Phân tích lợi ích – chi phí của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ 1 Chi phí của việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 49 - 51)

trồng cacao thường

4.4. Phân tích lợi ích – chi phí của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ 1 Chi phí của việc trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ được áp dụng tại địa bàn nghiên cứu dựa trên cơ sở lựa chọn các hộ nông dân đã có vườn ca cao từ 3 năm tuổi trở lên trồng xen với dừa. Mô hình trồng ca cao đạt chuẩn UTZ dựa trên nội dung chính là giảm sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học từ đó tiết kiệm được chi phí về phân bón. Khuyến cáo nông dân sử dụng phân hữu cơ và bỏ nhiều công sức chăm sóc vườn ca cao nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, giảm ảnh hưởng đến môi trường. Tổng hợp chi phí đầu tư cho 1000 m2 (một công đất) được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Chi phí đầu tư cho 1000 m2 ca cao

ĐVT: Đồng/1000m2/năm

Trồng ca cao UTZ Trồng ca cao thường

Hạng mục ĐVT Đơn giá Số lượng Thành

tiền Số lượng Thành tiền Chi phí vật tư 373.297 413.332 1. Phân bón hóa học 24.69 312.591 29.17 356.198 NPK (20-20-15) kg 13000 Lân kg 4200 Kali kg 12400 U rê kg 10800 Khác kg

2. Phân hữu cơ kg 1000 44,22 44.220 35,18 35.180

3. Thuốc BVTV 4.201 10.618

Bassan 50EC chai 12000 Norshield gói 5000 Supracide 40EC chai 36000 Trichoderma gói 45000 Khác

Chi phí lao động đồng 120000 7,95 953.737 7,51 901.640

Tỉa cành tạo tán công 1,04 136.800 0,74 81.600 Vệ sinh vườn cây công 0,56 55.200 0,20 24.000 Bồi bùn công 2,00 268.800 2,01 241.200 Bón phân công 0,88 90.000 0,80 96.000 Phun thuốc công 0,01 9.600 0,14 16.800 Tưới nước công 0,76 162.000 0,86 103.200 Thu hoạch công 2,70 290.00 2,76 313.200

Tổng chi phí 1.327.034 1.314.972

Nguồn: Kết quả điều tra Qua bảng 4.8 cho thấy chi phí sản xuất của 1000 m2 ca cao của hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ cao hơn so với hộ trồng ca cao thường. Tuy nhiên chi phí tăng chủ yếu là do trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tốn nhiều công chăm sóc hơn. Chệnh lệch chi phí sản xuất của 2 nhóm hộ được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.9. So sánh chi phí trung bình của hai nhóm hộ

ĐVT: đồng/1000m2/năm Khoản chi phí Trồng ca cao

UTZ

Trồng ca cao

thường Chênh lệch P - value

Chi phí phân HH 312.591 356.198 -34.607 0,15

Chi phí phân HC 44.215 35.183 9.032 0,34

Chi phí thuốc BVTV 4.201 10.618 -6.417 0,01

Chi phí lao động 953,737 901,640 52.097 0,25

Tổng chi phí 1.327.034 1.314.972 12.062 0,48

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy các khoản chi phí giữa hai nhóm nông dân có sự chênh lệch. Nhóm hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ có chi phí lao động cao hơn do họ phải bỏ nhiều công trong việc chăm sóc vườn cây. Đề tài tiến hành kiểm định sự khác biệt của các khoản chi phí giữa 2 nhóm hộ, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về chi phí phân hóa học, chi phí phân hữu cơ, chi phí lao động (đều có P-value >0,1) giữa hai nhóm hộ trồng ca cao. Riêng chỉ có chi phí về thuốc BVTV là có ý nghĩa thống kê (P-value = 0,01 < 0,05).

a) Chi phí lao động tăng thêm

Khi tham gia trồng ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận UTZ, người nông dân phải tốn nhiều công lao động để chăm sóc vườn ca cao của mình, thường xuyên theo dõi để phát hiện và xử lý mần bệnh kịp thời, tỉa cành tạo tán. Lượng phân hóa học được sử

dụng đúng mức và hợp lý hơn, tuy nhiên lượng bón mỗi lần được chia nhỏ ra nên số lần bón lại nhiều hơn. Do đó chi phí lao động của nông dân trồng ca cao UTZ cao hơn nông dân trồng ca cao thường. Chi phí lao động tăng thêm là 52.097 đồng/10002/năm. Tiến hành kiểm định sự khác biệt về chi phí lao đông trung bình của hai nhóm hộ bằng T-test, kết quả cho thấy sự khác biệt về chi phí lao động không có ý nghĩa thống kê (P-value = 0,25 > 0,05). Tuy nhiên, phần chi phí lao động của nhóm nông dân trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ chưa tính đến chi phí cơ hội của nông dân khi tham gia tập huấn, ghi chép sổ sách. Các chi phí này sẽ được tính toán cụ thể trong bảng 4.12.

b) Chi phí phân hữu cơ

Nông dân trồng ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận UTZ được khuyến cáo bón phân hữu cơ vì thế lượng phân hữu cơ họ sử dụng nhiều hơn nên chi phí cho phân hữu cơ cao hơn so với nông dân trồng ca cao thường. Mức chi phí tăng thêm là 9.032 đồng/1000m2/vụ, chi phí tăng thêm này không có ý nghĩa thống kê vì P-value = 0,34 > 0,05.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi ích chi phi mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre (Trang 49 - 51)