Định kiến xã hộ

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 47)

HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

2.3.1.Định kiến xã hộ

Các định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ. Ví dụ, người ta cho rằng: Phụ nữ khơng được tham gia vào cơng việc của dịng họ, công việc nội trợ chỉ giành cho phụ nữ,… những quan niệm này thường sai lệch, trong thực tế thì các cơng việc đều có thể phân chia cho cả hai giới. Định kiến xã hội về giới gây bất lợi cho phụ nữ, nó hạn chế phụ nữ tham gia vào các cơng việc họ u thích, những cơng việc họ có khả năng để hồn thành một cách dễ dàng như nam giới. Biểu hiện rõ nhất đó là phụ nữ gắn liền với vai trị gia đình, cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.

Sự bất bình đẳng trong phân cơng lao động theo giới xuất phát trong phong tục, tập quán, lối sống của người dân và những định kiến ngàn năm. Phụ nữ được coi là những người đem lại điều không may mắn, có kiến thức nơng cạn, ngày xưa phụ nữ được so sánh “Đàn ông nông cạn giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà”,… Như vậy, quan niệm “trọng nam khinh nữ” thể hiện rõ ràng trong những câu ca dao, tục ngữ, cho rằng phụ nữ sẽ không làm được cái này, phụ nữ khơng nên làm những việc kia. Vì điều này mà làm cho người phụ nữ không đủ tự tin và điều kiện vươn lên như nam giới, dần hình thành nên sự cam chịu của người phụ nữ cũng là điều dễ hiểu. Sự phân công lao động truyền thống đã giành phần lao động trí óc cho lao động quản lý là nam giới, còn phần lao động chân tay mệt nhọc vất vả thì chủ yếu giành cho người phụ nữ.

Xã hội không đánh giá đúng công việc gia đình và vai trị to lớn của nó dẫn đến bất lợi cho phụ nữ, làm cho họ khơng hoặc ít có cơ hội tham gia cơng việc xã hội, tham gia tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hoặc nếu tham gia công việc xã hội thì họ phải gánh vác hai loại cơng việc. Sức ép về thời gian đối với người phụ nữ là rất lớn, kéo theo những hậu quả khác như không có thời gian giành cho các hoạt động tham gia công tác xã hội hay các hoạt động cộng đồng, giải trí, nghỉ ngơi. Trường hợp người phụ nữ khơng hoặc ít tham gia vào cơng việc sản xuất tạo ra của cải vật chất cho gia đình thì họ đang đánh mất đi cơ hội quan trọng thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm.

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 47)