Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 33 - 39)

a) Thống kê đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn về tuổi; trình độ học vấn; số lần tham gia tập huấn; diện tích vườn dừa xen ca cao trung bình của hai nhóm nông dân; tổng thu nhập trung bình, thu nhập từ dừa trung bình, thu nhập từ ca cao trung bình nông dân thuộc hai nhóm trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và ca cao thường bằng phương pháp thống kê mô tả.

b) Dùng phương pháp thống kê mô tả để cho thấy một cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất ca cao tiêu chuẩn UTZ tại xã Châu Bình: tình hình tưới nước cho ca cao; cách thức sử lý cành, lá, trái bị sâu bệnh; cách thức sử dụng phân bón và thuốc BVTV của nhóm nông dân trồng ca cao UTZ và nhóm trồng ca cao thường.

c) Thống kê mô tả về tình hình kinh doanh ca cao tại địa bàn nghiên cứu: quy trình thu mua và sơ chế hạt tại các điểm thu mua nhỏ lẻ và điểm thu mua của công ty Phạm Minh; hình thức bán ca cao ra thị trường của hai nhóm nông dân.

d) Phương pháp Phân tích Lợi ích – Chi phí: là phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau khi lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Đề tài sử dụng phương pháp này để tính toán các lợi ích và chi phí, tính toán các lợi ích ròng của các hộ nông dân.

Nhận dạng các lợi ích -chi phí của phương án trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Chi phí Lợi ích

C

ó

gi

á - Tăng lao động (tập huấn,

vệ sinh vườn cây, ghi chép sổ sách, tỉa cành tạo tán) - Chi phí phân bón hữu cơ

- Tiết kiệm phân bón hóa học - Tiết kiệm thuốc BVTV - Giá bán ca cao UTZ cao hơn - Năng suất ca cao tăng.

K h ôn g g

- Hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước,

không khí)

- Hạn chế ảnh hưởng sức khỏe do hạn chế sử dụng thuốc BVTV

- Đầu ra ổn định

Chi phí cho việc áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Chi phí này được tính theo giá thị trường: Tổng chi phí = Chi phí vật chất ( phân bón hữu cơ, thuốc BVTV) + Chi phí lao động (chăm sóc, tập huấn, ghi chép sổ sách).

Chi phí phân bón hữu cơ: trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ nông dân được khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, chi phí mua phân hữu cơ được tính bằng cách lấy số lượng phân đã sử dụng * giá bán.

Chi phí lao động: bao gồm các chi phí bón phân, tỉa cành tạo tán, tưới nước, bồi bùn, thu hoạch. Chi phí lao động bao gồm: chi phí lao động trong gia đình và chi phí lao động thuê. Chi phí này được tính bằng cách lấy tổng số ngày công lao động * giá công lao động

Lợi ích của mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Tiết kiệm thuốc BVTV, tiết kiệm phân bón hóa học: khi áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV có kiểm soát nên số lần phun thuốc, bón phân cũng như liều lượng của chúng sẽ được giảm, từ đó giúp nông dân tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận. Tiết kiệm phân bón = lượng phân bón giảm * giá phân. Tiết kiệm thuốc BVTV = lượng thuốc BVTV giảm * giá thuốc.

Tiền thưởng UTZ: khi nông dân trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì khi bán trái tươi cho các điểm thu mua của công ty Phạm Minh sẽ được hưởng mức giá thưởng là 300 đồng/kg trái tươi so với giá ca cao thường.

Tăng năng suất ca cao: năng suất ca cao được ước lượng thông qua hàm năng suất. Dùng hàm năng suất để đánh giá xem việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ có ảnh hưởng đến năng suất hay không.

Mô hình hàm năng suất ca cao

Để xem xét việc trồng ca cao UTZ có ảnh hưởng đến năng suất của cây hay không và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây ca cao, đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi qui mà cụ thể là hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas:

Y = eβ0∗ X1β1∗ X2β2∗ X3β3∗ X4β4∗ X5β5∗ X6β6∗ X7β7 ∗ eε

Trong đó:

Y: năng suất ca cao tươi (kg/1000m2/năm)

X1: Chi phí phân bón hóa học (ngàn đồng/1000m2/năm) X2: Lượng phân bón hữu cơ (kg/1000m2/năm)

X3: Chi phí thuốc BVTV (ngàn đồng/1000m2/năm) X4: Chi phí lao động (ngàn đồng/1000m2/năm) X5: Tuổi cây (năm)

X6: Mật độ trồng xen ca cao (cây/1000m2)

X7: Biến giả (nhận giá trị = 1 khi trồng ca cao theo mô hình UTZ, nhận giá trị = 0 khi trồng theo mô hình bình thường )

Kỳ vọng dấu:

Chi phí phân bón hóa học CPHH +

Lượng phân hữu cơ HUUCO +

Chi phí thuốc CPTHUOC -

Chi phí lao động CPLDONG +

Tuổi cây TUOI +

Mật độ trồng xen ca cao MATDO +

Mô hình trồng ca cao DUM 1: trồng ca cao UTZ

0: trồng ca cao thường - Chi phí phân bón hóa học: phân bón có tác dụng giúp cây ca cao phát triển tốt, cung cấp

đầy đủ dưỡng chất cho cây giúp cây cho năng suất cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức sẽ có tác dụng ngược làm giảm năng suất. Kỳ vọng dấu (+).

- Lượng phân hữu cơ: phân hữu cơ cãi tạo chất lượng của đất, tăng độ phì cho đất từa đó giúp cây ca cao phát triển tốt, tăng năng suất. Kỳ vọng dấu (+).

- Chi phí thuốc BVTV: trong quá trình sản xuất ca cao các loại sâu rầy, nấm bệnh gây thiệt hại về năng suất. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt chúng. Bệnh càng nhiều thì lượng thuốc sử dụng càng nhiều làm tăng chi phí. Kỳ vọng dấu (-).

- Chi phí lao động: khi sử dụng nhiều lao động chăm sóc cây như thường xuyên tỉa cành, làm cỏ sẽ làm năng suất cao hơn. Kỳ vọng dấu (+).

- Tuổi cây: số năm cây ca cao đã được trồng. Cây ca cao được trồng ở địa phương đang trong thời kỳ kinh doanh. Do đó cây nhiều tuổi hơn sẽ cho năng suất cao hơn. Kỳ vọng dấu (+).

- Mật độ trồng xen ca cao: số cây ca cao trồng xen trên một đơn vị diện tích trong vườn dừa cũng ảnh hưởng đến năng xuất ca cao. Mặc dù cũng có quy định về mật độ trồng ca cao để đạt được hiệu quả cao nhất nhưng người nông dân vì nhiều lý do nên trồng với mật độ khác nhau. Bởi vì họ cho rằng số cây trồng trên một đơn vị diện tích càng nhiều thì năng xuất càng cao. Kỳ vọng dấu (+).

- Mô hình trồng ca cao: những nông dân trồng ca cao theo mô hình ca cao UTZ được kỳ vọng sẽ cho năng suất cao hơn những hộ trồng ca cao thường. Kỳ vọng dấu (+).

Sau khi ước lượng được các hệ số trên, ta sẽ cố định các biến độc lập bằng cách lấy giá trị trung bình của chúng. Lúc này hàm năng suất ca cao sẽ chỉ có hằng số cộng với biến DUM. Từ phương trình hàm năng suất này ta suy ra hai hàm năng suất cho 2 trường hợp là trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và không theo tiêu chuẩn UTZ.

Mô hình ca cao UTZ thay DUM = 1 vào hàm năng suất Mô hình ca cao thường thay DUM = 0 vào hàm năng xuất

Từ 2 phương trình trên sẽ tính được chênh lệch năng suất ca cao giữa 2 mô hình trồng ca cao.

e) Mô hình hàm hồi quy logistic nhị thức (binary logistis)

Mô hình hàm hồi quy logistic nhị thức (binary logistis) được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến nhị phân (ví dụ: chấp nhận/ không chấp nhận) và biến độc lập có thể là biến số định lượng hoặc định tính.

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, đề tài sử dụng mô hình hồi quy logistis nhị thức để xem xét tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Phương trình liên hệ có dạng:

Log ( 1−pp ) = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ε

Trong đó:

p: là xác xuất chấp nhận mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

1 - p: là xác xuất không chấp nhận mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ X1: tuổi của người được phỏng vấn

X2: trình độ học vấn của người được phỏng vấn X3: số thành viên trong gia đình

X4: diện tích đất trồng ca cao X5: số lần tham gia tập huấn

X6: giới tính (biến giả: 1 = nam; 0 = nữ)

Bảng 3.2. Bảng kỳ vọng dấu của các hệ số ước lượng

Biến số Ký hiệu Kỳ vọng dấu

Tuổi TUOI -

Trình độ học vấn HOCVAN +

Số thành viên gia đình THANHVIEN +

Diện tích trồng ca cao DIENTICH +

Tập huấn TAPHUAN +

Môi trường MT +

Giới tính GIOITINH 1: nam

0: nữ

nông nghiệp của người nông dân tại địa phương. Vì vậy, người càng lớn tuổi thì có xu hướng ít chấp nhận mô hình ca cao UTZ. Kỳ vọng dấu (-).

- HOCVAN: người có trình độ học vấn càng cao thì khả năng chấp nhận mô hình ca cao UTZ sẽ cao hơn do họ dễ dàng tiếp thu những kỹ thuật trong quá trình áp dụng mô hình đồng thời họ cũng nhận thấy được những lợi ích từ việc áp dụng mô hình trồng ca cao tiêu chuẩn UTZ. Lỳ vọng dấu (+)

- THANHVIEN: trồng ca cao theo phương thức mới đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công lao động hơn trong suốt quá trình từ chăm sóc đến thu hoạch ca cao. Do đó, số thành viên trong gia đình càng nhiều thì xác suất chấp nhận càng cao. Vì vậy kỳ vọng dấu (+)

- DIENTICH: diện tích trồng ca cao càng lớn thì thu nhập mang lại cho người nông dân từ cây ca cao càng lớn. Khi tham gia trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ bán với mức giá cao hơn (giá thưởng). Vì vậy kỳ vọng dấu (+)

- TAPHUAN: người nông dân tham gia các chương trình khuyến nông càng nhiều sẽ tiếp thu được nhiều kỹ thuật mới, những mô hình canh tác mới đem lại hiệu quả cao hơn. Do đó xác suất chấp nhận mô hình ca cao UTZ cao hơn. Kỳ vọng dấu (+)

- MT: trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ phải tuân thủ theo các tiêu chí về vệ sinh môi trường, trong đó vấn đề quan tâm ở đây là cầu tiêu cá. Biến này đánh giá mức độ nhận thức của người dân về ảnh hưởn của cầu cá đối với môi trường nước bằng cách cho điểm ( 5 = rất ảnh hưởng và 1 = không ảnh hưởng)

- GIOITINH: trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ đòi hỏi phải bỏ nhiều công chăm sóc, do đó nếu là nam thì xác suất chấp nhận sẽ cao hơn nữ. Kỳ vọng dấu (+)

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 33 - 39)