1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô

53 686 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 575 KB

Nội dung

2.1.1 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánhThủ Đô...23 2.1.2 Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính khách h

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Khái quát về Phân tích tài chính 2

1.1.1 Khái niệm Phân tích tài chính: 2

1.1.2 Rủi ro tín dụng và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp tại NHTM 2

1.2 Tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.2.1 Bảng cân đối kế toán 5

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 8

1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 9

1.3 Phương pháp Phân tích tài chính 10

1.3.1 Phương pháp so sánh 10

1.3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ 11

1.3.3 Phương pháp phân tích DuPont 11

1.4 Nội dung Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM 12

1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp (qua các BCTC) 12

1.4.2 Phân tích các chỉ số tài chính đặc trưng 14

1.4.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 23

2.1 Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ đô 23

Trang 2

2.1.1 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánhThủ Đô 23

2.1.2 Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánhThủ Đô 26 2.1.3 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánhThủ Đô 27 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 41

3.1 Định hướng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định dự án của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2011 41

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô 41

3.2.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp 42

3.2.2 Nâng cao chất lượng xử lý, phân tích thông tin khách hàng doanh nghiệp 43

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 44

3.2.4 Nâng cao chất lượng tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh: 45

3.2.5 Nâng cao trình độ công nghệ phục vụ công tác phân tích tài chính khách hàng 46

3.3 Kiến nghị 47

3.3.1 Với Nhà nước 47

3.3.2 Với Ngân hàng Nhà nước 48

3.3.3 Với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 49

KẾT LUẬN 50

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ta, các NHTM luôn có vai tròhết sức quan trọng Đối với mỗi NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động có vai tròquan trọng nhất Đó là hoạt động mang lại phần lớn doanh thu nhưng đồng thờicũng là hoạt động chứa đựng nguy cơ mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng Do

đó, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu, vừa lànhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM

Nhận thức được tầm quan trọng đó, hoạt động tín dụng tại mỗi ngân hàngluôn được tiến hành theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, có tính khoa họccao, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng (CBTD) và cán bộ có thẩmquyền tại ngân hàng Trong đó, công tác thẩm định tình hình tài chính của kháchhàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá sức mạnh tài chính, khảnăng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợcủa người vay, từ đó làm lành mạnh hoá các món cho vay, giảm thiểu rủi ro và thấtthoát cho ngân hàng Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nângcao chất lượng công tác phân tích tài chính của khách hàng sẽ góp phần quyết địnhhiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Xuất phát từ những lí do trên, em đã quyết định chọn đề tài:

“Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô”

làm đề án môn học

2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: phương phápthu thập, thống kê, tổng hợp số liệu; phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ

3 Kết cấu của đề tài:

Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm những nội dung chínhsau đây:

- Chương 1: Những vấn đề lí luận về phân tích tài chính khách hàng doanh

nghiệp trong hoạt động thẩm định dự án tại NHTM

- Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong

hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô.

- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng

doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô.

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về Phân tích tài chính

1.1.1 Khái niệm Phân tích tài chính:

Phân tích tài chính là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chínhhiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tínhcác rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhàphân tích ra các quyết định tài chính có liên quan tới lợi ích của họ trong doanhnghiệp đó

1.1.2 Rủi ro tín dụng và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp tại NHTM

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năngxảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năngthanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lờicủa doanh nghiệp Điều này đặc biệt quan trọng đối với các NHTM vì trong cácnghiệp vụ của NHTM thì cho vay là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất và rủi rocũng dễ xảy ra nhất

Rủi ro tín dụng là tình trạng người vay không có khả năng hoàn trả được lãihoặc gốc vay hay cả hai cho ngân hàng khi đến hạn Nguyên nhân gây ra rủi ro tíndụng có thể chia làm ba nhóm:

- Nhóm thứ nhất là những nguyên nhân bất khả kháng mà khách hàng bị tổnthất không trả được nợ và ngân hàng phải gánh chịu rủi ro (do thiên tai, dịch bệnh,khủng hoảng kinh tế, do nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách )

- Nhóm thứ hai thuộc về phía khách hàng, nhóm nguyên nhân này được xem

là vấn đề lựa chọn đối nghịch của ngân hàng và động cơ không trong sạch củangười vay: do trình độ, năng lực quản lý, kinh doanh, khả năng cạnh tranh yếu kémnên thua lỗ, phá sản không trả được nợ; do khách hàng sử dụng vốn vay sai mụcđích, thậm chí cố tình lừa đảo, không trả nợ ngân hàng

- Nhóm thứ ba thuộc về chủ quan của ngân hàng: trước hết do sự yếu kémcủa nghiệp vụ chuyên môn nên đã có thiếu sót trong quá trình thu thập thông tin vàhạn chế trong quá trình phân tích về thị trường, về khả năng tài chính, về trình độ

Trang 5

năng lực quản lý, về đạo đức của người vay dẫn đến việc ra quyết định cho vaykhông đúng đắn Sau đó, do sự yếu kém của năng lực quản lý trong giám sát và thuhồi món vay nên không phát hiện được nguy cơ rủi ro hoặc có thể vô tình khônglàm đúng quy trình, quy định xử lý nghiệp vụ dẫn đến tổn thất Có trường hợp cán

bộ ngân hàng cố ý làm sai quy định vì một lợi ích nào đó, hoặc CBTD tiếp tay cùngkhách hàng lừa đảo hoặc tự cán bộ ngân hàng lừa đảo lấy tiền của ngân hàng

Trong ba nhóm trên, nhóm thứ nhất khó phòng tránh nhưng ít xảy ra; nhómthứ hai là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh, việc phòng tránh vô cùng khó khăn,phức tạp; nhóm thứ ba ít xảy ra nhưng khó khắc phục và thường kết hợp với nhómthứ hai

Đứng trước thực trạng cho vay là nghiệp vụ chủ đạo mà rủi ro tín dụng thìluôn thường trực, hơn nữa lại diễn ra hết sức phức tạp, khó phòng tránh, nên tại cácNHTM Việt Nam hiện nay, việc cho vay được quy định theo một quy trình rất chặtchẽ Quy trình nghiệp vụ cho vay hướng dẫn trình tự, cách thức thu thập, tiếp cậnthông tin để đánh giá khách hàng về mặt tài chính và các mặt phi tài chính để đi đếnquyết định cho vay; sau đó hướng dẫn việc giải ngân, kiểm tra, giám sát, theo dõimón vay, cuối cùng là xử lý rủi ro (nếu có) xảy ra Trong các nội dung đó, việc thuthập, xử lý và phân tích thông tin, đánh giá khách hàng để đi đến quyết định chovay là quan trọng hơn cả bởi nó vừa là tiền đề, là cơ sở phát sinh mối quan hệ vayvốn giữa ngân hàng và khách hàng mang tính chất quyết định đến sự tồn tại lànhmạnh của món vay, tránh được rủi ro thất thoát cho ngân hàng và tạo điều kiện chongân hàng trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện các bước tiếp theo

Những thông số phi tài chính như đạo đức, uy tín của người vay, nhu cầu củathị trường về sản phẩm có đặc điểm là không định lượng được và ngân hàng phải

dự tính, ước đoán một cách tương đối nên dễ nhầm lẫn Do đó, những thông tin vềmặt tài chính là rất quan trọng đối với ngân hàng trong việc đánh giá, lựa chọnkhách hàng Vì vậy, phân tích tài chính khách hàng không chỉ là yêu cầu cần thiết,

tự thân mỗi ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính chất bắt buộc của NHNN và xãhội đối với hệ thống NHTM

Như vậy, phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NHTM nhằm đạtđược các mục tiêu sau:

Thứ nhất, xác định rõ tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Thứ hai, dự đoán nhu cầu TCDN, qua đó đánh giá hoạt động và tình hình

trong tương lai của doanh nghiệp Tính lỏng của tài sản, khả năng thanh toán, khả

Trang 6

năng sinh lời và hiệu quả tài sản là các yếu tố cần được nghiên cứu kĩ, các xu hướngtác động đến các nhân tố này cũng cần được xác định rõ Cuối cùng, cần đưa ra một

dự đoán về khả năng thực hiện trong tương lai và kết quả hoạt động dựa trên những

dự đoán về hoạt động của doanh nghiệp Các báo cáo tài chính (BCTC) doanhnghiệp và các tỷ số tài chính là đối tượng trọng tâm và chủ yếu cho việc phân tích

Thứ ba, đảm bảo cho ngân hàng thu lại được gốc và lãi đúng hạn, giảm thiểu

rủi ro tín dụng, tránh gây thất thoát vốn cho ngân hàng Đây là mục tiêu tổng quátnhất và cũng là mục đích của ngân hàng khi cho vay

1.2 Tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích phải thu thập, sử dụngmọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tinbên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin định lượng đến thông tin định tính Nhữngthông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luậntinh tế và xác đáng

Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung(thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế,lãi suất ), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngànhtrong nền kinh tế, cơ cấu ngành, sản phẩm, thị phần ) và các thông tin về pháp lý,kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơquan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp )

Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanhnghiệp, có thể sử dụng thông tin tài chính trong nội bộ doanh nghiệp như là mộtnguồn thông tin quan trọng Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phongphú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp thông tin quan trọng, đáng giá chophân tích tài chính Thông tin tài chính được phản ánh khá đầy đủ trong các BCTC(gồm Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT và Thuyết minh BCTC) lànhững báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợcũng như kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp Nói cách khác, BCTC làphương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệpcho những người quan tâm trong đó có nhà cho vay – chính là các ngân hàng

Trang 7

1.2.4 Bảng cân đối kế toán

Bảng CĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộtài sản hiện có và nguồn hình thành các tài sản đó tại một thời điểm nhất định

Bảng CĐKT có các đặc điểm cơ bản:

- Tất cả các chỉ tiêu trong Bảng đều được phản ánh bằng tiền đồng

- Phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định,

do vậy có thể xem Bảng CĐKT là một tấm ảnh chụp về tình trạng tài chính củadoanh nghiệp

Bảng CĐKT là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể thiếu để tiếnhành phân tích tài chính Các chỉ tiêu trên bảng được trình bày tổng quát và sắp xếp

có hệ thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nắm bắt thông tin và phân tích nhanhchóng Thông qua Bảng CĐKT có thể đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn vànguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, cơ cấu tài chính vàmức rủi ro tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Kết cấu và các chỉ tiêu chủ yếu trên Bảng CĐKT:

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tàikhoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kếtoán được chia làm hai phần là phần tài sản và phần nguồn vốn

Phần Tài sản:

A – Tài sản ngắn hạn: phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và

các TSNH khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trongvòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp đến thời điểmbáo cáo, gồm:

I Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của DN tại

thời điểm báo cáo

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn : phản ánh tổng giá trị của các khoản

ĐTTCNH có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kì kinh doanh,không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “các khoảntương đương tiền” tại thời điểm báo cáo (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá đầu tưngắn hạn)

III Các khoản phải thu ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị các khoản phải thu

khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu theotiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và các khoản phải thu khác tại thời điểm báocáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh

Trang 8

doanh (sau khi trừ dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi).

IV Hàng tồn kho: phản ánh toàn bộ trị giá hiện có của các loại hàng tồn kho dự trữ

cho quá trình SXKD của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồnkho) đến thời điểm báo cáo

V Tài sản ngắn hạn khác: phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế

GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước và TSNH khác tại thờiđiểm báo cáo

B – Tài sản dài hạn: phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong

chỉ tiêu TSNH có đến thời điểm báo cáo, gồm:

I Các khoản phải thu dài hạn: phản ánh toàn bộ giá trị khoản phải thu dài hạn

khách hàng, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu nội bộ dài hạn, các khoảnphải thu dài hạn khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trênmột năm sau khi trừ dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

II Tài sản cố định: phản ánh toàn bộ giá trị chênh lệch (nguyên giá trừ đi giá trị hao

mòn lũy kế) của các loại TSCĐ tại thời điểm báo cáo

III Bất động sản đầu tư: phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản

đầu tư tại thời điểm báo cáo

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh tổng giá trị các khoản ĐTTCDH

tại thời điểm báo cáo như: đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, đầu

tư dài hạn khác sau khi trừ dự phòng giảm giá ĐTTCDH

V Tài sản dài hạn khác: phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa

phân bổ vào chi phí SXKD đến cuối kì báo cáo, tài sản thuế thu nhập hoãn lại vàTSDH khác tại thời điểm báo cáo

Phần Nguồn vốn:

A – Nợ phải trả: là các nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ những giao dịch và sự kiện đã

qua trong quá khứ mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình,gồm:

I Nợ ngắn hạn: phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh

toán dưới một năm hoặc dưới một chu kì kinh doanh, và giá trị các khoản chi phíphải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn tại thờiđiểm báo cáo

II Nợ dài hạn: phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao

gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kì kinhdoanh như: khoản phải trả dài hạn người bán, phải trả dài hạn nội bộ, khoản phải trả

Trang 9

dài hạn khác, vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, dự phòng trợ cấpmất việc làm, dự phòng phải trả dài hạn tại thời điểm báo cáo.

B – Vốn chủ sở hữu: là phần giá trị còn lại của tài sản sau khi trừ toàn bộ nợ phải

trả trên bảng CĐKT, bao gồm:

I Vốn chủ sở hữu: gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác

của chủ sở hữu, cổ phiếu quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hốiđoái, các quỹ khác thuộc VCSH, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nguồn vốnđầu tư XDCB

II Nguồn kinh phí và quỹ khác: phản ảnh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi;

tổng số kinh phí sự nghiệp được cấp chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanhsau khi trừ đi các khoản chi bằng nguồn kinh phí được cấp; nguồn kinh phí đã hìnhthành TSCĐ tại thời điểm báo cáo

1.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tìnhhình và các kết quả hoạt động của một DN trong một thời kỳ nhất định, bao gồm kếtquả kinh doanh và kết quả hoạt động khác

Báo cáo KQKD cung cấp các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận củadoanh nghiệp

Các chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo KQKD:

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa,

thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp các dịch vụ trong năm báo cáo củadoanh nghiệp

2 Các khoản giảm trừ: Phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng

doanh thu trong năm bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT của doanhnghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với doanhthu được xác định trong kỳ báo cáo

3 Doanh thu thuần: phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản

đầu tư và cung cấp các dịch vụ trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứtính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

4 Giá vốn hàng bán: phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, bất động

sản đầu tư, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phíkhác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn trong kỳ báo cáo

Trang 10

5 Lợi nhuận gộp: Bằng doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán.

6 Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần.

7 Chi phí hoạt động tài chính: phản ánh tổng chi phí tài chính gồm tiền lãi vay phải

trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh phát sinh trong kỳ báo cáocủa doanh nghiệp

8 Chi phí bán hàng: phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm và dịch vụ đã

cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát

sinh trong kỳ báo cáo

10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD: phản ánh kết quả HĐKD trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu

này bằng lợi nhuận gộp cộng với doanh thu tài chính, trừ đi các chi phí tài chính,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

11 Thu nhập khác: phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi trừ thuế GTGT phải

nộp theo phương pháp trực tiếp)

12 Chi phí khác: phản ánh tổng chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

13 Lợi nhuận khác: bằng thu nhập khác trừ chi phí khác.

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: phản ánh tổng số lợi nhuận kết toán thực

hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế TNDN (lợinhuận thuần cộng với lợi nhuận khác)

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành: phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát

sinh trong kỳ báo cáo

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại: phản ánh chi phí thuế TNDN hoãn lại hoặc thu

nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo

17 Lợi nhuận sau thuế: phản ánh tổng số lợi nhuận thuần hoặc lỗ từ các hoạt động

của DN sau khi trừ thuế TNDN phát sinh trong kỳ báo cáo (14 – 15 + 16)

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu: được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ

cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ (tử số) cho số lượng bìnhquân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ (mẫu số)

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo LCTT là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấpthông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tàichính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năngcủa DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động Báo cáo LCTT

Trang 11

làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và khả năng so sánh giữa các DN vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc

sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng

Báo cáo LCTT dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian

và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá,

dự đoán trước đây về các luồng tiên; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lờivới lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả

Báo cáo LCTT gồm 3 luồng tiền sau:

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động

tạo ra doanh thu chủ yếu của DN và các hoạt động khác không phải là các hoạtđộng đầu tư hay hoạt động tài chính;

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua

sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư kháckhông thuộc các khoản tương đương tiền;

Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động

tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN

Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạtđộng đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinhdoanh của DN

Có 2 phương pháp lập báo cáo LCTT là phương pháp trực tiếp và phươngpháp gián tiếp Nội dung và kết cấu báo cáo LCTT theo phương pháp trực tiếp và

phương pháp gián tiếp (xem Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp)

1.2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tàichính của DN, dùng để mô tả mang tính tường thuận hoặc phân tích chi tiết cácthông tin, số liệu đã được trình bày trên bảng CĐKT, báo cáo kết quả HĐKD, báocáo LCTT cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kếtoán cụ thể

Nội dung, kết cấu bảng thuyết minh BCTC (xem Quyết định số BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp)

15/2006/QĐ-Trên thực tế, phân tích báo cáo tài chính là nội dung chủ yếu để tiến hànhphân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp Tuy nhiên, ngoài các báo cáo tài

Trang 12

chính cán bộ tín dụng của ngân hàng có thể phân tích tài chính khách hàng thôngqua các nguồn thông tin như: thông tin từ kết quả xếp hạng tín dụng của ngân hàngcho vay, thông tin lưu giữ tại CIC, thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trựctiếp khách hàng (tham quan trực tiếp nhà xưởng, văn phòng, gặp trực tiếp các lãnhđạo, người lao động trong doanh nghiệp…), thông tin từ các ngân hàng đã có quan

hệ tín dụng với khách hàng, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh

Nói chung, thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính khách hàng cóđược từ nhiều nguồn khác nhau, không phải chỉ từ các báo cáo tài chính mà kháchhàng cung cấp Có những thông tin chính xác có những thông tin không chính xác,

vì thế cán bộ tín dụng cần sáng suốt, có trình độ chuyên môn để nắm bắt, lựa chọnnhững thông tin tốt nhất phục vụ cho quá trình phân tích Việc có được nhữngnguồn thông tin sạch là hết sức quan trọng đối với cán bộ tín dụng nhằm tránhnhững rủi ro có thể cho ngân hàng

1.3 Phương pháp Phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính là một hệ thống bao gồm các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong

và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổnghợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.3.4 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và thường được thực hiện ởbước khởi đầu của việc phân tích Để có thể so sánh được với nhau, các chỉ tiêu tàichính phải đảm bảo thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn

vị tính toán và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánhđược lựa chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kì phân tích được lựa chọn

là kỳ báo cáo, giá trị so sánh được lựa chọn có thể bằng số tuyệt đối, số tương đốihoặc số bình quân

Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích:

- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt

ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kếhoạch

- Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tếthông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước

- Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa

Trang 13

kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thểhoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng qui

mô hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoạt động

Việc thực hiện so sánh bao gồm: so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọngcủa từng chỉ tiêu với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kì để thấy được

sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua cácniên độ kế toán liên tiếp

1.3.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan

hệ tài chính Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ phải xác định được các ngưỡng, cácđịnh mức nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh

tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị của các tỷ lệ tham chiếu Phương pháp so sánh

và phương pháp phân tích tỷ lệ luôn luôn được phối hợp với nhau trong quá trìnhphân tích

Tuy nhiên dưới góc độ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng, người ta thường

sử dụng kĩ thuật so sánh tương quan ngành tức là các chỉ tiêu tài chính của doanhnghiệp được so sánh với các doanh nghiệp cùng loại trong ngành, giúp ngân hàngthấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với cácdoanh nghiệp cùng loại trong ngành Tuy vậy, kỹ thuật này có nhược điểm là khôngthấy được xu hướng tình hình tài chính của doanh nghiệp theo thời gian

1.3.6 Phương pháp phân tích DuPont

Bản chất của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tếtổng hợp (một tỷ số) phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thunhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu(ROE) thành tích của chuỗi các tỷ số có mối liên hệ nhân quả vớinhau Điều này cho phép ta phân tích ảnh hưởng của các tỷ số thànhphần đối với các tỷ số tổng hợp Với phương pháp này, nhà phân tích

có thể tìm được những nhân tố, những nguyên nhân dẫn đến hiệntượng tốt, xấu trong mỗi hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, từ đóthấy được mặt mạnh, điểm yếu trong các hoạt động của doanhnghiệp

Trang 14

Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) được tính theo công thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tài sản

Theo phương pháp Dupont thì tỷ suất này có thể được viết là:

ROA = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu

= Tỷ suất lợi nhuận doanh thu x hiệu suất sử dụng TTS

Với cách tính này, ta có thể thấy được khả năng sinh lợi củađồng vốn doanh nghiệp bỏ ra chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh lợi

từ hoạt động bán hàng và công tác quản lý tài sản của doanhnghiệp

1.4 Nội dung Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM

1.2.4 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp (qua các BCTC)

1.4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Cán bộ tín dụng xem xét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sựtăng giảm về số tuyệt đối, tương đối giữa các năm, chủ yếu phân tích tập trung vàonhững nội dung sau:

Thứ nhất, với danh mục tài sản: cán bộ tín dụng cần chú ý đến:

- Loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và giá trị của chúng

- Sự luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, chú ý đến sự thay đổi của cáckhoản mục:

+ Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền

+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết các khoản phải thu do khách hàng cung cấp,phân tích tình trạng các khoản phải thu, đánh giá các khoản phải thu có giá trị lớn,khoản phải thu khó đòi, dự phòng khoản phải thu khó đòi, vòng quay các khoảnphải thu Đây là chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích cẩn thận vì chúng có thể lànguồn trả nợ chủ yếu chi trả các khoản vay ngắn hạn của khách hàng

Trang 15

+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết các hàng tồn kho: phân tích tình trạng hàng tồnkho, hàng tồn kho kém phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quayhàng tồn kho Giá trị của hàng tồn kho phụ thuộc lớn vào phương pháp định giá Cónhiều phương pháp định giá hàng tồn kho nhưng loại tài sản này nên được định giá

ở mức thấp nhất giữa giá trị nguyên giá và giá trị thị trường

+ Đối với TSCĐ, thông thường ngân hàng không quan tâm đến việc bánTSCĐ để tài trợ cho các khoản vay nhưng nếu TSCĐ được dùng làm tài sản đảmbảo cho những khoản vay thì giá trị của TSCĐ lại là một chỉ tiêu đáng quan tâm.Giá trị này thường phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và cán bộ tín dụng cần đikiểm tra trực tiếp để có sự tham khảo giá trị thị trường

Thứ hai, với danh mục nguồn vốn, cán bộ tín dụng chú ý đến các vấn đề:

Tình trạng nguồn vốn của doanh nghiệp: Khi xem xét nợ phải trả của kháchhàng, vấn đề ngân hàng đặt ra là kiểm tra số tiền và kỳ hạn trả nợ Nợ phải trả đượcchia làm hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Các khoản vay ngắn hạn phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp vay ngắnhạn của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác Cán bộ tín dụng cần có một danhsách về các giấy nợ ghi rõ số tiền vay và tài sản đảm bảo cho khoản vay đó để tránhtình trạng doanh nghiệp sử dụng một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay ở nhiềungân hàng khác nhau

Đối với nợ dài hạn, chú ý đến số tiền vay và thời hạn các khoản nợ dài hạn.Tuy nhiên, cán bộ tín dụng thường không quan tâm nhiều như nợ ngắn hạn nhất làđối với mục đích cho doanh nghiệp vay ngắn hạn Các khoản nợ dài hạn sẽ khônggây khó khăn khi có nguồn tiền đầy đủ sẵn sàng để trả nợ dài hạn

Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến vị trí của mình trong danh sách cácchủ nợ của khách hàng Nếu ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất thì khả năng thuhồi nợ khi doanh nghiệp bị phá sản sẽ được ưu tiên hơn

Đối với vốn chủ sở hữu, đây là một khoản mục được chủ các ngân hàng quantâm Việc tăng VCSH là một biểu hiện của sự tiến bộ về tài chính của doanh nghiệp

Số vốn chủ cần thiết để cho vay an toàn sẽ biến đổi phụ thuộc vào đặc điểm và quy

mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự đầy đủ của các luồng tiền, tài sản đảm bảo vàcác nhân tố khác Một số ngân hàng cho rằng doanh nghiệp cần có VCSH trên tổngnguồn vốn lớn hơn nợ vay Tuy nhiên trong một số ngành mang tính thời vụ, quytắc này có thể không phù hợp

Trang 16

1.4.1.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp, cán bộ tín dụng cần xem xét tình hình biến động trong các khoản mục củabáo cáo kết quả kinh doanh Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biếnđộng giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu Bên cạnh đó cần phải sosánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần Cụ thể là:

- So sánh các khoản chi phí với doanh thu thuần để biết được để có 1 đơn vịdoanh thu thuần thì phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng Mức hao phítính ra càng lớn so với kỳ gốc thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại

- So sánh các khoản lợi nhuận với doanh thu thuần Cách so sánh này chobiết một đơn vị doanh thu thuần thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợinhuận Giá trị lợi nhuận đem lại càng lớn so với kỳ gốc, chứng tỏ hiểu quả kinhdoanh càng cao và ngược lại

1.4.2 Phân tích các chỉ số tài chính đặc trưng

Khi cho vay vốn, điều mà ngân hàng quan tâm nhất là khả năng thanh toán

và trả nợ của khách hàng vay vốn Do đó, khi phân tích tài chính, ngân hàng quantâm đến rủi ro thanh khoản của khách hàng tức là phân tích các chỉ tiêu về khả năngthanh khoản, về cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và thựctrạng lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá rủi ro của khách hàng trong tương lai Dovậy, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính từ báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh và bảng cân đối kế toán

Các ngân hàng thường phân tích theo 4 nhóm chỉ tiêu bao gồm:

Nhóm I: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Đây là nhóm chỉ tiêu mà ngân hàng và rất nhiều đối tượng khác quan tâmđến như nhà đầu tư, công ty tài chính, cán bộ công nhân viên…Phân tích khả năngthanh toán của doanh nghiệp đối với khoản nợ cũ là rất quan trọng vì nó phần nàophản ánh mức độ sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát =

Tổng tài sản

Nợ phải trả

Trang 17

- Ý nghĩa: Hệ số này thể hiện một đồng vốn mà doanh nghiệp huy động được

có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo

- Nội dung đánh giá:

Trang 18

Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanhtoán các khoản nợ nói chung Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán củadoanh nghiệp càng tốt Tuy nhiên việc đánh giá này cần phải căn cứ vào chỉ số khảnăng thanh toán tổng quát chung của ngành.

Hệ số nhỏ hơn 1 là biểu hiện không tốt, khi hệ số này nhỏ dần đến 0 là báohiệu doanh nghiệp đang mất khả năng chi trả, tổng tài sản hiện có không đủ trả số

nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán

Chỉ tiêu này được tính cả đầu kỳ và cuối kỳ để thấy được sự thay đổi của khảnăng thanh toán của doanh nghiệp, thấp dần hay đang được cải thiện

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số cao thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ thanh toán, tuynhiên nếu quá cao cũng có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản hiệnhành, bộ phận này không vận động, không sinh lời, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Giá trị hợp lý của hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phụ thuộc vàongành nghề kinh doanh

Nhược điểm khi sử dụng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là hệ số trên cóthể bị sai lệch bởi thủ thuật của nhà quản trị vì khả năng chuyển hoá thành tiền củahàng tồn kho thường rất kém Do vậy để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắtkhe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trang 19

- Nội dung: Hệ số càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao.Tuy nhiên nếu hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối vốn ngắn hạn, tập trungquá nhiều vào vốn bằng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, có thể không hiệu quả

Khả năng chi trả lãi vay

Khả năng chi trả lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Lãi vay phải trả

- Ý nghĩa: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanhnghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ

- Nội dung: Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vaycủa doanh nghiệp càng thấp và ngược lại Thông thường hệ số này được các chủ nợchấp nhận nhận ở mức hợp lý khi nó ≥ 2

Nhóm II: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.

 Hệ số nợ

Tổng tài sản

- Ý nghĩa: Hệ số nợ phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệp, từ đó xác định sự

ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn, phản ánh chính sách tài trợ chohoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện

- Nội dung: Hệ số nợ cho biết số nợ của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn,thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ Hệ số nợ càngthấp thì nền tảng Vốn chủ sở hữu càng vững mạnh, doanh nghiệp càng ít phụ thuộcvào nợ vay thì rủi ro mà bên cho vay phải chịu càng giảm Hệ số này có thể đượcchấp nhận ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 0,5

 Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Trang 20

- Ý nghĩa: Hệ số này cho biết tỉ lệ góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốnhiện nay của doanh nghiệp.

- Nội dung: Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn

tự có, có tính độc lập cao do đó không bị ràng buộc hay bị sức ép của các khoản nợvay, ngân hàng thường mong muốn doanh nghiệp mà mình tài trợ vốn có hệ số nàycàng cao càng tốt, vì trong trường hợp rủi ro xảy ra, ngân hàng vẫn còn hy vọngđược thanh toán nợ bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu, việc cho vay vì thế sẽ có tính

- Nội dung đánh giá:

+ Nếu hệ số này ≥ 1 thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp là vững vàng + Nếu hệ số này < 1 thì có nghĩa là một bộ phận TSDH được tài trợ bằng nguồnvốn vay Nếu nguồn vốn đó là vốn ngắn hạn thể hiện DN đang kinh doanh trong cơcấu vốn mạo hiểm

Nhóm III: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanhnghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tàisản khác nhau

 Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải

Trang 21

toán và so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành mới có thể đánh giá một cách chínhxác.

 Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ phân tích

Vòng quay các khoản phải thu

- Ý nghĩa: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được cáckhoản phải thu Điều này rất có ý nghĩa trong việc lựa chọn thời điểm thu hồi vốn

và lãi của ngân hàng

- Nội dung: Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn càng tốt vì thời gian doanhnghiệp bị chiếm dụng vốn sẽ rất ngắn Tuy nhiên phải xem xét chỉ số này trong mốiquan hệ với các mục tiêu, chính sách bán hàng của doanh nghiệp, cũng như đặcđiểm luân chuyển vốn của ngành

- Nội dung: Hệ số này được tính toán và so sánh với hệ số chung của ngành

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt,bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh sốhàng tồn kho hợp lý

 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho

Trang 22

Vòng quay tài sản lưu

- Ý nghĩa: Hệ số này cho biết một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập

- Nội dung: So sánh hệ số này với kì trước, hệ số này giảm phản ánh sức sảnxuất của tổng tài sản giảm và ngược lại

Nhóm IV: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.

Nhóm chỉ tiêu sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư đặcbiệt quan tâm vì nó phản ánh đáp số sau cùng của kết quả kinh doanh, gắn liền vớilợi ích của họ trong hiện tại cũng như tương lai

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu (ROS) =

Lợi nhuận Doanh thu

Lợi nhuận ở đây có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh,lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước hoặc sau thuế Doanh thu cũng tương ứng là doanhthu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay tổng thu nhập trong kỳ

- Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu

mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trang 23

- Nội dung: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết năng lực kinh doanh củadoanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận Tỷ suất này càng lớn càng tốt.

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

- Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết một trăm đồng vốn

mà chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, nóphản ánh khả năng sinh lợi của VCSH và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi

họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp

- Nội dung: nếu tỷ số này lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay rất có hiệu quả và khả năng xảy ra rủi rocho ngân hàng vì thế cũng được giảm thiểu

1.4.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Mục đích phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xuhướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt hay xấu; nguồn vốnbiến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lêntrong kỳ được dùng vào những mục đích gì, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vayngân hàng từ những nguồn nào

Thông qua phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy được tàisản tăng lên trong kỳ được hình thành bởi những nguồn nào và việc sử dụng cácnguồn này vào những mục đích gì Đồng thời qua đó các nhà tài trợ cũng thấy đượcnguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích hay không

Trang 24

Các bước phân tích:

Bước 1: Rút gọn bảng cân đối kế toán:

Đây là bước cần thiết trước khi tiến hành phân tích biến động cơ cấu nguồnvốn và tài sản Bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp thường ồm nhiều chi tiếttheo mẫu biểu của Bộ Tài Chính Việc rút gọn bảng cân đối sẽ cho ta thấy được mộtcách bao quát những yếu tố tài sản và nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp.Phương pháp rút gọn: gộp chung những chi tiết không cần thiết phải nghiên cứuriêng rẽ

Bước 2: Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn:

Bảng kê nguồn vốn là cơ sở để lập bảng phân tích tình hình biến động nguồnvốn và sử dụng vốn Để lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, trước hết ta phảiliệt kê sự thay đổi của các yếu tố tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán rútgọn giữa 2 thời điểm của kỳ nghiên cứu (Cuối kỳ và Đầu kỳ) Số chênh lệch cuối kỳ

so với đầu kỳ của các yếu tố tài sản và nguồn vốn được ghi vào một trong hai cột:

nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:

- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn

- Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn

Khi liệt kê các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, tùy theo yêu cầu cần phântích chi tiết hay chỉ cần đánh giá khái quát mà việc liệt kê được thực hiện theokhoản, mục hay loại, nhưng để tránh sự trùng lặp, cần lưu ý đã liệt kê theo loại thìkhông liệt kê theo mục và khoản nằm trong nó và ngược lại

Bước 3: Lập bảng phân tích:

Bảng phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn được lập căn cứ vào số liệu trên

bảng kê, trong đó mục đích sử dụng vốn được phân biệt làm 2 phần là tăng tài sản

và giảm nguồn vốn, nguồn vốn huy động trong kỳ cũng được phân biệt thành 2 nguồn là giảm tài sản và tăng nguồn vốn Để thấy rõ trọng tâm của việc sử dụng

vốn ta tính thêm tỷ trọng của từng yếu tố nguồn vốn và sử dụng vốn trong tổng mứcbiến động về nguồn vốn và sử dụng vốn

Khi phân tích nguồn vốn sử dụng cần phải phân định rõ nguồn vốn bên trong

và nguồn vốn bên ngoài

Nguồn vốn bên trong: bao gồm các nguồn vốn được tạo ra bằng cách giảm

bớt mức tồn trữ bất hợp lý của các khoản mục tài sản, chẳng hạn như nhượng bánhoặc thanh lý các tài sản cố định dư thừa, thu hồi vốn góp liên doanh, giải phóng vật

tư ứ đọng chậm luân chuyển, thu hồi các khoản nợ Thực chất đây là việc phân bổ

Trang 25

lại vốn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cách tạo vốn như vậy là tíchcực, bởi lẽ nó giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu của mình mà khôngcần phải huy động vốn từ bên ngoài, do vậy không làm tăng chi phí tài chính, mặtkhác nó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nguồn vốn bên ngoài: là các khoản tiền được huy động từ bên ngoài vào

nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay ngắn và dàihạn từ Ngân hàng và công chúng, vốn góp thêm từ các chủ sở hữu, tăng các khoản

nợ phải trả,… Như vậy tất cả các nghiệp vụ làm tăng khoản mục “nguồn vốn” trênbảng cân đối đều là nguồn vốn từ bên ngoài trừ lợi nhuận chưa phân phối, lợi nhuậngiữ lại trong kỳ và sự gia tăng các quỹ doanh nghiệp

Kết luận: Trên đây là những vấn đề lí luận về phân tích tài chính khách hàng

doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM Để có cái nhìn thực tế về vấn đềnày, khóa luận sẽ đi vào nghiên cứu thực trạng của vấn đề - nội dung được trình bàytrong chương 2

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỦ ĐÔ

2.1 Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ đô

Chi nhánh Thủ Đô bên cạnh những thành tích và kết quả kinh doanh đã đạtđược thì vấn đề rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là không thể tránh khỏi, thể hiện ở

nợ quá hạn, đặc biệt khi ngân hàng hoạt động trong một môi trường phát triển kinh

tế sôi động như hiện nay Môi trường hoạt động này một mặt, tạo điều kiện thuậnlợi cho ngân hàng huy động vốn, sử dụng vốn, và thực hiện các dịch vụ ngân hàngnhưng mặt khác, lại tạo khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý, giám sát, theodõi đồng vốn khi vốn được chuyển quyền sử dụng sang cho các chủ thể khác

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trình tự và thủ tụccấp tín dụng được ban hành chính thức theo Quyết định số 150/2011/QĐ-TĐ, trong

đó có quy định và hướng dẫn phân tích đánh giá tài chính khách hàng doanh nghiệp

2.1.1 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánhThủ Đô

Quy trình cụ thể của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Thu thập BCTC của doanh nghiệp

- Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ tài chính:

Các BCTC hợp lệ, hợp pháp là bản chính hoặc bản phô tô có đóng dấu vàxác nhận “sao y bản chính” của đơn vị phát hành Các số liệu trên bảng CĐKT phảiđảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các BCTC khác

- Kiểm tra tính đầy đủ của BCTC

Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp gửi đến ngân hàng là BCTC của doanhnghiệp trong ít nhất hai năm liên tiếp gần nhất Gồm có:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Bước 2: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng.

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w