Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 32 - 33)

a) Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn chuyên sâu

Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với thương lái, chủ nhiệm các CLB ca cao ở xã Châu Bình về phương thức sản xuất, sơ chế, cách thu mua của thương lái và của công ty Phạm Minh.

Phỏng vấn cán bộ khuyến nông xã Châu Bình về quy trình để được công nhận ca cao đạt chuẩn UTZ, tình hình tổ chức tập huấn, các loại phân bón, thuốc BVTV người dân người dân thường sử dụng trong quá trình sản xuất ca cao.

Các cửa hàng, đại lý phân bón, thuốc BVTV: tìm hiểu về giá các loại phân bón, thuốc BVTV có trên thị trường mà nông dân thường dùng để sản xuất ca cao.

Phỏng vấn với bảng câu hỏi

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn 50 hộ dân trồng ca cao xen trong vườn dừa có tuổi ca cao từ 6 – 7 năm và tuổi dừa từ 25 – 35 năm tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm. Trong đó có 25 hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ xen trong vườn dừa. Thu thập dữ liệu về các thông tin chung như: trình độ học vấn, diện tích đất canh tác, tình hình sản xuất ca cao xen dừa của nông dân, các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, năng suất đạt được theo năm, những thuận lợi và

khó khăn trong việc áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, một số hỗ trợ của địa phương cũng như tổ chức UTZ Certified cho quá trình sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại địa phương. Đề tài tiến hành phân tích lợi ích – chi phí phát sinh trong năm 2011.

b) Thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập tại UBND xã Châu Bình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tài liệu có liên quan đến việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại địa phương. Các thông tin về tình hình áp dụng mô hình trồng ca cao UTZ thông qua sách, báo, internet…

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w