt động 49
Bảng 4.19: Chương trình hành động có cân nhắc đến giới 50
Trang 11x
DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG
Hình 4.1: Tỷ lệ tham gia trong nhóm công việc nội trợ 20
Hình 4.2: Tỷ lệ tham gia vào công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình 23
Hình 4.3: Tỷ lệ tham gia vào công việc chăm sóc sức khỏe cho con 25
Hình 4.4: Tỷ lệ tham gia vào công việc dạy học cho con 25
Hình 4.5: Tỷ lệ tham gia của nam và nữ giới trong các hội 41
Trang 121
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Gia đình được coi là tế bào của xã hội, nó phản ánh tất cả những gì đang diễn
ra ngoài xã hội, các mối quan hệ của con người đều bắt nguồn từ gia đình
Xã hội ngày càng phát triển làm cho vị trí của người phụ nữ được nâng lên đáng kể Họ được học hành, được tham gia vào các hoạt động xã hội, có quyền được bỏ phiếu ứng cử … Tuy nhiên ở nước ta, các yếu tố truyền thống, đặc biệt tư tưởng nho giáo là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến hành vi ứng xử của người dân trong xã hội Quan niệm “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng coi thường người phụ nữ vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều biến thể khác nhau Sự gia trưởng và bất bình đẳng thường là những nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ
Ở các vùng nông thôn nói chung và ở xã Hiếu Liêm nói riêng, do sự nhận thức chưa đầy đủ, đúng mức của các bên liên quan và có thể ngay bản thân bên trong cộng đồng về vai trò giới nên bất bình đẳng đang xảy ra Tình trạng bất bình đẳng giới đang thể hiện trong các công việc mà nam giới và nữ giới đang tham gia, thái độ và sự đánh giá của xã hội đối với công việc mà họ làm, các cơ hội để họ phát triển nâng cao kiến thức Chính những cách suy nghĩ lệch lạc về vai trò giới nên đã ảnh hưởng lớn đến sự phân công lao động giữa các giới, quyền tiếp cận và
sử dụng các nguồn lực, quyền tham gia và quyền quyết định các hoạt động sản xuất, hoạt động cộng đồng Chính điều này đã dẫn đến những định kiến về giới, làm tăng thêm gánh nặng cho cả hai giới, nhất là nữ giới
Trong phân công lao động theo giới có những hoạt động, công việc khác nhau như: công việc nội trợ, chăm sóc giáo dục con cái, các công việc trong hoạt
Trang 13không?…Đây cũng chính là những câu hỏi mà đề tài: “Phân công lao động của
giới trong gia đình tại ấp 3 và ấp 4, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đưa ra Đây là những ấp mà đời sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào
hoạt động canh tác vườn hộ và hoạt động chăn nuôi Đề tài thực hiện ở cấp độ nông
hộ với các thông tin chi tiết về sự phân công lao động và quyền quyết định của giới trong các hoạt động của gia đình và ngoài cộng đồng Từ đó, đề tài đưa ra các nhu cầu thực tế, nhu cầu chiến lược của giới và đề ra kế hoạch hành động để phát triển
giới tại địa điểm nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Mô tả thực trạng sự phân công lao động, cách tiếp cận nguồn lực và
quyền quyết định của giới trong các hoạt động ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng
tại địa phương
(2) Phân tích nhu cầu của giới trong các hoạt động ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng tại địa phương
(3) Đề xuất các chương trình hành động nhằm tạo sự bình đẳng giới trong
các hoạt động tại địa phương
1.3 Đối tượng và giới hạn của đề tài
Đối tượng của đề tài là người dân (giới) tại các hộ gia đình trong các hoạt động trong gia đình và cộng đồng của người dân ở ấp 3 và 4 của xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ ngày 15/02/2012 đến ngày 15/06/2012
Trang 14Phân tích giới là quá trình thu nhập, phân tích các số liệu một cách có hệ thống thông tin về giới Phân tích giới bao gồm việc xác định những hoạt động kinh
tế mà phụ nữ và nam giới tiến hành, những nguồn lực mà họ sử dụng, quản lý và những lợi ích mà họ nhận được Phân tích giới cũng dự đoán kết quả và thành công
do đó tránh những kết quả tiêu cực đối với phụ nữ và những mối quan hệ giới có thể xảy ra trong quá trình phát triển để có thể tiến gần đến bình đẳng giới (Bùi Việt Hải
và các cộng sự, 2011)
Trần Thị Quế (1999) cho rằng, cách tiếp cận giới là cách nhìn vấn đề qua lăng kính giới, có nghĩa là khi xem xét bất kì vấn đề gì thì không xem xét một cách chung chung là họ (nam và nữ) mà xem xét một cách cụ thể là nam giới và phụ nữ
có địa vị như thế nào? Thuộc nhóm người nào? Mức sống ra sao? Có nguồn lực gì?
Có quyền gì? Nam và nữ làm gì? Làm như thế nào? Trong điều kiện nào? Được đánh giá và hưởng thụ ra sao? (trích Vũ Đức Thư, 2008)
Mục tiêu của phân tích giới là phân tích vị trí của nam giới và phụ nữ trong
xã hội để xác định nhu cầu và tiềm năng của họ nhằm đạt hiệu quả lao động và đảm bảo sự tham gia của phụ nữ và nam giới, đáp ứng được cả hai giới và làm cho họ thấy hài lòng Nó tập trung vào hoạt động và nguồn lực của cả nam giới và nữ giới, làm sáng tỏ nơi nào là sự khác biệt giữa họ và ở đâu họ bổ sung cho nhau
Trang 154
Nhu cầu giới (Bùi Việt Hải và các cộng sự, 2011)
Nhu cầu thực tế: Nhu cầu thực tế của giới là những nhu cầu xuất phát từ vai trò hiện tại của mỗi giới và nếu được đáp ứng sẽ giúp họ làm tốt hơn vai trò hiện
có của mình
Nhu cầu chiến lược: Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới mà khi được đáp ứng sẽ làm thay đổi vị trí, địa vị của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng hơn
2.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Theo nghiên cứu của FAO (1995) ở Băng-La-Đét: “Trong nông nghiệp thì hầu hết đàn ông làm chủ, đàn bà chỉ làm một phần công việc nhỏ Trong các nông trại thì phụ nữ tham gia hầu hết các công việc”
Tại Việt Nam, bất bình đẳng đang xảy ra ở nhiều nơi, quan niệm “trọng nam, khinh nữ” đang còn tồn tại Theo Trần Thị Quế (1999), “Qua xem xét thời gian và phân công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng, trẻ em trai và trẻ em gái của một số gia đình Việt Nam, cho thấy phụ nữ phải làm tái sản xuất nhiều hơn, vất vả hơn nên thời gian học tập và nâng cao trình độ học vấn còn ít; nhất là ở vùng cao, vùng dân tộc nơi đang còn nặng các thủ tục phong kiến, các tập tục, với trình độ thấp, nhận thức còn kém thì vai trò người phụ nữ xem nhẹ” Theo Vũ Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (1999), “Trong gia đình người H’Mông, người chồng là chủ hộ và có quyền quyết định mọi công việc quan trọng trong sản xuất và đời sống, người chồng có vẻ gia trưởng hơn dân tộc khác, ít bàn bạc với vợ về công việc liên quan đến sản xuất vì họ đánh giá khả năng hiểu biết của người phụ nữ quá thấp …” (Trích Doãn Thị Thuận, 2009)
Người ta nói “Phụ nữ chân yếu tay mềm” nhưng thời gian làm việc, lượng công việc mà phụ nữ làm nhiều nhưng thành quả lao động đó họ được hưởng rất ít, với đồng lương rẻ mạt Theo số liệu điều tra khảo sát mức dân cư 1992 – 1993, tiền lương phụ nữ bằng 69% tiền lương nam giới Lực lượng lao động nữ chiếm 50,28%
so với tổng số lao động tham gia các hoạt động kinh tế Riêng lao động nữ ở nông
Trang 16Lê Thị Lý (2001) khi nghiên cứu vai trò trong quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao cho rằng, cả phụ nữ và nam giới người dân tộc M’nông đều tích cực tham gia các hoạt động canh tác nông nghiệp và quản lý bảo vệ, sử dụng nguồn TNTN
Cả hai giới đều có quyết định, kiểm soát nguồn lực thông qua các hoạt động cụ thể trên hiện trường, trong gia đình cộng đồng Rõ ràng cả hai giới đều hiểu khá sâu sắc
về môi trường tự nhiên, nguồn lực và tầm nhận thức hiểu biết là không hoàn toàn như nhau Tuy nhiên, với sự chênh lệch về hiểu biết và nhận thức so với nam giới, đồng thời do cùng một lúc thực hiện nhiều vai trò và chức năng thiên bẩm của giới tính nên bản thân người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống sinh hoạt và công việc (trích từ Nguyễn Thị Lan Hương, 2005)
Võ Văn Thoan (2001) cho rằng trong chuỗi lịch sử tồn tại của con người Châu Mạ vùng Nam Tây Nguyên, cả hai giới đều quan tâm đến tài nguyên rừng Trong cuộc sống họ luôn tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới Điều này cho thấy, giới nam và giới nữ Châu Mạ có năng lực tham gia và quyết định trong tiến trình phát triển công nghệ có tham gia (PTD), bình đẳng giới và hòa nhập giới có khả năng phát triển trong PTD Tại đây, khi các bên liên quan tham gia tiến trình thúc đẩy tích cực hơn, cũng cần có sự cảm thông của hai giới và sự vận động bên trong của cộng đồng (trích từ Nguyễn Văn Ân, 2010)
Hoàng Thị Dung và các cộng sự (2006) cho rằng phụ nữ dân tộc, nhất là phụ
nữ dân tộc vùng sâu, vùng xa thì những quyền quyết định liên quan đến sử dụng đất đều do già làng, trưởng bản Khi quy hoạch sử dụng đất, người trong gia đình được mời là đàn ông, các hộ do phụ nữ làm chủ thường được coi là “hộ ăn theo, nói leo” Bên cạnh đó nguồn vốn phát triển cũng như vậy, thông thường khi cho vay vốn thì cán
Trang 176
bộ tín dụng xuống bản người ta tập hợp đàn ông chứ không tập hợp phụ nữ Và lý do nữa là thị trường, nhất là ở dân tộc ít người thì chị em phụ nữ không có khả năng tiếp thị các sản phẩm họ làm ra Những tỉnh vùng xa họ thường bị tác động trước những cuộc mua bán, họ không biết giá bán trên thị trường (trích Doãn Thị Thuận, 2009)
Và cũng theo Hoàng Thị Dung và các cộng sự (2006) chỉ ra rằng, để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất để phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp lên khoảng 20% Những lợi ích và tiềm năng của việc tăng cường tiếp cận của phụ nữ với tín dụng, đào tạo, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm là
vô cùng to lớn đối với bản thân họ và cho đất nước (trích Doãn Thị Thuận, 2009)
Việc đầu tư cho nông dân dẫn đến tăng cường phát triển bình đẳng giới ở khu vực nông thôn, đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp vào sự phát triển kinh tế, nông nghiệp đa dạng và hiệu quả bền vững Những lợi ích tiềm tang có thể đạt được thông qua việc tăng cường tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực đất đai, khuyến lâm là vô cùng quan trọng
2.3 Một số chính sách bình đẳng giới của nhà nước
Ngay sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, hiến pháp đầu tiên đã khẳng định sự bình đẳng trong đối xử với phụ nữ và nam giới của nhà nước như sau:
- Hiến pháp nước VNDCCH năm 1946:
Điều 9: Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện
- Hiến pháp nước VNDCCH năm 1959:
Điều 24: Phụ nữ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gia đình
Cùng làm việc như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới, nhà nước đảm bảo cho nữ công nhân và nữ viên chức được nghr trước và sau khi đẻ vẫn được hưởng nguyên lương
- Hiến pháp nước CHXHCNVN, 1992:
Điều 63: Công nhân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục
Trang 187
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm của phụ nữ
Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì hưởng lương như nhau Lao động
nữ có quyền hưởng chế độ thai sản Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương, có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật
Nhà nước và pháp luật tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội, chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, canh tác, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người làm mẹ
- Luật bình đẳng giới nước CHXHCNVN, 2006:
Điều 4 Mục tiêu bình đẳng giới: Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội
và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội và gia đình
Trang 198
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Hiếu Liêm nằm về phía Bắc huyện Vĩnh Cửu, diện tích tự nhiên là 209,46km2, chiếm 19,2% diện tích tự nhiên của huyện
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Phía Đông giáp xã Mã Đà
Phía Nam giáp thị trấn Vĩnh An và xã Trị An
Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Đặc điểm địa chất đất đai
Đất hình thành trên đá Granit có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, pha ít sét màu vàng cam
Đất trên đá phiến sét có diện tích rất nhỏ, thường có màu vàng hay màu vàng nhạt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, thành phần chất dinh dưỡng khá
Đất nâu đỏ, tầng đất đồng nhất, tơi xốp và có cấu trúc viên hạt, độ phì cao Đất phù sa thường có màu nâu sẫm đến nâu vàng nhạt, phân bố không liên tục tạo thành các giải hẹp ven sông Đồng Nai
Tóm lại, đất đai xã Hiếu Liêm phần lớn đều có tầng canh tác mỏng, nhiều sỏi
đá, dinh dưỡng kém
3.1.2.2 Đặc điểm địa hình
Xã Hiếu Liêm nằm trong vùng đồi thấp, địa hình phổ biến có dạng lượn sóng
bị chia cắt nhẹ, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc không quá 15o, trung bình 8 – 100, có các dạng địa hình sau:
Trang 209
+ Dạng địa hình thấp trũng bị ngập nước: Chủ yếu là lòng hồ và sông suối + Dạng địa hình thấp: Phân bố ven sông Bé, thường bị ngập vào mùa mưa + Dạng địa hình bằng lượn sóng: Phân bố tập trung ở khu vực khu dân cư nhà máy điện Trị An và cạnh bờ phía Nam hồ
+ Dạng địa hình đồi thoải: Phân bố tập trung ở phía Bắc đường Hai Búa và phía Nam đường suối Rộp
Địa hình đa dạng, phức tạp như vậy đã gây nên rất nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại địa phương
3.1.2.2 Khí hậu
Khí hậu khu vực huyện Vĩnh Cửu nói chung và địa bàn xã Hiếu Liêm nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, có nền nhiệt cao quanh năm Đây là điều kiện tốt đảm bảo nhiệt lượng cao cung cấp cho cây trồng phát triển
Lượng mưa khá lớn (2100 – 2200mm/năm), phân bố theo mùa (mùa khô và mùa mưa) đã chi phối mạnh mẽ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, mùa mưa cây cối phát triển xanh tốt là vụ sản xuất chính trong năm
Độ ẩm bình quân 83%, tối cao 91%, tối thấp 73%
3.1.2.3 Điều kiện thủy văn
Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Hiếu Liêm khá phong phú, được cung cấp
từ nước mưa và hệ thống sông Đồng Nai với 2 nhánh sông chính là sông Đồng Nai
Nhìn chung thảm thực vật trên địa bàn phát triển mạnh với một số chủng loại
chính thường được phân bố theo địa hình, đất đai và khí hậu thủy văn
Trang 2110
Địa hình cao: Thực vật chủ yếu là các cây dài ngày như cao su, cây ăn trái
và các loại cây trồng ngắn ngày như khoai mì, bắp, các loại đậu đỗ
Địa hình thấp: Thực vật chủ yếu là cây ngắn ngày, hoa màu …
Trong rừng tự nhiên và rừng trồng: Thực vật chủ yếu là cây gỗ và cây bụi
3.1.2.5 Rừng và đa dạng sinh học
Diện tích đất lâm nghiệp theo địa giới hành chính xã Hiếu Liêm chiếm 92%, diện tích tự nhiên 19.265,45 ha, với độ che phủ của rừng khoảng 84% với nhiều kiểu rừng tiêu biểu của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như kiểu rừng lá rộng` thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá rộng rụng lá
Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên của khu bảo tồn là hệ sinh thái rừng cây
họ Dầu với các loài cây phổ biến có giá trị cao về mặt kinh tế lẫn vai trò phòng hộ đầu nguồn, là nơi cư trú của nhiều động vật rừng, trong đó có nhiều loài quý hiếm,
có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi vào sách đỏ Việt Nam như gấu chó, bò tót …
Rừng Vĩnh Cửu còn là vùng căn cứ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống ngoại xâm của miền Đông Nam Bộ với địa danh nổi tiếng là chiến khu D
Ngoài ra, rừng của Khu bảo tồn còn có chức năng quan trọng là phòng hộ và tạo thủy trực tiếp cho hồ thủy điện Trị An, góp phần tạo cân bằng sinh thái, đồng thời là nơi có tiềm năng nhất để phát triển du lịch sinh thái
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
(1) Tình hình dân cư:
Trước đây, phần lớn người dân ở xã Hiếu Liêm là cán bộ công nhân của lâm trường Hiếu Liêm và nhà máy thủy điện Trị An, họ đến đây theo kế hoạch và sau khi hình thành xã, nhiều hộ tự đến sinh sống lập nghiệp tại đây
Ở khu vực trung tâm nhà cửa tương đối ổn định, riêng ấp 4 do nằm trong diện phải di dời nên nhà cửa của người dân không được đầu tư sửa chữa và hiện nay
đã xuống cấp trầm trọng
Do đặc điểm dân cư là người từ nhiều vùng miền về đây lập nghiệp, nên tập quán vẫn còn mang đặc điểm nơi gốc của họ Tuy vậy, người dân tại xã phần lớn là
Trang 2211
công nhân lâm trường Hiếu Liêm và nhà máy thủy điện Trị An nên nhận thức bảo
vệ môi trường, tài nguyên cao
Tổng dân số toàn xã 4.992 người (10/2011) với 1.150 hộ sống tập trung ở ấp
2, ấp 3 một số ít ở ấp 4 và ven bờ ấp 1 Mật độ dân số 20,39 người/km2
Do điều kiện vùng nông thôn nên nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông và
làm thuê theo từng thời vụ, giá nông sản không ổn định do đó đời sống nhân dân
trên địa bàn xã cũng còn gặp nhiều khó khăn
Theo thống kê của UBND xã Hiếu Liêm (2012):
Thiên chúa giáo có 96 hộ (337 khẩu), Tin lành 39 hộ (167 khẩu), có 42 tín đồ
vãng lai, Phật gáo có 101 tín đồ, Cao đài 2 hộ (8 khẩu), Hòa hảo 1 hộ (7 khẩu)
Tổng số hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn là 41 hộ với 174 nhân khẩu
Bảng 3.1: Thành phần dân tộc trên địa bàn xã Hiếu Liêm
Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 có 440 ha cây hàng năm (mía 100 ha,
mì 300 ha, bắp 25 ha, rau đậu các loại 115 ha)
Về chăn nuôi tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 156.656 con (đàn nai 986
con, đàn bò 105 con, đàn heo 3.565 con, đàn gà 152.000 con) (Báo cáo tổng kết của
UBND xã Hiếu Liêm, 2011 )
Trang 2312
Về nuôi trồng thủy sản có 42,2 ha diện tích ao hồ
Về lâm nghiệp việc trồng rừng trong nhiều năm qua có chiều hướng phát triển, tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn xã 2.318 ha (Trong đó nhà nước đầu tư 1.459 ha, còn lại 859 ha do dân trồng và tự khai thác)
Đã chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng trong sản xuất và chăn nuôi hiệu quả (Tổ chức 5 lớp tập huấn chăn nuôi và trồng trọt, 2 cuộc hội thảo
sử dụng thuốc và phân bón cho cây trồng và 2 lớp tham quan mô hình trồng nấm)
(3) Tình hình tiêu thụ nông sản:
Nông sản của nông dân sản xuất ra đều bán cho các tiểu thương từ nơi khác đến, nên sản phẩm thường bị ép giá Thông tin thị trường cũng được cập nhật nhưng do sản xuất không đồng loạt, không quy hoạch nên ảnh hưởng đến đời sống của người dân
Giao thông đã được nâng cấp từ cầu số 1 đến cầu số 3 nhưng toàn bộ ấp 4 đi lại vẫn rất khó khăn ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của sản phẩm
(4) Thương mại và dịch vụ:
Đến nay địa phương có một chợ nhỏ với 20 kiốt, 22 sạp buôn bán nhỏ và 44 điểm kinh doanh dịch vụ thương mại như: mua bán phân bón, vật liệu xây dựng, sửa chửa xe máy, sửa chửa điện tử … đã một phần nào đáp ứng được các nhu cầu
sinh hoạt thiết yếu của nhân dân
Trang 2413
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung nghiên cứu
(1) Bối cảnh tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc phân công lao động và bình đẳng giới
+ Về tự nhiên: Bao gồm các nguồn lực như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước …
+ Về kinh tế xã hội: Gồm các khía cạnh về điều kiện kinh tế hộ gia đình, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất
(2) Sự phân công lao động, việc tiếp cận nguồn lực và quyền quyết định trong các hoạt động gia đình
+ Sự phân công lao động của giới trong các hoạt động sản xuất, tái sản xuất
và cộng đồng
+ Tiếp cận các nguồn lực của giới
+ Quyền quyết định của giới trong các công việc và tài sản
(3) Nhu cầu của giới trong các hoạt động
+ Nhu cầu thực tế
+ Nhu cầu chiến lược
(4) Chương trình hành động nhằm tạo bình đẳng giới
+ Phân tích khả năng tham gia của nam giới trong các hoạt động tại địa phương
+ Phân tích khả năng tham gia của nữ giới trong các hoạt động tại địa phương
+ Đề xuất các chương trình hoạt động nhằm tạo bình đẳng giới
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Gặp gỡ các cán bộ tại UBND, các ban ngành, đoàn thể cũng như các cá nhân cung cấp các thông tin trong xã để thu thập một số tài liệu liên quan đến điều kiện
tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, qua đó có thể biết
Trang 2514
được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân công lao động, vai trò và khả năng tiếp cận cũng như sử dụng các nguồn lực tại địa phương
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Sau khi tiến hành thu thập thông tin thứ cấp, tiến hành sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn người dân Vì trong nghiên cứu này, hộ gia đình được chọn như một đơn
vị phân tích nên tổng thể sẽ là các hộ gia đình trong hai ấp và số hộ cần phỏng vấn được tính theo công thức:
N=(Nt2S2)/(Nd2 + t2S2) Trong đó:
n: Số hộ cần điều tra N: Tổng số hộ (N = 530) t: Hệ số tin cậy của kết quả (t = 1,96) d: Sai số mẫu (10%)
S2: Phương sai mẫu (0,25)
(Nguyễn Thị Kim Tài, 2006) Tổng số hộ của hai ấp 3 và 4 là 530 hộ nên số hộ cần phỏng vấn theo công thức là 79 hộ, trong đó ấp 3 có 46 hộ và ấp 4 có 33 hộ (Phụ lục 1)
Ngoài ra, còn sử dụng các công cụ PRA cần cho thu thập thông tin, đó là:
+ Nhập cuộc, quan sát: Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, các nguồn lực có mặt trên địa bàn nghiên cứu
Tiến hành đi cùng một người dân địa phương theo một hướng qua các khu vực của từng ấp để thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, cách sống, các hoạt động của người dân
Trong quá trình quan sát, ghi lại những điều quan sát có liên quan đến các hoạt động của người dân (trường học, nhà văn hóa, chợ, trạm y tế, các loại cây trồng, khoảng cách từ khu dân cư đến rẫy …), và đưa ra những câu hỏi mở khi gặp người dân để tăng thêm hiểu biết khi đi dạo, ví dụ: Theo anh (chị) thấy trong ấp nam hay nữ đi làm rẫy là chủ yếu? Kỹ thuật canh tác anh (chị) học được từ đâu? Gia
Trang 26+ Thảo luận nhóm: Việc thảo luận được áp dụng với 3 nhóm đối tượng bao gồm: nhóm toàn nam giới, nhóm toàn nữ giới và nhóm nam nữ
Vì người dân trong ấp 4 sống tập hợp theo cụm khoảng 10 – 15 hộ dân và thời gian làm đề tài trùng với thời gian thu hoạch mùa của người dân nên chỉ tập hợp 3 nhóm để đại diện, mỗi nhóm thảo luận tập hợp từ 6 – 10 người dân là lao động của gia đình Tập hợp tại một nhà dân để thuận tiện cho việc thảo luận Khi
đã tập hợp nhóm, tiến hành đưa ra các vấn đề để các thành viên trong nhóm thảo luận với nhau:
Nhóm toàn nam hoặc toàn nữ: Công việc hàng ngày của nam (nữ) giới trong ấp, công việc khác của nam (nữ) giới ngoài các hoạt động sản xuất (làm thuê, buôn bán …), thuận lợi và khó khăn mà nam (nữ) giới đang gặp phải, nhu cầu của nam (nữ) giới …
Nhóm nam và nữ: Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, phân công lao động trong gia đình phù hợp chưa? Nhu cầu của nữ giới đối với nam giới là gì? Nhu cầu của nam giới đối với nữ giới là gì?
Từ đó đưa ra nhu cầu thực tế, nhu cầu chiến lược của nam và nữ giới
3.2.2.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được qua bảng câu hỏi được tổng hợp thành bảng cơ sở dữ liệu theo các hàng và cột Tổng hợp số liệu theo từng nội dung đã đưa ra trong đề cương, sau đó xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê STAGRAPHICS PLUS 3.0 và phần mềm MICROSOFT EXCEL 2007 Các số liệu được thể hiện dưới dạng bảng và biểu đồ
Trang 2716
Khi xử lý số liệu liên quan đến phân hạng kinh tế hộ gia đình và nghề nghiệp, đề tài gộp phân hạng giàu kèo thành hai phần: hộ nghèo + trung bình và hộ khá + hộ giàu, gộp nghề nghiệp thành hai phần: nông nghiệp (làm rẫy) và phi nông nghiệp (CBNN + buôn bán + làm thuê)
Phân tích SWOT, khung hành động: Phân tích tổng hợp các thông tin, làm rõ các mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của giới ở khu vực nghiên cứu Qua đó đề xuất các chương trình hành động phù hợp cho từng giới
Trang 2817
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Sơ lược về tình hình chung của các hộ điều tra
Qua khảo sát được biết người dân ở đây chủ yếu là dân di cư và phần lớn là công nhân lâm trường, nhà máy điện Trị An (Bảng 4.1, từ Phụ lục 1)
Hiếu Liêm là một xã khó khăn trong huyện, nhưng hiện nay kinh tế của xã nói chung và đời sống của người dân trong ấp nói riêng đã có những bước tiến rõ rệt Trên địa bàn xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng như: trường học, đường xá, UBND xã, trạm xá
Bảng 4.1: Tóm tắt đặc điểm các hộ điều tra
Giới tính Nam
Nữ
5920
74,725,3
Kinh tế hộ gia đình
Nghèo Trung bình Khá
Giàu
527398
6,334,249,410,1
Trình độ học vấn
TH THCS THPT TC,ĐH
5332912
6,341,836,715,2
Nghề nghiệp
Nông nghiệp Buôn bán CBNN Làm thuê
529126
65,811,415,27,6(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trang 2918
Về kinh tế: Ở nông thôn, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên thu nhập còn bấp bênh do giá cả các loại cây trồng thay đổi liên tục Ngoài ra, nhiều gia đình có diện tích canh tác đất ít nên thu nhập thấp, họ thường đi làm thuê cho các gia đình khác hay nơi khác, mà những công việc đó lúc thì có nhiều lúc thì lại không
có Vì vậy, kinh tế gia đình rất bấp bênh Việc phân loại kinh tế hộ gia đình cơ bản dựa vào thu nhập của hộ Qua tiếp xúc với trưởng ấp và họp nhóm người dân, đề tài
đã có được các tiêu chí để phân hạng kinh tế hộ gia đình, việc phân hạng dựa vào các tiêu chí sau: thu nhập bình quân của người dân, diện tích đất canh tác, nhà cửa, tiện nghi gia đình Trong 79 hộ khảo sát thì có 8 hộ giàu (chiếm 10,1%), 39 hộ khá (chiếm 49,4%), 27 hộ trung bình (chiếm 34,2%) và 5 hộ nghèo (chiếm 6,3%)
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu phân hạng hộ gia đình
Phân hạng hộ Chỉ tiêu đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)
Nghèo
Thu nhập < 650.000 đồng/tháng Diện tích đất canh tác dưới 1ha Công việc bấp bênh, đi làm thuê Nhà gỗ
Tiện nghi sinh hoạt thiếu
5 6,3
Trung bình
Thu nhập từ 650.000 đồng đến 2 triệu đồng Diện tích đất canh tác từ 1 đến 2 ha
Công việc tạm ổn, đủ ăn Nhà gỗ hoặc nhà xây Tiện nghi sinh hoạt thiếu
27 34,2
Khá
Diện tích đất canh tác từ 2 đến 5 ha Thu nhập từ 2 đến 3,5 triệu đồng Công việc ổn định, đủ ăn
Nhà xây Tiện nghi sinh hoạt tương đối đầy đủ
39 49,4
Giàu
Diện tích đất canh tác trên 5 ha Thu nhập > 3,5 triệu đồng Công việc ổn định đủ ăn Nhà xây kiên cố
Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ
8 10,1
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trang 3019
Về nghề nghiệp và trình độ văn hóa: Dù ấp được thành lập từ dân di cư nhưng trình độ học vấn của họ tương đối cao (Tiểu học: 6,3%, THCS: 40,5%, THPT: 38,0%, ĐH: 15,2%) Điều này tạo thuận lợi trong việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kĩ thuật của người dân trong sản xuất Trong tổng số 79 hộ điều tra cho thấy nghề nghiệp chủ yếu của người dân ở đây là canh tác nông nghiệp Cụ thể là:
có 65,8% số hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp; 8,9% hộ đi làm thuê lúc rãnh rỗi, 11,4% số hộ có buôn bán và 13,9% số hộ là cán bộ nhà nước
Nói tóm lại, kinh tế hộ gia đình ở mức trung bình và khá, ngành nghề thuần nông, trình độ học vấn tương đối cao Và đây cũng là các yếu tố có tác động đến việc phân công lao động các thành viên trong gia đình mà đối tượng chính là người
vợ và người chồng
4.2 Phân công lao động
4.2.1 Phân công lao động trong các công việc gia đình
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động trong gia đình chịu sự tác động và chi phối của lề thói và tập tục xã hội Trong gia đình truyền thống, người vợ đóng vai trò lo toan việc nhà, làm nội trợ, chăm sóc và dạy dỗ con cái; còn người chồng đóng vai trò đảm nhận các công việc nặng nhọc, có quyền sở hữu
về đất đai tài sản, là người đảm bảo kinh tế của gia đình Trong điều kiện ngày nay, liệu mô hình này có duy trì? Vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình có gì thay đổi?
4.2.1.1 Phân công lao động trong nhóm các công việc nội trợ
Công việc nội trợ liên quan đến việc duy trì gia đình, mặc dù là hoạt động thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người song lại không hoặc khó quy đổi thành giá trị kinh tế, vì vậy những công việc nội trợ trong gia đình vẫn được xem xét là loại hình lao động không được trả công và được coi là công việc dành riêng cho phụ
nữ Nhằm tìm hiểu mức độ tham gia của các công việc nội trợ trong gia đình, đề tài
sử dụng câu hỏi: Trong gia đình ai là người thường xuyên tham gia công việc nội trợ? Và kết quả thu được như sau:
Trang 3120
Bảng 4.3 : Mức độ tham gia trong nhóm công việc nội trợ
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Hình 4.1: Tỷ lệ tham gia trong nhóm công việc nội trợ
Theo kết quả Bảng 4.3, ta thấy người vợ đảm nhận hầu hết các công việc
thuộc về nội trợ (71,6%), người chồng hầu như không tham gia (1,2%) hoặc tham
gia rất ít và dừng lại ở mức độ phụ (12,4%) Như vậy có thể thấy rằng, trong các
hoạt động thiết yếu của gia đình hiện nay vẫn còn duy trì mô hình lao động truyền
thống: công việc nội trợ do người vợ đảm nhận
Xem xét cách nhìn nhận của người trả lời thuộc nhóm giới tính đối với công
việc làm nội trợ: trong 79 người trả lời có 59 người nam chiếm tỉ lệ 72,8% và 20
người nữ chiếm 18,2% kết quả thu được như sau:
Bảng 4.3a: Cách nhìn nhận công việc nội trợ phân theo giới tính người trả lời
Giới tính
ngươì trả lời
Số người Tỷ lệ
Trang 3221
Kết quả Bảng 4.3a cho thấy: cả hai giới đều thừa nhận phụ nữ đảm nhận hầu
hết các công việc nội trợ
Xem xét cách nhìn nhận của người trả lời thuộc nhóm trình độ học vấn với
công việc nội trợ trong 79 người trả lời, trong đó tiểu học có 5 người trả lời chiếm
6,3%, trung học cơ sở có 33 người trả lời chiếm 41,8%, trung học phổ thông có 29
người trả lời chiếm 36,7% và trung cấp đến đại học có 12 người trả lời chiếm
15,2%, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.3b: Cách nhìn nhận công việc nội trợ phân theo trình độ học vấn người trả lời
Trình độ học
vấn người trả lời
Số người Tỷ lệ
việc nội trợ giữa các trình độ học vấn người trả lời, hầu hết họ đều cho rằng phụ nữ
là người đảm nhận các công việc nội trợ
Xem xét cách nhìn nhận của những người trả lời thuộc nhóm nghề nghiệp
đối với công việc nội trợ: trong 79 người trả lời có 52 người làm nông nghiệp chiếm
chiếm 65,8%, còn lại 27 người chiếm 34,2% là những ngành nghề khác như: buôn
bán, làm thuê, CBNN … kết quả thu được như sau:
Bảng 4.3c: Cách nhìn nhận công việc nội trợ phân theo nghề nghiệp người trả lời
Nghề nghiệp
người trả lời
Số người Tỷ lệ
Nội trợ (%)
Tổng
Vợ Chồng Vợ chồng Khác
Phi nông nghiệp 27 34,2 70,4 0,0 18,5 11,1 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trang 3322
Kết quả Bảng 4.3c cho thấy, dù làm nghề gì thì mọi người đều cho rằng phụ
nữ là người đảm nhận chính công việc nội trợ
Xem xét cách nhìn nhận của những người trả lời trong nhóm kinh tế hộ gia đình đối với công việc nội trợ: trong 79 người trả lời có 32 hộ nghèo và cận nghèo chiếm 40,5%, 47 hộ khá và giàu chiếm 59,5%, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.3d: Cách nhìn nhận công việc nội trợ phân theo kinh tế hộ gia đình người
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả Bảng 4.3d cho thấy không có sự khác biệt trong câu trả lời giữa các nhóm hộ gia đình, trong gia đình thì người vợ là người đảm nhận công việc nội trợ Như vậy, qua khảo sát cho thấy không có sự thay đổi so với gia đình truyền thống, dù là nam hay nữ, giàu hay nghèo, trình độ học vấn cao hay thấp, dù làm nghề gì thì cũng cho rằng công việc nội trợ là công việc của người phụ nữ
4.2.1.2 Phân công lao động trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình
Qua điều tra 79 hộ thì có 41,7% công việc sửa chữa đồ là người chồng đảm nhận, trong khi đó người vợ là 5,1% và cả hai vợ chồng là 12,7%
Bảng 4.4: Mức độ tham gia trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình
Vợ Chồng Vợ chồng Khác TổngSửa chữa đồ trong gia đình (%) 5,1 41,7 12,7 40,5 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trang 3423
Hình 4.2: Tỷ lệ tham gia vào công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình
Xem xét sự khác biệt giới tính người trả lời đối với công việc sửa chữa đồ trong gia đình:
Bảng 4.4a: Cách nhìn nhận công việc sửa chữa đồ phân theo giới tính người trả lời
Giới tính
người trả lời
Số người
Phần trăm
Sửa chữa đồ trong gia đình (%)
Tổng
Vợ Chồng Vợ chồng Khác
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Bảng 4.4b: Cách nhìn nhận công việc sửa chữa đồ phân theo nghề nghiệp NTL
Nghề nghiệp người
trả lời
Số người Tỷ lệ
Sửa chữa đồ trong gia đình (%)
Tổng
Vợ Chồng Vợ chồng KhácNông nghiệp 52 65,8 5,8 42,3 13,5 38,5 100Phi nông nghiệp 27 34,2 3,7 40,7 11,1 44,4 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trang 35Sửa chữa đồ trong gia đình (%)
Tổng
Vợ Chồng Vợ chồng KhácNghèo + trung bình 32 40,5 6,3 37,5 15,6 40,6 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Bảng 4.4d: Cách nhìn nhận công việc sửa chữa đồ phân theo trình độ học vấn NTL
Trình độ học vấn
người trả lời
Số người Tỷ lệ
Sửa chữa đồ trong gia đình (%)
rằng: dù khác nhau về nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình hay trình độ học vấn thì tất
cả đều cho rằng việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình là do người chồng đảm nhận
4.2.1.3 Phân công lao động trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái
Chăm sóc sức khỏe cho con cái là một vấn đề vô cùng quan trọng trong gia
đình Sự quan tâm, chăm sóc con cái không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ
mà đó còn là cách thể hiện tình cảm đồng thời đó cũng là niềm hạnh phúc của
những người làm cha, làm mẹ
Gia đình là môi trường để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ con Trẻ
con sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn nếu có sự dìu dắt, chỉ bảo đúng hướng của cha
mẹ Có những quan điểm cho rằng việc chăm sóc và giáo dục con cái thuộc về trách
nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình, liệu quan niệm đó có đúng hay
không? Để tìm hiểu vấn đề này đề tài đã đặt ra câu hỏi: Hoạt động chăm sóc và
giáo dục con cái trong gia đình do ai đảm nhận, người cha hay người mẹ? Qua khảo
sát 79 hộ thu được kết quả như sau:
Trang 3625
Bảng 4.5: Mức độ tham gia trong việc chăm sóc và giáo dục con cái
Vợ Chồng Vợ chồng Khác TổngChăm sóc sức khỏe cho con 29,1 2,5 67,1 1,3 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Hình 4.3: Tỷ lệ tham gia vào công việc chăm sóc sức khỏe cho con
Hình 4.4: Tỷ lệ tham gia vào công việc dạy học cho con
Trong công việc chăm sóc sức khỏe cho con, người vợ là người thường xuyên làm (29,1%) nhưng người chồng cũng đã có sự tham gia cùng người vợ
Trang 3726
(67,1% người chồng và vợ cùng làm) Còn đối với công việc dạy học cho con thì
có 24,1% người vợ tham gia, 3,8% người chồng tham gia, 55,7% cả hai vợ chồng
cùng tham gia
Nhìn chung, qua các bảng số liệu cho thấy, ở các gia đình mà đề tài lựa chọn
để khảo sát thì cả người vợ lẫn người chồng cùng nhau chia sẻ công việc chăm sóc
và giáo dục con cái Điều này thể hiện sự quan tâm chung của những người làm cha
làm mẹ, chứng tỏ cả cha và mẹ đều quan tâm đến sức khỏe và việc học hành của
con cái mình Như vậy, nếu như trước đây quan điểm cho rằng công việc này thường do người vợ đảm nhận thì giờ đã không có sự phân biệt rạch ròi trách nhiệm
là của người vợ hay người chồng trong việc này
Xem xét cách nhìn nhận của những người thuộc nhóm giới tính đối với công
việc chăm sóc và giáo dục con cái
Bảng 4.5a: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo giới
tính người trả lời Giới tính
người trả lời
Số người Tỷ lệ Vợ Chồng Vợ chồng Khác TổngChăm sóc sức khỏe cho con
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Dù người trả lời là nam hay nữ thì họ đều cho rằng: công việc chăm sóc sức
khỏe và dạy học cho con, cả hai vợ chồng cùng tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất Điều
đó chứng tỏ cả hai giới đều quan tâm đến việc học hành của con cái
Trang 3827
Bảng4.5b: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo nghề
nghiệp người trả lời
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả Bảng 4.5b cho thấy, dù làm nghề gì thì họ đều cho rằng công việc chăm sóc sức khỏe cho con cái chủ yếu là của người vợ; còn công việc dạy học cho con có sự quan tâm chung của cả hai vợ chồng
Bảng 4.5c: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo kinh
tế hộ gia đình của người trả lời Kinh tế hộ gia đình
người trả lời
Số người Tỷ lệ Vợ Chồng
Vợ chồng Khác TổngChăm sóc sức khỏe cho con
Nghề nghiệp người
trả lời
Số người Tỷ lệ Vợ Chồng
Vợ chồng Khác TổngChăm sóc sức khỏe cho con
Trang 3928
Bảng 4.5d: Cách nhìn nhận công việc chăm sóc và giáo dục con cái phân theo trình
độ học vấn của người trả lời Trình độ học vấn
người trả lời
Số người Tỷ lệ Vợ Chồng
Vợ chồng Khác TổngChăm sóc sức khỏe cho con
cho rằng người vợ và người chồng đã cùng nhau chia sẻ công việc chăm sóc và giáo
dục con cái Điều này thể hiện mối quan tâm chung trong việc thực hiện vai trò giữa
người vợ và người chồng trong gia đình
Tóm lại, trong gia đình, vai trò và vị thế của người phụ nữ đang dần được
nâng lên và được đánh giá cao, đã có sự phân chia lao động phù hợp với đặc tính
của từng giới, nam giới thì làm những công việc nặng nhọc còn nữ giới thì làm nội
trợ, chăm sóc con cái, đó là những công việc chiếm nhiều thời gian
4.2.2 Sự phân công lao động trong các hoạt động sản xuất
Vai trò sản xuất bao gồm những công việc mà cả nam giới và nữ giới làm
nhằm mục đích tạo ra thu nhập cho gia đình bằng tiền hoặc hiện vật
4.2.2.1 Phân công lao động trong trồng trọt
Với hơn 90% thu nhập từ nông nghiệp thì công việc chính của người dân ở
đây là canh tác vườn, rẫy
Trang 4029
Phát triển kinh tế nông nghiệp đòi hỏi công sức của cả gia đình, đặc biệt là
hai vợ chồng Phải có sự giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả các công việc Canh tác cây
trồng sẽ có nhiều khâu công việc, ứng với mỗi khâu gắn liền với quyền quyết định
và tiếp cận của mỗi giới, có thể là nam giới, nữ giới hoặc cả hai cùng tham gia Qua
phỏng vấn 79 hộ đề tài thu được kết quả như sau:
Bảng 4.6: Mức độ tham gia trong các công việc canh tác vườn hộ
Vợ Chồng Vợ chồng Khác Chọn giống, làm đất 20,3 45,6 24,1 10,0 100
nam giới làm, làm đất có 45,6% nam giới tham gia chính, nữ giới chỉ có 20,3%
Có sự chênh lệch đó là do nam giới tham gia nhiều các lớp khuyến nông về
cây trồng, từ đó họ biết được nên làm như thế nào? Đất phải xử lý thế nào? Trồng
cây thì phải ra sao? Những điều này thì hầu hết phụ nữ không biết được, còn nếu
có biết thì đó cũng chỉ là kinh nghiệm từ xưa đến nay mà họ hay làm Đối với phụ
nữ, họ không có sức khỏe nhưng bù lại họ cần cù, dẻo dai nên việc chăm sóc cây
trồng như: dọn vệ sinh, bón phân do phần lớn phụ nữ tham gia
Ở một số khâu trong hoạt động trồng trọt, do hạn chế về kĩ thuật nên hầu như
phụ nữ không tham gia Như vậy, muốn người phụ nữ có thể tham gia được nhiều
khâu trong trồng trọt kể cả những khâu quan trọng, phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật thì vấn
đề đặt ra là cần giúp họ nâng cao năng lực của chính họ, tạo môi trường cho họ hoạt
động và đảm nhận công việc