1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI THEO TIÊU CHUẨN GAP TẠI XÃ TÂN BÌNH, HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

71 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 665,82 KB

Nội dung

Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài gồm phương pháp thống kê và phuơng pháp hồi quy kinh tế lượng sử dụng mô hình Logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh tế tài nguyên và môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 06/2012

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả của

mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn GAP tại xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”, do Vũ Thị Thảo viên khóa 2008-2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường,

đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS ĐẶNG THANH HÀ Người hướng dẫn,

Ngày Tháng Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, con xin gởi lời cảm ơn đến Bố Mẹ đã sinh thành, nuôi nấng và luôn

là điểm tựa tinh thần lớn nhất để con có được ngày hôm nay

Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua

Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ĐẶNG THANH HÀ, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Vĩnh Cửu đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài Cho tôi gởi lời cảm ơn đến các anh chị khóa trước và bạn bè tôi, những người

đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

VŨ THỊ THẢO

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

VŨ THỊ THẢO Tháng 6 năm 2012 “Phân Tích Hiệu Quả Của Mô Hình Trồng Bưởi Theo Tiêu Chuẩn GAP Ở Xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai”

VU THI THAO JUNE 2012 “ Analizing The Economic Efficiency Of Grape Fruit Production with GAP Standard In Tan Binh Commune, Vinh Cuu District, Dong Nai Province ”

Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) hay còn gọi là sản xuất sạch hơn cũng chính

là chính sách mà nhà nước ta đề ra nhằm hướng tới một nền “kinh tế xanh”, và bền vững trong tương lai

Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả của mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn GAP dựa trên số liệu điều tra của 70 hộ trồng bưởi trên địa phận hai ấp Tân Triều và Vĩnh Hiệp thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài gồm phương pháp thống kê

và phuơng pháp hồi quy kinh tế lượng sử dụng mô hình Logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP của người dân tại xã Tân Bình

Kết quả sau khi phân tích cho thấy mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn GAP

đem lại lợi nhuận cao hơn mô hình sản xuất truyền thống là 8.645.500đ/sào/năm Sản

phẩm bưởi được sản xuất theo quy trình VietGAP có mẫu mã đẹp hơn nên giá bán trong năm 2011 cao hơn bưởi truyền thống là 7.216đ/chục Điều này cho thấy sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế hơn mô hình sản xuất truyền thống Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận sản xuất sạch là diện tích, trình

độ học vấn, và mức độ quan tâm của nông hộ đối với vấn đề bảo vệ môi trường Từ đó

đề tài đưa ra một số đề xuất nhằm mở rộng mô hình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP trong tương lai

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC PHỤ LỤC x

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2

1.3.1 Phạm vi thời gian 2

1.3.2 Phạm vi không gian 2

1.4 Cấu trúc của khóa luận 2

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 4

2.1 Tổng quan tài liệu 4

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 5

2.2.1 Điều kiện tự nhiên xã Tân Bình 5

2.2.2 Hạ tầng kinh tế 8

2.2.3 Các nguồn lực kinh tế xã hội 9

2.2.4 Tìm hiểu chung về cây bưởi 10

2.2.5 Thực trạng phát triển cây bưởi giai đoạn 2005-2010 11

2.2.6 Nội dung thực hiện sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP 11

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Cơ sở lí luận 15

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cây bưởi Tân Triều 15

3.1.2 Khái niệm nông nghiệp bền vững 15

3.1.3 Khái niệm về GAP 16

3.1.4 Tại sao chúng ta phải sản xuất nông nghiệp theo GAP? 17

3.1.5 Lợi ích của GAP 18

3.1.6 Tổ chức thực hiện GAP 18

3.1.7 Tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP 18

3.1.8 Một số khái niệm về thị trường, chuỗi cung ứng, thương hiệu và nhãn hiệu 19

3.1.9 Ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP cho cây bưởi: 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 20

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 21

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 22

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu điều tra 25

4.2 Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra 27

4.2.1 Tỷ lệ hộ áp dụng VietGAP của mẫu điều tra 27

4.2.2 Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra 28

4.2.3 Triển vọng mở rộng mô hình sản xuất bưởi sạch năm 2012 29

4.2.4 Tình hình tham gia các lớp tập huấn và vay vốn hỗ trợ cho sản xuất của các hộ nông dân 30

4.2.5 Nguồn nước tưới tiêu 32

4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi sạch theo tiêu chuẩn VietGAP 34

Trang 7

4.3.1 So sánh chi phí trung bình giữa hộ áp dụng VietGAP và hộ không áp dụng

VietGAP 34

4.3.2 So sánh doanh thu và lợi nhuận TB giữa hai nhóm 37

4.3.3 Tính hiệu quả giữa hai nhóm 38

4.4 Đánh giá mức độ quan tâm đến môi trường của hai nhóm 39

4.4.1 Mức độ quan tâm về ATVSTP 39

4.4.2 Cách sử dụng thuốc BVTV và thời gian ngưng thuốc 40

4.4.3 Mức độ tuân thủ về ATLĐ và xử lý chai lọ thuốc BVTV 41

4.4.4 Ghi chép nhật kí sản xuất 42

4.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng VietGAP của nông hộ 43

4.5.2 Đánh giá độ thích hợp của mô hình 43

4.5.3 Nhận xét chung về mô hình 44

4.6 Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng VietGAP của người dân 45

4.5.2 Khó khăn 46

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

5.1 Kết luận 47

5.2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP An toàn vệ sinh thực phẩm

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm

(Global Good Agricultural Practices) GTSX Giá trị sản xuất

UBND Ủy Ban Nhân Dân

VietGAP Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

(Vietnamese Good Agricultural Practices)

VN Việt Nam

VSMT Vệ sinh môi trường

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Diện Tích Các Loại Đất Xã Tân Bình – Huyện Vĩnh Cửu 7

Bảng 3.1 Kỳ Vọng Dấu các Biến Hàm Logit 24

Bảng 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ hộ 25

Bảng 4.2 Một Số Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Khác Của Người Được Phỏng Vấn 26

Bảng 4.3 Thống Kê Tỷ Lệ Hộ Áp Dụng Và Không Áp Dụng VietGAP 27

Bảng 4.4 Tỷ lệ hộ mong muốn áp dụng VietGAP năm 2012 30

Bảng 4.5 Tình Hình Tham Gia Các Lớp Tập Huấn của Hai Nhóm 31

Bảng 4.6 Nguồn Nước Tưới và Hình Thức Tưới của Hai Nhóm Hộ 33

Bảng 4.7 So Sánh Chi Phí Kiến Thiết Cơ Bản của Hai Nhóm Hộ Trồng Bưởi 34

Bảng 4.8 So Sánh Chí Phí Đầu Tư Dụng Cụ, Thiết Bị của Hai Nhóm 35

Bảng 4.9 So Sánh Chi Phí Đầu Tư Trung Bình trong Thời Kỳ Kinh Doanh 36

Bảng 4.10 So Sánh Số Công Lao Động TB trong Thời Kỳ Kinh Doanh giữa Hai Nhóm 37

Bảng 4.11 Kết Quả TB từ Một Sào Bưởi giữa Hai Nhóm (1 chục = 12 trái) 37

Bảng 4.12 So Sánh Tỷ Lệ Hộ Quan Tâm Đến ATVSTP của Hai Nhóm 39

Bảng 4.13 Mức Độ Sử Dụng Thuốc BVTV So Với Hướng Dẫn Trên Bao Bì của Hai Nhóm 40

Bảng 4.14 Hình Thức Thu Gom Và Xử Lý Chất Thải Nông Nghiệp 41

Bảng 4.15 So Sánh Việc Ghi Nhật Ký Sản Xuất Của Hai Nhóm Hộ 42

Bảng 4.16 Bảng Các Thông Số Ước Lượng Hàm Logit 43

Bảng 4.17 Dấu các thông số của mô hình ước lượng so với kỳ vọng 44

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1 So Sánh Tỷ Lệ Hộ Áp Dụng và Không Áp Dụng VietGAP 27

Hình 4.2 So Sánh Tỷ Lệ Chi Phí Sử Dụng Phân Hữu Cơ và Phân Hóa Học 28

Hình 4.3 Biểu Đồ Tỷ Lệ Hộ Mong Muốn Áp Dụng VietGAP Năm 2012 30

Hình 4.4 Tỷ Lệ Vay Vốn Của Hai Nhóm 32

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Một Số Hình Ảnh Về Đặc Sản Bưởi Tân Triều

Phụ lục 2 Kết Xuất Mô Hình Logit

Phụ lục 3 Phiếu Thu Thập Thông Tin Về Tình Hình Sản Xuất Bưởi

Trang 12

Nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế nước ta đã và đang từng bước hướng dẫn người nông dân tham gia nhiều chương trình quản lý dịch hại, sản xuất sạch hơn, các chương trình thực hành nông nghiệp tốt không chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn quốc gia (VietGAP) mà còn vươn đến tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP)

Đồng Nai hiện có 1450 hecta trồng bưởi, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn

16 ngàn tấn trái Bưởi được trồng tập trung nhiều ở huyện Vĩnh Cửu với diện tích gần

900 hecta Trong đó xã Tân Bình có diện tích bưởi lớn nhất Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên là vùng phù sa sông Đồng Nai bồi đắp khiến cho bưởi nơi đây có hương vị khác hẳn so với bưởi ở các nơi khác và trở thành đặc sản nổi tiếng trong nước

Trước yêu cầu của phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ, cũng như để làm

cơ sở cho việc mở rộng vùng bưởi hàng hóa theo hướng chất lượng cao, tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ xây dựng mô hình GlobalGAP đầu tiên và đã triển khai thực hiện cho các xã viên của HTX Nông nghiệp

và Dịch vụ Tân Triều (HTX bưởi Tân Triều) vào đầu năm 2010

Bài toán đặt ra cho bà con nông dân sản xuất bưởi theo cách truyền thống hiện nay là sản xuất bưởi theo hướng VietGAP hay GlobalGAP có hiệu quả hay không, những lợi ích kinh tế tăng thêm khi họ thay đổi mô hình sản xuất là gì, gia trị tăng

Trang 13

thêm đó có đủ để khuyến khích họ thay đổi mô hình canh tác hay chưa Từ đó, đề tài

“Phân tích hiệu quả của mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn GAP tại xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đã đươc chọn nhằm so sánh hiệu quả kinh tế

của từng nhóm hộ, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận mô hình VietGAP, GlobalGAP Thông qua nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện tình hình sản xuất, một số khuyến khích kinh tế cần phải đặt ra để

hỗ trợ việc định hướng phát triển tương lai cho cây bưởi ở tỉnh nhà

Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 70 nông hộ (gồm 3 nhóm) tại hai ấp Tân Triều và Vĩnh Hiệp thuộc xã Tân Bình huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn GAP và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất bưởi an toàn tại xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1- Phân tích thực trạng và tình hình triển khai mô hình sản xuất sạch tại địa

phương

2- Đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất bưởi tại xã Tân Bình

3- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xu hướng chấp nhận mô hình sản xuất sạch

4- Đề xuất kiến nghị nhằm mở rộng mô hình canh tác bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Trang 14

Chương 1: Mở đầu Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi

nghiên cứu, nội dung nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan Giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu, tổng quan địa bàn

nghiên cứu tại vùng điều tra

Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu Trình bày khái niệm về GAP,

VietGAP, lợi ích của GAP… và các phương pháp nghiên cứu cần tiến hành để đạt được những mục tiêu đã đưa ra ở chương 1

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày về thực trạng

sản xuất buởi, chương trình triển khai và thực hiện GAP trên cây bưởi tại địa phương Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng mô hình, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện sản xuất bưởi sạch của bà con nông dân

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những

kiến nghị, khuyến cáo nhằm mở rộng số hộ tham gia trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tại địa phương

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu

Huỳnh Thị Thơ (2007) nghiên cứu tình hình nuôi tôm sú mô hình VietGAP tại

xã Thạch Phước, huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre Tác giả muốn tìm ra những thuận lợi

và khó khăn khi áp dụng VietGAP trong quá trình nuôi tôm sú, so sánh giữa hai mô hình có VietGAP và không có VietGAP mô hình nào đem lại thu nhập cao hơn Đề tài

sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra hộ Kết quả cho thấy người nông dân đã gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng VietGAP: Thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng, đầu ra chưa ổn định và liệu sử dụng mô hình VietGAP thì có hiệu quả hơn không?

Lại Hải Sâm (2010) nghiên cứu đánh giá khả năng chấp nhận áp dụng VietGAP trong sản xuất rau tại HTX Phước Hải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Kết quả cho thấy đầu

ra sản phẩm được xác định là vấn đề khó khăn nhất hiện nay của xã viên vì HTX mới chỉ có khả năng tiêu thụ hơn 30% sản lượng rau với giá cao hơn so với thương lái mua bên ngoài Chính vì vậy cần có chính sách hỗ trợ về vốn và liên kết người dân với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn rau an toàn Khi đó thì khả năng áp dụng VietGAP trong sản xuất rau tại HTX Phước Hải mới có thể thành công

Hoàng Thị Thanh (2011) nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Lộc Thanh thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận chênh lệch giữa sản xuất chè theo VietGAP và không theo VietGAP là 749.191 VND/1000m2/năm, điều này cho thấy sản xuất chè theo VietGAP có hiệu quả hơn so với không sản xuất theo VietGAP và đề ra những chính sách hỗ trợ về vốn, liên kết người dân với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chè an toàn

Đặng Thị Hiền Lương (2011) nghiên cứu đánh giá hiệu quả của mô hình sản

Trang 16

cứu cho thấy năng suất thanh long của hộ có áp dụng VietGAP cao hơn, tuy nhiên giá bán sản phẩm giữa hai nhóm tương đương nhau, đề tài đưa ra kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ về giá để khuyến khích nông hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên xã Tân Bình

a) Vị trí địa lý

Xã Tân Bình nằm ở phía Tây Nam huyện Vĩnh Cửu, cách Tp Biên Hòa 5km và cách TT Vĩnh An 37km theo đường ĐT768, đặc biệt tiếp giáp với khu công nghiệp Thạnh Phú nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội

- Phía Bắc giáp sông Đồng Nai (huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương)

- Phía Nam giáp xã Bình Hòa và Tp Biên Hòa

- Phía Đông giáp xã Thạnh Phú Và Bình Lợi

- Phía Tây giáp xã Bình Hòa

Xã Tân Bình có sông Đồng Nai chạy dọc theo ranh giới ở phí Bắc, có thể phát triển giao thông bằng đường thủy, có đất phù sa ven sông rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các vùng chuyên canh

b) Khí hậu

Khí hậu huyện Vĩnh Cửu nói chung và xã Tân Bình nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Trong đó mùa khô kéo dài trong sáu tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Do nằm trong vĩ độ thấp, nên xã Tân Bình nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời và ít bị ảnh hưởng từ gió mùa phương Bắc Vì thế nhiệt độ trung bình quanh năm cao:

- Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 – 270C Nhiệt độ trung bình tối cao

320C Nhiệt độ trung bình tối thấp 21,50C

Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất vào khoảng 4,20C tổng tích ôn tương đối cao 9.000-9.0000C, thuận lợi cho trong và phát triển cây quanh năm

- Độ ẩm tương đối:

Trang 17

Độ ẩm trung bình năm từ 76-86% Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85-93% Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72-82% Độ ẩm cao nhất: 95%,

độ ẩm thấp nhất 50%

- Nắng:

Tổng giờ nắng trong năm: 2.600-2.700 giờ, trung bình mỗi tháng có 220 giờ nắng Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao: chiếm 60 giờ nắng trong năm Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất: khoảng 300 giờ Tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất: khoảng 140 giờ

- Mưa:

Chế độ mưa tại xã Tân Bình phân hóa theo mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình khoảng 2.500-2.800mm/năm, số ngày mưa vào khoảng 130-150 ngày trong năm Vào mùa khoảng tháng 7-10 thường xuất hiện lũ, nước sông Đồng Nai dâng cao gây ra hiện tượng ngập úng ở khu cực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những năm hồ Trị An xả ở mức tối đa Lượng mua trong mùa mưa chiếm khoảng 85-90% lượng mưa cả năm và tập trung theo mùa đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính

Nhìn chung thời tiết khí hậu tại xã Tân bình khá ôn hòa, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

c) Thổ nhưỡng

Diện tích toàn xã 1.116,72 ha, trong đó diện tích sông suối là 75,49 ha (chiếm 6,49% DTTN) Các loại đất trên địa bàn xã có chất lượng tốt, phân bố khá tập trung, phù hợp với các loại cây trồng khác nhau, có khả năng hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như cây lúa, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái

Trang 18

Bảng 2.1 Diện Tích Các Loại Đất Xã Tân Bình – Huyện Vĩnh Cửu

Số TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

trung ở các ấp Tân Triều, Vĩnh Hiệp, Bình Lục, và Bình Phước Nhóm đất này rất

thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn quả, cho năng suất cao và hiệu quả cao

Nhóm đất xám: diện tích 48,09 ha (chiếm 4,31% DTTN), phân bố tập trung ở

ấp Bình Ý, nhóm đất này có chất lượng kém, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, tích

hợp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư hoặc phục vụ các mục đích phi

nông nghiệp khác

Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 167,6 ha (chiếm 15,01% DTTN), phân bố tập

trung ở ấp Bình Ý, có địa chất ổn định, nền đất chắc phù hợp cho xây dựng công trình

phi nông nghiệp và trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả

Nhìn chung đất đai ở Tân Bình có tầng đất dày, khá bằng phẳng, độ phì khá,

thích hợp cho phát triển các loại cây lâu năm và các loại cây hàng năm khác như lúa,

bắp, đậu, rau các loại…

d) Tài nguyên nước

Tài nguyên nước trên địa bàn khá phong phú, được cung cấp từ nước mưa và hệ

thống sông Đồng Nai, có ý nghĩa trong việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, nông

nghiệp và tạo thế cân bằng sinh thái cả vùng

Trang 19

Nước mặt: hiện tại có nguồn nước sông Đồng Nai là sông lớn chạy bao quanh ranh giới phía Tây và Tây Bắc Ngoài ra còn có rạch Bến Cá dẫn nước từ sông Đồng Nai vào các khu vực sản xuất nông nghiệp và hệ thống kênh mương thủy lợi ở các ấp

Hệ thống sông Đồng Nai đã cung cấp nước tưới cho cả vùng khá thuận lợi Nhưng vào mùa mưa đôi khi cũng xuất hiện lũ do nước trên sông rất lớn gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại những địa hình thấp ven sông, nhất là những năm mưa lớn hồ Trị An xả

ở mức tối đa

Nước ngầm: khá phong phú và đang được khai thác và đem vào sử dụng, kết quả nghiên cứu về ngước ngầm của xã Tân Bình cho thấy nước dưới đất thuộc tầng chứa nước Pleistocen và tầng Mezozoi (Mz) Tầng chứa nước Pleistocen có lưu lượng thấp nhưng chất lượng rất tốt Tầng chứa Mezozoi có lưu lượng không cao Hiện nhân dân đang khai thác nước ngầm tầng mặt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt khá thuận lợi

Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước ở Tân Bình khá phong phú, đủ để cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích nông nghiệp trên địa bàn xã

2.2.2 Hạ tầng kinh tế

a) Thủy lợi

Tân Bình hiện nay có 3 trạm bơm điện, tổng chiều dài tuyến mương cấp 1 được

bê tông hóa 6.500 mét, chiều rộng 0,8 mét Hàng năm đảm bảo việc bơm cung cấp nước phục vụ khoảng 200 hecta sản xuất nông nghiệp ở địa phương

b) Giao thông

Các tuyến đường như ĐT768, đường Hương Lộ 9, đường Bình Lục, Tân Triều

đã được rải nhựa bê tông với chiều dài 16.000 mét Đường giao thông xóm ấp cũng được nhựa hóa là 2.390 mét Nhìn chung giao thông khá thuận lợi cho việc thực hiện mua bán nông sản và dịch vụ du lịch, giải trí cho địa phương

Trang 20

Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế đã được xây dựng và công nhận đạt chuẩn quốc gia Lực lượng y bác sĩ bao gồm 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 2 hộ sinh, 1 y tá, 1 dược tá

2.2.3 Các nguồn lực kinh tế xã hội

a) Các nguồn lực kinh tế

Trong những năm qua tốc độ tăng truởng kinh tế ở Tân Bình khá cao, thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng Nông nghiệp hiện vẫn đang là ngành kinh tế trọng yếu trên địa bàn xã, chiếm 59,1%; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 40,9% trong tổng cơ cấu kinh tế Nhìn chung trong những năm qua ngành nông nghiệp phát triển khá tốt, đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh tập trung, ngành công nghiệp, dịch vụ cũng đang bắt đầu phát triển và đạt được những kết quả ban đầu nhất định

Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 12,5 triệu đồng/năm đến năm

2010 đạt 22,21 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trung bình 12,2%/năm Cơ cấu kinh tế có

sự dịch chuyển tích cực, nông nghiệp phát triển ổn định và ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngành dịch vụ mới phát triển nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở xã, ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển

Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp là 412 hộ (chiếm 16,1%), bình quân diện tích đất canh tác khoảng 2,1 ha/hộ và khoảng 0,83 lao động nông nghiệp

Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động là 6.424 người, chiếm 63,6% tổng dân số Lao động sản xuất nông nghiệp là 1.034 người, chiếm 16% tổng số lao động Cơ cấu chuyển dịch nông nghiệp khá nhanh theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp sang ngành phi nông nghiệp

Trang 21

2.2.4 Tìm hiểu chung về cây bưởi

Bưởi ( tên khoa học là Citrus grandis Linn hay Citrus grandis Osbeck thuộc họ Cam _ Rutaceae ) có thân gai cao từ 1,5-4 mét hoặc hơn, nhiều nhánh, sống lâu năm

Lá lớn, dai, nguyên Trong lá có dầu, chủ yếu Dipenten, Linalola và Xitrala Hoa bưởi trắng, mọc đơn hay thành chùm từ 2 tới 10 hoa với 4-5 lá đài, 4-5 cánh hoa, nhiều nhị

và 5-10 tâm bì Quả bưởi hình cầu đường kính từ 10-13cm, màu xanh, khi chín hơi ngả vàng, có vỏ dày 1-2 cm Vỏ ngoài chứa Este và khoảng 26% Xitrala Vỏ trong có Narigin, đường Ramnoza, Vitamin A, C, Hesperidin Múi bưởi chứa 9% axit xitric, 14% đường, các men, các Vitamin như A, C, B1 Mỗi năm, bưởi ra hoa khoảng 2 lần, nhất là những tháng mưa Dễ dàng ra trái vụ Bưởi thích hợp với đất phù sa, nhiều mùn

và khí hậu mát mẻ (http://agriviet.com)

Bưởi có nguồn gốc Đông Nam Á, sau này lan dần sang các nước ở Châu Á và Châu Mỹ Ở Việt Nam bưởi được trồng ở các tỉnh phía Bắc, Tây nguyên đến Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long, đồng bằng sông Cửu Long

Công dụng:

Vỏ quả bưởi chứa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho, ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc Vỏ hạt bưởi dùng để cầm máu Dân gian thường dùng lá bưởi nấu với nhiều lá thơm khác để trị cảm cúm rất có hiệu quả Bưởi ăn tươi giải khát trị các chứng thiếu vitamin C Tầm gửi cây bưởi chữa các bệnh thấp khớp Ngoài ra người ta còn chiết xuất tinh dầu bưởi làm nước hoa, dầu gội, làm rượu bưởi, nem từ vỏ bưởi

Phân loại giống bưởi

Bưởi Đường Lá Cam: dạng hình quả lê thấp, đầu quả hơi nhô, trọng lượng quả

từ 1,2-1,4 kg, quả khi chín có màu xanh vàng, bề mặt vỏ láng, dễ bóc múi, màu thịt quả trắng vàng, có vị ngọt đậm, thịt quả ráo chắc, phẩm chất ngon, có nhiều nước

Bưởi Đường Da Láng: hình quả lê, có núm cao, trọng lượng từ 1,2-2,5 kg, vỏ quả màu vàng xanh, dày trung bình, dễ lột, con tép hơi hồng, ngọt giòn, thịt quả ráo , khá nhiều nước

Bưởi Xiêm Vang: hình cầu dẹt hai đầu, trọng lượng trung bình 1,4 kg, vỏ vàng,

độ dày vỏ khoảng 0,5 cm, dễ lột, thịt quả ráo mềm, con tép đỏ đẹp, có vị chua hơi ngọt

Trang 22

Bưởi Da Xanh: có dạng quả hình cầu nặng khoảng 1,2-2,5 kg vỏ màu xanh đến xanh hơi vàng, nước khá, vị ngọt không chua, có mùi thơm

Bưởi Ổi: có dạng tròn cao núm, trọng lượng trung bình khoảng 0,6 kg, vỏ quả màu vàng xanh, có vị thơm và ráo chắc, hạt to và nhiều

Bưởi Thanh: gồm nhiều giống như: Thanh Trà, Thanh Lựu, Thanh Dây nhưng đều có điểm chung là đều có trọng lượng trung bình, dạng bầu tròn, không có núm cao, có vị chua xen ngọt, giòn, nhiều nước, chữa được nhiều bệnh như: bệnh béo phì,, làm giảm cholesterol trong máu, chuyển vitamin, giải độc trừ đàm

2.2.5 Thực trạng phát triển cây bưởi giai đoạn 2005-2010

Cây trồng chủ lực của xã là cây bưởi chiếm trên 63% GTSX ngành trồng trọt, cây lúa 34%, các loại cây khác như bắp, mì rau, đậu chiếm tỉ trọng GTSX thấp (khoảng 3%)

Hiện tại hầu hết diện tích cây lâu năm đều được phát triển trồng bưởi trên địa bàn xã hiện nay khoảng 347ha Các giống bưởi hiện nay đang được trồng trên địa bàn

xã là bưởi đường lá cạm, bưởi thanh trà, bưởi đường núm, bưởi ổi, bưởi đường hồng Nhìn chung các hộ trồng bưởi có trình độ kĩ thuật canh tác khá cao

Năng suất bưởi phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại và độ dày tầng đất Do đó, cùng một cây giống, cùng một giai đoạn cho trái nhưng có vườn chỉ cho 30-40 trái, có vườn cho 200-300 trái/cây, có truờng hợp cho đến 400 trái/cây Năng suất trung bình trên toàn xã hiện nay đạt khoảng 15,5 tấn/ha, cao hơn mức trung bình chung của huyện Vĩnh Cửu (14tấn/ha)

Địa bàn phân bố chủ yếu là ấp Tân Triều và Vĩnh Hiệp

Bảng 2.2 Thống Kê Diện Tích Trồng Bưởi Từ 2004 Đến 2012

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Diện tích (ha) 295 303 313 362 375 348 349 359 352 Nguồn: Số liệu thống kê xã Tân Bình

2.2.6 Nội dung thực hiện sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP

a) Điều tra, khảo sát vùng sản xuất

Nắm thông tin về vùng sản xuất, xác định vùng đủ điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tố gồm: Lịch sử địa điểm

Trang 23

sản xuất; vật liệu trồng (giống và nguồn gốc giống); phân bón và chất phụ gia cho đất; tưới tiêu, nguồn nước; bảo vệ thực vật; thu hoạch, rửa, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển sản phẩm

Đánh giá thực trạng canh tác, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, và vận chuyển sản phẩm tại các nông hộ và HTX; Tổ chức vận động và lập danh sách nông dân tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

b) Phân tích hiện trạng ô nhiễm trên vùng sản xuất

Đất trồng và nước tưới tại vùng sản xuất rau quả áp dụng theo tiêu chuẩn

VietGAP phải được lấy mẫu để phân tích các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học, vật lý lên rau, quả phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước, đạt tiêu chuẩn

để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Các chỉ tiêu khi phân tích mẫu đất trồng gồm: Dioxin, kim loại nặng: Pb, As,

Cd, Cu, Zn Các chỉ tiêu khi phân tích mẫu nước tưới gồm: vi sinh vật: E.coli, coliforms, salmonella, kim loại nặng: Hg, As, Cd, Pb

Phân tích mẫu nước rửa quả theo QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng

và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009

Phân tích đánh giá nguy cơ ô nhiễm sản phẩm từ đất trồng và nước tưới; nguy

cơ ô nhiễm sản phẩm trong quá trình sản xuất và đóng gói; nguy cơ ô nhiễm môi trường; nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người lao động tại vùng sản xuất

c) Hỗ trợ xây dựng kho sơ chế, đóng gói và trang bị cơ sở vật chất trong nông hộ

Để đáp ứng các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi nông hộ cần xây dựng và trang bị cơ sở vật chất như sau: nhà vệ sinh tự hoại, bồn rửa tay, tủ thuốc

y tế, kho phân bón – thuốc BVTV, kho dụng cụ lao động, điểm pha thuốc, hố thu gom trái rụng và rác thải hữu cơ Cụ thể mức hỗ trợ kinh phí như sau:

- Nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm: hỗ trợ 50% vốn xây dựng và hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm (theo quyết định 1572/QĐ-UBND, ngày

Trang 24

24/6/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai Ban hành Chương trình "Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015"

- Trang bị cơ sở vật chất trong nông hộ được hỗ trợ 30% kinh phí:

+ Xây dựng kho phân bón – thuốc BVTV – kho dụng cụ lao động

+ Phân bón, thuốc BVTV

+ Hệ thống tưới

d) Thuê tư vấn hướng dẫn và phối hợp thực hiện các công việc sau:

Công việc 1: Mở khóa đào tạo và cấp giấy chứng nhận đào tạo nghề “Quy trình

kỹ thuật sản xuất bưởi đạt chứng nhận VietGAP/ GLOBALG.A.P” cho các nông hộ tham gia chương trình

Công việc 2: Hướng dẫn Ban quản lý HTX cập nhật toàn bộ hệ thống tài liệu theo quy định mới của nhà nước và phù hợp với quy mô sản xuất lớn

Công việc 3: Hướng dẫn áp dụng các tài liệu nội bộ: tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu áp dụng tại nông hộ, tài liệu áp dụng tại nhà đóng gói

Công việc 4: Hướng dẫn các chủ nông hộ áp dụng các loại biểu mẫu để quản lý sản xuất trong phạm vi nông trại; Lưu trữ tài liệu tại nông hộ; Lập và lưu trữ hồ sơ tại nông hộ

Công việc 5: In ấn, photo tất cả các tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng lưu trữ tại văn phòng HTX và tại các nông hộ; ép nhựa tất cả các loại bảng biểu treo tại mỗi nông hộ

Công việc 6: Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy định tại từng nông hộ trong suốt quá trình sản xuất; Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy định tại HTX và nhà đóng gói

Công việc 7: Hướng dẫn thanh tra nội bộ từng nông hộ, lập hồ sơ thanh tra Công việc 8: Hướng dẫn từng nông hộ khắc phục và kiểm tra, nhắc nhở khắc phục

Trang 25

Công việc 9: Xem xét lại chi tiết toàn bộ tài liệu, hồ sơ quản lý, hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung

Công việc 10: Hướng dẫn đánh giá nội bộ, lập hồ sơ đánh giá

Công việc 11: Hướng dẫn HTX khắc phục các điểm chưa phù hợp sau thanh tra

và đánh giá nội bộ

Công việc 12: Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận và lập hồ sơ khắc phục

Công việc 13: Hướng dẫn duy trì vận hành HTQLCL

e) Tổ chức tham quan học tập mô hình

Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, các nông hộ được tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các điểm sản xuất đã đạt giấy chứng nhận VietGAP/GLOBALGAP

f) Công việc sau chứng nhận

Tổ chức hội thảo tổng kết và tuyên truyền nhân rộng việc thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Phối hợp các đơn vị liên quan theo dõi, hỗ trợ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để giúp nông hộ duy trì và mở rộng việc sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP;

Phối hợp các Sở, ban ngành tiếp tục quảng bá, tiếp thị sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP (Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Cửu)

Trang 26

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cây bưởi Tân Triều

Ấp Tân Triều thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, Tân Triều thủa xưa là một vùng đất hoang vu, cư dân thưa thớt nằm về phía tả ngạn của sông Đồng Nai, cách Tp Biên Hòa khoảng 15km Năm 1869 nhà thờ Tân Triều được xây dựng, một vị cha xứ

đã đem 2 nhánh bưởi ổi về trồng trước dân nhà thờ, hai cây bưởi này hàng năm cho trái rất sum suê Người dân nơi đây đã xin chiết nhánh về trồng và cứ thế nhân rộng ra cùng một số loại bưởi khác

Bưởi Tân Triều rất đa dạng nhưng chỉ có hai giống bưởi: Đường Lá Cam và Đường Cao Núm làm nên thương hiệu bưởi Tân Triều Bưởi đường lá cam trái hơi nhỏ nhưng rất ngọt và nhiều nước Còn bưởi đường cao núm thì chất lượng không bằng đường lá cam nhưng bù lại đẹp mã, trái to, cân đối nên rất được thị trường ưa chuộng (http://www.vietcamtravel.vn)

3.1.2 Khái niệm nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững là việc thực hành sử dụng những nguyên tắc sinh thái, nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật và môi trường Nông nghiệp bền vững được định nghĩa là "một hệ thống tổng hợp của quá trình sản xuất động-thực vật được áp dụng cụ thể ở một khu vực trong dài hạn mà:

- Đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm của con người

- Nâng cao chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào

- Sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên không tái tạo

- Duy trì khả năng kinh tế của hoạt động trang trại

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân nói riêng và xã hội nói chung."

Trang 27

Nông nghiệp bền vững tại Hoa Kỳ được thực thi bởi các đạo luật nông nghiệp

1990 Gần đây, nhu cầu về các sản phẩm bền vững đã tăng lên, các tổ chức như Food Alliance và Protected Harvest đã bắt đầu cung cấp các chuẩn đo lường và các chương trình chứng nhận cho những một số loại cây trồng sản xuất theo cách phát triển bền vững (http://en.wikipedia.org)

3.1.3 Khái niệm về GAP

GAP là chữ viết tắt của Good Agricultural Pratices, tiếng Việt nghĩa là Thực hành nông nghiệp tốt

Thực hành nông nghiệp tốt là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và chứng minh được Theo tài liệu của FAO, 2003, GAP là “ các quá trình thực hành canh tác chế biến trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và

xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm” (Đặng Thị Hiền Lương, 2011)

Tốt trong GAP được hiểu là việc sản xuất chế biến có quan tâm đến bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người lao động Tiêu chuẩn GAP là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và chứng minh được theo tiêu chuẩn nào: của quốc gia, khu vực, tổ chức nào?…

Một số tiêu chuẩn GAP trên thế giới

- VietGAP là qui trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Việt Nam

- EurepGAP là qui trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà buôn bán lẻ thuộc Liên minh Châu Âu

- AseanGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Khu vực các nước Đông Nam Châu Á

- ChinaGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Trung Quốc

- Fresh – Care là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Úc

- IndonGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Indonesia

- VF – GAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Singapore

- ThaiGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Thái Lan

- GlobalGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của tổ chức tư nhân cấp chứng nhận theo GlobalGAP

Trang 28

- USGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Mỹ

- JGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Nhật Bản

o IndiaGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Ấn Độ (http://environmentvina.blogspot.com)

3.1.4 Tại sao chúng ta phải sản xuất nông nghiệp theo GAP?

Xu hướng người tiêu dùng ngày nay trên thế giới: Quan tâm đến sức khỏe và

An toàn thực phẩm Người sản xuất muốn có thị trường phải cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng đúng với thị hiếu, xu hướng tiêu dùng của họ Cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu sản phẩm làm ra đều phải được công nhận đạt chất lượng về VSMT và ATTP

Sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững Cam kết của VN khi tham gia Hiệp ước SPS, nghĩa vụ thành viên WTO: Quyết định 147/2008 của Thủ tướng chính phủ ký ngày 17/11/2008 Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh

an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO nêu

rõ các mục tiêu như sau:

1 Thực thi toàn diện Hiệp định SPS như cam kết khi ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới;

2 Giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa những lợi thế khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chế biến thực phẩm của Việt Nam;

3 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước thông qua việc cung cấp các sản phẩm nông sản thực phẩm có chất lượng tốt, không bị

ô nhiễm bởi hoá chất và vi sinh vật gây hại;

4 Đẩy mạnh hơn nữa thương mại hoá các mặt hàng nông lâm sản và thuỷ sản, thực phẩm chế biến, tăng cường năng lực cạnh tranh và xâm nhập thị trường đối với các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế;

5 Bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong nước không bị dịch sâu hại và dịch bệnh xâm nhập qua các sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên động thực vật của Việt Nam (http://environmentvina.blogspot.com)

Trang 29

3.1.5 Lợi ích của GAP

An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, nguồn nước tưới sạch, sản phẩm được thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, kiểm tra chất lượng (dư lượng hóa chất) bao bì, đóng gói theo đúng qui chuẩn… đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận Bán được với giá cao

Các quy trình sản xuất theo GAP theo hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc, đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững (Hoàng Thị Thanh, 2011)

3.1.6 Tổ chức thực hiện GAP

Một chứng nhận GAP hay một chứng nhận tiêu chuẩn GAP như tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP phải thật sự là một bằng chứng về sự thay đổi nhận thức của người sản xuất Không ít giấy chứng nhận chỉ có tính tượng trưng còn nhận thức của người sản xuất thì chưa có gì thay đổi Cần nhấn mạnh, các chứng nhận tiêu chuẩn GAP là các chứng nhận tự nguyện, người sản xuất chọn lựa thị trường đầu ra, căn cứ vào yêu cầu của nhà nhập khẩu mà quyết định nên chọn chứng nhận nào để sản phẩm của mình được chấp nhận ở nước nhập khẩu

Chứng nhận GAP là chứng nhận bắt buộc, căn cứ vào kế hoạch hành động quốc gia về cam kết và thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, căn cứ vào định hướng phát triển bền vững, người sản xuất thực hành quy trình GAP là bắt buộc Đối với các sản phẩm không có yêu cầu tiêu chuẩn GAP của nước nhập khẩu hoặc sản phẩm không bị cạnh tranh về lợi thế so sánh các sản phẩm cùng loại thì sản xuất theo GAP mà không cần theo tiêu chuẩn GAP

Để tổ chức triển khai thực hiện GAP cần có tổ chức chứng nhận GAP và tổ chức thực hiện GAP Ngoài ra cũng cần có tổ chức hỗ trợ thực hiện GAP và tổ chức kiểm tra thực hiện GAP

3.1.7 Tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP

GlobalGAP là tiền thân của EUREP GAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng

Trang 30

toàn cầu Đại diện hợp pháp của Ban thư kí GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, cac công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ, các trường đại học… GlobalGAp chỉ thừa nhận các Tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN45011 Đến nay, GlobalGAP có sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau Mục tiêu cuối cùng của GlobalGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền vững trên các quốc gia thành viên Global GAP ra đời như một công cụ quản lý nhằm:

- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế

- Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm

- Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản

- Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp

- Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn

- Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung (http://agri.com.vn)

Tiêu chuẩn VietGAP: là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural

Practices, nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi ở Việt Nam, là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm VietGAP cho rau quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUROGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững (Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN)

3.1.8 Một số khái niệm về thị trường, chuỗi cung ứng, thương hiệu và nhãn hiệu

Thị trường: là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,

nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu một sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm và dịch

vụ Thực chất thị trường là tổng thể khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó

Trang 31

Thị trường trong kinh tế học bao gồm ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ, thị trường lao động và thị trường tiền tệ (http://wikipedia.org)

Chuỗi cung ứng: bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp

hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà máy cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dòng thông tin nhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau

Thương hiệu: là biểu tượng của chất lượng và tạo dựng sự cam kết về lòng tin

với các nhà sản xuất đứng sau nó (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ)

Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá

nhân khác nhau Nhãn hiệu phải được đăng kí và được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bản bảo hộ là giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ (Điều 4 luật SHTT)

3.1.9 Ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP cho cây bưởi:

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) có ý

nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế lẫn xã hội Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trong nước cũng như đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu Ngoài ra, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và bảo vệ môi trường; Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm

Bên cạnh đó, việc sản phẩm đạt được chứng nhận VietGAP góp phần rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tạo thị trường tiêu thụ ổn định, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn số liệu thứ cấp có thể được thu thập từ HTX sản xuất và dịch vụ Tân Triều, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai,

Tổ chức Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Internet, luận

Trang 32

sản phẩm và tiêu chuẩn về GAP nói chung nhằm đưa ra nhận định tổng quan về tình hình kinh tế xã hội, tổng quan địa bàn nghiên cứu, chương trình triển khai phát triển cây bưởi theo tiêu chuẩn quốc tế của các cơ quan ban ngành ở địa phương, phương hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh trong những năm tới

Số liệu sơ cấp bao gồm phỏng vấn các đối tượng sau:

Chuyên gia, cán bộ khuyến nông: cung cấp thông tin về phong trào tham gia

tập huấn khuyến nông tại địa phương, khả năng tiếp thu và áp dụng đúng kỹ thuật của nông hộ, năng suất trung bình của từng nhóm hộ (truyền thống, VietGAP, GlobalGAP), kĩ thuật trồng và sử dụng các loại vật tư đầu vào, giá bán trong vụ thu hoạch trong năm 2011 cùng những khó khăn vuớng mắc hiện tại về mặt thị trường, thủ tục chứng nhận, nguồn cung cấp vật tư nông nghiệp bao gồm chất lượng và số lượng,… mà nông dân khó có thể tham gia chương trình GlobalGAP tại địa phương

Cửa hàng vật tư nông nghiệp: cung cấp thông tin về giá cả các mặt hàng vật tư

nông nghiệp trong năm 2011, xác định chi phí dụng cụ lao động phục vụ cho việc sản xuất bưởi

Tư thương, doanh nghiệp, siêu thị: cung cấp giá mua từ vườn, giá bán cho

người tiêu dùng, chi phí giao dịch phát sinh khi hàng hóa đi từ nhà vườn đến người tiêu dùng

Phỏng vấn bảng câu hỏi: đề tài tiến hành chọn 70 nông hộ thuộc 3 mô hình

canh tác để phỏng vấn Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin kinh tế xã hội của nông hộ, chi phí đầu tư ban đầu, chi phí đầu tư trong giai đoạn kinh doanh, chi phí chứng nhận, doanh thu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đánh giá mức độ quan tâm của nông hộ về ATVSTP, môi trường,… Khi đã có được dữ liệu thứ cấp, tác giả thiết kế câu hỏi mô phỏng những lợi ích đạt được, chi phí cần bỏ ra khi áp dụng mô hình VietGAP, GlobalGAP Sau đó tiếp tục hỏi nông hộ đang canh tác theo mô hình truyền thống có chấp nhận chuyển đổi sang mô hình mới hay không Bảng câu hỏi được thiết

kế gồm 21 câu và bảng biểu, được tiến hành phỏng vấn trực tiếp

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng và lĩnh vực kinh tế, bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, tần số xuất hiện các đối tượng nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng

Trang 33

kết hợp với phần mềm Excel để phân tích đặc điểm của từng nhóm hộ sản xuất theo

mô hình khác nhau

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp đánh giá hiệu quả (các chỉ tiêu đo lường hiệu quả)

Hiệu quả kinh tế là chỉ số đo lường giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Các

chỉ tiêu đo lường kết quả - hiệu quả kinh tế

- Doanh thu (DT): phản ánh kết quả có được trong quá trình sản xuất Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất và giá bán

Doanh thu = sản lượng * đơn giá

- Lợi nhuận (LN): Là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đo lường mức độ hiệu quả trực tiếp, chỉ tiêu này càng lớn càng hiệu quả

Lợi nhuân = doanh thu – chi phí sản xuất

- Tỉ suất lợi nhuận theo chi phí: cho biết nếu bỏ ra một đồng chi phí sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỉ suất lợi nhuận = lợi nhuận / chi phí sản xuất( lần)

- Hiệu suất sử dụng một đồng chi phí sản xuất:

Tỷ suất doanh thu= doanh thu/ chi phí sản xuất

Cho biết nếu bỏ ra một đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

b) Phương pháp hồi qui kinh tế lượng

Phân tích hồi qui trong kinh tế lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Thông thường, chúng ta thường gặp các biến phụ thuộc ở dạng liên tục và các biến độc lập ở dạng liên tục hoặc không liên tục Tuy nhiên trong thực

tế xảy ra nhiều trường hợp mà biến phụ thuộc không phải là một biến liên tục, nó là một biến định tính Biến định tính nhận hai giá trị như: có/không, chấp nhận/không chấp nhận, đóng góp/không đóng góp Các biến này được gọi là biến nhị nguyên Các phương pháp phân tích như mô hình hồi qui tuyến tính không thể áp dụng được cho các loại biến phụ thuộc định tính

Mô hình logistic có dạng như sau:

)

exp(1 2ii k ki

Trang 34

 Cơ sở lựa chọn các biến

Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ, đề tài tiến hành chọn lựa và sử dụng các biến vào mô hình như sau:

Y= β0 + β1DT+ β2MT + β3HV + β4DAT+ β5TN + 

Trong đó:

Y : Là biến định tính nhận 2 giá trị (1 = chấp nhận mô hình sản xuất sạch;

0 = không chấp nhận mô hình sản xuất sạch)

DT: là diện tích trồng bưởi Nông hộ có diện tích trồng bưởi lớn thì càng có cơ hội tham gia mô hình sản xuất sạch vì đáp ứng được khả năng cung cấp sản lượng lớn

và ổn định cho thị trường siêu thị hay xuất khẩu, ngược lại hộ có diện tích khi ap sdụng theo tiêu chuẩn này phải xây dựng kho chứa phân bón, thuốc BVTV sẽ thu hẹp diện tích của họ, ảnh hưởng đến mức sản lượng thu hoạch sẽ khó chấp nhận hơn Kì vọng dấu là dương (+), nghĩa là khi diện tích canh tác càng cao thì xác suất chấp nhận

mô hình càng lớn (ĐVT: 1000m2)

MT: là biến thể hiện mức độ quan tâm của người nông dân về bảo vệ môi trường Số liệu này có được bằng cách chấm điểm số năm trồng thông qua các tiêu chí như cách sử dụng thuốc BVTV, phân bón, bảo quản chai lọ sau khi sử dụng, sử dụng bảo hộ, ghi chép nhật kí Kì vọng dấu là dương (+), nghĩa là mức độ quan tâm đến môi trường càng lớn thì khả năng chấp nhận mô hình sản xuất sạch càng cao (ĐVT: điểm) HV: là số năm đi học, thể hiện khả năng tiếp thu những kĩ thuật mới, có ý thức

và trách nhiệm hơn đối với bản thân và xã hội trong việc cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường Kì vọng dấu là dương (+) (ĐVT: năm)

DAT: là biến định tính nhận hai giá trị: 1 là đất thuộc phù sa cổ; 0 là đất thuộc phù sa mới Vì đất trồng bưởi thuộc hai ấp điều tra đều là loại đất phù hợp cho cây bưởi Đường Lá Cam, một phía thuộc phù sa cổ được đánh giá là màu mỡ nhất địa phương, một phía thuộc phù sa mới cũng là đất giàu dinh dưỡng nhưng kém hơn nhóm đất phù sa cổ Kì vọng các hộ sở hữu mảnh vườn trên nền đất phù sa cổ dễ chấp nhận

áp dụng sản xuất sạch hơn vì năng suất trên mảnh vườn của họ cơ bản đã cao hơn các vườn khác trong vùng nên khi áp dụng người nông dân sẽ kì vọng rủi ro đối với năng suất của họ thấp hơn so với các hộ khác

Trang 35

TN : là thu nhập của hộ được phỏng vấn Khi tham gia VietGAP hay GlobalGAP

yêu cầu người dân phải xây dựng kho đựng thuốc BVTV, phân bón, dụng cụ lao

động, vì thế hộ có thu nhập cao thì khả năng chấp nhận cao hơn Kì vọng dấu là

dương (+) (ĐVT: triệu đồng/năm)

Bảng 3.1 Kỳ Vọng Dấu các Biến Hàm Logit

Biến Ký hiệu biến Đơn vị tính Kỳ vọng dấu hệ số

Ngày đăng: 06/03/2018, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w