Nâng cao chất lượng xử lý, phân tích thông tin khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 48 - 49)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 50% tổng nguồn vốn, được bổ sung tích lũy từ lợi nhuận hàng năm bên cạnh nguồn vốn

3.2.2Nâng cao chất lượng xử lý, phân tích thông tin khách hàng doanh nghiệp

Để góp phần nâng cao chất lượng xử lý, phân tích thông tin khách hàng doanh nghiệp thì trước hết các CBTD phải thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình phân tích thẩm định khách hàng vay vốn. Sacombank đã đề ra một quy trình phân tích khách hàng rất rõ ràng song việc thực hiện quy trình còn là một vấn đề đáng quan tâm. Các CBTD có thể bỏ qua hay không thực hiện một phần nào đó trong quy trình, có thể nhờ vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định khách hàng. Do đó, cần nâng cao tinh thần tự giác của cán bộ tín dụng khắc phục tình trạng chỉ tính toán các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác tính điểm và xếp loại doanh nghiệp. CBTD cần phải đánh giá đúng vai trò của công tác này trong hoạt động tín dụng từ đó áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả quy trình trong thực tế.

Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn tìm mọi biện pháp để hoàn thiện. Các phương pháp kỹ thuật, chỉ tiêu, chỉ số định mức của công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp thường xuyên thay đổi theo xu hướng phát triển của sản xuất kinh doanh, sự thay đổi của hệ thống quản lý tài chính. Do đó, trong quá trình hoạt động, Chi nhánh cần không ngừng hoàn thiện hệ thống phương pháp và nội dung phân tích cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Khi phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp thì các nhóm chỉ số tài chính được tính toán ra song các CBTD chủ yếu thực hiện so sánh ngang tức là so sánh qua các năm của doanh nghiệp để nói lên xu hướng tăng trưởng của nó. Việc so sánh dọc (so sánh với mức trung bình của ngành) còn rất hạn chế. Sacombank cần thiết lập hệ thống các chỉ tiêu trung bình đối với ngành nghề, lĩnh vực phục vụ cho công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp. Do đó, cần phải có một sự nỗ lực cố gắng không chỉ của Ban lãnh đạo mà còn của tất cả các CBTD để có thể xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp để áp dụng vào công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp.

Trong quá trình tiến hành phân tích tài chính khách hàng, CBTD của Chi nhánh mới chỉ sử dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh. Vì thế trong tương lai, Chi nhánh có thể xem xét sử dụng thêm phương pháp Dupont trong phân tích. Phương pháp này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng của Chi nhánh phân tích ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp, từ đó có thể xác định

được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt xấu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tư vấn giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, CBTD của Chi nhánh cũng cần tập trung phân tích sâu hơn vào các báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để có cái nhìn sâu sắc và sát thực hơn về khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 48 - 49)