0
Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay trên cả nước

Một phần của tài liệu SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HÙNG TIẾN, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -30 )

HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay trên cả nước

thôn hiện nay trên cả nước

Từ thời xa xưa cho đến nay sự phân công lao động theo giới trong gia đình vẫn được duy trì theo những khuôn mẫu nhất định. Người phụ nữ vẫn là người đảm nhận công việc nội trợ, giáo dục con cái nên người, chăm sóc người già,… Còn nam giới gánh vác công việc nặng nhọc trong gia đình, là người chịu trách nhiệm xây dựng kinh tế. Sự phân công lao động theo kiểu này đã làm cho người phụ nữ bỏ ra nhiều thời gian hơn nam giới khi họ tham gia làm việc. Một nghiên cứu cho thấy nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm công nhân viên chức thì nam giới chỉ bỏ ra 8 tiếng làm việc ở cơ quan còn người phụ nữ phải mất 12 tiếng mới xong việc và được nghỉ ngơi, vì khi xong việc ở cơ quan người phụ nữ phải về nhà lo lắng bữa cơm cho gia đình, giặt giũ, chăm con, chăm sóc người già,… Điều này khiến cho người phụ nữ ít tiếp cận với các cơ hội ngoài xã hội, đồng nghĩa với việc địa vị của nam giới ngoài xã hội cao hơn phụ nữ. Và nếu địa vị xã hội của hai giới có sự chênh lệch nhau thì sự phân công lao động trong gia đình càng cứng nhắc hơn, cơ hội giải phóng người phụ nữ càng thấp hơn.

Qua số liệu Tổng cục thống kê cho thấy, thu nhập giữa lao động nam và nữ chênh lệch rất lớn. Trong tất cả các nghành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam. Trong một nghành cụ thể, như nhóm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với nam giới có trình độ, hoặc ngay cả một số nghề, tỷ lệ tham gia lao động nữ đã tăng, nhưng so về thu nhập vẫn ít hơn lao động nam. Ở trong các khu vực kinh tế Nhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể thì vấn đề này vẫn là tình trạng chung. Xét nhiều góc độ khác nhau thì phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng thể hiện qua việc vị trí, vai trò trong gia đình và ngoài xã hội thấp hơn nam giới.

Sự phân công lao động trong các gia đình nông thôn chủ yếu được phân tích qua các công việc như: công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc giáo dục con cái, công việc phát triển kinh tế, các công việc dòng họ, cộng đồng,… Trong những công việc này người phụ nữ thường đảm nhận những công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, giáo dục con cái. Còn nam giới có quyền quyết định các công việc lớn trong gia đình, đại diện gia đình tham gia các công việc dòng họ và cộng đồng. Thời gian lao động nhiều và kéo dài khiến cho người phụ nữ bị hạn chế, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi về ban ngày, không có thời gian thư giãn, giải trí, tham gia các công việc ngoài xã hội. Còn ngược lại, sau khi sản xuất về nam giới thường được nghỉ ngơi, được giải trí, có thể là xem tivi, đọc báo, sang nhà hàng xóm chơi, đi uống bia, đánh cờ,… lúc này thì người phụ nữ tập trung vào làm việc nhà. Điều này có nghĩa là phụ nữ chỉ thay đổi hình thức lao động mà không phải là hình thức giải trí để tái sản xuất sức lao động.

Ngày 2 tháng 4 năm 2009, tại Viện Xã hội học, nhóm tác giả nghiên cứu gồm Giáo sư xã hội học John Knodel, Trung tâm Nghiên cứu Dân số (Đại học Michigan, USA) và Phó giáo sư xã hội học Bussarawan Puk Teerawichitchainan, Trường Khoa học xã hội (Đại học Quản lý Singapore), PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi và PGS.TS. Vũ Tuấn Huy (Viện Xã hội học), đã báo báo kết quả nghiên cứu về phân công giới trong lao động gia đình ở Việt Nam. Thực hiện nghiên cứu với hai vùng: vùng một là 7 tỉnh đồng bằng Sông Hồng; vùng hai là thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh lân cận. Tất cả có 1296 mẫu được thu thập đều nhau từ ba nhóm “thời chiến”, “thời thống nhất đất nước” và “thời kỳ đổi mới”, kết quả cho thấy, người vợ là người chủ yếu nắm giữ túi tiền của gia đình. Với ba nhóm mẫu của các thời kỳ, “thời chiến”, “thời thống nhất đất nước” và “thời kỳ đổi mới”, các con số tương ứng là 65-68%, 70-72%, và 63-73%. Các tác giả cũng ghi nhận người chồng trẻ hơn đang tham gia quản lý tài chính gia đình nhiều hơn, nhất là ở phía Bắc.

Về công việc nội trợ, phụ nữ vẫn là người đảm trách chủ yếu, với ba thời kỳ các con số thống kê tương ứng là 83,5-85%, 83,7-85,0% và 84,0-81%. Các tác giả nhận định đàn ông phía Bắc tỏ ra hữu ích và giúp đỡ nhiều hơn, nhưng ở phía Nam ngày càng có nhiều đàn ông tham gia giúp phụ nữ đảm nhận việc nhà. Với việc chăm sóc con cái, phụ nữ vấn đóng vai trò chủ chốt, nhưng càng ngày càng nhiều đàn ông tham gia hơn, đặc biệt người chồng ở miền Bắc tham gia chăm sóc con nhiều hơn.

Một phần của tài liệu SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HÙNG TIẾN, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -30 )

×