KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 64 - 66)

5.1 Kết luận

Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp nông hộ,kết hợp với xử lý, phân tích số liệu đề tài “Phân tích Lợi Ích – Chi Phí của mô hình ca cao chứng nhận UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre” rút ra một số kết luận sau:

Thông qua quá trình điều tra thực tế cho thấy một bộ phận nông dân chưa quan tâm chăm sóc đúng mức đối với cây ca cao, chỉ xem nó như là một cây trồng xen phụ trong vườn dừa nên năng suất chưa cao. Mô hình ca cao chứng nhận UTZ còn khá mới nên nhiều ý kiến nông dân cho rằng họ còn e ngại về hiệu quả mà ca cao UTZ mang lại nên chưa muốn tham gia. Giá ca cao chưa thật sự hấp dẫn đối với người dân. Thói quen sử dụng nhà vệ sinh tự hoại cũng ảnh hưởng đến quyết định áp dụng dụng mô hình ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận UTZ.

Nhược điểm của phương pháp nên đề tài chỉ tiến hành so sánh lợi ích chi phí giữa hai mô hình ca cao xen dừa là ca cao chứng nhận UTZ và ca cao thường trong 1 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về năng suất ca cao, năng suất dừa cũng như các khoản chi phí đầu tư cho vườn ca cao xen dừa giữa hai nhóm nông dân. Lợi ích đạt được đó là giảm chi phí thuốc BVTV 6.417 đồng/1000m2/vụ và mức giá hỗ trợ của chương trình ca cao chứng nhận UTZ là cao hơn 300 đồng/kg trái tươi. Bên cạnh đó, người nông dân tham gia trồng ca cao UTZ được tập huấn về kỹ thuật canh tác ca cao nên họ sẽ áp dụng cho các năm sau để đạt được lợi ích cao hơn. Các lợi ích khác về hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, đầu ra cho sản phẩm ca cao được đảm bảo và giá cả ổn định cũng là những lợi ích mà nông dân quan tâm.

5.2 Kiến nghị

Các ngành chức năng cần phối hợp với chương trình phát triển ca cao chứng nhận UTZ để từng bước nhân rộng mô hình. Trung tâm khuyến nông cần mở nhiều lớp tâp huấn để người dân hiểu được triển vọng của mô hình ca cao xen dừa cũng như các lợi ích của mô hình ca cao chứng nhận.

Ban quản lý dự án cần tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, vật tư (chủ yếu là phân bón), duy trì mức giá thưởng ổn định để nông dân yên tâm trong quá trình canh tác ca cao đạt chuẩn UTZ.

Tăng cường tập huấn và kiểm soát nội bộ để nông dân có thể nắm bắt được các biện pháp kỹ thuật trong việc tỉa cành tạo tán, quản lý dinh dưỡng hợp lý, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của nhau để canh tác ca cao đạt hiệu quả cao hơn.

Nông dân trồng ca cao cần thực hiện đúng các hướng dẫn kỹ thuật về quản lý dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc mà cán bộ khuyến nông hướng dẫn để cây ca cao mamg lại lợi ích cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w