Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc nội trợ của gia đình

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 37)

HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

2.2.1.Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong công việc nội trợ của gia đình

trợ của gia đình

Cơng việc nội trợ trong gia đình là một khái niệm chưa thật sự rõ ràng, khi nghe khái niệm này gợi lên hàng loạt những công việc không tên. Để thực hiện hết công việc nội trợ con người cần phải thực hiện hơn 200 hoạt động khác nhau. Công việc nội trợ hay cịn gọi là cơng việc gia đình, những cơng việc này hầu như chiếm hết phần lớn thời gian, tâm trí và sức lực của người phụ nữ trong gia đình. Những cơng việc gia đình chúng ta có thể kể ra hàng loạt công việc như sau: đi chợ nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, may vá, dạy con học, chăm sóc người ốm,... Những cơng việc khơng tên này chiếm khơng ít thời gian của người phụ nữ, và nó khó có thể qui đổi thành giá trị kinh tế. Tuy nhiên, theo thống kê của tổ chức Lao động thế giới (ILO) ) năm 2002, nền kinh tế thế giới đã bỏ qua 11 tỉ USD từ thu nhập của người phụ nữ do họ làm những cơng việc gia đình, nhưng những giá trị này vẫn khơng được cơng nhận ở một số gia đình.

Trong gia đình, cơng việc nội trợ là cần thiết nhằm suy trì cuộc sống gia đình, vai trị của người phụ nữ trong những công việc này cũng được đề cao bởi tính khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ mới có thể đảm nhận được, nhưng khơng phải người phụ nữ phải chịu trách nhiệm chính trong các cơng việc gia đình, mà cịn cần sự giúp đỡ của người đàn ơng trong gia đình. Những cơng việc nội trợ ở gia đình thành phố cũng cần vai trị của người phụ nữ nhưng do cơng việc ngoài xã hội họ cũng cần có thời gian thì những gia đình đó có thể th người phụ trách những cơng việc nội trợ trong gia đình, lúc này người phụ nữ sẽ có điều kiện tham gia những hoạt động ngồi xã hội. Đối với cơng việc nội trợ ở vùng nông thôn cũng giống như thành thị đều có sự góp mặt của người phụ nữ, và thời gian thực hiện công việc này thường xuyên và liên tục hơn. Họ chịu sự chi phối của hoàn cảnh kinh tế khó khăn cộng với những tư tưởng phong kiến vẫn kìm kẹp người phụ nữ vào những cơng việc bếp núc.

Để nắm rõ vấn đề này, tơi tiến hành sử dụng cơng cụ phân tích sự phân cơng lao động theo giới với nhóm nữ gồm 8 thành viên thuộc xóm Đơng Sơn, xã Hùng Tiến.

Kết quả như sau:

Bảng 3. Sự phân công lao động theo giới trong công việc nội trợ.

Đơn vị: %

Người thực hiện

Các công việc Phụ nữ Nam giới Cả hai

Đi chợ 100% 0% 0%

Nấu nướng 100% 0% 0%

Giặt giũ 100% 0% 0%

Dọn dẹp nhà cửa 100% 0% 0%

( Nguồn: Người dân tham gia phân tích biểu mẫu)

Nhìn vào kết quả trên chúng ta có thể thấy tất cả các thành viên trong nhóm tham gia phân tích đều cho rằng các cơng việc nội trợ của gia đình mình đều do người phụ nữ đảm nhận, và ít được sự chia sẻ từ người chồng của mình, dường như có sự phân chia cơng việc rất rõ ràng ở hoạt động này, người phụ nữ là người đảm nhận chính cơng việc nội trợ cịn nam giới không tham gia vào hoạt động này, điều này thể hiện qua 100% các thành viên tham gia thảo luận đều cho rằng công việc nội trợ do phụ nữ đảm nhận. Tỷ lệ này là 0% giành cho nam giới khi được hỏi về người thực hiện cơng việc nội trợ trong gia đình. Trình độ học vấn của người phụ nữ ngày càng tăng lên, họ cũng có những mong muốn khơng chỉ bình đẳng trong nghề nghiệp mà con cả trong cơng việc gia đình.

Người xưa có nói rằng: “Vắng đàn ơng quạnh nhà, Vắng đàn bà quạnh bếp”, câu nói này quả thật khơng sai khi đề cập đến cai trị của người phụ nữ trong cơng việc nội trợ, chuyện bếp núc thiếu vắng đi bàn tay của người phụ nữ một ngày thì nó sẽ có sự khác biệt, khơng được vẹn trịn như xưa.

Trong q trình thực tế tơi tiến hành một điều tra khác đó là theo dõi hoạt động trong ngày hai gia đình. Sau khi được sự cho phép của 2 gia đình tơi tiến hành quan sát thường xuyên để nắm chi tiết những công việc hằng ngày của gia đình cũng như thời gian phụ nữ và nam giới đảm nhận mỗi công việc. Với kết quả thu thập được chúng ta có thể rút ra được sự phân công công việc và thời gian làm việc của cả hai giới là như thế nào?.

Sử dụng phương pháp quan sát tôi tiến hành quan sát 2 hộ gia đình anh Hồng Văn Quế, chị Nguyễn Thị Hoa và gia đình Bác Nguyễn Văn Nam, Bác Trần Thị Lan vào 2 ngày 24, 25/4/2014. Gia đình anh Hồng Văn Quế (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hoa (36 tuổi) lấy nhau đã được 8 năm, anh chị có 1 người con năm nay học lớp 1. Cịn gia đình Bác Nguyễn Văn Nam (55 tuổi) và bác Trần Thị Lan (54 tuổi) là gia đình hạt nhân trong gia đình chỉ có hai thế hệ, gia đình có ba người con, hai người con gái đầu đã đi lấy chồng, còn người con trai út năm nay học lớp 12. Cả 2 gia đình đều có hồn cảnh khó khăn do khơng có cơng việc ổn định, không nhận được sự trợ cấp từ các nguồn khác.

Sau khi quan sát đã thu được kết quả như sau:

Bảng 4: Thời gian biểu công việc hằng ngày của gia đình anh Quế, chị Hoa.

Thời gian Vợ Chồng

5:00h – 6:00h Dậy nấu bữa ăn sáng Ngủ 6:00h – 7:00h Chuẩn bị cho con đi học, ăn

sáng Ăn sáng

7:00h – 7h30’ Rửa bát, đưa con đi học Uống nước, nghỉ ngơi 7h:30’ - 10h30’ Đi làm cỏ lạc,đón con về Đi đổ bê tông

10h30’ – 12h Đi chợ, nấu ăn Xem tivi, ăn cơm 12h – 1h30’ Rửa bát, dọn nhà, nghỉ ngơi Nghỉ ngơi,xem tivi 13h30’ - 16h30’ Đi hái ớt thuê Đi đổ bê tông 16h30’ – 18h Ăn cơm, giặt giũ Ăn cơm, xem tivi 18h – 21h Dạy cho con học chữ Đi họp xóm

21h – 5h Đi ngủ Đi ngủ

(Nguồn: Thực hiện quan sát hộ gia đình)

Bảng 5. Thời gian biểu các cơng việc hằng ngày của gia đình bác Nam, bác Lan.

Thời gian Vợ Chồng 5:00h – 6:00h Nấu ăn Ngủ 6:00h – 7:00h Ăn sáng Ăn sáng 7:00h – 7h30’ Rửa bát, dọn dẹp, cho heo, gà ăn Nghỉ ngơi 34 34

7h:30’ – 10h30’ Đi cắt cỏ, đi chợ, nấu ăn Đi lấy nước vào ruộng, đánh cờ.

10h30’ – 12h Ăn cơm, giặt giũ Ăn cơm, xem tivi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12h – 1h30’ Nghỉ ngơi Nghỉ ngơi

13h30’ – 16h30’ Đi chăn bị Đi họp tổ nơng dân 16h30’ – 18h Nấu ăn, cho bò, gà vịt ăn,

ăn cơm

Nghỉ ngơi, ăn cơm

18h – 21h Nấu cám heo, xem tivi Đi họp dân

21h – 5h Đi ngủ Đi ngủ

(Nguồn: Thực hiện quan sát hộ gia đình)

Nhìn vào thời gian biểu chúng ta có thể tính được thời gian làm việc trong một ngày của phụ nữ và nam giới. Người phụ nữ phải bỏ ra 8 tiếng làm công việc đồng áng, đi làm th tăng thu nhập, ngồi ra họ cịn mất hơn 4 tiếng để dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, làm cơng việc vặt, họ khơng có nhiều thời gian tham gia các công việc xã hội. Đối với nam giới trong 1 ngày họ bỏ ra 8 tiếng để làm cơng việc tạo ra thu nhập, ngồi ra họ cịn có thời gian nghỉ ngơi, đánh cờ, tham gia họp dân. Những ngày mùa thời gian làm việc của phụ nữ lên đến 16 giờ, còn nam giới lên 10 giờ. Đối với phụ nữ lao động như vậy thật sự q sức, song họ vẫn có nhu cầu tìm kiếm việc làm, vì bản thân phụ nữ cũng muốn tự mình tìm kiếm cơng việc nhằm tăng thu nhập cho gia đình, góp phần cũng nam giới tạo thu nhập cho gia đình và cũng muốn tự mình phấn đấu vươn lên.

Thời gian biểu của gia đình anh được lặp đi lặp lại như thế trong 2 ngày quan sát. Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng, thời gian của người phụ nữ bỏ ra làm các cơng việc gia đình là rất nhiều, có thể nói là gấp đơi nam giới. Những cơng việc đó dù nhẹ nhàng hơn cơng việc nam giới nhưng cũng chiếm rất nhiều thời gian, cơng sức của họ. Cịn nam giới đảm nhận những công việc nặng nhọc hơn những thời gian nghỉ ngơi của họ cũng rất nhiều. Nhìn chung, những cơng việc nội trợ, cơng việc gia đình đều do người phụ nữ làm bởi người phụ nữ có khả năng trung hịa được tất cả tính cách của các thành viên trong gia đình, đáp ứng hết khẩu vị của tất cả các thành viên không phải là chuyện đơn giản, chỉ có người phụ nữ mới hiểu hết là hoàn thành một cách xuất sắc. Theo quan sát trong hai ngày thì tơi nhận thấy những cơng việc nội trợ trong gia đình đều giành hết cho người phụ nữ mà họ không được nhận sự trợ giúp nào từ người chồng của mình.

“Khơng cháu ạ. Những việc đó bác để cho bác gái phụ trách, bác đi làm những cơng việc lớn hơn, mà bác cũng ít khi đi chợ và khơng giỏi nấu ăn nên không quen”.

(Phỏng vấn sâu bác Nguyễn Văn Nam.)

Như vậy, cơng việc nội trợ trong gia đình đã gắn chặt với người phụ nữ, mà nam giới ít người cảm thơng với điều đó. Những tưởng cơng việc này là nhẹ nhàng, nhưng có ít ai biết được hàng trăm cơng việc khơng tên đó lại chiếm phần lớn thời gian nghỉ ngơi, hoạt động của người phụ nữ. Đây là lý do mà người phụ nữ ít có thời gian tham gia các hoạt động xã hội, các cơng việc cộng đồng.

Có một điều chúng ta có thể thấy được rằng là người phụ nữ chấp nhận thực hiện tất cả những cơng việc đó mà khơng hề lên tiếng, có lẽ là do xã hội đã phân công cho họ những công việc ấy, và họ nhận thấy chỉ có sự khéo léo của họ mới làm được những công việc này.

“Đi làm về trưa mệt mà vẫn phải vào bếp nấu nướng cũng có khi tức giận, nhưng nghĩ ông là đàn ông vào bếp khơng quen thì thơi mình làm cho nhanh cháu ạ. Hơn nữa phận đàn bà chuyện bếp núc là chuyện bình thường mà. Cịn việc làng, việc xóm thì có Bác trai tham gia rồi, chỉ khi nào phụ nữ họp thì Bác có tham gia”.

(Phỏng vấn sâu bác Trần Thị Lan.)

Sự khác biệt quá lớn giữa vợ và chồng trong cơng việc gia đình phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, quan niệm của mỗi gia đình khiến nó bị xem nhẹ, làm cho cả phụ nữ và nam giới xem nó là điều tất yếu của người phụ nữ, và điều này được duy trì nhằm đảm bảo đời sống của gia đình. Nhưng thực tế những công việc nội trợ không phải là công việc đơn giản và giành riêng cho người phụ nữ, nó địi hỏi nhiều thời gan và sức lực của người thực hiện, người phụ nữ vừa phải hồn thành tốt cơng việc lao động sản xuất như nam giới, vừa phải tiếp tục bỏ thâm một lượng thời gian cho công việc bếp núc, dọn dpej nhà cửa, với sức lực của người phụ nữ thì bỏ ra 12 tiếng trong 1 ngày để làm việc liệu có q sức khơng ?.

“Chị nghĩ trong gia đình khi được chồng mình giúp đỡ cơng việc nấu ăn thì tốt quá, Chị sẽ có thời gian chăm sóc con và cho mình nghỉ ngơi, nhưng nhà nơng thơn, đang cịn nghèo nên anh phải đi làm việc nặng nhọc, khi về không đành để anh vào bếp. Hơn nữa, để anh đi chợ thì anh sẽ mua đắt, người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm hơn thì làm tốt hơn”.

(Phỏng vấn sâu Nguyễn Thị Hồn sinh năm 1979.)

Có thể nói qua khảo sát thực tế, chúng ta thấy dù bất kỳ nam hay nữ, người có trình độ học vấn cao hay thấp, dù ở độ tuổi nào, tất cả đều thừa nhận vai trò của phụ nữ trong cơng việc nội trợ. Điều đó cho thấy mơ hình phân cơng lao động truyền thơng vẫn đang cịn được duy trì và tồn tại trong gia đình cả nước nói chung và xã Hùng Tiến nói riêng. Ứng với mơ hình phân cơng lao động truyền thống đó là quyền quyết định của người vợ trong các khoản chi tiêu hằng ngày. Người phụ nữ được mệnh danh là “tay hịm chìa khóa”, là “nội tướng trong gia đình”, qua tìm hiểu cho thấy lý do trên là do phụ nữ thường đảm đương công việc đi chợ, chi tiêu các khoản lặt vặt cho gia đình. Tuy nhiên, những khoản tiền lớn như vốn sản xuất, tiền để đầu tư kinh doanh, tiền để xây nhà,…thì người nam giới là người nắm giữ và có quyền quyết định với số tiền lớn ấy.

“Trong gia đình Bác tiền đều do Bác gái cất giữ, chi tiêu nhỏ trong gia đình là Bác gái quyết định cịn những khoản chi tiêu lớn thì Bác là người quyết định nên làm gì, và chi ra bao nhiêu”.

(Phỏng vấn sâu bác Nam.)

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động trực tiếp tới phân công lao động trong các hộ gia đình trên địa bàn xã Hùng Tiến, lao động nơi đây, đặc biệt là lao động nam đang có xu hướng di cư lên thành phố tìm kiếm việc làm, hay là đi xuất khẩu lao động, cho nên cơng việc gia đình, cơng việc sản xuất chủ yếu đặt lên vai người phụ nữ, thời gian người phụ nữ làm việc một ngày tăng lên gấp đơi so với những gia đình có chồng ở nhà.

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 37)