1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre

83 1,9K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Bằng việc dử dụng phương pháp phân tích lợi ích-chi phí cùng mô hình logit và OLS, đề tài đã phân tích được hiệu quả của trồng ca cao UTZ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

******************

LÊ THANH SANG

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CA CAO CHỨNG NHẬN UTZ TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCNGÀNH KINH TẾ TÀI NGHUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 06/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

******************

LÊ THANH SANG

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CA CAO CHỨNG NHẬN UTZ TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE

Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 06/2012

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH– CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CA CAO THEO TIÊU CHUẨN UTZ TẠIHUYỆN GIỒNG TRÔM – TỈNH BẾN TRE” do LÊ THANH SANG, sinh viên khoá

34, chuyên ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành côngtrước hội đồng vào ngày _.

TS PHAN THỊ GIÁC TÂMNgười hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 4

Xin gởi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Phan Thị Giác Tâm,người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi, luôn cho tôi những ý kiến quý báu để tôi

có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầyNguyễn Trần Nam cùng các thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại Học Nông LâmThành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích để tôi làm hànhtrang bước vào đời

Xin chân thành cảm ơn chú Phan Văn Khổng – Giám đốc Trung tâm KNKNtỉnh Bến Tre, gia đình ông Năm Vẹn ở Giồng Trôm, chú Nguyễn Văn Thanh – chủnhiệm CLB ca cao ấp 6, UBND xã Châu Bình, anh Nghĩa – cán bộ khuyến nông xã,cùng tất cả các cô, chú trong CLB ca cao tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnhBến Tre đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp những thông tin cần thiết chotôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin gởi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, những người đã ủng hộ vàđộng viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như suốt quá trình thực hiện đề tài này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012 Sinh viên thực hiện

Lê Thanh Sang

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ THANH SANG Tháng 07 năm 2012 “Phân tính Lợi Ích – Chi Phí của

Mô Hình trồng Ca cao Chứng Nhận UTZ tại Huyện Giồng Trôm Tỉnh Bến Tre”

LE THANH SANG July 2012 “ Cost – Benefit Analysis of UTZ Certified Cocoa in Giong Trom District, Ben Tre”.

Hiện nay, cây ca cao đang được trồng khá phổ biến ở nước ta Đồng bằng SôngCửu Long là nơi có diện tích trồng ca cao lớn nhất cả nước Cây ca cao được xem làcây trồng xen chủ yếu để góp phần đa dạng hóa hệ thống canh tác nông ngiệp Tuynhiên, ca cao cũng giống như các loại cây trồng khác, nó cần có phương thức canh táchợp lý để đạt hiệu quả cao và đầu ra ổn định, bên cạnh đó cũng phải bền vững về mặtmôi trường Mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận UTZ xen trong vườndừa là một một biên pháp canh tác tốt cho con người và cả môi trường, tuy nhiên môhình này chưa được nhân rộng Đề tài này được thực hiện để phân tích các lợi ích – chiphí của việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ Từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định trồng ca cao theo mô hình này Đề xuất các giải pháp mở rộng môhình

Đề tài tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp của 50 hộ nông dân chia làm hai nhóm,

25 hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và 25 hộ trồng ca cao thường để đánh giá lợiích và chi phí của mô hình ca cao UTZ so với ca cao thường

Phương pháp phân tích lợi ích – chi cho thấy sản xuất ca cao theo tiêu chuẩnUTZ đem lại lợi ích là tiết kiệm chi phí thuốc BVTV 6.417 đồng/1000m2/năm, giá báncao hơn do có giá thưởng Bên cạnh đó thì nó còn mang lại nhiều lợi ích như hạn chếảnh hưởng đến môi trường do sử dụng thuốc BVTV đúng cách, sản xuất ra trái ca cao

có chất lượng chứng nhận đảm bảo đầu ra cho sản phẩm

Trang 6

2.5 Tình hình thực hiện ca cao chứng nhận UTZ tại Bến Tre 16

3.1.2 Chứng nhận chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp 18

Trang 7

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 24

4.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của người phỏng vấn 314.2 Tình hình sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ 334.2.1 Một số hỗ trợ của của Ban quản lý dự án đối với CLB ca cao

334.2.2 Nội dung triển khai trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ 334.2.3 Tình hình tưới nước cho ca cao của nông dân 344.2.4 Hình thức xử lý cành, lá, trái bị sâu bệnh 354.2.5 Cách thức sử dụng phân bón và thuốc BVTV của nông dân

364.2.6 Năng suất ca cao và dừa khi trồng ca cao theo tiêu chuẩn

4.4.1 Chi phí của việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ 414.4.2 Lợi ích của việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ 44Lợi ích – Chi phí của mô hình trồng ca cao theo tiêu chẩn UTZ 474.5 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình trồng ca cao theo

4.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng ca cao

Trang 8

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

PHỤ LỤC

Trang 9

NN & PTNT Nông Nhiệp và Phát Triển Nông Thôn

BCN CLB Ban chủ nhiệm câu lạc bộ

CAFECONTROL Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhậpkhẩu

Global GAP thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

ASEAN GAP Thực hành nông nghiệp tốt Đông Nam Á

Viet GAP Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam

OLS Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất

Trang 10

34Bảng 4.6 Nhận Thức của Nông Dân Trồng Ca cao UTZ về Năng Suất Ca

Bảng 4.7 Nhận Thức của Nông Dân về Ưu Điểm của Ca cao Tiêu Chuẩn

Bảng 4.9 So sánh chi phí trung bình của hai nhóm hộ 40Bảng 4.10 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Ca cao 43Bảng 4.11 Thống Kê Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Hàm Năng Suất

43Bảng 4.11 So Sánh Hiệu Quả Tài Chính Trồng Ca cao UTZ và Trồng Ca

Bảng 4.12 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trồng Ca cao UTZ và Trồng Ca

Bảng 4.13 Mức Độ Quan Tâm của Nông Dân về Lợi Ích của Mô Hình

Bảng 4.14 Đánh giá mức độ hài lòng của Người Dân về Mô Hình Ca cao

Trang 11

Bảng 4.15 Kết Xuất Mô Hình Logit 51Bảng 4.16 Thống Kê Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Hàm Logit 51

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Tỷ lệ thu nhập từ trồng ca cao và dừa của hai nhóm nông

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây ca caoPhụ lục 2 Kết xuất hàm năng xuất

Phụ lục 3 Mô hình hồi quy nhân tạo hàm năng suất

Phụ lục 4 Mô tả thống kê các biến trong hàm năng suất

Phụ lục 5 Kết xuất hàm Logit

Phụ lục 6 Bảng dự đoán số lần đúng của mô hình

Phụ lục 7 Mô tả thống kê các biến trong hàm Logit

Phụ lục 8 Phiếu phỏng vấn nông hộ

Trang 14

có tác dụng chữa trị các bệnh nguy hiểm như: bệnh động mạch vành, bệnh ung thư và

có tác dụng chống lão hóa nhờ có chất Flavonoids Thị trường xuất khẩu ca cao hàngnăm vào khoảng 2,5 triệu tấn Hiện trên thế giới có trên 80 quốc gia nhập khẩu cacao, chủ yếu là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (chiếm 76,22% tổng sản lượng hạt ca caotrên thế giới) Tây Phi là khu vực sản xuất nhiều ca cao nhất thế giới với sản lượngchiếm khoảng 68% tổng sản lượng toàn cầu, chủ yếu là Bờ Biển Ngà và Ghana Châu

Á và khu vực Thái Bình Dương sản xuất khoảng 15,5% với nước sản xuất nhiều nhất

là Indonesia và Papua New Guinea Khu vực Nam Mỹ với đại diện chủ yếu làEcuador và Braxin, sản xuất xắp xỉ 14,4%.(theo Tổ chức ca cao Quốc Tế ICCO)

Ở Việt Nam, cây ca cao đã được du nhập từ những năm 60 và được trồng đầutiên ở tỉnh Đắk Lắk Cây ca cao với đặc tính là ưa bóng râm rất phù hợp với điều kiện

tự nhiên và môi trường ở Việt Nam Đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long,nơi có diện tích cây ăn trái và dừa rất lớn, thích hợp cho việc trồng xen ca cao gópphần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống người dân Bến Tre là một tỉnh thuộcĐBSCL có hơn 52.000 ha dừa, là loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên-sinhthái-môi trường của tỉnh, là loại cây trồng lâu năm đã được cư dân chọn lựa trồng từhàng trăm năm nay Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình trồng xen ca caotrong vườn dừa nhằm đa dạng hóa các loại cây trồng, tăng thêm thu nhập, góp phầngiải quyết tình trạng bấp bênh của giá dừa hiện nay Đến tháng 11/2011 diện tích ca

Trang 15

cao tại tỉnh đạt gần 9000 ha Cây ca cao ở Bến Tre cho sản phẩm có hương vị thơmngon Như vậy, xét về tiềm năng cây ca cao có nhiều lợi thế để phát triển song songcùng cây dừa để tạo thành một trong những cây trồng chủ lực trong tỉnh, tạo ra vùngsản xuất hàng hóa lớn Huyện Giồng Trôm – một huyện nằm trên cù lao Bảo, đươcthiên nhiên ưu đãi cho một diện tích đất đai phù sa màu mỡ, lại được đón nhận mộtnguồn nước ngọt dồi dào quanh năm do sông Ba Lai và sông Hàm Luông cung cấp.Đây là điều kiện phát triển thế mạnh kinh tế vườn của huyện Giồng Trôm là một trongnhững huyện có diện tích dừa lớn của tỉnh: 13250 ha (2011), đây là điều kiện rất thuậnlợi để phát triển mô hình trồng xen, nuôi xen Cây ca cao được trồng xen trong vườndừa sẽ phát triển tốt hơn so với trồng xen với các cây ăn trái khác do đặc tính của câydừa là không tạo ra nhiều tán, cạnh tranh không gian với ca cao nhưng lại cung cấp đủbóng mát để ca cao sinh trưởng và phát triển thuận lợi Việc trồng xen ca cao trongvườn dừa không những góp phần tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích chonông hộ mà còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện: chuyển đổi từcây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích ca cao không đồng nghĩa với việc thị trườngcho ca cao Bến Tre sẽ được mở rộng và giá cả sẽ ổn định, mà vấn đề quan trọng làchất lượng ca cao Chất lượng là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh cho cây ca cao.Đối với những thị trường khó tính như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… họ có những yêucầu rất khắc khe đối với chất lượng của hạt ca cao Họ cũng quan tâm đến nguồn gốccủa hạt ca cao, việc trồng ca cao có thực sự đem lại thu nhập tốt cho người nông dân

và việc sản xuất ca cao ảnh hưởng đến môi trường như thế nào Vì vậy, để đáp ứngnhu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra đầu ra ổn định cho cây cacao, Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng đã phối hợp với các tổ chức quốc

tế, các công ty trong và ngoài nước áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất ca cao nhằmtạo ra sản phẩm ca cao có chất lượng Dự án phát triển ca cao chứng nhận (2009 -2014) tại 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre do hiệp hội Thụy Sỹ vì sự hợp tác Quốc Tế(Helvetas) cùng các đối tác phối hợp thực hiện (UTZ, ca cao hữu cơ, thương mại côngbằng), trong đó chủ yếu là phát triển ca cao theo tiêu chuẩn UTZ Mục tiêu của dự án

là giúp nông dân sản xuất ca cao chất lượng, thu nhập cao và có thị trường tiêu thụ ổnđịnh, từ đó góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường

Trang 16

Ca cao chứng nhận UTZ là mô hình trồng ca cao mà người người nông dânphải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau: sử dụng thốc BVTV và phân bón hóahọc có kiểm soát; khuyến cáo sử dụng phân ủ hữu cơ từ nguồn nguyên liệu địaphương; có hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát việc áp dụng tiêu chuẩn chứngnhận và truy nguyên; nông dân được tổ chức thành các câu lạc bộ sản xuất ca cao;người trồng ca cao phải ghi chép nhật kí nông hộ Nếu ca cao đạt chứng nhận UTZ thìthị trường tiêu thụ rất ổn định và nhiều tiềm năng: công ty Cargill đã cam kết thu mua100% ca cao chứng nhận UTZ ở Việt Nam với mức giá thưởng 100 USD/tấn hạt khô;ngoài ra còn có nhiều công ty trong trong và ngoài nước cũng rất quan tâm đến ca caochứng nhận UTZ Rõ ràng, với những lợi ích về mặt kinh tế cũng như môi trường thìviệc sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ là một hướng đi đúng đắn cho ca cao BếnTre nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp theohướng bền vững Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn ca cao chứng nhận, người nôngdân phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc, tiêu chuẩn mà dự án đề ra trong suốtquá trình sản xuất Đây là một vấn đề hết sức khó khăn đối với người nông dân bởi vì

nó đòi hỏi người nông dân đổi mới từ khâu đầu tư, kỹ thuật canh tác và thói quencanh tác của người nông dân, đặc biệt là những nông dân vùng sông nước của tỉnhBến Tre: đa dạng sản xuất trong vườn, gắn nhà với vườn, không có thói quen ghichép Vậy liệu lợi ích mang lại, bao gồm cả lợi ích về cải thiện sức khỏe cho nôngdân do cải thiện kỹ thuật canh tác có cao hơn chi phí tăng thêm khi áp dụng mô hình

trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ hay không? Đề tài “Phân tích lợi ích-chi phí của

mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre”

sẽ giúp cho trả lời câu hỏi này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 17

2) Phân tích tình hình kinh doanh ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện GiồngTrôm - Bến Tre.

3) Phân tích lợi ích – chi phí của mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

4) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng ca cao theo tiêu chuẩnUTZ của người dân

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các hộ nông dân trồng ca cao xentrong vườn dừa theo tiêu chuẩn UTZ và trồng xen ca cao trong vườn dừa không theotiêu chuẩn UTZ

1.3.2 Địa bàn nghiên cứu

Do những giới hạn về thời gian, nhân lực cũng như nguồn kinh phí nên Đề tàichỉ nghiên cứu tại xã Châu Bình huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre vì đây là xã có diệntích ca cao trồng xen trong vườn dừa lớn nhất trong huyện Đây cũng là nơi có nhiều

hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

1.3.3 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ 01/04/2012 đến 20/05/2012

1.3.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài tiến hành mô tả tình hình áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩnUTZ của các hộ nông dân Thông qua việc tiến hành phân tích lợi ích – chi phí củaviệc trồng ca cao UTZ để tính lợi ích ròng mà các hộ nông dân nhận được Đề xuấtmột số giải pháp nhằm nhân rộng mô hình ca cao UTZ

1.4 Cấu trúc khóa luận

Luận văn gồn 5 chương Chương I: Trình bày lý do chịn đề tài, mục tiêu nghiêncứu chung và mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luậnvăn Chương II: Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề trồng cacao xen trong vườn dừa, các chương trình hợp tác quốc tế phát triển ca cao sạch ở ViệtNam, sơ lược về chương trình ca cao chứng nhận UTZ tại Việt Nam, lợi ích kinh tếkhi tham gia ca cao chứng nhận UTZ; tổng quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện GiồngTrôm; tình hình phát triển ca cao ở Việt Nam về diện tích và năng suất; tình hình phát

Trang 18

triển ca cao ở Bến Tre: Diện tích, năng suất, tình hình sâu bệnh, tình hình cung ứnggiống, tiêu thụ sản phẩm; tình hình thực hiện ca cao chứng nhận UTZ tại Bến Tre.Chương III: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, địnhnghĩa về chứng nhận, lợi ích – chi phí của chứng nhận, các loại chứng nhận trong nôngnghiệp, chứng nhận UTZ đối với ca cao Nêu lên phương pháp sử dụng trong đề tài làphương pháp phân tích lợi ích – chi phí Chương IV: Trình bày câc kết quả đạt đượccủa đề tài dựa vào các mục tiêu đề ra như tình hình sản xuất, kinh doanh ca cao của hainhóm nông dân trồng ca cao UTZ và trồng ca cao thường, tính toán lợi ích – chi phíkhi trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhtrồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ Chương V: Dựa vào kết quả được trình bày ởchương IV, tác giả đưa ra kết luận và một số kiến nghị cho việc mở rộng mô hình cacao tiêu chuẩn UTZ.

Trang 19

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu có liên quan

Nghiên cứu của Nair và Varghise tại Ấn Độ (1976) cho thấy việc trồng xen cacao làm tăng 55% năng xuất dừa so với trồng chuyên Việc tăng năng suất này là domột lượng lớn lá ca cao rụng làm giảm xói mòn đất, tăng khả năng giữ dinh dưỡngtrong đất, duy trì độ ẩm đất trong mùa khô Đặt biệt, lá ca cao còn làm tăng nguồn hữu

cơ, làm tăng đáng kể mật độ các loại vi sinh vật hữu ích (cố định đạm, phân giải lân…)trong đất, từ đó giúp cho bộ rễ dừa hoạt động tốt, độ phì của đất được duy trì

Nghiên cứu của Trần Văn Hâu và cộng tác viên (2009) tại các vùng trồng cacao ở đồng bằng sông Cửu Long cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Nair

và Varghise Việc trồng xen ca cao trong vườn dừa có nhiều ưu thế nếu xét về mặtkhoa học cũng như kinh tế - xã hội

Chương trình phát triển ca cao WCF-GTZ-NLU (1998 - 2002) là chương trình

hợp tác quốc tế đầu tiên của ca cao được thực hiện với sự hợp tác giữa Trường đại họcNông Lâm ở Thành phố Hồ Chí Minh, WCF và GTZ của Đức Mục tiêu của chươngtrình nhằm hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nông dân xây dựng mộtngành ca cao Việt Nam bền vững và có thế mạnh về thương mại Thông qua chươngtrình này, Việt Nam sẽ phát triển được năng lực sản xuất cây giống ca cao có chấtlượng, kỹ thuật trồng và sơ chế ca cao để chuyển giao cho nông dân

Chương trình SUCCESS Alliance – các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho nông hộ qui mô nhỏ, đã được triển khai tại Việt Nam vào giữa năm 2003 Chương

trình SUCCESS Alliance là một chương trình hợp tác giữa tư nhân và nhà nước baogồm chính phủ Mỹ, Hiệp hội ca cao thế giới, các công ty Mars Inc., và tổ chức phichính phủ ACDI/VOCA Chương trình SUCCESS Alliance nỗ lực tăng thu nhập cho

Trang 20

các nông hộ qui mô nhỏ bằng cách giới thiệu các hệ thống canh tác nông lâm kết hợp

đa dạng và bền vững cho cây ca cao; hình thành các kênh thị trường và cải thiện chấtlượng hạt ca cao lên men ở Việt Nam Kết quả là Chương trình đã hỗ trợ được khoảng17,000 hộ nông dân sản xuất ca cao Đặc biệt, các kết quả của dự án SUCESS Alliancerất hữu ích cho dự án phát triển ca cao giai đoạn sau này vì dự án này đã thiết lập đượcmột mạng lưới các câu lạc bộ nông dân, giảng viên nông dân, và các điểm thu mua củacác công ty kinh doanh ca cao lớn

Chương trình phát triển ca cao chứng nhận tại Việt Nam (Eco-Ca cao) 2014) do Helvetas cùng các đối tác là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ ChíMinh, UBND tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, Trung Tâm KNKN tỉnh Bến Tre, SởKH&CN tỉnh Tiền Giang và các công ty tư nhân nước ngoài phối hợp thực hiện đãbước đầu cho thấy những tính hiệu tích cực: từ 22 nông dân trồng thử nghiệm ban đầu,hiện nay có khoảng 300 nông dân ở Tiền Giang và 300 nông dân ở Bến Tre đăng kítham gia canh tác ca cao chứng nhận Những thách thức chủ yếu với việc phát triển cacao chứng nhận là vấn đề vệ sinh môi trường (cầu tiêu cá) và quản lý chất thải từ chănnuôi (chăn nuôi heo) Mục tiêu chính của chương trình là xây dựng một mô hình pháttriển ca cao bền vững thông qua hệ thống sản xuất ca cao chứng nhận

(2010-Tác giả Nguyễn Hữu Nam (11/2011) trong bài báo cáo về tình hình thực hiệncác mô hình ca cao hữu cơ sau 5 năm tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Dak Lak đã nêu lên bậtnhững lợi ích của việc sử dụng phân sinh học WEHG (Worldwise Enterprises HeavensGreen) Những lợi ích đó là: sử dụng phân sinh học WEHG giúp cây phát triển tốt,nhiều chồi và cành, lá bóng và dày kháng được nhiều sâu bệnh, giảm chi phí do không

sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, quả bóng và đẹp hơn, phát sinh nhiều thiênđịch hơn, làm cho đất ngày càng tơi xốp và giữ ẩm tốt, năng suất trái liên tục tăng quacác năm dù thời tiết bất thường hay mưa nhiều, về sâu bệnh như sâu ăn lá và câu cấu

đã giảm hoặc hầu như không phát hiện ở một số hộ Sử dụng phân sinh học WEHGcòn bảo vệ môi trường và an toàn cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng

Nguyễn Văn Thiết – đại diện UTZ Certified Việt Nam (2011) đã nêu ra nhữnglợi ích về mặt kinh tế sau khi người nông dân tham gia sản xuất ca cao theo tiêu chuẩnUTZ so với sản xuất theo cách truyền thống Theo tác giả, trên cùng một đơn vị canhtác là 1ha trồng chuyên canh ca cao, sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ đem lại

Trang 21

lợi nhuận là 61,6 triệu đồng, trong khi đó sản xuất theo phương thức truyền thống đemlại lợi nhuận là 30 triệu đồng Như vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ sẽ làm tăng lợinhuận là 31,6 triệu đồng so với sản xuất truyền thống Phần lợi ích này bao gồm lợi ích

do sản lượng tăng và mức tiền thưởng khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ.Mức chi phí bỏ ra khi sản xuất theo tiêu chuẩn (32 triệu đồng) cũng nhiều hơn so vớisản xuất truyền thống (25 triệu đồng), tuy nhiên mức tổng thu (90 triệu đồng so với 55triệu đồng) cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra, vì vậy mà lợi nhuận của nông dânsản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ cũng cao hơn nhiều so với những nông dân canhtác theo phương thức truyền thống Kết quả so sánh được trình bày cụ thể trong bảng2.1

Bảng 2.1 Lợi Ích khi Tham gia trồng Ca cao theo Tiêu chuẩn UTZ

Khoản mục Sản xuất truyền thống Sau khi tham gia UTZ

Trang 22

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Tổng quan về huyện Giồng Trôm

Huyện Giồng Trôm nằm trên cù lao Bảo, phía Bắc giáp với sông Ba Lai, ngăncách với huyện Bình Đại; phía nam giáp với sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện

Mỏ Cày Nam; phía Tây giáp huyện Châu Thành và thành phố Bến Tre; phía Đônggiáp huyện Ba Tri Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Giông Trôm và 21 xã là:Phong Nẫm, Phong Mỹ, Mỹ Thạnh, Lương Phú, Thuận Điền, Sơn Phú, Phước Long,Hưng Phong, Long Mỹ, Lương Hòa, Lương Quới, Châu Hòa, Châu BÌnh, Bình Hòa,Bình Thành, Tân Thanh, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Thạnh Phú Đông, Hưng Lễ, HưngNhượng

Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của huyện với thế mạnh về nhiềuloại cây trồng, nuôi trồng thủy hải sản và các làng nghề thủ công Trong năm 2011,tổng diện tích lúa gieo trồng của huyện là 11650 ha, năng suất bình quân đạt 5,35tấn/ha, sản lượng đạt 62330 tấn Sản lượng mía đạt 193515 tấn, năng suất bình quân

95 tấn/ha Diện tích dừa của huyện là 13250 ha với sản lượng khoảng 137,9 triệu trái.Toàn huyện có 70% diện tích dừa được trồng xen với các cây ăn quả khác góp phầngia tăng thu nhập trên đơn vị diện tích vườn dừa Diện tích ca cao trồng xen trongvườn dừa là 2068 ha, trong đó có 483 ha trông mới và 935 ha đang cho trái với năngsuất bình quân đạt 8 tấn trái tươi/ha/năm Diện tích cây ăn quả của huyện là 4470havới sản lượng 58295 tấn Hiện các diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế thấp được các

hộ dân chuyển sang trồng bưởi da xanh, quýt đường, cam , chanh

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển và đang có xu hướngchuyển dần sang hướng nuôi tập trung qui mô trang trại Diện tích nuôi trồng thủy hảisản trên địa bàn huyện là 1211 ha, giảm 1,7% so với cùng kì, trong đó có 460 ha nuôitôm càng xanh và 751ha nuôi cá nước ngọt với sản lượng 61055 tấn

Tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khá ổn định với giá trịước tính khoảng 303,39 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ Hiện trên địa bàn huyện

có 5 làng nghề đang được duy trì và phát triển là: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồngSơn Đốc, kiềm kéo Mỹ Thạnh, đan giỏ cọng dừa Phước Long, đan giỏ cọng dừa HưngPhong góp phần giả quyết việc làm cho khoảng 3500 lao động Huyện cũng có khoảng

Trang 23

7502 cơ sở và 62 doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực thương mại – dịchvụ.

2.2.2 Tổng quan về xã Châu Bình

a) Vị trí địa lý

Châu Bình là một xã vùng sâu của huyện Giồng Trôm, là xã căn cứ cách mạng,

2 lần được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng: Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân và Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới Xã cách trung tâm huyện

15 km về phía Tây Châu Bình giáp sông Ba Lai, huyện Bình Đại ở hướng Đông;hướng Tây giáp xã Bình Hòa, thị trấn Giồng Trôm; hướng Nam giáp xã Mỹ Hòa, Tân

Mỹ huyện Ba Tri; hướng Bắc giáp xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm

Nguồn: bentre.gov.vnb) Đặc điểm địa hình, khí hậu

Châu Bình mang đặc trưng của vùng đồng bằng Tây Nam Bộ với hệ thống kênhrạch chằn chịt, địa hình tương đối bằng phẳng Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡthích hợp phát triển kinh tế nông nghiệp như: dừa, mía, lúa và các loại cây ăn quả Vớichiều dài giáp sông Ba Lai khoảng 3 km, nên xã có một nguồn nước ngọt dồi dàoquanh năm, là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp

Khí hậu khu vực mang những nét đặc trưng nhiệt đới gió mùa của vùng Đồngbằng Sông Cửu Long, có 2 mùa rõ rệt:mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từtháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ chênh lệch các tháng trong năm không cao,

Trang 24

chênh lệch ngày đêm từ 4 – 50C Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng củabiển với những đặc tính cơ bản như sau: nhiệt độ cao nhất là 29,20C vào tháng 5, nhiệt

d) Nguồn nhân lực và giao thông nông thôn

Toàn xã có 2235 hộ dân với dân số là 9571 người, trong đó nữ là 4859 người.Tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 0,8% Số người trong độ tuổi lao động là 6064người chiếm tỷ lệ 63,35% Trong đó lao động tại xã là 4958 người, chủ yếu làm việctrong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản (67,41%); thương mại, dịch vụ, vận tải(10,60%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (2,77%) Lao động ngoài xã là

1106 người chiếm tỷ lệ 18,23% Lực lượng lao động dồi dào đã đáp ứng được nhu cầu

về lao động sản xuất của địa phương Tuy nhiên, việc khai thác thế mạnh về lao độngchưa được tốt, tỷ lệ lao động nhàn rỗi còn cao Lao động qua đào tạo tay nghề còn thấp(26,08%) so với nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương

Xã có đường huyện 173 dài 6km đi qua nối liền trung tâm xã với trung tâmhuyện, mặt đường nhựa rộng, chất lượng tốt; 11,8km đường từ xã đến các ấp đã được

bê tông hóa và 55,11km đường từ ấp đến khu dân cư được bê tông hóa Bến đò của xãnằm ở các khu chợ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa Cơ sơ hạ tầng của giaothông cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Trang 25

2.3 Tình hình phát triển ca cao ở Việt Nam

Theo số liệu thống kêu của ngành nông nghiệp các tỉnh, tính đến cuối năm 2011tổng diện tích ca cao đạt 20100 ha, tăng bình quân 2638 ha/năm (từ năm 2005 đến2011) Trong đó có khoảng 2300 ha ca cao trồng thuần, diện tích còn lại là ca caotrồng xen với một số cây công nghiệp như: dừa, điều, cà phê, tiêu và cây ăn quả

Hình 2.1 Diện Tích Ca cao Việt Nam Qua Các Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0

5000 10000 15000 20000 25000

Nguồn: Cục Trồng TrọtDiện tích ca cao thu hoạch đến nay khoảng 8062 ha, chiếm khoảng 40,1% tổngdiện tích trồng, nhưng đa số diện tích ca cao kinh doanh chỉ mới ở năm thứ 1 đến nămthứ 3 trong chu kỳ kinh doanh 20 năm, do đó năng suất bình quân còn hạn chế Vùng

có diện tích ca cao nhiều nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích là

12115 ha (chiếm 60,3%), tiếp đến là vùng Tây Nguyên với 4555 ha (chiếm 22,7%),vùng Đông Nam Bộ 3405 ha (chiếm 16,9%) và ít nhất là vùng Duyên Hải Nam Trung

Bộ chỉ có 25 ha (chiếm 0,1%) Mặc dù diện tích ca cao trên địa bàn cả nước có tănghàng năm nhưng vẫn còn chậm so với đề án phát triển ca cao của Bộ NN & PTNT đưa

ra 60.000 ha vào năm 2015 và 80.000 ha vào năm 2020 Năng suất ca cao bình quâncủa cả nước (khoảng 7,1 tạ/ha) và có sự chênh lệch rất lớn tùy thuộc vào điều kiệnchăm sóc Ngoài các diện tích mới trồng chưa cho thu hoạch, nhiều diện tích trồng ca

Trang 26

cao đã lâu nhưng không chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất rất thấp chỉ đạt khoảng2-3 tạ/ha, trong khi nếu có đầu tư thâm canh tốt thì nhiều vườn sẽ cho năng suất từ 1,5-2,5 tấn/ha.

2.4 Tình hình phát triển ca cao tại Bến Tre

2.4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng

Tính đến hết tháng 09/2011 diện tích ca cao toàn tỉnh là 8990,76 ha, trong đódiện tích đang cho thu hoạch khoảng 5600 ha Năng suất ca cao bình quân toàn tỉnhước tính đạt gần 6000 kg trái tươi/ha/năm Tổng sản lượng hạt ca cao khô của toàn tỉnhtrong năm 2011 ước tính khoảng 3000 tấn hạt khô Nhìn chung, tình hình sinh trưởng

và phát triển ca cao trên toàn tỉnh đến nay khá tốt, các vùng bị ảnh hưởng do sâm nhậpmặn thiệt hại không đáng kể và đang phục hồi khá tốt Hiện tỉnh đang có kế hoạch mởrộng diện tích ca cao trong giai đoạn sắp tới (2012 - 2015), mỗi năm trồng mới thêm

1500 ha Tình hình phát triển cụ thể được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2.2 Tình hình phát triển ca cao Bến Tre (từ năm 2000 đến 30/09/2011)

TT Đơn vị DA hỗ trợ

(ha)

Dân tự trồng (ha)

Tổng số (ha)

DT thu hoạch (ha)

KH 2012 (ha)

Trang 27

Đại (50 ha); Thạnh Phú (50 ha); Ba Tri (50 ha); Thành phố Bến Tre (30 ha); Chợ Lách(20 ha).

2.4.3 Tình hình cung ứng giống

Trong năm 2011, các cơ sở sản xuất ca cao giống tư nhân với quy mô lớn ở BếnTre đã sản xuất hơn 1.800.000 cây giống chất lượng khá chuẩn, chủ yếu là các giống:TD3, TD5, TD8, TD9, TD10, TD11 Các huyện cung ứng giống chủ yếu là Chợ Lách,Châu Thành Lượng giống trên không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh mà còn cungứng phần nào cho các tỉnh bạn như: Vĩnh Long, Bình Phước, Tiền Giang, Đak Lak.Với mức giá giao động từ 5500 đồng – 7000 đồng/cây, tùy theo nơi đặt hàng, ngườisản xuất giống còn lãi khoản 1500 đồng/cây Như vậy, nếu sản xuất ca cao giống vớiquy mô lớn, nhiều cơ sở sẽ thu được lợi nhuận rất cao

2.4.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp tham gia thu mua hạt ca caocũng như ca cao tươi Các công ty trong nước như: Thành Hưng Thịnh, Phú Bình,Phạm Minh… các công ty nước ngoài như: Olarm, Cargill, Amazaro… Chính sự thamgia thu mua của nhiều công ty đã tạo nên thị trường cạnh tranh, góp phần tạo tâm lý antoàn cho người sản xuất Từ niên vụ 2010 đến nay giá mua biến động từ 50.000 –70.000 đồng/kg hạt khô Với mức giá này, thu nhập của người nông dân đã tăng thêm

từ 10 – 15 triệu đồng/ha Đối với các hộ nông dân đầu tư thâm canh thu nhập có thểđạt 60 – 70 triệu đồng/ha Trong điều kiện thâm canh đúng kĩ thuật, lợi nhuận lợinhuận từ việc canh tác ca cao xen trong vườn dừa có thể cho thu nhập tương đươnghoặc hơn trồng các loại cây trồng có múi (150 – 200 triệu đồng) nhưng với chi phí đầu

tư thấp hơn

Trang 28

2.5 Tình hình thực hiện ca cao chứng nhận UTZ tại Bến Tre

Ban đầu, dự án (DA) đã kết hợp cùng Helvetas và 2 công ty Phạm Minh,Thành Hưng Thịnh hình thành 16 câu lạc bộ ca cao chứng nhận tiêu chuẩn UTZ ở cáchuyện Châu Thành (8 CLB), Mỏ Cày Nam (3 CLB), Giồng Trôm (3 CLB), Mỏ CàyBắc (2 CLB) Tổng số hộ tham gia dự án là 560 với tổng diện tích là 160 ha Từ tháng5/2011 đến nay DA đã tổ chức 10 khóa học TOT cho cán bộ, ICS công ty, BCN CLB

(364 lượt người học) về các chủ đề UTZ yêu cầu như: Hệ thống kiểm soát nội bộ (50 học viên), Tiêu chuẩn chứng nhận UTZ (50 học viên), Kỹ năng đánh giá/thanh tra nội

bộ (26 học viên), Nâng cao kỹ năng đánh giá/thanh tra nội bộ (33 học viên), Kỹ năng điều hành cuộc họp và tập huấn cho CLB (22 học viên), Kỹ thuật canh tác ca cao theo tiêu chuẩn UTZ (37 học viên), Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả (37 học viên), Sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho các đội phun thuốc (16 HV), Thu hoạch và sơ chế ca cao (51 học viên), Sơ cấp cứu và an toàn lao động (42 học

viên)… Bên cạnh đó, ban quản lý DA cũng đã phối hợp với các BCN CLB tổ chứchàng trăm buổi tập huấn lại cũng như hướng dẫn giám sát thực hiện về 43 tiêu chí sảnxuất UTZ, những chuyên đề kĩ thuật,tỉa cành tạo tán, sử dụng thuốc BVTV, ghi chépnhật kí nông hộ, sơ cứu an toàn lao động… cho các thành viên của các CLB

Ngày 19/01/2012, công ty Phạm Minh cùng với 86 hộ sản xuất ca cao của 9CLB đã được Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu(CAFECONTROL) chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ Đây là kết quả khởi đầu khá hứahẹn sau hơn một năm hoạt động của dự án, mang lại dấu hiệu tích cực về tính bềnvững của sản xuất ca cao sau khi dự án kết thúc Dựa vào những kết quả khả quan banđầu, DA đang có kế hoạch mời thêm nhiều doanh nghiệp cùng tham gia hệ thốngchứng nhận, tăng thêm số lượng các CLB lên 20 – 25 CLB (mỗi CLB từ 20 đến 30thành viên) cụ thể như sau: Châu Thành (8 – 10 CLB), Giồng Trôm (4 – 7 CLB), MỏCày Bắc (4 CLB), Mỏ Cày Nam (4 CLB)

Trang 29

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1 Một số khái niệm

a) Khái niệm chứng nhận

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Chứng nhận là khi một bên thứ

ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình,con người hoặc tổ chức phù hợp với những yêu cầu cụ thể

Một giấy chứng nhận là văn bản được bảo đảm được cấp bởi một cơ quan chứngnhận độc lập xác định rằng quá trình sản xuất hoặc sản phẩm tuân thủ một tiêu chuẩnnhất định Các tiêu chuẩn này có thể tập trung vào các vấn đề môi trường (như là bảotồn đất, bảo vệ nguồn nước, sử dụng thuốc BVTV hay quản lý chất thải), hoặc các vấn

đề xã hội (như thu nhập của người sản xuất, quyền của người lao động, an toàn và sứckhỏe nghề nghiệp) hoặc về các khía cạnh khác như an toàn thực phẩm

b) Tại sao các chương trình chứng nhận tồn tại?

Theo Phòng Thương Mại và Thị Trường (FAO), Chứng nhận mang đến nhiều

cơ hội cho người sản xuất như việc thâm nhập thị trường, bảo vệ các nguồn lực ở địaphương, cải thiện điều kiện sống và sức khỏe cho người làm việc trong cộng đồngnông thôn Nó cũng có thể đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng Người tiêu dùngngày càng nhận thức tốt hơn về những vấn đề xã hội, môi trường liên quan đến quátrình sản xuất và thương mại thực phẩm họ tiêu thụ Đáp ứng lại những mối quan tâmnày, các hình thức khác nhau của các chương trình cấp giấy chứng nhận đã được các

tổ chức tư nhân và nhà nước triển khai

Trang 30

c) Lợi ích của chứng nhận

Giấy chứng nhận dùng để chứng minh một sản phẩm nào đó đã được sản xuấttheo một phương thức nhất định hoặc có các đặc tính nhất định phù hợp với một tiêuchuẩn Nó được dùng chủ yếu khi nhà sản xuất và người tiêu dùng không có liên hệtrực tiếp, ví dụ như trên thị trường quốc tế, nơi mà người tiêu dùng không thể dễ dàngxác định sản phẩm đã được sản xuất theo đúng cách như mô tả của nhà sản xuất

Giấy chứng nhận có thể giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, điều

đó có thể giúp cho việc quản bá sản phẩm trên thị trường Giấy chứng nhận cũng cóthể giúp tăng cường thâm nhập thị trường và trong một vài trường hợp kết quả làmtăng giá thành sản xuất

Các thị trường nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đang nở rộ thịtrường cho những sản phẩm được chứng nhận Các sản phẩm được chứng nhận hữu

cơ, công bằng thương mại thường sẽ được bán với giá cao hơn sản phẩm tương tựkhông có chứng nhận Các nước này đang nhập khẩu lượng đáng kể các sản phẩm hữu

cơ từ các nước Châu Á Ví dụ: chè hữu cơ từ Trung Quốc và Ấn Độ, cà phê hữu cơ từĐông Timo, chuối hữu cơ từ Philippin và rau hữu cơ từ Trung Quốc…

d) Chi phí cho việc chứng nhận

Có hai loại chi phí liên quan: (1) chi phí của việc đáp ứng một tiêu chuẩn đểđược chứng nhận, chi phí này phụ thuộc vào những thay đổi mà người sản xuất phảitiến hành tại trang trại của họ và phụ thuộc vào loại chương trình chứng nhận được lựachọn; (2) chi phí của việc cấp giấy chứng nhận, chi phí này phụ thuộc thời gian mà cácthanh tra viên phải sử dụng trong việc kiểm tra trang trại và các chi phí đi lại của họ

e) Chứng nhận sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêuchuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩnnước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…

3.1.2 Chứng nhận chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp

a) Chứng nhận chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp là gì?

Theo Cristina Marreiros và nhóm cộng tác (1997), Chứng nhận chất lượng chosản phẩm nông nghiệp mà mục tiêu chủ yếu là xác định giá trị thị trường cho các sảnphẩm nông nghiệp thông qua việc cấp giấy chứng nhận và sự công nhận của người tiêu

Trang 31

dùng Việc này được thực hiện bằng cách dán nhãn bảo vệ hợp pháp cấp quốc gia vàquốc tế để chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận đặc trưng của sản phẩm nôngnghiệp, cũng như quá trình sản xuất sinh học Đối với mỗi sản phẩm được chứng nhận,

nó đã được hỗ trợ thực hiện bởi một hiệp hội các nhà sản xuất để đáp ứng các quy địnhtrong quá trình sản xuất và tiếp thị sản phẩm đó, đồng thời đề nghị một tổ chức tưnhận giám sát và tổ chức chứng nhận

b) Các loại chứng nhận chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp

GAP (Good Agricultural Practices) – Thực hành nông nghiệp tốt

Theo tài liệu của FAO 2003 – GAP là “các quá trình thực hành canh tác chếbiến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là

an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thựcphẩm”

Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau: (a) Tiêuchuẩn về kĩ thuật sản xuất: mục đích là sử dụng càng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằmlàm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường (b)Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: bao gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóachất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch (c) Môi trường làm việc: mụcđích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân (các phương tiện chămsóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân;phúc lợi xã hội) (d) Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truynguyên nguồn gốc Nếu có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giảiquyết các vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xácđịnh được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm

Các chương trình GAP cấp quốc gia và khu vực

GlobalGAP – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu:

GlobalGAP là một tổ chức tư nhân đã xây dựng các tiêu chuẩn chứng nhận tựnguyện và các thủ tục cho việc thực hành nông nghiệp tốt Mục đích của GlobalGAP

là làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua thựchành nông nghiệp tốt của người sản xuất Trọng tâm của GlobalGAP là an toàn thựcphẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an

Trang 32

toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường GlobalGAP làmột tiêu chuẩn trước cổng trang trại, điều đó có nghĩa là việc cấp chứng nhận chỉ chocác quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm xuất khỏitrang trại

Cho đến nay GlobalGAP đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, hoa vàcây kiểng, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bò sữa và thủy sản (cá hồi)

ASEANGAP - Thực hành nông nghiệp tốt của Đông Nam Á:

ASEANGAP là do ban thư kí của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện làcác nước thành viên) và được đưa ra từ năm 2006 Nó là một tiêu chuẩn thực hànhnông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối vớirau quả tươi khu vực ASEAN Mục tiêu của ASEANGAP là tăng cường hài hòa hóacác chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN, đề cao sản phẩm antoàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thươngmại rau quả trong khu vực và quốc tế

ASEANGAP gồm có 4 phần chính: an toàn thực phẩm; quản lý môi trường; sứckhỏe, an toàn và phúc lợi cho người làm việc; chất lượng sản phẩm Mỗi một phần cóthể sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các phần khác Điều này cho phép từng bước thựchiện ASEANGAP, thực hiện từng phần một trên cơ sở ưu tiên của mỗi quốc gia

VietGAP – Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam:

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sảnxuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo pháclợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truynguyên nguồn gốc sản phẩm VietGAP cho rau, quả tươi an toàn trên cơ sởGlobalGAP, ASEANGAP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam thamgia thị trường ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất bền vững VietGAP dễ áp dụng,

ít tốn kém nhưng hiệu quả Hiện nay, tiêu chuẩn VietGAP đã được một số quốc giacông nhận, trong đó có Mỹ

Ngoài ra, còn có rất nhiều nước trong khu vực ASEAN và quốc tế cũng có hệthống tiêu chuẩn riêng cho quốc gia của họ: Hệ thống SALM của Malaysia; Q-GAP

Trang 33

Thái Lan; Chứng nhận JGAP Nhật Bản; ChinaGAP Trung Quốc; IndiaGAP của ẤnĐộ…

Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất mà quản lý trang trại và môitrường trong trang trại như là một hệ thồng đơn lẻ Trang trại hữu cơ chú trọng vàoviệc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng và việc quả lý hệ sinh tháihơn là những đầu tư từ bên ngoài như phân khoáng và các hóa chất nông nghiệp Nôngnghiệp hữu cơ không sử dụng các hóa chất tổng hợp và cây trồng biến đổi gen Nó đẩymạnh các biện pháp canh tác truyền thống bền vững để duy trì độ phì của đất như là đểđất nghỉ ngơi (FAO,2007) Khi trang trại đã được chứng nhận hữu cơ, việc bán các sảnphẩm hữu cơ có thể tăng chất lượng cuộc sống và thu nhập cho người sản xuất Việcchuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc vào việc người nông dân có haykhông: sử dụng đúng phân bón hữu cơ và các vật tư được phép sử dụng; làm chủ đấttrồng; có đủ lực lượng lao động (vì trong sản xuất hữ cơ cần nhiều lao động)

3.1.3 Chứng nhận UTZ cho ca cao

a) Khái niệm

UTZ CERTIFIED là chứng nhận chất lượng tốt bên trong của sản phẩm nông

nghiệp, hiện nay UTZ chỉ chứng nhận cà phê, ca cao, trà, dầu cọ trên phạm vi toàncầu Đây là một chương trình chứng nhận có giá trị toàn cầu, ban hành các tiêu chuẩnsản xuất kinh doanh có trách nhiệm, bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội

Dự án phát triển ca cao chứng nhận (2009-2014) được tổ chức Helvetas (Hiệphội Thụy Sỹ vì sự hợp tác Quốc tế) khởi động tại hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.Chương trình này do Helvetas điều phối và được thực hiện bởi 3 đối tác là trường Đạihọc Nông Lâm TP.HCM, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bến Tre và Sở Khoahọc và Công nghệ Tiền Giang Mục tiêu của chương trình là giúp nông dân sản xuất cacao chứng nhận chất lượng, thu nhập cao và có thị trường tiêu thụ ổn định, từ đó nângcao đời sống nông hộ và góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện vớimôi trường và tốt cho sức khỏe con người

Trang 34

Sản xuất Ca cao UTZ CERTIFIED: UTZ có nghĩa là tốt, CERTIFIED có nghĩa

là được chứng nhận; như vậy sản xuất ca cao UTZ CERTIFIED có nghĩa là ca caođược chứng nhận sản xuất tốt ( Theo Sở Khoa Học & Công Nghệ Tiền Giang)

b) Một số yêu cầu cơ bản đối với ca cao tiêu chuẩn UTZ

Khi hộ nông dân muốn tham gia trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì họ phỉađáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây: Nông dân được phép sử dụng phân bón hóahọc nhưng với liều lượng hợp lý theo kiểm soát và hướng dẫn của cán bộ tập huấn;Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp và cho phép sử dụngthuốc BVTV có kiểm soát; Trồng ca cao UTZ khuyến cáo nông hộ nên sử dụng phân ủ

từ nguồn nguyên liệu địa phương (vỏ ca cao, phân chuồng, mụn dừa, xác thực vật…);

Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng trong mỗi CLB để kiểm soát việc áp dụngtiêu chuẩn chứng nhận và truy nguyên nguồn gốc; Nông dân phải được tổ chức thànhcác CLB sản xuất ca cao; Nông hộ phải ghi chép đầy đủ các hoạt động liên quan đếnquá trình sản xuất như: bón phân, sử dụng thuốc BVTV, tưới nước, tỉa cành tạo tán,lượng trái bán… vào sổ nhật kí nông hộ

c) Các tiêu chí lựa chọn nông dân

Nông hộ được chọn tham gia trồng ca cao theo UTZ phải đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu sau: Có vườn ca cao từ 3 năm tuổi trở lên; Ca cao chủ yếu được trồng xen vớicây dừa (không xen với những cây trồng có giá trị khác); Có thể ghi chép được tất cảcác hoạt động trên vườn ca cao chứng nhận; Có cầu tiêu hợp vệ sinh và không sử dụngcầu tiêu cá; Cả hai vợ chồng đồng ý tự nguyện tham gia sản xuất ca cao chứng nhận;Các hộ nông dân ở gần nhau để dễ thành lập câu lạc bộ (CLB) và giám sát; Có hệthống thu gom và quản lý chất thải chăn nuôi tốt, không gây ô nhiễm môi trường; Cóchăn nuôi nhằm đảm bảo đủ nguồn phân chuồng và có nguồn lực lao động để làmphân ủ và bón phân (đối với nông dân trồng ca cao hữu cơ)

d) Quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân khi trồng ca cao chứng nhận

Khi tham gia trồng ca cao UTZ người nông dân sẽ có được những quyền lợi: Ca

cao sẽ được bán với giá cao hơn và có thị trường ổn định; Được tập huấn kỹ thuật,giao lưu trao đổi kinh nghiệm; Áp dụng tốt kỹ thuật canh tác làm tăng năng suất, giảmchi phí sản xuất nên hiệu quả kinh tế tăng; Sức khỏe được bảo vệ tốt hơn do đượchướng dẫn sử dụng có kiểm soát các loại phân, thuốc hóa học; Môi trường sống được

Trang 35

cải thiện như cải tạo đất, nguồn nước không bị ô nhiễm, đa dạng sinh học được bảo vệ;Được hỗ trợ phân chuồng, chế phẩm sinh học và có cơ hội tăng thu nhập từ dừa hữu

cơ (áp dụng cho nông dân canh tác ca cao hữu cơ) Song song với những quyền lợi

trên thì người nông dân cũng phải đáp ứng được một số nghĩa vụ như: Áp dụng đúng

và đầy đủ theo tiêu chuẩn canh tác chứng nhận và các nội quy – quy định của CLB;Phải ghi chép đầy đủ các hoạt động canh tác trên vườn ca cao chứng nhận như bónphân, phun thuốc; Đồng ý cho kiểm soát viên và thành viên CLB kiểm tra vườn và sổsách ghi chép; Cần tham khảo ý kiến của Ban quản lý dự án ca cao chứng nhận trướckhi sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV có bán trên thị trường

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Vì mô hình nghiên cứu là cây ca cao từ 3 năm tuổi trở lên trồng xen trong vườndừa nên phương pháp đánh giá lợi ích – chi phí cho cả ca cao và dừa

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn chuyên sâu

Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với thương lái, chủ nhiệm các CLB ca cao

ở xã Châu Bình về phương thức sản xuất, sơ chế, cách thu mua của thương lái và củacông ty Phạm Minh

Phỏng vấn cán bộ khuyến nông xã Châu Bình về quy trình để được công nhận

ca cao đạt chuẩn UTZ, tình hình tổ chức tập huấn, các loại phân bón, thuốc BVTVngười dân người dân thường sử dụng trong quá trình sản xuất ca cao

Các cửa hàng, đại lý phân bón, thuốc BVTV: tìm hiểu về giá các loại phân bón,thuốc BVTV có trên thị trường mà nông dân thường dùng để sản xuất ca cao

Phỏng vấn với bảng câu hỏi

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn 50 hộ dântrồng ca cao xen trong vườn dừa có tuổi ca cao từ 6 – 7 năm và tuổi dừa từ 25 – 35năm tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm Trong đó có 25 hộ trồng ca cao theo tiêuchuẩn UTZ xen trong vườn dừa Thu thập dữ liệu về các thông tin chung như: trình độhọc vấn, diện tích đất canh tác, tình hình sản xuất ca cao xen dừa của nông dân, cáckhoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, năng suất đạt được theo năm, nhữngthuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ,

Trang 36

một số hỗ trợ của địa phương cũng như tổ chức UTZ Certified cho quá trình sản xuất

ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại địa phương Đề tài tiến hành phân tích lợi ích – chi phíphát sinh trong năm 2011

b) Thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập tại UBND xã Châu Bình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội, các tài liệu có liên quan đến việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại địa phương.Các thông tin về tình hình áp dụng mô hình trồng ca cao UTZ thông qua sách, báo,internet…

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

a) Thống kê đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn về tuổi; trình độhọc vấn; số lần tham gia tập huấn; diện tích vườn dừa xen ca cao trung bình của hainhóm nông dân; tổng thu nhập trung bình, thu nhập từ dừa trung bình, thu nhập từ cacao trung bình nông dân thuộc hai nhóm trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và ca caothường bằng phương pháp thống kê mô tả

b) Dùng phương pháp thống kê mô tả để cho thấy một cái nhìn tổng quan về tìnhhình sản xuất ca cao tiêu chuẩn UTZ tại xã Châu Bình: tình hình tưới nước cho ca cao;cách thức sử lý cành, lá, trái bị sâu bệnh; cách thức sử dụng phân bón và thuốc BVTVcủa nhóm nông dân trồng ca cao UTZ và nhóm trồng ca cao thường

c) Thống kê mô tả về tình hình kinh doanh ca cao tại địa bàn nghiên cứu: quytrình thu mua và sơ chế hạt tại các điểm thu mua nhỏ lẻ và điểm thu mua của công tyPhạm Minh; hình thức bán ca cao ra thị trường của hai nhóm nông dân

d) Phương pháp Phân tích Lợi ích – Chi phí: là phương pháp đánh giá sự mongmuốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau khi lựa chọn được đo lường bằnggiá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội Đề tài sử dụng phương pháp này để tính toán cáclợi ích và chi phí, tính toán các lợi ích ròng của các hộ nông dân

Trang 37

Nhận dạng các lợi ích -chi phí của phương án trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

á - Tăng lao động (tập huấn,

vệ sinh vườn cây, ghi chép

sổ sách, tỉa cành tạo tán)

- Tiết kiệm phân bón hóa học

- Tiết kiệm thuốc BVTV

- Giá bán ca cao UTZ cao hơn

Chi phí cho việc áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Chi phí này được tính theo giá thị trường: Tổng chi phí = Chi phí vật chất( phân bón hữu cơ, thuốc BVTV) + Chi phí lao động (chăm sóc, tập huấn, ghi chép sổsách)

Chi phí phân bón hữu cơ: trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ nông dân đượckhuyến khích sử dụng phân hữu cơ, chi phí mua phân hữu cơ được tính bằng cách lấy

số lượng phân đã sử dụng * giá bán

Chi phí lao động: bao gồm các chi phí bón phân, tỉa cành tạo tán, tưới nước, bồibùn, thu hoạch Chi phí lao động bao gồm: chi phí lao động trong gia đình và chi phílao động thuê Chi phí này được tính bằng cách lấy tổng số ngày công lao động * giácông lao động

Lợi ích của mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Tiết kiệm thuốc BVTV, tiết kiệm phân bón hóa học: khi áp dụng mô hình trồng

ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV có kiểm soát nên

số lần phun thuốc, bón phân cũng như liều lượng của chúng sẽ được giảm, từ đó giúpnông dân tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận Tiết kiệm phân bón = lượng phân bóngiảm * giá phân Tiết kiệm thuốc BVTV = lượng thuốc BVTV giảm * giá thuốc

Tiền thưởng UTZ: khi nông dân trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì khi bántrái tươi cho các điểm thu mua của công ty Phạm Minh sẽ được hưởng mức giá thưởng

là 300 đồng/kg trái tươi so với giá ca cao thường

Trang 38

Tăng năng suất ca cao: năng suất ca cao được ước lượng thông qua hàm năngsuất Dùng hàm năng suất để đánh giá xem việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ cóảnh hưởng đến năng suất hay không.

Mô hình hàm năng suất ca cao

Để xem xét việc trồng ca cao UTZ có ảnh hưởng đến năng suất của cây haykhông và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây ca cao, đề tài sử dụngphương pháp phân tích hồi qui mà cụ thể là hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas:

Y = e0  X11 X22  X33  X44  X55  X66  X77  e

Trong đó:

Y: năng suất ca cao tươi (kg/1000m2/năm)

X1: Chi phí phân bón hóa học (ngàn đồng/1000m2/năm)

X2: Lượng phân bón hữu cơ (kg/1000m2/năm)

X3: Chi phí thuốc BVTV (ngàn đồng/1000m2/năm)

X4: Chi phí lao động (ngàn đồng/1000m2/năm)

X5: Tuổi cây (năm)

X6: Mật độ trồng xen ca cao (cây/1000m2)

X7: Biến giả (nhận giá trị = 1 khi trồng ca cao theo mô hình UTZ, nhận giá trị = 0 khitrồng theo mô hình bình thường )

Kỳ vọng dấu:

Bảng 3.1 Bảng Kỳ Vọng Dấu của Các Hệ Số Ước Lượng

Trang 39

Tuổi cây TUOI +

0: trồng ca cao thường

- Chi phí phân bón hóa học: phân bón có tác dụng giúp cây ca cao phát triển tốt,

cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây giúp cây cho năng suất cao Tuy nhiên, nếu sửdụng quá mức sẽ có tác dụng ngược làm giảm năng suất Kỳ vọng dấu (+)

- Lượng phân hữu cơ: phân hữu cơ cãi tạo chất lượng của đất, tăng độ phì cho đất

từa đó giúp cây ca cao phát triển tốt, tăng năng suất Kỳ vọng dấu (+)

- Chi phí thuốc BVTV: trong quá trình sản xuất ca cao các loại sâu rầy, nấm bệnh

gây thiệt hại về năng suất Thuốc được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt chúng Bệnhcàng nhiều thì lượng thuốc sử dụng càng nhiều làm tăng chi phí Kỳ vọng dấu (-)

- Chi phí lao động: khi sử dụng nhiều lao động chăm sóc cây như thường xuyên

tỉa cành, làm cỏ sẽ làm năng suất cao hơn Kỳ vọng dấu (+)

- Tuổi cây: số năm cây ca cao đã được trồng Cây ca cao được trồng ở địa

phương đang trong thời kỳ kinh doanh Do đó cây nhiều tuổi hơn sẽ cho năng suất caohơn Kỳ vọng dấu (+)

- Mật độ trồng xen ca cao: số cây ca cao trồng xen trên một đơn vị diện tích trong

vườn dừa cũng ảnh hưởng đến năng xuất ca cao Mặc dù cũng có quy định về mật độtrồng ca cao để đạt được hiệu quả cao nhất nhưng người nông dân vì nhiều lý do nêntrồng với mật độ khác nhau Bởi vì họ cho rằng số cây trồng trên một đơn vị diện tíchcàng nhiều thì năng xuất càng cao Kỳ vọng dấu (+)

- Mô hình trồng ca cao: những nông dân trồng ca cao theo mô hình ca cao UTZ

được kỳ vọng sẽ cho năng suất cao hơn những hộ trồng ca cao thường Kỳ vọng dấu(+)

Sau khi ước lượng được các hệ số trên, ta sẽ cố định các biến độc lập bằng cáchlấy giá trị trung bình của chúng Lúc này hàm năng suất ca cao sẽ chỉ có hằng số cộngvới biến DUM Từ phương trình hàm năng suất này ta suy ra hai hàm năng suất cho 2trường hợp là trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và không theo tiêu chuẩn UTZ

Mô hình ca cao UTZ thay DUM = 1 vào hàm năng suất

Mô hình ca cao thường thay DUM = 0 vào hàm năng xuất

Trang 40

Từ 2 phương trình trên sẽ tính được chênh lệch năng suất ca cao giữa 2 mô hìnhtrồng ca cao.

e) Mô hình hàm hồi quy logistic nhị thức (binary logistis)

Mô hình hàm hồi quy logistic nhị thức (binary logistis) được sử dụng để xemxét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến nhị phân (ví dụ: chấp nhận/ không chấpnhận) và biến độc lập có thể là biến số định lượng hoặc định tính

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận trồng ca cao theotiêu chuẩn UTZ, đề tài sử dụng mô hình hồi quy logistis nhị thức để xem xét tác độngcủa các biến độc lập lên biến phụ thuộc

Phương trình liên hệ có dạng:

Log (1− p p ) =  + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 + 

Trong đó:

p: là xác xuất chấp nhận mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

1 - p: là xác xuất không chấp nhận mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

X1: tuổi của người được phỏng vấn

X2: trình độ học vấn của người được phỏng vấn

X3: số thành viên trong gia đình

X4: diện tích đất trồng ca cao

X5: số lần tham gia tập huấn

X6: giới tính (biến giả: 1 = nam; 0 = nữ)

Bảng 3.2 Bảng kỳ vọng dấu của các hệ số ước lượng

0: nữ

- TUOI: trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ là một mô hình mới đòi hỏi phải tuân

thủ nhiều quy tắc trong quá trình sản xuất, điều này không phù hợp với tập quán sản

Ngày đăng: 19/05/2013, 10:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CA CAO CHỨNG NHẬN UTZ TẠI  - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CA CAO CHỨNG NHẬN UTZ TẠI (Trang 2)
2.4.2 Tình hình sâu bệnh - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
2.4.2 Tình hình sâu bệnh (Trang 23)
Chi phí cho việc áp dụng mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
hi phí cho việc áp dụng mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ (Trang 34)
Mô hình trồng cacao DUM 1: trồng cacao UTZ - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
h ình trồng cacao DUM 1: trồng cacao UTZ (Trang 36)
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người được Phỏng Vấn - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người được Phỏng Vấn (Trang 39)
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người được Phỏng Vấn - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người được Phỏng Vấn (Trang 39)
Bảng 4.3. Tình hình tưới nước cho ca cao xen dừa của nông hộ - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.3. Tình hình tưới nước cho ca cao xen dừa của nông hộ (Trang 42)
4.2.4 Hình thức xử lý cành, lá, trái bị sâu bệnh - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
4.2.4 Hình thức xử lý cành, lá, trái bị sâu bệnh (Trang 43)
Bảng 4.5. Cách Thức Sử Dụng Phân Bón và Thuốc BVTV cho Cây Cacao của Nông Dân - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.5. Cách Thức Sử Dụng Phân Bón và Thuốc BVTV cho Cây Cacao của Nông Dân (Trang 44)
Bảng 4.5. Cách Thức Sử Dụng Phân Bón và Thuốc BVTV cho Cây Ca cao của  Nông Dân - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.5. Cách Thức Sử Dụng Phân Bón và Thuốc BVTV cho Cây Ca cao của Nông Dân (Trang 44)
Bảng 4.6. Nhận Thức của Nông Dân Trồng Cacao UTZ về Năng Suất Cacao và Dừa  - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.6. Nhận Thức của Nông Dân Trồng Cacao UTZ về Năng Suất Cacao và Dừa (Trang 45)
Bảng 4.6. Nhận Thức của Nông Dân Trồng Ca cao UTZ về Năng Suất Ca cao và  Dừa - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.6. Nhận Thức của Nông Dân Trồng Ca cao UTZ về Năng Suất Ca cao và Dừa (Trang 45)
4.3. Tình hình kinh doanh cacao tại xã Châu Bình – huyện Giồng Trôm 4.3.2. Quy trình sơ chế hạt ca cao tại các điểm thu mua - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
4.3. Tình hình kinh doanh cacao tại xã Châu Bình – huyện Giồng Trôm 4.3.2. Quy trình sơ chế hạt ca cao tại các điểm thu mua (Trang 46)
Hình 4.2. Quy trình sơ chế hạt ca cao - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Hình 4.2. Quy trình sơ chế hạt ca cao (Trang 46)
4.4. Phân tích lợi ích – chi phí của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ 4.4.1 Chi phí của việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
4.4. Phân tích lợi ích – chi phí của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ 4.4.1 Chi phí của việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ (Trang 49)
Bảng 4.8. Chi phí đầu tư cho 1000 m 2  ca cao - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.8. Chi phí đầu tư cho 1000 m 2 ca cao (Trang 49)
Bảng 4.9. So sánh chi phí trung bình của hai nhóm hộ - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.9. So sánh chi phí trung bình của hai nhóm hộ (Trang 50)
Bảng 4.9. So sánh chi phí trung bình của hai nhóm hộ - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.9. So sánh chi phí trung bình của hai nhóm hộ (Trang 50)
Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình: - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
i ải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình: (Trang 53)
Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Tài Chính Trồng Cacao UTZ và Trồng Cacao Thường - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Tài Chính Trồng Cacao UTZ và Trồng Cacao Thường (Trang 55)
Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Tài Chính Trồng Ca cao UTZ  và Trồng Ca cao   Thường - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Tài Chính Trồng Ca cao UTZ và Trồng Ca cao Thường (Trang 55)
Hiệu quả tài chính chưa thể kết luận rằng mô hình trồng cacao nào xen trông vườn dừa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
i ệu quả tài chính chưa thể kết luận rằng mô hình trồng cacao nào xen trông vườn dừa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn (Trang 56)
Bảng 4.12. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trồng Ca cao UTZ xen dừa và Trồng Ca  cao  Thường xen dừa - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.12. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trồng Ca cao UTZ xen dừa và Trồng Ca cao Thường xen dừa (Trang 56)
Bên cạnh các lợi ích có thể tính toán được thì việc trồng cacao theo mô hình tiêu chuẩn UTZ cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho người nông dân cũng như cho môi  trường như: đầu ra cho trái ca cao ổn định, nắm bắt được huấn kỹ thuật để đạt hiệu quả  cao,  - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
n cạnh các lợi ích có thể tính toán được thì việc trồng cacao theo mô hình tiêu chuẩn UTZ cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho người nông dân cũng như cho môi trường như: đầu ra cho trái ca cao ổn định, nắm bắt được huấn kỹ thuật để đạt hiệu quả cao, (Trang 57)
Bảng 4.13. Mức Độ Quan Tâm của Nông Dân về Lợi Ích của Mô Hình Trồng Ca  cao theo Tiêu Chuẩn UTZ - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.13. Mức Độ Quan Tâm của Nông Dân về Lợi Ích của Mô Hình Trồng Ca cao theo Tiêu Chuẩn UTZ (Trang 57)
Bảng 4.15. Kết Xuất Mô Hình Logit - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.15. Kết Xuất Mô Hình Logit (Trang 61)
Bảng 4.15. Kết Xuất Mô Hình Logit - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Bảng 4.15. Kết Xuất Mô Hình Logit (Trang 61)
Phụ lục 3. Mô hình hồi quy nhân tạo hàm năng suất - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
h ụ lục 3. Mô hình hồi quy nhân tạo hàm năng suất (Trang 68)
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG CACAO XEN DỪA - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG CACAO XEN DỪA (Trang 73)
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG CA CAO XEN DỪA - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG CA CAO XEN DỪA (Trang 73)
II. Tình hình sản xuất - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
nh hình sản xuất (Trang 74)
Q.21 Ông/bà có ý định sẽ áp dụng mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ trong thời gian tới hay không? - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
21 Ông/bà có ý định sẽ áp dụng mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ trong thời gian tới hay không? (Trang 75)
c. Chi phí lao động: - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
c. Chi phí lao động: (Trang 76)
Q.30 Ông/bà bán cacao dưới hình thức nào? - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
30 Ông/bà bán cacao dưới hình thức nào? (Trang 76)
Q.36 Mức độ hài lòng của Ông/bà về kết quả của việc trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ? (PVV đọc câu trả lời và đánh dấu vào số tương ứng) - Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
36 Mức độ hài lòng của Ông/bà về kết quả của việc trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ? (PVV đọc câu trả lời và đánh dấu vào số tương ứng) (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w