Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 26 - 27)

a) Khái niệm chứng nhận

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, con người hoặc tổ chức phù hợp với những yêu cầu cụ thể.

Một giấy chứng nhận là văn bản được bảo đảm được cấp bởi một cơ quan chứng nhận độc lập xác định rằng quá trình sản xuất hoặc sản phẩm tuân thủ một tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn này có thể tập trung vào các vấn đề môi trường (như là bảo tồn đất, bảo vệ nguồn nước, sử dụng thuốc BVTV hay quản lý chất thải), hoặc các vấn đề xã hội (như thu nhập của người sản xuất, quyền của người lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) hoặc về các khía cạnh khác như an toàn thực phẩm.

b) Tại sao các chương trình chứng nhận tồn tại?

Theo Phòng Thương Mại và Thị Trường (FAO), Chứng nhận mang đến nhiều cơ hội cho người sản xuất như việc thâm nhập thị trường, bảo vệ các nguồn lực ở địa phương, cải thiện điều kiện sống và sức khỏe cho người làm việc trong cộng đồng nông thôn. Nó cũng có thể đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về những vấn đề xã hội, môi trường liên quan đến quá trình sản xuất và thương mại thực phẩm họ tiêu thụ. Đáp ứng lại những mối quan tâm này, các hình thức khác nhau của các chương trình cấp giấy chứng nhận đã được các tổ chức tư nhân và nhà nước triển khai.

c) Lợi ích của chứng nhận

Giấy chứng nhận dùng để chứng minh một sản phẩm nào đó đã được sản xuất theo một phương thức nhất định hoặc có các đặc tính nhất định phù hợp với một tiêu chuẩn. Nó được dùng chủ yếu khi nhà sản xuất và người tiêu dùng không có liên hệ trực tiếp, ví dụ như trên thị trường quốc tế, nơi mà người tiêu dùng không thể dễ dàng xác định sản phẩm đã được sản xuất theo đúng cách như mô tả của nhà sản xuất.

Giấy chứng nhận có thể giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, điều đó có thể giúp cho việc quản bá sản phẩm trên thị trường. Giấy chứng nhận cũng có thể giúp tăng cường thâm nhập thị trường và trong một vài trường hợp kết quả làm tăng giá thành sản xuất.

Các thị trường nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đang nở rộ thị trường cho những sản phẩm được chứng nhận. Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, công bằng thương mại thường sẽ được bán với giá cao hơn sản phẩm tương tự không có chứng nhận. Các nước này đang nhập khẩu lượng đáng kể các sản phẩm hữu cơ từ các nước Châu Á. Ví dụ: chè hữu cơ từ Trung Quốc và Ấn Độ, cà phê hữu cơ từ Đông Timo, chuối hữu cơ từ Philippin và rau hữu cơ từ Trung Quốc…

d) Chi phí cho việc chứng nhận

Có hai loại chi phí liên quan: (1) chi phí của việc đáp ứng một tiêu chuẩn để được chứng nhận, chi phí này phụ thuộc vào những thay đổi mà người sản xuất phải tiến hành tại trang trại của họ và phụ thuộc vào loại chương trình chứng nhận được lựa chọn; (2) chi phí của việc cấp giấy chứng nhận, chi phí này phụ thuộc thời gian mà các thanh tra viên phải sử dụng trong việc kiểm tra trang trại và các chi phí đi lại của họ.

e) Chứng nhận sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w