Với thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà, kết hợp với những khảo sát về những mong muốn, ý kiến đóng góp của người dân về vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau đây:
Các tổ chức đoàn thể Các tổ chức, đoàn thể xã hội như Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công Đoàn cơ quan, nơi công tác… cần tổ chức nhiều các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng cho chị em phụ nữ tham gia nhiều hơn. Tiếp tục triển khai phát huy các phong trào “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước”, “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm 2012-2015” và “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” và nhất là các phong trào bình đẳng giới. Thông qua những hoạt động như thế sẽ nâng cao được nhận thức của họ về vai trò và vị trí của mình, để phụ nữ có đủ tự tin hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để phụ nữ có sân chơi nhiều hơn. Thông qua những hoạt động này có thể lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình, nâng cao
cho người dân về vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế địa phương nói chung và trong gia đình nói riêng. Ngoài ra các tổ chức cộng đồng xã hội cần quan tâm hơn tới đời sống chị em phụ nữ, bảo vệ quyền lợi cho chị em tại địa phương, cũng như có các chương trình hỗ trợ, khuyến khích giúp chị em phụ nữ tại địa phương vượt qua khó khăn về kinh tế và đời sống để phát triển hơn nữa.
Đối với gia đình, các thành viên trong gia đình phỉ có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc và san sẽ lẫn nhau. Thực hiện tốt chức năng giáo dục trong gia đình cho con em môi trường tốt không có sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình.
Đối với nam giới, nam giới luôn đóng vai trò quan trọng trong gia đình, là chỗ dựa tinh thần cũng như trụ cột trong gia đình. Tuy nhiên, việc chia sẽ các công việc cũng như giúp đỡ phụ nữ trong gia đình là điều tất yếu nên làm để giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ và xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài ra nam giới còn tích cực tham gia tuyên truyền, tham gia các lớp tập huấn về giới, động viện phụ nữ tham gia các công việc cộng đồng và hoàn thành trách nhiệm của mình trong các hoạt động ngoài xã hội. Người nam giới trong gia đình còn phải tôn trọng ý kiến phụ nữ trong gia đình, đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ.
Đối với bản thân phụ nữ, hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. Nam bắt cơ hội và không ngừng phấn đấu trong gia đình cũng như ngoài xã hội để nâng cao địa vị của mình. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp gia đình cũng như tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhất là hoạt động đoàn thể, hoạt động phụ nữ. Biết bảo vệ quyền lợi của mình và tham gia các tổ chức để bảo vệ quyền lợi cho mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hôi, Hà Nội.
[2] Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,NXBCTQG, Hà nội, Năm 2009. [3] Tư tưởng Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, Hà nội 1995
[4] Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
[5] Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2007.
[6] Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Tr43,44).
[7] Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Tr 109).
[8] Vũ Tuấn Huy, Deborah S.Carr (2000), Phân công lao động nội trợ trong gia đình, Tạp chí xã hội học số 4(72), 2000.
[9] Võ Thị Hồng Loan (2009). Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Dân số và Phát triển số 7, 2009.
[10] Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
[11] Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
[12] Võ Thị Hồng Loan (2009). Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Dân số và Phát triển số 7, 2009.
[13] Võ Thị Hồng Loan (2009). Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Dân số và Phát triển số 7, 2009
[14] Thân Trung Dũng (2003). Bất bình đẳng giới trong lao động gia đình ở Việt Nam, Báo Phụ nữ Việt Nam số 106, 2003.
[15] Moser, Caroline O.N, kế hoặc hóa về giới và phát triển, Nguyễn Thị Hiền dịch. Hà Nội: Phụ nữ, 1996.
[16] Lê Thị Thục (2013). Mâu thuẫn và xung đột vai trò giới trong nhóm ưu trội chính trị Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 3 (123), 2013.
[17] Nguyễn Thanh Thụy (2004). Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình Định, đề tài nghiên cứu khoa học của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định.
[18] Trần Quý Long (2007). Lao động nội trợ của phụ nữ trong gia đình nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 4, năm 2007.
[19] Vũ Mạnh Lợi (2009). Chủ hộ gia đình Việt Nam là ai. Tạp chí Xã hội học số 4(108), 2009. (Tr 25)
[20] Vũ Mạnh Lợi (1996). Female – Headed Households in Viet Nam.
[21] Vũ Tuấn Huy, Deborah S.Carr (2000), Phân công lao động nội trợ trong gia đình, Tạp chí xã hội học số 4(72), 2000. (Tr 51)
Tiếng anh
[22] Goode, W. 1982. The Family. Second edition. Engleword cliffs: Prentice hall [23] Diana Kendall, 2007. Sociology in our times. Thomson Ward worth, USA.
Internet
[24] Luật bình đẳng giới, http://www.chinhphu.vn [25] Wikipedia, Gia đình, http:vi.wikipedia.org
[26] Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, http://www.doc.edu.vn
PHỤ LỤC SỐ 1
Bản đồ hành chính thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
PHỤ LỤC SỐ 2
TRƯỜNG ĐHKH HUẾ Khoa Xã Hội Học
ĐỀ TÀI:
Phân công lao động theo giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu của lớp Xã Hội Học K34 thuộc khoa Xã Hội Học trường ĐHKH Huế. Chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu về thực trạng của sự phân công lao động giữa nam giới và nữ giới trong gia đình hiện nay tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Đề tài của chúng tôi chỉ phục vụ cho việc học tập và thực hành nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Mong ông/bà nhiệt tình hợp tác. Xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin cá nhân: 1. Giới tính:
Nam: 1 Nữ : 2
2. Tuổi của ông/bà:... 3. Trình độ học vấn:
Mù chữ 1 Tiểu học 2 Trung học cơ sở 3 Trung học phổ thông 4
Trung cấp, học nghề 5 Cao đẳng 6
Đại học 7 Trên đại học 8
4. Nghề nghiệp của ông/bà là:
Công nhân 1 Làm thuê 2 Tiểu thương, buôn bán 3 Công nhân 4 Lực lượng vũ trang 5 Người về hưu 6 Thất nghiệp 7 Nông dân 8 Khác………. 9
5. Theo ông/bà, gia đình mình thuộc diện nào sau đây?
Giàu 1 Khá 2 Trung bình 3 Nghèo 4 Đói 5
3. Gia đình ông/bà có bao nhiêu thế hệ cùng chung sống?
Một thế hệ 1 Hai thế hệ 2 Ba thế hệ trở lên 3
4. Ông/ bà cho biết tình trạng hôn nhân hiện nay?
Chưa kết hôn 1 Đã kết hôn 2 Sống cùng người khác 3 Ly thân 4 Ly hôn 5 Góa 6 Tái hôn 7
II. Tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình: 5. Ông/ bà cho biết, nghề nghiệp chính của gia đình ông/ bà ?
Buôn bán nhỏ lẻ (chuyển đến câu 9) 1 Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. (chuyển đến câu 10) 2 Sản xuất nông nghiệp (Chuyển đến câu 11) 3 Tổng hợp (Chuyển đến câu 9,10,11) 4 Khác... ( Chuyển đến câu 12) 5
6. Ai là người trong gia đình đảm nhận chính các công việc buôn bán trong gia đình?
Các hoạt động
Người đảm nhận chính
Chồng Vợ Cả hai Người khác Thuê
1. Lấy hàng 2. Vận chuyển 3. Bán hàng 4. Thu tiền 5. Dọn hàng
6. Bảo quản hàng hóa
10. Trong gia đình ông/ bà ai là người đảm nhận chính trong các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn? Các hoạt động Người đảm nhận chính Chồng Vợ Cả hai Người khác Thuê 1. Xây dựng
3. Quản lý, điều hành nhà hàng khách sạn
4. Quảng bá thương hiệu 5. Vệ sinh
6. Mua thực phẩm 7. Nấu ăn cho khách 8. Thu tiền
9. Sửa chữa nhà cửa, phương tiện 10. Tiếp tân, phục vụ
11. Khác...
11. Trong gia đình ông/ bà ai là người đảm nhận chính trong sản xuất nông nghiệp? Các hoạt động Người đảm nhận chính
Chồng Vợ Cả hai Người khác Thuê
1. Trồng trọt Làm đất Chọn giống Gieo trồng Tưới nước Làm cỏ Thu hoạch Bán sản phẩm 2. Chăn nuôi Làm chuồng Mua con giống Lấy thức ăn Chăm sóc Phòng bệnh Bán sản phẩm
12. Xin ông/ bà cho biết, các công việc sau đây thì ai là người đảm nhiệm chính trong gia đình?
Các công việc trong gia đình Người đảm nhận chính
Chồng Vợ Cả hai Người khác Thuê
1. Giữ tiền 2. Đi chợ 3. Nấu cơm 4. Rửa chén 5. Dọn dẹp nhà cửa 6. Giặt giũ
8. Chăm sóc con cái 9. Dạy dỗ con cái
10. Sửa chữa đồ trong nhà 11. Khác (ghi rõ)...
13. Trong gia đình ông/bà, ai là người đảm nhận chính trong các hoạt động cộng đồng sau:
7. Các hoạt động Chồng Người đảm nhận chínhVợ Cả hai Người khác
1. Làm vệ sinh khu dân cư
2. Tham gia lãnh đạo ở các tổ chức cộng đồng (Tổ dân phố, mặt trận, hội phụ nữ, hội người cao tuổi,...) 3. Họp dân phố
4. Tham gia các hoạt động dòng họ. 5. Phòng chống bão lụt
6.Khác...
14. Đánh giá của ông/ bà về ý kiến cho rằng: Nội trợ là công việc của phụ nữ?
Rất đồng ý 1 Đồng ý 2 Không đồng ý 3 Rất không đồng ý 4 Không có ý kiến 5
15. Theo ông/ bà ai là người đóng góp về thu nhập chính trong gia đình?
Vợ đóng góp chính 1 Chồng đóng góp chính 2 Hai vợ chồng đóng góp ngang nhau 3 Nguồn khác (ghi rõ) 4
16. Trong gia đình ông/ bà ai là người quyết định các công việc sau: Các công việc
Người quyết định chính Chồng Vợ Cả hai Người
khác I. Quyết định trong sản xuất
1. Các hoạt động kinh doanh. 2. Buôn bán
3. Trồng trọt 4. Chăn nuôi
II. Quyết định trong đời sống sinh hoạt
1. Các quyết định học hành của con cái 2. Quyết định số con trong gia đình
3. Quyết định mua sắm các đồ dùng đắt tiền (nhà, đất đai, xe,…)
4. Quyết định mua sắm các nhu yếu phẩm hàng ngày (áo quần, thức ăn,…)
5. Quyết định việc cưới gả cho con cái 6. Khác (ghi rõ)……….
17. Trong gia đình ông/ bà ai là người đứng tên trong các giấy tờ quan trọng của gia đình?
Các loại giấy tờ
Người đứng tên
Chồng Vợ Cả hai Con cái
1. Đứng tên chủ hộ
2. Giấy đăng ký sử dụng đất
3. Giấy đăng ký sử dụng xe, các loại phương tiện
4. Giấy vay vốn 5. Khác...
18. Đề xuất, nguyện vọng của ông/bà với chính quyền địa phương và ban ngành ở địa phương để góp phần phát huy các chính sách về giới và bình đẳng giới tại địa phương mình :
- Chính quyền địa phương nơi cư trú:
……….. ……… ………. - Hội phụ nữ: ………... ………... ...
... ...
PHỤ LỤC SỐ 3
BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
NAM GIỚI VÀ NỮ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Chủ đề: Phân công lao động theo giới trong gia đình tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
1. Đối tượng : Nữ giới/ nam giới tại địa bàn trong các hộ gia đình truyền thống và gia đình hạt nhân.
2. Thời gian : 60 phút/đối tượng.
3. Định hướng nội dung phỏng vấn : tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình của họ và đánh giá, nhìn nhận của họ về vị trí người phụ nữ trong gia đình.
4. Chủ đề phỏng vấn: Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của phụ nữ và nam giới trong các công việc gia đình.
4.1 Thông tin cá nhân người được phỏng vấn :
Họ và tên, tuổi (năm sinh), giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, diện hộ gia đình.
Gia đình có mấy thành viên? Số năm kết hôn? số con hiện có?
4.2 Thông tin về phân công lao động theo giới trong gia đình :
Ông/ bà thường làm các công việc gì hàng ngày trong gia đình? Ông/ bà thường sắp xếp công việc gia đình?
Gia đình ông/ bà có sản xuất nông nghiệp, kinh doanh hay buôn bán không? Nếu có ai là người tham gia? Ông/ bafg chia sẽ công việc này trong gia đình như thế nào?
Ngoài các công việc trong gia đình thì những công việc thuộc về “đối ngoại” trong gia đình thường là ai đảm nhận chính? ( họp dân phố, công việc dòng họ, làm vệ sinh khu phố, ma chay, cưới hỏi, …)
Ông/ bà sắp xếp công việc bên ngoài với công việc gia đình như thế nào?
Ông/ bà có những khó khăn gì làm các công việc gia đình? (nấu cơm, giặt giũ, đi chợ, chăm sóc con cái, người già,…)
Các chính sách của địa phương có quan tâm đến bình đẳng giới hay không? Như thế nào?
Ông/bà có được tiếp cận về các chính sách bình đẳng giới trong gia đình tại địa phương hay không? (tuyên truyền, lớp tập huấn,…) Đánh giá của ông/ bà về hiệu quả của các chính sách ấy?
Đề xuất nguyện vọng của ông/ bà với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội nhằm nâng cao bình đẳng giới tại địa phương?
PHỤ LỤC SỐ 4
BẢN HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC
Chủ đề: Phân công lao động theo giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
1. Mục đích: Tìm hiểu việc quản lý, tổ chức hoạt động hội phụ nữ. 2. Đối tượng được phỏng vấn:
Đối tượng là chi hội trưởng hội phụ nữ của phường 3. Thời lượng phỏng vấn: 60 phút
4. Địa điểm phỏng vấn: Tại nhà riêng/ cơ quan không có xuất hiện của người khác
5. Nội dung phỏng vấn
•Thông tin liên quan đến cá nhân môi trường sống, làm việc của họ (họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, cương vị hiện tại, đảm nhiệm những công việc gì?…)
•Thông tin về tình hình hoạt động của hội phụ nữ
o Bà có thể đánh giá tình hình hoạt động của hội phụ nữ trên địa bàn trong những năm qua. (tuyên truyền, vận động các chính sách tới các tầng lớp phụ nữ, bảo vệ quyền lợi ích bình đẳng cho chị em phụ nữ, kế hoạch phát triển xây dựng của hội,…)
o Ảnh hưởng của chi hội phụ nữ đến tư tưởng, hành vi, cuộc sống của chị em phụ nữ tại địa phương? (hiệu quả của hoạt động chi hội phụ nữ đến các chị em trong địa phương?...)
o Đánh giá về tình hình bình đẳng giới của phụ nữ tại địa phương? Những năm qua, tình hình bình đẳng giới trong địa phương có được cải thiện, chuyển biến không?
o Vấn đề phân công lao động theo giới trong gia đình có được hội quan tâm không? Thông qua những chính sách, chủ trương nào? Nhất là trong gia đình cán bộ hiện nay, họ đã thực hiện như thế nào, còn điều gì bất cập không?
Phương hướng cho những năm tới: quản lý như thế nào? Bằng cách nào? Bà có thể đưa ra những đề xuất về vấn đề bình đẳng giới tại địa phương ?
PHỤ LỤC SỐ 5
BẢN HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC
7. Đối tượng được phỏng vấn: Đối tượng được phỏng vấn là cán bộ địa phương.
8. Thời lượng phỏng vấn: 60 phút
9. Địa điểm phỏng vấn: Tại nhà riêng, không có xuất hiện của người khác 10. Nội dung phỏng vấn
•Thông tin liên quan đến cá nhân và hoàn cảnh gia đình hoặc môi trường sống của họ (họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, cương vị hiện tại, đảm nhiệm những công việc gì?…)
•Thông tin về thực trạng hoạt động chính quyền địa phương:
o Ông (bà) có thể đánh giá tình hình bình quản lý trên địa bàn (tuyên truyền