trồng cacao thường
4.4.2 Lợi ích của việc trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ
a) Tiết kiệm chi phí phân bón hóa học
Chi phí trung bình đầu tư cho 1000m2 ca cao của nông dân trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ là 312.591 đồng/năm, hộ trồng ca cao thường là 356.198 đồng/năm. Lợi ích thu được từ việc giảm chi phí phân bón là 312.591 - 346.398 = 34.607 đồng/1000m2/năm. Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0,15 > α=0,05 do đó lợi ích từ việc giảm chi phí phân bón không có ý nghĩa về mặt thống kê.
b) Tiết kiệm chi phí thuốc BVTV
Kết quả điều tra cho thấy chi phí trung bình của cả hai nhóm nông dân cho thuốc BVTV là không cao (4.201 đồng và 10.618 đồng/1000m2/năm). Nhóm hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thường xuyên chăm sóc vườn ca cao, loại bỏ những cành, lá, trái bệnh nên chi phí cho thuốc BVTV là rất ít, có rất nhiều hộ không sử dụng thuốc BVTV. Hơn nữa, cây ca cao mới được trồng tại địa phương cũng ít bị sâu bệnh nên chi phí cho thuốc phòng trừ bệnh là không cao. Kiểm định với mức P-vale = 0,01 < 0,05 nên sự chênh lệch về khoảng chi phí là có ý nghĩa thống kê.
Kết quả điều ra về năng suất ca cao của hai nhóm hộ cho thấy có sự chênh lệch về năng suất trung bình: năng suất trái tươi trung bình của nhóm hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận UTZ là 314,5 kg/1000m2/năm, của nhóm hộ trồng ca cao thường 328,4 kg/1000m2/năm. Tiến hành kiểm định về năng suất trung bình với kết quả P-value = 0,32 > 0,05 cho thấy sự chênh lệch về năng suất trung bình của 2 nhóm nông hộ không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Để xem xét các yếu tố tác động đến năng suất ca cao, đề tài sử dụng sử dụng hàm năng suất có dạng như sau:
LnNANGSUAT = α + β1LnCPLD + β2LnCPHH + β3LnCPBVTV + β4LnMATDO +
β5LnTUOICAY + β6HUUCO + β7DUM + ε
Trong đó:
NANGSUAT: năng suất ca cao (kg trái tươi/1000m2/năm) CPLD: chi phí lao động (đồng/1000m2/năm)
CPHH: chi phí cho phân bón hóa học (đồng/1000m2/năm) CPBVTV: chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2/năm) MATDO: mật độ trồng ca cao (cây/1000m2)
TUOICAY: số năm cây ca cao đã được trồng (năm)
HUUCO: lượng phân hữu cơ bón cho cây ca cao (kg/1000m2/năm)
DUM: biến giả, nhận giá trị = 1 khi trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, nhận giá trị = 0 khi trồng ca cao thường.
Mô hình hàm năng suất ca cao trong năm 2011 được ước tính bằng số liệu điều tra 50 nông dân trồng ca cao xen trong vườn dừa tại xã Châu Bình. Trong 50 hộ này có 25 hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận UTZ và 25 hộ trồng ca cao không theo tiêu chuẩn UTZ. Sử dụng phần mềm Eviews 4.1 để chạy mô hình hàm năng suất, các thông số ước lượng của mô hình được trình bày cụ thể trong bảng 4.10
Bảng 4.10. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Ca cao
STT Tên biến Hệ số Trị số t P-value
1 C -5,942254** -2,313195 0,0257
2 LnCPLD 0,387240** 2,224572 0,0315
3 LnCPHH 0,188409* 1,924923 0,0610
4 LnCPBVTV -0,008976 -1,352460 0,1835
6 LnTUOICAY 1,251578** 2,182771 0,0347 7 LnHUUCO 0,029991*** 2,904852 0,0058 8 DUM 0,015157 0,170557 0,8654 R-squared Adjusted R-squared 0,511702 0,430319 Prob (F-statistic) 0,00004
Nguồn: Kết xuất Eviews
Ghi chú: ***, **, * thể hiện mức ý nghĩa về mặt thống kê tương ứng với α = 1%; 5%; và 10%.
Bảng 4.11. Thống Kê Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Hàm Năng Suất
Tên biến Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Sai số chuẩn
NANGSUAT 321,4492 322,5 505 100 106,3974 CPLD 927.688,5 900.000 1.800.000 500.000 266.268 CPHH 334.394,7 312.166,5 687.500 65.000 146.647,4 CPBVTV 7.409,857 4.000 43.200 0,01 9.829,774 MATDO 33,02 34 50 15 7,763047 TUOICAY 6,36 6 7 6 0,484873 HUUCO 39,70637 0,01 285,7143 0,01 77,76726 DUM 0,5 0,5 1 0 0,505076
Nguồn: Kết quả điều tra Với kết quả ước lượng từ bảng 4.10 cho thấy rằng LnCPLD, LnCPHH, LnMATDO, LnTUOICAY, LnHUUCO là có ý nghĩa thống kê và phù hợp với kì vọng dấu. Biến LnCPBVTV có dấu đúng kỳ vọng nhưng không có ý nghĩa thống kê . Biến DUM có dấu đúng với kỳ vọng nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê. Đề tài vẫn giữ lại hai biến này để tham khảo. Do mô hình được ước lượng bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) nên có thể vi phạm một số giả thiết của mô hình hồi quy. Đề tài tiến hành kiểm định các vi phạm giả thiết về: Hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng tự tương quan. Kết quả kiểm định được trình bày trong phụ lục 2 cho thấy mô hình không vi phạm các giả thiết trên.
Nhận xét chung: Các biến ước lượng là phù hợp với kỳ vọng dấu và hệ số ước
lượng là những con số thực đáng tin cậy. Biến LnHUUCO có ý nghĩa thống kê ở mức α
= 1%. Biến LnCPLD, LnMATDO và biến LnTUOICAY có ý nghĩa với α = 5%. Biến LnCPHH có ý nghĩa với mức α = 10%.
Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình:
LnCPLD có hệ số ước lượng là 0,387 có nghĩa là nếu chi phí lao động tăng lên 1% thì năng suất ca cao tăng 0,387%. Biến này có tác động mạnh đến năng suất ca cao,
điều này cho thấy nếu tăng công lao động chăm sóc ca cao: tưới nước, tỉa cành, vệ sinh vườn cây, bồi bùn thì năng suất ca cao sẽ càng tăng.
Biến LnCPHH có hệ số ước lượng là 0,188 tức là nếu tăng chi phí phân bón lên 1% thì năng suất ca cao tăng lên 0,188%. Hệ số này có dấu dương (+) phù hợp với kì vọng, điều này cho thấy lượng phân bón cho ca cao chưa đạt mức tối ưu.
Biến LnMATDO có hệ số tác động 0,502, điều này có nghĩa nếu mật độ ca cao được trồng tăng thêm 1% thì năng suất ca cao tăng là 0,502%. Biến này tác động mạnh đến năng suất điều này chứng tỏ mật độ ca cao ở nơi đây trồng còn khá thưa, chưa đúng với mật độ tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất là 50 – 60 cây/1000m2 theo khuyến cáo của khuyến nông.
Biến LnTUOICAY với hệ số tác động là 1,251 tức là nếu tuổi cây tăng thêm 1% thì năng suất ca cao tăng thêm 1,251%. Cây ca cao tại địa bàn nghiên cứu đang trong thời kỳ phát triển mạnh (được trồng khoảng 6 – 7 năm) nên năng suất qua mỗi năm sẽ có sự chênh lệch khá lớn.
Biến LnHUUCO có hệ số ước lượng là 0,029 điều này có nghĩa là nếu lượng phân hữu cơ bón cho cây tăng lên 1% thì năng suất ca cao tăng lên 0,029%.
Biến LnCPBVTV và DUM có hệ số ước lượng là những con số có dấu phù hợp với kỳ vọng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Biến DUM không có ý nghĩa thống kê điều này cho thấy năng suất của trồng ca cao thường và trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ không có sự khác biệt.
Lợi ích – Chi phí của mô hình trồng ca cao theo tiêu chẩn UTZ
a) Hiệu quả tài chính khi áp dụng mô hình trồng ca cao tiêu chuẩn UTZ
Do cây ca cao trồng xen trồnng vườn dừa nên tính lợi ích chi phí phải tính đến cả cây dừa. Để xác định hiệu quả về mặt tài chính của trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, các khoản chi phí, giá bán, năng suất, lợi nhuận. Mục đích để xem trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ xen trong vườn dừa có hiệu quả hơn trồng ca cao xen dừa bình thường. Dựa vào kết quả của bảng 4.8 và tiến hành kiểm định thống kê một số đặc điểm về tình hình sản xuất, kinh doanh dừa của hai nhóm hộ, hiệu quả tài chính của mô hình ca cao xen dừa được tổng hợp trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Tài Chính Trồng Ca cao UTZ và Trồng Ca cao Thường ĐVT: Đồng/1000m2/năm Khoản mục Ca cao UTZ Ca cao
thường Chênh lệch P_value A – Ca cao 1. Chi phí 1.327.034 1.314.972 12.062 0,48 Chi phí phân HH 312.591 356.198 -34.607 0,15 Chi phí phân HC 44.215 35.183 9.032 0,34 Chi phí thuốc BVTV 4.201 10.618 -6.417 0,01 Chi phí lao động 953.737 901.640 52.097 0,25 Chi phí khác 3.290 11.333 -8.043 0,055 2. Doanh thu 1.451.980 1.412.120 34.580 0,39 Năng suất (kg/1000m2) 314,5 328,4 -13,9 0,32 Giá bán 4.600 4.300 300 Hỗ trợ tập huấn 5.280 0 5.280 3. Lợi nhuận 124.946 97.148 27.798 0,39 B – Dừa Mật độ cây (1000m2) 22,32 21,92 0,4 0,36 Tuổi (năm) 31,92 29,88 2,04 0,13 1. Chi phí 412.029 429.933 -15.679 0,37
Chi phí phân hóa học 352.817 391.553 -17.904 0,23
Chi phí phân hữu cơ 59.211 38.380 20.831 0,23
2. Doanh thu 9.848.600 10.350.000 -501.400 0,24
Năng suất (trái/1000m2) 984,86 1.035 -50,14 0,24
Giá bán 10.000 10.000 0
3. Lợi nhuận 9.436.571 9.920.067 -483.496 0,25
C – Tổng lợi nhuận 9.561.517 10.017.215 -455.698 0,26Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán Kết quả cho thấy, đối với 1000m2 trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ có tính đến các hỗ trợ về giá thì mức lợi nhuận tài chính thu được của ca cao và dừa 9.561.517 đồng/năm. Đối với mô hình ca cao xen dừa thường thì mức lợi nhuận thu được là 10.017.215 đồng/1000m2/năm. Mức chệnh lệch lợi nhuận giữa hai mô hình là 455.698 đồng/năm, tiến hành kiểm định ý nghĩa của sự chênh lệch này bằng T-test cho kết quả P- value = 0,26 > 0,05. Điều này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hai mô hình.
Hiệu quả tài chính chưa thể kết luận rằng mô hình trồng ca cao nào xen trông vườn dừa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó đề tài tiếp tục so sánh hiệu quả về mặt kinh tế giữa hai mô hình. Trong phần hiệu quả kinh tế, các chi phí cơ hội của việc tập huấn, ghi chép nhật ký sản xuất sẽ được tính mục chi phí. Thực tế điều tra cho thấy nông dân rất ít ghi chép nhật ký, hơn nữa thời gian ghi chép không đáng kể nên đề tài bỏ qua khoản chi phí này. Kết quả được thể hiện chi tiết trong bảng 4.12.
Bảng 4.12. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trồng Ca cao UTZ xen dừa và Trồng Ca cao Thường xen dừa
ĐVT: Đồng/1000m2/năm Khoản mục Ca cao UTZ Ca cao thường Chênh lệch P_value A – Ca cao 1. Chi phí 1.337.958 1.314.972 12.062 0,44 Chi phí phân HH 312.591 356.198 -34.607 0,15 Chi phí phân HC 44.215 35.183 9.032 0,34 Chi phí thuốc BVTV 4.201 10.618 -6.417 0,01 Chi phí lao động 953.737 901.640 52.097 0,25 Chi phí khác 3.290 11.333 -8.043 0,055
Chi phí cơ hội của tập huấn 10.924 0 10.924 2. Doanh thu 1.352.35 0 1.412.120 34.580 0,25 Năng suất (kg/1000m2) 314,5 328,4 -13,9 0,32 Giá bán 4.300 4.300 300 3. Lợi nhuận 14.392 97.148 -82.756 0,20 B – Dừa Mật độ cây (1000m2) 22,32 21,92 0,4 0,36 Tuổi (năm) 31,92 29,88 2,04 0,13 1. Chi phí 412.029 429.933 -15.679 0,37
Chi phí phân hóa học 352.817 391.553 -17.904 0,23
Chi phí phân hữu cơ 59.211 38.380 20.831 0,23
2. Doanh thu 9.848.60
0 10.350.000 -501.400
Năng suất (trái/1000m2) 984,86 1.035 -50,14 0,24
Giá bán 10.000 10.000 0
3. Lợi nhuận 9.436.57
1 9.920.067 -483.496 0,25
C – Tổng lợi nhuận 9.450.96
3 10.017.215 -566.252 0,19
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán Mức chệnh lệch năng suất dừa giữa hai mô hình là 50,14 trái/1000m2/năm, tiến hành kiểm định T-test thì con số chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P- value = 0,24 > 0,05). Phân tích về mặt kinh tế cho thấy sự chênh lệch về doanh thu giữa hai mô hình cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê do P-value = 0,19 > 0,05.
c) Các lợi ích không có giá khi trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ
Bên cạnh các lợi ích có thể tính toán được thì việc trồng ca cao theo mô hình tiêu chuẩn UTZ cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho người nông dân cũng như cho môi trường như: đầu ra cho trái ca cao ổn định, nắm bắt được huấn kỹ thuật để đạt hiệu quả cao, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Các lợi ích này không có giá trên thị trường nên rất khó tính được. Vì vậy, đề tài chỉ tổng hợp các lợi ích này trong bảng bên dưới đây.
Bảng 4.13. Mức Độ Quan Tâm của Nông Dân về Lợi Ích của Mô Hình Trồng Ca cao theo Tiêu Chuẩn UTZ
Khá quan tâm 9 36 8 32
Quan tâm 1 4 4 16
Ít quan tâm 0 0 0 0
Không quan tâm 0 0 0 0
Tổng 25 100 25 100
Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả điều tra cho thấy nông dân trồng ca cao cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường với 100% ý kiến cho rằng việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ hạn chế ảnh hưởng đến môi trường (chủ yếu là môi trường đất và nước). 60% ý kiến cho rằng họ rất quan tâm tới lợi ích về môi trường mà mô hình ca cao tiêu chuẩn UTZ mang lại. Người nông dân cũng rất quan tâm đến vấn đề đầu ra cho cây ca cao, có đến 52% ý kiến cho rằng lợi ích của mô hình ca cao UTZ là có đầu ra ổn định. Khi tham gia trồng ca cao UTZ thì người nông dân đã được công ty Phạm Minh ký hợp đồng thu mua trái ca cao. Do đó, người nông dân sẽ an tâm về vấn đề đầu ra ổn định cũng như về giá cả cho trái ca cao của họ.
Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hài lòng của Người Dân về Mô Hình Ca cao UTZ
Mức độ Số câu trả lời Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 5 20 Khá hài lòng 12 48 Hài lòng 8 32 Ít hài lòng 0 0 Không hài lòng 0 0 Tổng 25 100
Nguồn: Kết quả điều tra Qua kết quả điều tra về mức độ hài lòng của người dân khi áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ cho thấy 100% nông hộ đều hài lòng với kết quả mà mô hình này mang lại. Trong đó có 20% ý kiến cho rằng rất hài lòng, 48% khá hài lòng và 32% hài lòng về kết quả thực hiện trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ. Theo ý kiến nông dân trồng ca cao UTZ thì ưu điểm của mô hình này là dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, hạn chế ảnh hưởng môi trường nhưng đa số là khá hài lòng với kết quả từ mô hình mang lại. Nguyên nhân là do người dân mới tham gia thực hiện trồng ca cao UTZ trong thời gian ngắn nên chưa thấy rõ được sự khác biệt về năng suất so với trồng ca cao không theo tiêu chuẩn.