Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong việc chăm sóc và giáo dục con cá

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 42)

HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

2.2.3.Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong việc chăm sóc và giáo dục con cá

và giáo dục con cái

Gia đình là cái nơi ni lớn con người, là nơi hình thành nhân cách của trẻ, từ khi lọt lịng mẹ cho đến khi trưởng thành gia đình là nơi bồi dưỡng, đùm bọc cả về vật chất và tinh thần, là ngôi trường đầu tiên giáo dục cho trẻ biết đúng, sai, biết đối nhân xử thế trong gia đình và ngồi xã hội. Gia đình cũng là nơi tạo dựng nền tảng yêu thương, chăm sóc, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình vơi nhau. Những lúc vui buồn hay hoạn nạn các thành viên trong gia đình đều quan tâm, dìu dắt nhau, tạo nên sự ổn định, bền chặt.

Bảng 7. Phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong cơng việc chăm sóc và giáo dục con cái.

Đơn vị: %

Người thực hiện

Các công việc Phụ nữ Nam giới Cả hai

Chăm sóc các thành viên trong gia đình

75% 0% 25%

Giáo dục con cái 37.5% 0% 62.5%

(Nguồn: Người dân tham gia phân tích biểu mẫu).

Kết quả điều tra cho thấy cơng việc chăm sóc các thành viên trong gia đình đều do người phụ nữ thực hiện, nó cũng giống như cơng việc nội trợ, tỷ lệ nam giới tham gia là rất hiếm. Các cơng việc chăm sóc các thành viên trong gia đình như trẻ nhỏ, người già,… mỗi người một tính cách và chỉ có người phụ nữ mới đáp ứng được hết những nhu cầu đó. Tuy nhiên, đối với cơng việc nội trợ thì cơng việc chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn được sự chia sẻ của nam giới, điều này sẽ giúp giảm đi gánh nặng cơng việc gia đình cho người phụ nữ, biểu hiện đó là 25% gia đình có sự tham gia của cả hai giới trong cơng việc này.

“Gia đình chị cịn có mẹ già yếu, mắc bệnh mấy năm nay rồi nên mọi hoạt động của bà đều do chị làm, vì những việc đó chồng chị khơng thể làm được. Còn con cái đang còn nhỏ nên đều do hai vợ chồng chăm sóc”.

(Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Hồn – 1979.)

Việc giáo dục con cái là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến tương lai của một con người sau này, từ nhỏ đến lớn con cái ln ln gắn bó với mẹ nhiều hơn, tính cách, nhân phẩm của người mẹ ảnh hưởng đến con cái nhiều hơn, nên có rất nhiều luồng suy nghĩ và quan điểm cho rằng việc giáo dục con cái là do người mẹ đảm nhận, điều này được thể hiện qua 37.5% gia đình chỉ có người phụ nữ tham gia vào việc giáo dục con trẻ. Nhưng thực ra, trong việc này có sự tham gia của cả vợ và chồng sẽ giúp con phát triển một cách tồn diện, bởi có những lúc khơng phải người mẹ lúc nào cũng đúng tuyệt đối mà cần có ý kiến của cả người cha. Nếu người cha nghiêm khắc thì con dễ đi vào khn phép hơn bởi người mẹ thường chiều con hơn cha. Thực tế cho thấy thì phần lớn các gia đình cả

hai giới đều tham gia vào việc dạy dỗ con cái, có 62.5% gia đình cả cha và mẹ tham gia vào cơng việc này.

“Việc giáo dục con cái cần thiết có sự tham gia của cả cha và mẹ, đặc biệt là người cha. Nếu thiếu đi một trong hai người thì con sẽ cảm thấy thiếu thốn về tình cảm, nó thấy người cha khơng quan tâm đến nó sẽ khơng sợ hãi khi làm một việc gì đó sai trái, dần dần nó sẽ khơng nghe lời người lớn trong gia đình nữa, chị thấy rằng hiện nay thì các gia đình cơng việc này đều do cả hai người đảm nhận).

(Phỏng vấn sâu chị Hoàn.)

Việc giáo dục con cái cũng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn của cha mẹ, những gia đình tri thức họ giáo dục con cái một cách khoa học, giúp trẻ phát triển tồn diện. Đối với những gia đình cha mẹ làm nơng, kiến thức hạn chế vấn đề giáo dục con sẽ dừng lại ở một mức độ nhất định. Đặc biệt là gia đình nơng thơn, khi cơng việc q nhiều và nặng nhọc thì cha mẹ có ít thời gian giành cho con cái hơn, nhất là đến mùa vụ thu hoạch.

Như vậy, suy nghĩ và nhận thức của người dân đã có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, đã có sự tham gia của cả hai giới trong các công việc giáo dục con cái. Nhận thức được tầm quan trọng trong giáo dục của gia đình đối với việc hình thành nhân cách của trẻ nên vai trò của cả vợ và chồng được đặc biệt nhấn mạnh, thể hiện sự tương đồng của cả hai giới trong hoạt động này, giờ đây đã khơng cịn sự phân chia rạch rịi trách nhiệm của người vợ và người chồng trong việc giáo dục con cái.

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 42)