Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
203,12 KB
Nội dung
0 BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG Ở CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ HIỆN NAY ( Khảo sát trên địa bàn Hà Nội ) 1 MỤC LỤC PHẦN ĐỀ CƯƠNG 1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………… 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………5 2.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………….5 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu……………………………………5 3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… 5 3.2. Khách thể nghiên cứu…………………………………………………6 3.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………6 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………6 4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng……………………………… 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính………………………………… 6 4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu……………………………………… 7 4.4. Phương pháp quan sát……………………………………………… 7 PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận 1.Cơ sở lý luận…………………………………………………………………….7 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ……………………………………………………….7 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình 8 1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ………………………………………………………………… 9 2.Các phương pháp tiếp cận …………………………………… 10 2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng …………………………………………10 2.2. Lý thuyết giới …………………………………………………………11 2.3. Lý thuyết nữ quyền ………………………………………………… 11 2 Chương II. Vấn đề bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay 1. Bình đẳng giới trong hoạt động sản xuất……………………………………12 1.1. Bình đẳng giới trong lao động sản xuất và lao động tái sản xuất…12 1.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận về mặt kinh tế…………………15 1.3. Bình đẳng giới trong vấn đề tạo quyền sử dụng giữa nam và nữ trong gia đình…………………………………………………………………….18 2. Bình đẳng giới trong hoạt động chăm sóc gia đình và sinh đẻ…………… 21 2.1. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình……… ………………… 21 2.2. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận nguồn lực văn hóa, giáo dục…………………………………………………………………………………24 2.3. Bình đẳng giới trong cách tiếp cận nguồn lực y tế, sức khỏe………26 3. Bình đẳng giới trong hoạt động cộng đồng………………………………… 27 Chương III. Nguyên nhân và giải pháp 1. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình………… 29 2. Giải pháp nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới …………………… 30 Chương IV. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận ……………………………………………………………………… 30 2. Khuyến nghị ………………………………………………………………… 31 PHẦN ĐỀ CƯƠNG 3 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển xã hội, loài người đã biết đến chế độ mẫu hệ, lúc đó quyền lực trong dòng tộc thuộc về người phụ nữ. Xã hội phát triển, thay đổi, chế độ mẫu hệ dần dần bị thu hẹp lại và được thay thế bằng chế độ phụ hệ, từ đó quyền lực thuộc về nam giới. Và trong sự phát triển, chính nhờ sự mạnh mẽ về thể chất, sự cứng rắn về tinh thần của người đàn ông đã góp phần củng cố cho địa vị thống trị của họ. Người phụ nữ, với đặc điểm do tạo hóa sinh ra là có chức năng mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Họ không có sự mạnh mẽ, cường tráng của đàn ông nên ở các giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, khi mà sức mạnh về thể chất là điều kiện tiên quyết của sự tồn vong và phát triển, thì lẽ đương nhiên là phụ nữ bị loại xuống hàng thứ hai. Thế nhưng, xã hội ngày càng phát triển, sức mạnh về thể chất không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa mà đồng thời, xã hội cần những công dân có trí tuệ, có sức mạnh về tinh thần, đó là những đặc điểm mà phụ nữ không hề thua kém nam giới, thậm chí trong một số lĩnh vực, ở họ có sự vượt trội hơn, đó là sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ, sự dịu dàng tế nhị là ưu điểm lớn đối với một số lĩnh vực như y tế, giáo dục…; khả năng về ngôn ngữ và văn hóa văn nghệ trong lĩnh vực thơ văn, nhạc họa…; sức biểu cảm bằng ngôn ngữ hình thể trong một số loại hình nghệ thuật múa, hát… Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng tháng 8-1945 thành công, vấn đề bình đẳng giới đã bắt đầu được đề cập đến. Chính sách giải phóng phụ nữ, xóa bỏ định kiến và bất công đối với phụ nữ được Bác Hồ và Nhà nước cách mạng thực hiện một cách nhất quán và được quy định từ Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta từ năm 1946 và được kế thừa và phát triển trong các Hiến pháp sau. Đến nay, ở Việt Nam quyền của phụ nữ ngang với quyền của nam giới được cụ thể hóa trong các luật dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình cũng như trong các luật về bầu cử, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trên thực tiễn, nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đều ghi lại dấu ấn của sự đóng góp to lớn của phụ nữ. 4 Và ngày nay, vấn đề bình đẳng giới đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của hầu hết các quốc gia và được xác định là 1 trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ của toàn cầu. Đồng thời bình đẳng giới cũng được đề cập đến trong các chương trình, dự án phát triển hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia. Sở dĩ cần phải thực hiện bình đẳng giới vì bình đẳng giới bảo đảm cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của nam và nữ được thực hiện đầy đủ; đảm bảo không tồn tại bất cứ sự phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với nam hoặc nữ tạo nên sự không công bằng và làm hạn chế sự phát triển, sự đóng góp tích cực của nam, nữ vào quá trình phát triển; xoá bỏ khoảng cách giới thực tế trên tất cả các lĩnh vực; thúc đẩy quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo; giúp trẻ em gái và phụ nữ có địa vị bình đẳng, có cơ hội và điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng đầy đủ, tích luỹ kiến thức về mọi mặt như trẻ em trai và nam giới; phát huy hết tiềm năng và hưởng lợi từ thành quả của sự phát triển gia đình và đất nước Chủ tịch HCM đã từng nói: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình ”. Bình đẳng giới rất quan trọng và được cả xã hội quan tâm. Một trong những khía cạnh nằm trong mối quan tâm ấy là sự phân công lao động theo giới trong các gia đình ở đô thị hiện nay. Và ngày nay, trong xã hội thì phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau và có cơ hội như nhau để làm việc và phát triển, vấn đề giải phóng phụ nữ tăng cường sự tham chính của phụ nữ đã và đang gắn liền với vấn đề bình đẳng giới và được thực hiện bằng hành động thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở những khái niệm, ý tưởng trừu tượng hay những tuyên bố pháp lý. Nhà xã hội học Chủ Nghĩa Xã hội không tưởng Phurie (XIX) cho rằng: "Giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ cùng với nam giới là một thước đo của văn minh". Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tham gia ký và phê chuẩn Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Việt 5 Nam đang tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ và văn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao giờ hết .Việt Nam cũng là nước được Liên hiệp Quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng cách Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, tiền lương,… Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của phụ nữ, củng cố và tăng cường vị trí và đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc quản lý Nhà nước và xã hội. Trước kia phụ nữ thường bị trói buộc trong phạm vi gia đình với những tư tưởng "trọng nam khinh nữ", "nam nội nữ ngoại"…nên cơ hội cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội nói chung và hoạt động lãnh đạo quản lý nói riêng hầu như là không có. Nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động chính trị, vào công tác lãnh đạo quản lý là vấn đề hết sức cần thiết cho sự phát triển xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị 37/CT-TW ngày 16-5-1994 khẳng định: " Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về giới cũng đều cản trở sự phát triển bền vững, tạo nên xung đột xã hội .Vì vậy, vấn đề bình đẳng giới mang ý nghĩa hết sức sâu sắc về cả kinh tế, văn hoá, chính trị. Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Liên hiệp Quốc đã khuyến nghị các quốc gia phải đạt dược trong tương lai là: đảm bảo không ít hơn 30% phụ nữ ở các cương vị hoạch định và giải quyết các chính sách và chủ trương. Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên vị thế và vai trò của họ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của họ. Trong quá trình tham gia công tác lãnh đạo quản lý, phụ nữ ngày càng có nhiều thuận lợi, song cũng khá nhiều rào cản ảnh hưởng tới con đường lãnh đạo của họ mà bao trùm là định kiến giới về năng lực, từ phía gia đình, Chính sách xã hội và 6 những phong tục lạc hậu, kéo theo những bất cập khác khi họ tiếp cận hay tham gia công tác lãnh đạo quản lý. Vì thế để phụ nữ tự tin trên con đường lãnh đạo quản lý cùng nam giới, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp phù hợp hơn để vị thế và vai trò của phụ nữ được nâng lên một tầm cao hơn. Do đó, nghiên cứu về “Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay” là hết sức quan trọng và cần thiết. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng vấn đề bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. Góp phần đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. Khảo sát định lượng và định tính về vấn đề bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình. Tìm hiểu quan hệ nam nữ trong gia đình truyền thống, từ đó rút ra những nét độc đáo của sự bình đẳng trong các gia đình đô thị hiện nay. Đánh giá thực trạng mối quan hệ giới trong các gia đình đô thị hiện nay. Đề xuất các phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần sự bất bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu Gia đình đô thị Hà Nội 3.3. Phạm vi nghiên cứu 7 Được tiến hành nghiên cứu tại : Quận Đống Đa, Quận Cầu Giấy, Quận Ba Đình 3.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đây là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 với 2 loại câu hỏi là câu hỏi mở và câu hỏi đóng thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả và bảng kết hợp 4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở. Nhóm tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ và người dân ở Q. Đống Đa, Q. Cầu giấy, Q. Ba Đình. Phương pháp phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những con số mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập được. 4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: các thông tin sẵn có thu thập được ở Hà Nội, các báo cáo và các công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên các báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu có liên quan. 4.4. Phương pháp quan sát Quan sát trực tiếp địa bàn của Q. Đống Đa, Q. Cầu giấy, Q. Ba Đình. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận 8 1. Cơ sở lý luận 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Báo cáo này được trình bày trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở những nhận thức bên ngoài sự vật hiện tượng mà cần phải nhận thức được bản chất bên trong hoặc tính quy luật vốn có của nó. Phải xem xét các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, nghiên cứu phải được xem xét trong tính lịch sử cụ thể để thấy được sự biến đổi mối quan hệ giới trong phân công lao động, tìm ra được bản chất của mối quan hệ giữa nhận thức và hành động thực tế thông qua phân công lao động. Vấn đề bình đẳng nam nữ trong các gia đình đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đặc biệt coi trọng. Có thể nói bình đẳng toàn diện nam và nữ là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi nhiều thế kỉ. Chủ nghĩa Mác cho rằng để giải phóng phụ nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội phải giải phóng họ khỏi áp bức, bất công, mọi ràng buộc, bất bình đẳng mà chế độ áp bức bóc lột đã quàng lên cổ họ, điều đó chỉ có cách mạng vô sản mới làm được. Theo V.I Lênin thì bình đẳng nam nữ không đồng nghĩa với sự ngang bằng theo kiểu phụ nữ tham gia lao động sản xuất với năng suất, khối lượng thời gian và điều kiện lao động như nam giới, bởi “ ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng, thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình trút lên vai phụ nữ ”. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về bình đẳng nam nữ phát triển lên một tầm cao mới. Theo Bác cần phải quan tâm đến gia đình vì “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội càng tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Phụ nữ là một lực lượng rất lớn của gia đình, nhưng khác với nam giới, họ có những đặc 9 điểm sinh lí khác biệt. Bác cho rằng cần phải có sự phân công lao động hợp lí, phải chú y bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ để chị em phát huy tối đa khả năng của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam rất quan tâm đến bình đẳng giới, Bác đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình” Nhận rõ vai trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng, Người nhận định rằng: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại, nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội, theo Người, “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng "; “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa". Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Vì vậy, trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, các sản nghiệp lớn cho công nhân, các quyền dân chủ tự do cho nhân dân, mà còn nhằm: "thực hiện nam nữ bình quyền". 1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Vấn đề bình đẳng giới được thể chế hoá trong hầu hết các văn bản pháp luật, đã tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật Giáo dục , Luật Khoa học và công nghệ, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Cư [...]... hiện nay 1 Bình đẳng giới trong hoạt động sản xuất 1.1 Bình đẳng giới trong lao động sản xuất và lao động tái sản xuất Bàn về vấn đề bình đẳng theo giới giữa nam và nữ trong gia đình, tác giả Trần Thị Kim Xuyến với tác phẩm Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện 11 đại”, nhà xuất bản thống kê, 2001 đã cho thấy sự biến đổi xã hội đến vai trò giới trong gia đình, vai trò nam và nữ trong gia đình Từ... gia đình rất khác nhau Từ quan điểm giới, gia đình không phải là một đơn vị hài hòa, hợp tác, dựa trên cơ sở lợi ích chung và giúp đỡ lẫn nhau, gần giống quan điểm tiếp cận xung đột mà đây là nơi diễn ra sự phân công lao động theo giới, quyền lực và cơ hội tiếp cận nguồn lực không ngang nhau và luôn bất lợi cho phụ nữ Chương II Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. .. nhưng vai trò này hướng các giới có những hành vi được xem là phù hợp với những mong đợi của xã hội, đó chính là sự thể hiện phân công lao động theo giới Vai trò giới chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới, trong từng thời gian cụ thể vai trò có sự biến đổi, do phân công lao động theo giới cũng biến đổi theo 2.3 Lý thuyết nữ quyền Lý thuyết nữ quyền cho rằng nam giới và nữ giới trải nghiệm thực... vợ ở thành phố làm các công việc trên với tỷ lệ tương ứng là: 76.3% / 84.9% / 55.9% / 30.3% Kết quả nghiên cứu trên cho thấy những người vợ nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ cao hơn hẳn so với những người vợ ở thành phố Nghĩa là sự bất bình đẳng giới trong công việc gia đình có sự chênh lệch giữa các khu vực… Các số liệu trên cho thấy, vấn đề bất bình đẳng giới trong sự phân công lao động trong gia đình. .. hóa hiện nay thì sự phân công lao động đã có sự thay đổi Nếu như trước đây, người chồng giữ vai trò trụ cột về kinh tế, còn người vợ làm nội trợ thì ngày nay, người phụ nữ Việt Nam vừa làm công việc nội trợ gia đình vừa kiêm luôn vai trò nắm giữ kinh tế của gia đình Vì vậy sự phân công lao động theo giới đưa tới việc nam giới là nguồn lao động chính và nữ giới là người quản lý và thực hiện công việc gia. .. gia đình và ít tin tưởng hơn ở nam giới khi bàn đến việc chăm sóc và lo toan gia đình 23 Giới tính Nam Nữ Nữ giới biết cách lo toan công việc gia đình hơn 73.3% 86.5% 12.4% 11.6% nam giới Nam giới biết cách lo toan công việc gia đình hơn nữ giới Trong gia đình tôi, thì tôi là người luôn luôn lo toan cho gia đình Chồng tôi thì đi làm suốt, thỉnh thoảng còn đi công tác xa nhà nên cũng không có thời gian... về bình đẳng giới vẫn chưa thực sự được thực hiện một cách công bằng, bởi quan niệm vẫn là quan niệm, không dễ dàng mất đi được 2 Bình đẳng giới trong hoạt động chăm sóc gia đình và sinh đẻ 2.1.Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Từ bao đời nay, trong gia đình, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được Ảnh hưởng của người phụ nữ đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong. .. vào các công việc nội trợ trong gia đình Họ chỉ chú tâm vào các việc lớn trong gia đình và các công việc ngoài xã hội, kiếm được thu nhập mà ít quan tâm đến công việc nội trợ trong gia đình Theo kết quả điều tra xã hội học của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người làm chính các công việc nhà Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các. .. và các dịch vụ xã hội nói chung Đồng thời cũng không đủ cơ sở dữ liệu theo độ tuổi, giới tính và những nghiên cứu có cơ sở về các vấn đề giới Muốn đạt được sự bình đẳng giới thì cần phải khắc phục, xóa bỏ những nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng giới, đề ra những giải pháp nhằm đạt được sự bình đẳng giới 2 Giải pháp nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới Để hạn chế, khắc phục sự bất bình đẳng giới, ... phải là người hiểu biết về giới, phải tự vươn lên bằng học vấn cá nhân, chứ không thể hòa tan trong gia đình Chương IV Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận Qua cuộc khảo sát ở Hà Nội cho thấy trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì bình đẳng giới đã có sự biến đổi ở các gia đình thông qua sự phân công lao động theo giới, cách tiếp cận các nguồn lực giữa nam và nữ Ngày nay vai trò, vị thế của người . bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. Góp phần đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. 2.2. hệ giới trong các gia đình đô thị hiện nay. Đề xuất các phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần sự bất bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay. 3 giới trong sự phân công lao động ở các gia đình. Tìm hiểu quan hệ nam nữ trong gia đình truyền thống, từ đó rút ra những nét độc đáo của sự bình đẳng trong các gia đình đô thị hiện nay. Đánh