Hệ quả của sự chênh lệch phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nơng thơn hiện nay

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 52)

HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

2.4.Hệ quả của sự chênh lệch phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nơng thơn hiện nay

giới trong gia đình nơng thơn hiện nay

Quan niệm mới về việc làm ở Việt Nam tạo nhiều cơ hội cho lao động cả nam và nữ tìm kiếm việc làm ở nhiều nghành nghề, nhiều lĩnh vực không phân biệt các thành phần kinh tế, các vùng miền, phát huy sự sáng tạo và năng động, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, quan niệm mới về việc làm cho rằng những hoạt động kinh tế được trả bằng thù lao bằng tiền hoặc hiện vật,… thì mới được gọi là việc làm. Nhiều hoạt động khác thuộc vai trò tái sản xuất ra con người thì khơng được cơng nhận là việc làm, như nội trợ, ni con, chăm sóc người già ốm. Quan điểm này gây bất lợi cho người phụ nữ bởi những công việc mà người phụ nữ đang thực hiện hằng ngày không được đánh giá cao, khi khơng được đánh giá cao thì vai trị của người phụ nữ cũng rất mờ nhạt trong gia đình và ngồi xã hội. Quan điểm này thật sự sai lầm nếu chúng ta phân tích chúng ra theo hướng tích cực hơn. Thứ nhất, nếu thiếu những hoạt động khơng tạo ra thu nhập ấy thì những việc làm tạo ra thu nhập sẽ không thể thực hiện được,

hoặc thực hiện nhưng kết quả không như mong đợi. Thứ hai, nếu những công việc không công ấy chuyển cho người khác làm dưới dạng thuê mướn thì lại được nhìn nhận là cơng việc mang lại thu nhập, và thời đại ngày nay thì đó là cơng việc mang lại thu nhập cao cho người phụ nữ. Như vậy, xã hội đánh giá không đúng về sức lao động mà người phụ nữ bỏ ra, làm cho vai trị, vị trí của họ khơng được đánh giá cao, tiếng nói của người phụ nữ khơng thể bằng được với nam giới.

Khi người phụ nữ gắn chặt với cơng việc nội trợ thì khơng có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội làm cho họ khơng nâng cao được kiến thức, khơng giải phóng được thân phận của mình để có điều kiện nắm bắt các cơ hội bên ngồi, vai trò của người phụ nữ khơng được coi trọng. Ngược lại, vai trị của nam giới được đề cao, tiếng nói của họ được coi trọng thì họ có quyền quyết định tất cả mọi cơng việc, họ xem nhẹ người phụ nữ, có lúc dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình.

Bất bình đẳng đối với phân cơng lao động theo giới trong gia đình là điều kiện cho tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ăn sâu, tồn tại trong mỗi gia đình từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhiều lúc nó sẽ phổ biến ra cả một cộng đồng. Điều này sẽ mang lại một hệ quả tiêu cực là trong gia đình ln đề cao con trai, coi trọng người con trai mà bỏ mặc người con gái. Những gia đình có ý định sinh con, khi kiểm tra biết là con gái, họ tìm cách loại bỏ đứa con gái để chờ đợi một người con trai, dẫn đến tình trạng nạo phá thai, lựa chọn giới tính ở một bộ phận dân cư, làm mất cân bằng giới tính khi sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Nói chung, trong mỗi gia đình cịn tồn tại những suy nghĩ, quan niệm tiêu cực này, khơng nhìn nhận được vai trị quan trọng của người phụ nữ và khơng biết coi trọng họ thì sẽ có mn vàn hệ quả dẫn đến khơng chỉ bản thân phụ nữ mà cịn đối với nam giới và hạnh phúc của mỗi gia đình.

Một phần của tài liệu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 52)